DẶN
CON
Bao giờ Bố chết...xin
thương
Tiễn đưa gọn nhẹ đời thường thế
thôi
Điếu văn chớ có nhiều
lời
Hương nhang vài thẻ, hoa tươi vài vòng
Hương nhang vài thẻ, hoa tươi vài vòng
Người thân xúm xít thật
đông
Vài ba giọt lệ ấm trong tiếng
cười...
"Hóa thân hoàn vũ"
xong rồi
Cốt tro về táng bên nơi
ông bà
Thơ văn vài tập gọi là
Tặng cho Thư viện để mà xem
chung,
Cửa nhà đất của cha ông
Giữ làm "thờ tự" nhớ
đừng bán đi
Của riêng cha mẹ những
gì
Chia như "Luật định"
chớ bì tị nhau.
Đời người thoáng tựa
bóng câu
Chăm lo cần kiệm bắc cầu mưu
sinh
Sống vui trọn nghĩa vẹn
tình
"Đời là bể khổ" tử
sinh lẽ thường
Đôi lời nhỏ nhẹ Dặn
Con...
Góc thành nam Hà Nội 6/ 2008
NGUYỄN KHÔI
DẶN CON
(Thơ Di Chúc)
của Nguyễn Khôi,
MỘT BÀI THƠ HAY LỜI
ĐẸP ĐẠO LÝ
DƯƠNG NINH NINH
Sau một ngày tối mắt với những công
việc ở một cty doanh nghiệp tư nhân, về căn gác trọ chật hẹp, khi mở mail đọc
bài thơ DẶN CON (Thơ Di Chúc) của bác Nguyễn Khôi, tự nhiên thấy trong mình tan
biến hết mệt mỏi và trong lòng lại còn cảm thấy nhẹ nhõm vui vui. Đọc di chúc
mà lại vui vui, liệu có phải là vô cảm ?
Không, hoàn toàn không, vì chính Lời
thưa mở đầu, bác Nguyễn Khôi cũng đã nói :“ NK xin đăng lại Bài thơ để
các Bạn thơ đọc cho vui (cười mũi Nhà thơ lẩm cẩm) và ai thích thì cũng coi là
một "tham khảo" khi viết Di chúc ”
Nhưng không phải tôi vui vui chỉ vì lời thưa trước hóm hỉnh
ấy của một ông già 79 tuổi khi công bố cho bạn bè bài thơ di chúc của mình mà
tôi vui vui còn vì thấy trong danh sách mail có hàng chục tên bè bạn, hầu hết
đều là các bác đã có tuổi hoặc đều đã đang tuổi trung niên và hết thảy đều có
danh vọng, có cả tên tôi, một cô gái mới chỉ đáng tuổi con cháu bác. Điều ấy có
nghĩa là bác Khôi không coi tôi là bạn mà gần gụi hơn, thân thiết hơn, coi như
con cháu trong nhà.
Nhưng tôi vui vui trên hết chính vì những câu chữ trong bài
thơ di chúc Dặn Con. Không chỉ như tác giả nói chỉ gói gọn bằng 19
câu lục bát để dễ nhớ, dễ thuộc mà 19 câu thơ ấy đã thể hiện một cách nhìn đầy
cao đẹp của một bậc cây cao bóng cả về đạo lý và văn hóa trong tình cảnh suy
thoái đạo đức trong xã hội hiện nay.
Và vì vậy, tôi đọc Dặn Con của
bác Nguyễn Khôi trong tâm trạng đã hóa thân thành một đứa con cháu bác.
*
Câu thơ mở đầu Dặn Con không phải là một
lời dặn dò mà là một lời cầu xin:
Bao giờ bố chết...xin thương
Trẻ sợ ma già sợ chết nhưng qua 4 chữ “Bao giờ bố chết”, ta
thấy cụ già Nguyễn Khôi rất bình thản đón đợi cái ngày về chốn Thiên thu vô
tuyệt, khác hẳn nhiều người từng lo sợ buồn phiền khi nghĩ về cái ngày đó mà
nhà thơ Xuân Diệu là một:
Nhưng
mà tôi sẽ chết than ôi !
