Ra mắt Chi hội nhà văn ngành Giáo dục và Đào tạo
Vanvn.net - Chiều 30-3-2016, tại
trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội), Hội Nhà
văn Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt Chi hội nhà văn ngành Giáo dục và Đào
tạo.
Đến dự buổi lễ có nhà thơ Hữu
Thỉnh - Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn
Việt Nam; nhà thơ Trần Đăng Khoa - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam,
nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, cùng
đông đảo các nhà văn, nhà thơ hội viên Hội Nhà văn Việt Nam; đại diện
các trường đại học, các cơ quan của Bộ giáo dục và Đào tạo, đại diện Hội
giáo chức một số tỉnh lân cận TP Hà Nội…
Đông đảo các đại biểu đến dự lễ ra mắt Chi hội nhà văn ngành GD&ĐT. Ảnh: Hữu Đố
Nhà thơ Chu Thị Thơm, thay mặt BCH lâm
thời chi hội nhà văn ngành Giáo dục và Đào tạo đã trình bày Dự thảo
chương trình của chi hội, nêu rõ một số điểm nhấn trong mục đích, ý
nghĩa của việc thành lập chi hội này: Ngành giáo dục đang đứng trước thử
thách lớn về giáo dục nhân cách học sinh. Dấu hiệu của sự trì trệ và
buông lỏng giáo dục của một số nơi đã tạo ra những mảng màu tối trong
bức tranh ngành giáo dục hiện tại. Văn chương là cầu nối cảm xúc giữa
hiện thực và ước mơ, lý tưởng của con người. Giáo dục bằng văn chương là
cách giáo dục đi vào lòng người một cách nhanh nhất.
Nhà thơ Chu Thị Thơm trình bày Dự thảo chương trình của Chi hội. Ảnh: Hữu Đố
Một lợi thế vô cùng to lớn là hiện nay
có rất nhiều nhà văn nhà thơ Việt Nam hoạt động trong ngành giáo dục,
với con số lên tới hàng trăm người, là một lực lượng hết sức hùng hậu.
Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Việt Nam, Hiệu
trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) chia sẻ: Chi hội nhà văn
trong ngành giáo dục chính là một tất yếu, một đòi hỏi, ngoài ra còn là
nhu cầu quan trọng đối với việc phát triển văn học trong nhà trường, góp
phần đưa sự nghiệp giáo dục phát triển mạnh mẽ hơn.
Nhà thơ Hữu Thỉnh chúc mừng BCH Chi hội. Ảnh: Hữu Đố
Nhà thơ Hữu Thỉnh thay mặt Hội Nhà văn
Việt Nam phát biểu: “Lâu nay các hội viên rất tâm huyết với việc thành
lập một chi hội nhà văn ngành giáo dục. Hội Nhà văn luôn sẵn sàng cộng
tác với ngành giáo dục, vì nhà văn không thể không ghé vai vào trọng
trách lớn trong việc giáo dục nhân cách con người khi còn ngồi trên ghế
nhà trường. Tôi nghĩ, trước tình hình suy thoái về niềm tin và đạo đức
hiện nay, thì nhà văn hay nhà giáo đều không đứng ngoài cuộc. Mặc dù tỉ
lệ nhà văn Việt Nam hoạt động trong ngành giáo dục tương đối cao, nhưng
còn ít những tác phẩm lớn về ngành này. Cho nên chi hội trước hết đẩy
mạnh sáng tác của hội viên, phát động các cuộc vận động sáng tác về văn
học nhà trường, bởi ảnh hưởng của nhà giáo trên bục giảng rất lớn, ảnh
hưởng của một nhà văn đối với cuốn sách cũng rất lớn. Chúng tôi sẽ ghé
vai với Bộ Giáo dục và đào tạo trong sự nghiệp trồng người. Tôi tin
chúng ta sẽ có những mùa bội thu về văn học nhà trường và có sức lan tỏa
rộng lớn”.
15 hội viên Hội Nhà văn Việt Nam đã được bầu vào BCH lâm thời của Chi hội nhà văn ngành Giáo dục và Đào tạo:
1. Chu Thị Thơm
2. Nguyễn Trọng Hoàn
3. Lê Thuần Thảo
4. Đặng Hiển
5. Bùi Việt Thắng
6. Phạm Thái Quỳnh
7. Đỗ Kim Quyên
8. Hồ Thế Hà
9. Huệ Triệu
10. Hương Đình
11. Lê Khánh Mai
12. Vũ Nho
13. Trần Mạnh Tiến
14. Thai Sắc
15. Kim Quyên
Một tin vui, một dấu mốc đáng ghi nhớ của làng văn cũng như của GD nước nhà.Chúng tôi xin đứng từ xa để cổ vũ đấy ạ.
Trả lờiXóaCám ơn bạn Xuân Lai! Các vị lãnh đao kí năm 2013, bây giờ mới thực thi. Anh Phạm Vũ Luận bận nhiều việc, không đến. Nhưng anh cũng sắp hạ cánh để đồng chí kế nhiệm! Vậy đấy! Chả biết nên mừng hay nên...
Trả lờiXóa