TÌM HIỂU MỘT TỪ TRONG TRUYỆN KiỀU(Kính mong giáo sư Vũ Nho góp ý)
Báo văn nghệ số 38 ra ngày 19-9-2015 có bài của tác giả Bùi Thiết:
“Tai bay họa bốc” trong truyện Kiều, Tác giả khẳng định: “Nguyễn Du sử dụng từ: “bốc” ở câu 585
Điều đâu bay bốc ai làm
Chứ không phải
Điều đâu bay buộc ai làm
Tác giả lý giải bằng các luận chứng sau đây
-Trương Vĩnh Ký (1837-1898) Đã đọc Điều đâu bay bốc ai làm
-Không thể ghép bay với buộc làm đơn vị từ vì đã bay sao còn có buộc được nữa.Từ bay dù trong ngôn ngữ bình dân hay bác học không thể cho nghĩa là tai họa được.Còn từ buộc cũng không thể ghép với bay để có thể hiểu là tai họa ập đến
-Trong các từ điển từ trước đến nay không có từ bay buộc
-Hai từ bay và bốc là hai cá thể từ rời có nghĩa na ná như nhau ghép với nhau như một từ láy
-Thời Nguyễn Du tai bay họa bốc là một thành ngữ khá phổ biến cùng với nó là tai bay vạ gió,vạ gió tai bay, tai bay vạ gửi…
Trên đây là phân tích của tác giả Bùi Thiết
Còn theo ý của chúng tôi tất cả những luận lý trên có mấy điểm phải bàn lại là:
-Đây chỉ là một cách đọc của Trương Vĩnh Ký. Còn tất cả các học giả khác không có người thứ hai nào đọc bay bốc Trương Vĩnh Ký chỉ nằm trong một phần nghìn các học giả nghiên cứ về truyện Kiều
-Không thể ghép bay với buộc.Tác giả mới chỉ hiểu bay là động từ như chim bay,cò bay. Còn bay có thể là đại từ như tụi bay, bay đi đâu đấy…hoặc bay là danh từ như máy bay….Nếu kết cấu về câu thì chủ ngữ có thể là danh từ,đại từv,v….Vậy bay buộc kết cấu đúng ngữ pháp.Theo từ điển truyện Kiều của học giả Đào Duy Anh thì bay đây là tai bay vạ gió nên tai bay vạ gió buộc vào gia đình Vương Ông
-Bay buộc là từ ghép như nhà cửa, đường đi, nhà văn… nhiều vô kể nên không thống kê hết được nên từ điển không thể đưa hết vào.
-Hai từ bay và bốc hai từ rời na ná gióng nhau có thể là một từ láy láy phụ âm đầu. Vậy từ bay buộc cũng láy phụ âm đầu
_Thời Nguyễn Du tai bay họa bốc là một thành ngữ.Nếu là thàng ngữ thì bây giờ cửa miệng người dân vẫn nói,nhưng tuyệt nhiên không ai nói vì nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ và trong từ điển thành ngữ Việt Nam cũng khôngcó câu thành ngữ:Tai bay họa bốc
Ta trở về nguyên bản viết bản chữ nôm của Nguyễn Du.Chữ nôm viết là chính xác nhất không ai chối cãi được.bản cổ nhất viết buộc, buộc có bộ mịch tượng trưng cho sợi dây bên canh chữ bộc.Đây là loại chữ hài thanh.Trong truyện Kiều có mười ba lần Nguyễn Du dùng từ buộc ở các dạng:Thắt lại, kết hợp lai, trói lại…Tất cả đều được viết theo như cách trình bày ở trên
Còn chữ bốc có một nét sổ thẳng có nét phảy ở giữa nét sổ phía bên phải ví dụ:Thúc Sinh quen thói bốc rời chữ bốc được viết như trên
Đến đây đã rõ ràng hai từ bốc và buộc có hai cách viết khác nhau. Tất cả cac bản Kiều bằng chữ nôm đều viết như thế cả
Không còn nghi ngờ gì nữa câu 585 phải đọc là:
Điều đâu bay buộc ai làm
Chữ nôm viết thế thì phải đọc là thế không thể đọc khác được.Nguyễn Du viết là buộc chứ có viết là bốc đâu./.