Tôi run như lá, tái như đông,
Trán chảy mồ hôi, mắt lệ phồng
Năm đẩy tháng dồn tôi đã đến
Trước bờ lạnh lẽo cõi hư không. (Hư vô)
Sinh hữu hạn tử bất kỳ, bố đang còn sống nhưng có thể chết
bất cứ lúc nào không ai có thể biết trước được, vì vậy “bao giờ bố
chết…xin thương” các con nhé. Hẳn các con còn nhớ, từ khi các con còn
tấm bé cho đến bây giờ đã lớn khôn, bố đã nhiều lần xin thương ở các con. Khi
các con còn trứng nước, mỗi khi bị hu hy nóng đầu hay đau ốm, bố đã cùng mẹ
thay nhau nâng ẵm các con, ngồi bên giường nhìn các con xin thương bố mẹ mà mau
chóng qua cơn bệnh. Khi các con cắp sách tới trường, mỗi khi biết các con mắc
lỗi lầm ở trong trường hay ngoài phố, bố mẹ xin thương ở các con mà mau tu tỉnh
lại. Cả khi các con đã trai nên vợ, gái nên chồng, mỗi khi thấy
mái ấm gia đình của các con bị giột lạnh bởi những giọt nước bất
hòa, bố mẹ cũng xin thương ở các con nên nhớ câu “bát đũa còn có khi xô” mà làm
lành với nhau cho thuận vợ thuận chồng…Bây giờ, “Bao giờ bố chết…xin
thương” là lời xin thương lần cuối ở các con đấy!
Xin thương,
không có nghĩa là xin các con khóc thương sầu thảm và làm đám ma to, xây mộ lớn
cho bố mà là Tiễn đưa gọn nhẹ đời thường cho bố, thế thôi. Giờ
các con hãy nghe bố cắt nghĩa “Tiễn đưa gọn nhẹ đời thường”
là như thế nào nhé:
Một là:
Điếu văn chớ có nhiều lời
Hương nhang vài thẻ hoa tươi vài vòng”.
Phải đấy, điếu văn dài dòng với cả suối ngôn từ hoa mỹ mà
làm gì. Công lớn nhất của bố trong cuộc đời này là cùng mẹ nuôi dạy các con
thành người với đúng nghĩa con người. Vì vậy chỉ cần đôi lờiđiếu văn để tiễn bố
ra đi, làm cho vong linh bố được thanh thoát.
Trời đất hương hoa, người ta cơm gạo. Chết là về với Đất
Trời, nôm na là về với cát bụi, ngọn nguồn là về với Tổ tiên. Vậy thì vài thẻ
hương, vài vòng hoa cho bố là đủ chứ đừng hãnh tiến đua đời như tang ma đình
đám của bao nhà khác. Quan tài trạm trổ rồng phượng rườm rà, với hàng trăm vòng
hoa được “tháp tùng” cũng chừng ấy xe bốn bánh, có hàng dãy xe biển
số xanh, biển số đỏ, tiền vàng mã rải kín đường và ầm ỹ nhạc lễ bởi đội kèn
đồng hay băng dàn nhạc với những nhạc cụ hiện đại saxophone, guitare điện,
organ, violon…, những thứ ấy bày biện ra trong đám ma chỉ tổ cho thiên hạ chê
cười về sự lố lăng.
Hai là:
Người thân xúm xít thật đông
Vài ba giọt lệ ấm trong tiếng cười
Các con nhớ là người thân thôi nhé mà các con chính là
những người thân nhất của bố, là máu thịt của bố và mẹ làm nên. Xúm xít
thật đông bên chiếc quan tài với ba giọt lệ ấm trong tiếng cười chứ không phải
là tiếng khóc để rồi khi được đưa tiễn xong, bố đi tới mộ phần đen tối mà không
bao giờ cảm thấy giá lạnh cô đơn bởi vẫn luôn nghe thấy cảm thấy những giọt lệ
ấm trong tiếng cười ấy.
Ba là:
"Hóa thân hoàn vũ" xong rồi
"Cốt tro" về táng bên nơi ông bà
Rõ ràng và đơn giản thế thôi các con ạ. Hóa thân hoàn vũ cho
bố rồi đem cốt tro về táng nơi ông bà mình, nơi các bậc gia tiên vốn một đời
cần cù lao động để nuôi con cháu cho nên người và để góp phần làm đẹp thêm làng
thêm xóm. Thế thôi, không mồ to mả lớn lộng lẫy nguy nga lại thêm lối kiến trúc
kệch cỡm pha tạp Ta Tây Tàu cùng Ấn Độ… , các con nhé!
