Thứ Hai, ngày 29 tháng 2 năm 2016
BÓC TRẦN VIỆC MƯỢN CỔ VẬT "ẤN ĐỜI TRẦN" ĐỂ LỪA DỐI
Nhân chuyện Hoàng Thành Thăng Long phát lộ ra hai miếng gỗ mỏng, ghép vào nhau ra được 4 chữ Hán khắc theo lỗi chữ Triện là “Sắc Mệnh Chi Bảo” rồi từ đó là tiền đề cho cuộc phát ấn thử nghiệm tại Hoàng Thành.Sau đó có những tiếng nói phản biện từ phía các nhà biên khảo, Hán Nôm để rồi phải có cuộc tọa đàm vào chiều ngày 26/2 mà vẫn chưa ngã ngũ thật giả trắng đen. Tôi chỉ là một thủ kho của công ty điện thoại, không liên quan gì đến khảo cổ và Hán Nôm. Song chẳng vì thế không dám nói ý kiến của mình hoặc e dè vì người ta nói chỉ là bác sỹ, kỹ sư. Chỉ là mắt thấy tai nghe mà có một số ý kiến như sau.
1. XÁC ĐỊNH NIÊN ĐẠI HIỆN VẬT
1.1 Việc kết luận mảnh gỗ đời Trần chỉ dựa vào hiện vật nằm ở lớp đất văn hóa đời Trần là chưa đủ thuyết phục .Hãy cho thêm bằng chứng khoa học lịch sử dựa vào kết quả phân tích khách quan và công khai kết quả phân tích niên đại.
1.2 Việc đoán định hiện vật là đời Trần dựa vào trong Đại Việt Sử Ký
Xin chép lại nguyên văn để mọi người tiện thao khảo:
“時 帝 親 率 六 . 師 禦 冦 掌 印 官 倉 卒 藏 宝 玺 於 大 明 殿 梁 上但 帶 内 密 印 隨 行途 中 印 又 亡 軍 中 文 書 無 印 帝 命 工 刻 木 為 之
“Thời,
Đế thân suất lục sư ngự khấu. Chưởng ấn quan thương tốt tàng bảo tỉ ư
Đại Minh điện lương thượng, đản đái nội mật ấn tuỳ hành Quân trung văn
thư vô ấn, Đế mệnh công khắc mộc vi chi.”
Đoạn văn kể không nói khắc ở đâu, bao nhiêu ngày và ấn được gì chữ gì. Tôi tin là nếu Đại Việt Sử Ký Toàn Thư
không viết đoạn vào chỗ Trần Thái Tông đánh giặc giấu ấn rồi lại rơi ấn
mang theo phải khắc ấn bằng gỗ hoặc giả nói Lý Thái Tổ khắc ấn bằng gỗ.
Giới khảo cổ cũng sẽ án định nó là đời Lý như đinh đóng cột vì …. nằm ở
lớp khai quật đời Lý.
Nói rộng hơn,phần sách Đại Việt Sử Ký Toàn thư các triều trước Lê Sơ thì các nhà biên khảo không đánh giá cao vì tập hợp chủ quan của các sử gia đời Lê. Sách đời Trần thì đã bị giặc Minh mang về Tàu và đốt bỏ cho nên chỉ có thể chép lại qua loa đại khái. Vì thế ĐVSKTT không được tin tưởng bằng An Nam Chí Lược của Lê Tắc hay An Nam chí nguyên của Cao Hùng Trưng. (Các tác giả sống ở bên Tàu).
1.3 Xác định niên đại bằng bộ Phẫu (GS Hoàng Văn Khoán gọi là bộ Phễu) là hoàn toàn không hiểu biết gì về chữ Hán.
Chữ Hán có Ngũ Thể: Triện- Lệ- Khải - Hành- Thảo. Chữ trên hiện vật là Chữ triện.
Nói rộng hơn,phần sách Đại Việt Sử Ký Toàn thư các triều trước Lê Sơ thì các nhà biên khảo không đánh giá cao vì tập hợp chủ quan của các sử gia đời Lê. Sách đời Trần thì đã bị giặc Minh mang về Tàu và đốt bỏ cho nên chỉ có thể chép lại qua loa đại khái. Vì thế ĐVSKTT không được tin tưởng bằng An Nam Chí Lược của Lê Tắc hay An Nam chí nguyên của Cao Hùng Trưng. (Các tác giả sống ở bên Tàu).