Phạm Tâm Dung Xin bái phục các bác về kiến thức uyên thâm , !
nguyễn xuân nhuận cảm ơn bạn Phạm Tâm Dung
Thích · Trả lời · 3 giờ · Đã chỉnh sửa
Vu Nho Kính
bác Nhuận và mọi người! Đây là vấn đề khó. Đụng đến chữ nghĩa " Truyện
Kiều" không đơn giản. Tôi cũng có thấy bài của tác giả Bùi Thiết trong
tập sách " Trong cõi người ta" của nxb Hồng Đức. Xin góp bàn như
sau:
-Tôi đã tra sách của tác giả Thế Anh “ Đoạn trường tân thanh - Truyện Kiều đối chiếu Nôm - Quốc ngữ” nxb Văn học 1999.
Câu thơ số 585 : Điều đâu bay buộc ai làm
cả 11 bản Kiều đều chép như nhau, ( bản cổ nhất là Quan Văn đường, 1879) cho nên không hề có khảo dị. Không có bản nào chép “Điều đâu bay bốc ai làm”.
- Tra từ điển Truyện Kiều của Đào Duy Anh thì có kết quả sau:
Bay buộc (1) : Chỉ tai bay vạ gió từ đâu bay đến mà buộc người ta. Vd. Điều đâu bay buộc ai làm, 585 ( Quan văn, Phúc văn, Quảng Tập cũng như TVK và EN đều chép là bay buộc; BK chép là ai buộc)
Từ điển Truyện Kiều, nxb KHXH, Hà Nội, 1974, trang 26.
Đáng chú ý là :
TVK viết tắt bản do Trương Vĩnh Ký phiên âm, xuất bản ở Sài Gòn năm 1875
EN viết tắt bản do E. Nordemann phiên âm, xuất bản ở Hà Nội năm 1897.
BK viết tắt bản do Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim phiên âm, xuất bản ở Hà Nội, 1927.
Từ điển Truyện Kiều, đã dẫn, trang 12.
Như vậy là bản của Trương Vĩnh Ký cũng không có “bay bốc”.
Không có bản nào chép “bay bốc”.
Kết luận : về cơ bản tôi tin vào đánh giá của bác Nguyễn Xuân Nhuận, tôi cũng tin vào cụ Đào Duy Anh và cụ Thế Anh.
-Tôi đã tra sách của tác giả Thế Anh “ Đoạn trường tân thanh - Truyện Kiều đối chiếu Nôm - Quốc ngữ” nxb Văn học 1999.
Câu thơ số 585 : Điều đâu bay buộc ai làm
cả 11 bản Kiều đều chép như nhau, ( bản cổ nhất là Quan Văn đường, 1879) cho nên không hề có khảo dị. Không có bản nào chép “Điều đâu bay bốc ai làm”.
- Tra từ điển Truyện Kiều của Đào Duy Anh thì có kết quả sau:
Bay buộc (1) : Chỉ tai bay vạ gió từ đâu bay đến mà buộc người ta. Vd. Điều đâu bay buộc ai làm, 585 ( Quan văn, Phúc văn, Quảng Tập cũng như TVK và EN đều chép là bay buộc; BK chép là ai buộc)
Từ điển Truyện Kiều, nxb KHXH, Hà Nội, 1974, trang 26.
Đáng chú ý là :
TVK viết tắt bản do Trương Vĩnh Ký phiên âm, xuất bản ở Sài Gòn năm 1875
EN viết tắt bản do E. Nordemann phiên âm, xuất bản ở Hà Nội năm 1897.
BK viết tắt bản do Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim phiên âm, xuất bản ở Hà Nội, 1927.
Từ điển Truyện Kiều, đã dẫn, trang 12.
Như vậy là bản của Trương Vĩnh Ký cũng không có “bay bốc”.
Không có bản nào chép “bay bốc”.
Kết luận : về cơ bản tôi tin vào đánh giá của bác Nguyễn Xuân Nhuận, tôi cũng tin vào cụ Đào Duy Anh và cụ Thế Anh.
Thích · Trả lời · 20 phút · Đã chỉnh sửa
Phạm Thường Dân Bốc hay buộc?
Bác đã phân tích rõ ràng
Uyên thâm để biết Kiều càng cao sâu
Bác đã phân tích rõ ràng
Uyên thâm để biết Kiều càng cao sâu
Viết trả lời...