Các con hãy ngẫm xem: Biết bao chiến sĩ đã bỏ mình vì
đất nước hiện giờ còn chưa tìm thấy hài cốt nói chi đến mộ phần. Ấy là đời thực
ở nước ta còn đời ảo trong văn học Thế giới thì như các con đã biết, Giăng
Vangiăng là một con người chân chính vĩ đại, một con người cao cả của tình yêu
thương nhưng khi chết đi, mộ ông cũng chỉ là một phiến đá dài và hẹp che vừa
vặn tầm vóc một con người. Phiến đá không khắc tên ai và rồi cũng chẳng thoát
khỏi lở lói thời vì gian vì meo mốc. Vì rêu và phân chim gậm nhấm.
Bố sao dám sánh với các anh hùng chiến sĩ vô danh. Bố sao
bằng Giang Vangiang cao thượng chân chính nên “Bao giờ bố chết”,
được về nằm bên nơi ông bà ở quê nhà là bố đã được ngậm cười nơi chín suối rồi.
Giờ
, còn một điều xin thương chót:
Thơ văn vài tập gọi là
Tặng cho Thư viện để mà xem chung
Cửa nhà, đất của cha ông
Giữ làm "thờ tự" nhớ đừng bán đi
Của riêng cha mẹ những gì
Chia như Luật định chớ bì tị nhau
Thiết tưởng lời dặn này chẳng có điều gì phải cắt nghĩa
thêm: Mấy tập thơ văn, cửa nhà đất của cha ông để lại, một chút của riêng bố mẹ
tích cóp dành dụm. Một đời người, bố chỉ có thế thôi nhưng phải kể chi ly rành
rọt bởi vì nó phải được như Luật định. Chỉ có sống theo Luật định, con
người mới có văn hóa, có kỷ cương, trách nhiệm và xã hội mới văn minh.
Các con thấy đấy, bố chỉ xin thương hai
điều như thế , không đủ một nửa số trên năm đầu ngón tay.
Bài thơ kết thúc bằng khổ thơ với mấy câu rất ung dung tự
tại:
Đời người thoáng tựa bóng câu
Chăm lo cần kiệm bắc cầu mưu sinh
Sống vui trọn nghĩa ven tình
"Đời là bể khổ" tử sinh lẽ thường
Phải là một con người đã sống trọn đời mình với một cách
sống giản đơn mà cao đẹp: “chăm lo cần kiệm bắc cầu mưu sinh”. Phải
là người hiểu sâu sắc quy luật của tạo hóa: người chết đơn giản như
đêm nối tiếp ngày, mới có được “ Đôi lời nhỏ nhẹ dặn
con...” như vậy.
Đọc Dặn Con của bác Nguyễn Khôi, tôi
không thể không nhớ đến bài thơ Di Chúc của cụ Tam Nguyên Yên
Đổ Nguyễn Khuyến đã có từ trăm năm trước. Hai nhà thơ sinh cách nhau
trên một trăm năm, hai bài thơ ra đời cũng cách nhau trên một trăm năm nhưng
lại gặp nhau ở nhiều điểm.
Nếu nhà thơ đương đại Nguyễn Khôi dặn con, khi mình chết
tang lễ chỉ gọn nhẹ đời thường như kể trên thì nhà thơ lớn của dân tộc, Nguyễn
Khuyến cũng di chúc:
Tế đừng có viết văn mà đọc,
Đối trướng đừng gấm vóc mà chi.
Minh tinh con cũng bỏ đi,
Mời quan đề chủ, con thì chớ nên
Đối trướng đừng gấm vóc mà chi.
Minh tinh con cũng bỏ đi,
Mời quan đề chủ, con thì chớ nên
Nếu nhà thơ đương đại Nguyễn Khôi dặn con: “Người
thân xúm xít thật đông/ Vài ba giọt lệ ấm trong tiếng cười” thì nhà
thơ lớn của dân tộc Nguyễn Khuyến cũng di chúc gần như thế:
Môn sinh chớ tốn tiền đạt giấy,
Bạn với thầy cũng vậy mà thôi.
Khách quen con chớ nên mời,
Những đồ phúng viếng con thời chớ thu
Bạn với thầy cũng vậy mà thôi.
Khách quen con chớ nên mời,
Những đồ phúng viếng con thời chớ thu
Đúng là kẻ sĩ chân chính thì thời nào cũng vậy.
Tuy
nhiên, vẫn có một khoảng khác biệt. Ấy là khi cụ Tam nhắc các con phải nhớ:
Cờ biển được tặng ban ngày trước,
Lúc đưa thầy con rước đầu tiên.