1.3 Xác định niên đại bằng bộ Phẫu (GS Hoàng Văn Khoán gọi là bộ Phễu) là hoàn toàn không hiểu biết gì về chữ Hán.
Chữ Hán có Ngũ Thể: Triện- Lệ- Khải - Hành- Thảo. Chữ trên hiện vật là Chữ triện.
Chữ Hán Viết theo lối triện. Hai bộ Vương và Phẫu sẽ gần giống nhau (xem hình) . Khi người thợ đúc, thợ khắc chữ triệncho vào khuôn hình Tiền, Ấn thường sẽ để giống nhau.
Còn sở dĩ GS nhìn thấy hai bộ Vương và Phẫu rời nhau đó là chữ viết Chân Phương (Khải) viết trên tiền đời Lê, Nguyễn. Có thể GS Khoán chưa thấy tiền chữ Triện đời Lê Nguyễn nên kết luận như vậy.
Mặt khác nói cho cùng khi chữ Bảo có “HAI CHỮ VƯƠNG 王 王 ” hay “MỘT VƯƠNG, MỘT PHẪU VƯƠNG 王缶 ”thì cũng chỉ là hai tự dạng của chữ Hán mà thôi, cái này đôi khi vẫn có thể dùng song song. Không thể kết luận là đó là phong cách hay một triều đại đặc trưng nào cả. Bản thân tay GS khoán Viết ra đó không phải là bộ Phẫu mà chữ Nhĩ (尔) cũng dùng song song với hai cách nói trên.
Nguồn tham khảo các tự dạng khác nhau của chữ "Bảo" :http://dict.variants.moe.edu.tw/yitia/fra/fra01056.htm
P/S: Quê tôi hay giải phóng ruộng làm khu công nghiệp. Nhiều mộ tổ của một số dòng họ không cải táng cũng phải chuyển đi nơi khác. Tôi tôi thường hỏi thăm kết quả khai quật. Tất cả nói: chả còn tý ván nào ngoài lớp đất đen và mấy cái bát.
2. VIỆC PHÁT ẤN ĐỜI NAY Ở HOÀNG THÀNH.
Việc mượn danh của hiện vật cổ kia để lập lờ ẤN ĐỜI TRẦN là hình thức thu hút đám đông dư luận đến với hội phát ấn mà thôi. Bản thân tôi khi đọc các bài báo đầu tiên cũng nghĩ họ dùng hiện vật gốc để đóng dấu. Sau này mới biết là không phải. Theo VNE: "Tiến sĩ Lưu Minh Trị, Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội cho biết, chiếc ấn dùng hôm nay được làm từ lụa (?) đỏ, mô phỏng ấn thời Trần tìm thấy trong một đợt khảo cổ”
Hiện nay Ấn Đền Trần hay Ấn Đời Trần đang là thượng phương bảo kiếm cực hót cho mọi sở cầu như ý của nhân dân ta. Nói dễ hiểu là đã có thương hiệu trên thị trường. Nếu có thông tin ấn gốc tại Hoàng Thành cộng với sự hiểu biết lịch sử là có hạn và lòng tham danh lợi là vô hạn thì người người sẽ đổ xô về nhận ấn “đời Trần phiên bản gốc” tại Hà Nội.
(Giả
thử như đoàn khảo cổ đào bằng chiếc ấn thật đời Lê rồi công bố ban phát
ấn đời Lê, chắc chắn sẽ chẳng mấy ai ghé qua nhận ấn đâu).
Tôi tin rằng việc phát ấn đại trà Hoàng Thành sẽ thành công tốt đẹp vì sẽ chẳng có ai trong số mua ấn phàn nàn về chuyện chất lượng ấn ra sao hay giá cả như thế nào đặc biệt rất có tính cạnh tranh với đền Trần Nam Định do thuận tiện giao thông.
Tôi tin rằng việc phát ấn đại trà Hoàng Thành sẽ thành công tốt đẹp vì sẽ chẳng có ai trong số mua ấn phàn nàn về chuyện chất lượng ấn ra sao hay giá cả như thế nào đặc biệt rất có tính cạnh tranh với đền Trần Nam Định do thuận tiện giao thông.
Tôi càng tin việc phát ấn tại Hoàng Thành sẽ ngày càng phát triển vì chằng có ai phản biện được theo đám đông cuồng tín. Cứ xem cái hội đền Trần ở Nam Định hoàn toàn không có trong lịch sử, các nhà nghiên cứu văn hóa ra sức phản bác nhưng kệ thôi! Hội vẫn diễn ra càng ngày càng to, mặc kệ các ông phản đối
Qua vụ “ấn đời Trần” chúng tôi thất vọng về năng lực của sử học và khảo cổ nước nhà. Toàn những giáo sư hàng đầu trong giới sử còn có những đánh giá chủ quan không trích dẫn tư liệu cụ thể thì trách gì lớp trẻ chẳng quan tâm. Sử Việt đang lúc lâm nguy là do chính lỗi lầm của các vị.
Còn giới khảo cổ, nếu đào lên mà chẳng có kết luận gì, hoặc phải buộc suy diễn theo chỉ đạo, xin các vị đừng đào thêm hoặc lấp xuống đợi thế hệ sau kết luận. Đừng vì chỉ tiêu bắt buộc phải có kết quả sau những lần khảo sát mà nhọc công suy diễn. Đừng bắt buộc thời đại Hùng Vương là có thực và hạt lúa thành Dền nảy mầm sau 3000 năm chôn vùi dưới đất lại là lúa Khang Dân tôi vẫn chén hàng ngày.
Chùm ảnh:
1. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (Trích Bản kỷ toàn thư- Thánh Tông Văn Hoàng Đế)
2. Sắc Mệnh Chi Bảo, font vi tínhTôi có font vi tính chữ Triện. Ai cần có thể gửi cho để làm Triện riêng cho mình.
3. Ấn đóng thử nghiệm tại Hoàng Thành 2016
4. Các dị thể của chữ Bảo theo trang web của Bộ Giáo Dục Đài Loan.
2. Sắc Mệnh Chi Bảo, font vi tínhTôi có font vi tính chữ Triện. Ai cần có thể gửi cho để làm Triện riêng cho mình.
3. Ấn đóng thử nghiệm tại Hoàng Thành 2016
4. Các dị thể của chữ Bảo theo trang web của Bộ Giáo Dục Đài Loan.
________________
Lời bình của Thạc sĩ Hán Nôm Nguyễn Đức Toàn:
Nguyen Duc Toan Thang : 1- Bác Trần Ngọc Đông tuy dân xài điện thoại mà cái đầu còn hơn mấy vị chuyên gia. Người thạo cổ vật nhất là người biết giả cổ nhất. Mấy vị khảo cổ học định đem đạo đức nghề nghiệp ra để bảo đảm mảnh ván ấy là Trần. Lại được sự hậu thuẫn của mấy thánh sử học định lộng giả thành chân. Hỏi rất đúng, sao không thấy mảnh gỗ thời Lê-Nguyễn gần hơn Trần rất nhiều? Sao không thấy mảnh thời Lý sẽ thiêng hơn cổ hơn ấn Trần Nam Định? Vì các bố đã thuổng được từ liệu nhà Trần làm ấn gỗ. Chả biết khắc gì nhưng cứ chơi SMCB mà rẻ (gỗ mà). Nhưng dân Hán Nôm chả ai tin đâu. Vì không chuyên nên chả ai thèm đả động. Quả này mà thành thì dấu dỏm linh thiệt đó. Phát ấn đây! Mại dzo !mại dzo! Các đám đệ bưng tráp cho Thầy Tống, thầy Phan làm dư luận viên trên Facebook là ứng kỳ hội thí. Nhưng không ngờ con rối Lê Văn Lan diễn còn tệ hơn "đường lên đỉnh Olimpia". Cái ván ấy Trần thật thì chẳng cần đạo đức nghề nghiệp. Còn nếu nó là giả thì dù có đạo đức nghề nghiệp nó vẫn là giả. Chưa kể cuối thời Nguyễn, để làm bản sao cho sắc phong thần, nhiều nơi đã tự đục SMCB gỗ để sao lại các sắc cũ (ý này của riêng tôi à nha. Chưa thèm công bố nguồn nghiên cứu nhá). Chờ xem nhà hát kịch đưa ông tướng nào lên diễn tiếp.
Nguyen Duc Toan Thang : 1- Bác Trần Ngọc Đông tuy dân xài điện thoại mà cái đầu còn hơn mấy vị chuyên gia. Người thạo cổ vật nhất là người biết giả cổ nhất. Mấy vị khảo cổ học định đem đạo đức nghề nghiệp ra để bảo đảm mảnh ván ấy là Trần. Lại được sự hậu thuẫn của mấy thánh sử học định lộng giả thành chân. Hỏi rất đúng, sao không thấy mảnh gỗ thời Lê-Nguyễn gần hơn Trần rất nhiều? Sao không thấy mảnh thời Lý sẽ thiêng hơn cổ hơn ấn Trần Nam Định? Vì các bố đã thuổng được từ liệu nhà Trần làm ấn gỗ. Chả biết khắc gì nhưng cứ chơi SMCB mà rẻ (gỗ mà). Nhưng dân Hán Nôm chả ai tin đâu. Vì không chuyên nên chả ai thèm đả động. Quả này mà thành thì dấu dỏm linh thiệt đó. Phát ấn đây! Mại dzo !mại dzo! Các đám đệ bưng tráp cho Thầy Tống, thầy Phan làm dư luận viên trên Facebook là ứng kỳ hội thí. Nhưng không ngờ con rối Lê Văn Lan diễn còn tệ hơn "đường lên đỉnh Olimpia". Cái ván ấy Trần thật thì chẳng cần đạo đức nghề nghiệp. Còn nếu nó là giả thì dù có đạo đức nghề nghiệp nó vẫn là giả. Chưa kể cuối thời Nguyễn, để làm bản sao cho sắc phong thần, nhiều nơi đã tự đục SMCB gỗ để sao lại các sắc cũ (ý này của riêng tôi à nha. Chưa thèm công bố nguồn nghiên cứu nhá). Chờ xem nhà hát kịch đưa ông tướng nào lên diễn tiếp.
2- Nghe ổng nói bộ này 尔 là Phễu 缶 tửơng ổng đọc theo tiếng địa phương. Đến khi đọc thủ bút ghi bộ Ngọc玉 là Vương 王thì quá "rõ ràng" xin cung cấp thêm lý lịch cụ Hoàng cụ Tống để xem nguyên quán 2 cụ ở đâu mà "phương ngữ" đậm đà đến vậy. Các Thánh Kch chỉ cần khẳng định địa tầng đời Trần ko bị xáo trộn dựa trên bằng Ts do Viện KHXH cấp và niềm tin sự tôn trọng đạo đức nghề nghiệp của đồng nghiệp (kiêm Thầy cũ-lãnh đạo cũ) ... đã đc chứng minh trên facebook. Ok toàn dân có face sẽ ủng hộ các bạn phát động lễ khai ấn trên face hàng năm dc tổ chức quy mô, an ninh, văn minh, trật tự. Ưu tiên cán bộ Kch đc phát sớm khong phai đặt gạch xếp hàng (vì co công hộ giá quả ván gỗ). Còn cạch mặt bọn Hán Nôm_thư pháo (vì bọn này biết chữ - lắm chuyện dám nghi ngờ ván gỗ của "tân triều") .
Chép lại từ trang Tếu ' Blog
Mê tín do đâu? - Do mấy anh có chữ, tức là các học giả (liệu có học thật không nữa). Hàng năm mùa lễ tết là thấy trên TV nào là con rối Lê Văn Lan, nào là NVH Trần Lâm Biền luôn rao giảng về hàng vàng mã, nói rất khéo để không bị "ném đa" là dụ mê tín. Nhưng chung quy là không hề có ý kiến dứt khoát như năm xưa Lệnh cấm đốt pháo. Họ diễn rất tốt và kết cục thì độc hại cho dân Việt quá.> Cháy chợ đồ mã!
An Nam Mít
Cảm ơn Bạn và Tễu !