Trong sách "Tìm nguyên tác truyện Kiều" của tác giả Vũ Văn Kính (ông là người soạn ra quyền Đại từ điển chữ Nôm), ông đã sử dụng 3 bản Nôm và 5 bản quốc ngữ, đối chiếu để viết ra một bản mà ông cho là gần với nguyên tác của truyện Kiều. Ba bả Nôm là:
Trả lờiXóa1/ Bản Duy Minh Thị in năm 1879, bản Kiều Oánh Mậu, in năm 1902, bản Quán Văn Đường in năm 1925.
Năm bản quốc ngữ là:
2/ Bản Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim hiệu khảo (không ghi năm in). Bản do Tản Đà chú giải in năm 1952. Bản do Bùi Khánh Diễn chú thích (không ghi năm in). Bản do Văn Hạc Lê Văn Hòe chú giải (không ghi năm in). Bản do Phạm Kim Ch san định (1917).
Từ mà bác Vũ Nho đang bàn đã được chon là "bay buộc".
Ngoài ra Truyện Kiều (bản UNESCO) in năm 2013 do NXB Lao Động, thì câu 585 cũng ghi nhận từ là "bay buộc".
Như vậy như bác Vũ Nho đã nhận định, hai từ này trong câu 585 của truyện Kiều những sách tôi trích dẫn cũng ghi nhận là "bay buộc".
Cám ơn bác Phạm Ngọc Hiệp đã cung cấp thêm tư liệu. Tôi băn khoăn là cụ Đào Duy Anh, trong "Từ điển Truyện Kiều" của mình đã ghi rõ rằng bản Kiều của Trương Vĩnh Ký cũng chép là "bay buộc". Vậy không rõ tác giả Bùi Thiết căn cứ vào bản Trương Vĩnh Ký nào để nói là "bay bốc"? Tôi được nhà Kiều học Trần Đình Tuấn tặng cuốn " Truyện Kiều khảo- chú - bình", nxb Lao Động, 2015 khổ 16 x 24, dày 1024 trang. Cuối sách có phụ lục Truyện Kiều Quốc ngữ - Nôm, câu thơ này được chép " Điều đâu bay buộc ai làm" ( Quốc ngữ và Nôm), trang 850.
XóaTruyện Kiều tuy thống nhất về nội dung, nhưng lại có quá nhiều dị bản về mặt từ ngữ. Tôi thiết nghĩ cho dù có một ản in nào đó ghi tên Trương Vĩnh Ký mà câu 585 in là "bay bốc", thì cũng không thể nào chỉ căn cứ vào bản in đó mà xác định là "bay bốc".
XóaTôi có quyển Truyện Kiều bản Nôm Duy Minh Thị, do nhà Kiều học Nguyễn Quảng Tuân phiên âm và khảo đính NXB Khoa học Xã hội-2010), thì trong bản Nôm này ghi là "bay bốc" chứ không phải "bay buộc". Trong sách cũng ghi bản Duy Minh Thị này thì GS. Nguyễn Tài Cẩn cũng đã nhận định "đầy rẫy những sai lấm". Tuy nhiên tôi nhận thấy cách hiệu đính, san định truyện Kiều, hay nhất cũng cần phải làm như tác giả Vũ Văn Kính tham khảo trên nhiều đầu sách, hoặc như bản của UNESCO, trước khi in phải lập ra cả một hội đồng, tham khảo nhiều bản Nôm, quốc ngữ xưa nay, rồi mới đưa ra một bản tạm gọi là "gần với nguyên tác truyện Kiều".
Dĩ nhiên cách hay nhất là làm sao tìm ra được bản Nôm của chính cụ Nguyễn Du, nhưng điều này có lẽ là không thể. cho nên ta cũng tạm hài lòng với những bản được cho là hiệu đính, san định một cách nghiêm túc.
Cám ơn bác Hiệp!
XóaNhư thế đã rõ thêm một điều là "bay bốc" là của bản Duy Minh Thị, do ông Nguyễn Quảng Tuân phiên âm và khảo đính.
Bác Hiệp có thể tra cứu thêm các từ điển thành ngữ, tục ngữ xem có cuốn nào chép " Tai bay họa bốc" hay không. Và cùng với đó là "tai bay họa gửi", "tai bay vạ gió" nữa. Điều đó góp phần xác định độ tin cậy mà tác giả Bùi Thiết đưa ra. Ông Bùi Thiết viết chung chung, thời Nguyễn Du...mà không trích dẫn nguồn từ sách nào, của ai...Thật khó thuyết phục mọi người.
Bác Vũ Nho, tôi đã thử tìm trong những quyển sách mà tôi có sau đây để tìm thành ngữ "Tai bay họa bốc", "Tai bay họa gửi", "Tai bay vạ gió", hoặc từ ngữ "bay bốc":
XóaA- Từ điển Thành ngữ & Tục ngữ:
1/ Từ điển Thành ngữ VN, Ng. Như Ý chủ biên, NXB Văn hóa-Thông tin 1994. Quyển này có thành ngữ "Tai bay vạ gió".
2/ Từ điển Thành ngữ và Tục ngữ VN, nhóm Vũ Dung, NXB Văn hóa-Thông tin 1998, có "Tai bay vạ gió", "Tai bay họa gió".
3/ Từ điển Thành ngữ Tục ngữ VN, Nguyễn Lân, NXB Văn học 2010, có "Tai bay vạ gió".
4/ Việt Nam tự điển, Lê văn Đức, Nhà sách Khai Trí 1970, có "Tai bay vạ gió", "Tai bay họa gởi".
Các từ điển về Thành ngữ & Tục ngữ này không có thành ngữ "Tai bay họa bốc".
B- Từ điển giải thích về Từ ngữ cổ:
1/ Tầm nguyện tự điển, Bửu Kế, NXB Tp. HCM 1993.
2/ Từ điển Văn liệu, Long Điền Ng. Văn Minh, NXB Hà Nội 1999.
3/ Từ điển Văn học Quốc âm, Ng. Thạch Giang, NXB Văn hóa Thông tin 2000.
4/ Từ điển từ cổ, Vương Lộc, NXB Đà nẵng & TT Từ điển học 2002.
5/ Ngữ liệu Văn học, Đặng Đức Siêu, NXB Giáo dục 1999.
6/ Điển cố văn học, Đinh Gia Khánh, NXB Văn học 2005.
Các từ điển giải thích về từ ngữ xưa, cổ trong văn học này không có từ "bay bốc".
Đúng như bác Vũ Nho phân tích, giải thích những từ ngữ xưa cổ, hay cách dùng những từ ngữ được cho là người xưa dùng cần phải có chứng cứ về tư liệu, chứ không thể nói chung chung, hoặc khơi khơi là thời Nguyễn Du, thời Nguyễn Trãi hay dùng...
Vô cùng cám ơn bác Hiệp về sự công phu và cẩn trọng!
Trả lờiXóaChúng ta muốn khẳng định dù chỉ một chữ thôi, bao giờ cũng cần chứng cứ sách vở. Tuy nhiên, có chứng cứ sách vở rồi, lại phải biện luận, xem đi xem lại. Bởi sách vở thì vẫn có thể có lỗi. Ví như anh Hoàng Tuấn Công đã chỉ rõ trong bài viết về "chỉ xác" có phải là vỏ bưởi khô hay không. Một người sai, người sau căn cứ vào cái sai của người trước "dĩ hư truyền hư"...Một lần nữa cám ơn bác về các từ điển mà bác đã tra cứu và kết quả!
Hoàn toàn đồng ý với ý kiến của bác Vũ Nho. Qua entry thì tôi thấy cách tra cứu của tác giả Bùi Thiết về 2 từ "bay bốc" là quá sơ sài, và kết luận quá vội vàng, khi chỉ căn cứ vào bản quốc ngữ của Trương Vĩnh Ký (cứ tạm coi ông Trương Vĩnh Ký dịch quốc ngữ dùng từ "bay bốc", vì có thể ông đã căn cứ vào bản Nôm Duy Minh Thị). Nhưng những dẫn chứng khác lại quá sơ sài, chủ quan, không đưa ra được những dẫn chứng thuyết phục.
XóaNhân bác nói về bài viết của anh Hoàng Tuấn Công, tôi vẫn thường qua xem bài của anh ấy, phải nói rất công phu, dẫn chứng sách vở, dẫn chứng thực tế, suy luận lô gích, hoàn toàn thuyết phục người đọc
Tôi thấy anh Hoàng Tuấn Công làm việc khoa học, chắc chắn. Những kết luận của anh ấy đưa ra phần lớn là chính xác, tin cậy. Tôi và bác Hiệp đã không ít lần bàn góp với anh ấy. Cả bác và tôi đều khẳng định một cách thận trọng, không có căn cứ chắc chắn thì...không kết luận, hoặc để ở dạng tồn nghi. Tôi nghĩ đó là một thái độ cần thiết!
Trả lờiXóa