Có chăng một bọn thợ kèn,
Đi theo linh cữu, mỗi bên dăm người
Lúc đưa thầy con rước đầu tiên.
Có chăng một bọn thợ kèn,
Đi theo linh cữu, mỗi bên dăm người
Than ôi, cả bài Di Chúc toát lên một mong
muốn đời thường: thanh liêm trong sạch trước thời thế và cuộc đời đầy chán
ngán. Khi chết đưa ma, không cho viết văn tế, câu đối, minh tinh, thần
chủ…nhưng lại bắt rước đầu tiên cờ biển vua ban ngày trước và làm xao động
đường thôn lối xóm bởi bọn thợ kèn đi theo linh cữu mỗi bên dăm người. Phải chăng
cụ Tam chưa thoát được cái vòng kim cô của ý thức hệ trung quân?
Và cũng có một điểm chưa rõ ở bác Khôi. Ấy là khi cụ Tam nêu
cách đề mộ chí rõ ràng để muốn mình quên mình đi, muốn cuộc đời quên mình đi,
quên một con người không có gì đáng khen ngợi, thờ cúng:
Việc ghi nhớ dựng bia trước mộ,
Để ngàn sau được rõ dấu xưa.
Bia đề mấy chữ đơn sơ,
Rằng: “Quan triều Nguyễn, tuổi già cáo hưu”.
Để ngàn sau được rõ dấu xưa.
Bia đề mấy chữ đơn sơ,
Rằng: “Quan triều Nguyễn, tuổi già cáo hưu”.
Thì bác Khôi chỉ Dặn Con:
"Hóa thân hoàn vũ" xong rồi
"Cốt tro" về táng bên nơi ông bà
Không rõ bác Khôi có muốn bia mộ và đề mộ chí rõ ràng hay
không? Vì bác Khôi không chỉ là nhà thơ mà một thời còn là “chuyên viên
cao cấp Văn phòng Quốc Hội”. Nên tôi e rằng, không rành rõ như
cụ Tam, nếu tôi thực là con cháu bác cũng khó bề khi thực hiện di chúc!
*
Loài người hẳn đã có hàng triệu lời du chúc. Có những bản di
chúc cho thấy ý nguyện tốt đẹp của nhiều người như di chúc của Beethoven,
Alfred Nobel, Tôn Trung sơn hay Hồ Chí Minh…Có những di chúc có tính cách lập
dị của một số người nổi tiếng như những ca sĩ, người mẫu hay những người giàu
có. Và có cả những di chúc cho thấy ý nguyện tàn bạo ác nhân như di chúc của
trùm khủng bố Bin Laden…Riêng ở Anh quốc và xứ Wales. Gần đây người ta đã chụp
lại được 41 triệu bản di chúc chép tay. Nội trong Chiến tranh Thế giới thứ
nhất, người ta mới sưu tầm cũng đã được 280 nghìn bản di chúc của các chiến sĩ
trận vong. Nhưng có thể nói, không dễ gì tìm được một vài bản di chúc bằng thơ.
Vì vậy bài Dặn Con (Thơ Di chúc) lục bát của bác
Nguyễn Khôi là một bản di chúc đặc sắc, rất xứng đáng được xếp bên cạnh bài thơDi
Chúc nức danh của cụ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, nguyên tác chữ
Hán đã được dịch rất thanh thoát ra thể thơ song thất lục bát phổ biến cả trăm
năm nay trong lòng dân ta.
Mặc dù trong Lời Thưa, bác Nguyễn Khôi có nói: “NK
tôi năm nay (79 xuân ta), già yếu, ốm đau,tuổi cao nhất họ nội tộc ở làng”.
Nhưng đọc 19 câu thơ di chúc Dặn Con của bác, ta thấy 19 lời
thơ rất hay toát lên những tình cảm sâu sắc, đẹp nhất chung nhất về đạo lý của
người Việt chúng ta. Những tình cảm ấy được thể hiện bằng một lý trí rất sáng
suốt. Vì vậy tôi tin rằng, cái ngày “Bao giờ bố chết” sẽ còn lâu
mới đến với tác giả Dặn Con.
Với niềm tin ấy, tôi mong mỏi và kính chúc bác
Nguyễn Khôi sống lâu trăm tuổi để viết thêm nữa nhiều bài thơ hay và đẹp cho
đời!
8/ 6/ 2016,
Một tối lún phún hạt mưa rơi ngoài phố
DƯƠNG NINH NINH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét