VỢ NHÀ THƠ NGUYỄN DUY- CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ- HOÀI TỐ HẠNH.
VỢ NHÀ THƠ NGUYỄN DUY- CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ- HOÀI TỐ HẠNH
Ngày ấy, chị Bùi Thị Hào là hoa khôi trường đại học văn hóa Hà nội. Biết bao tài tử sáng choang vây quanh nhưng chị lại gửi thương nhớ cho anh trai cày xù xì, giản dị chân chất, lính thông tin ở chiến trường phương nam. Lúc đó, tân binh Nguyễn Duy chả có cấp bậc gì, cũng chưa ai gọi là nhà thơ, chỉ thi thoảng lại tòi ra vài vần thơ thẩn trên báo tường đơn vị...
Có thể nói khí chất của cha mẹ xứ Thanh, tình yêu của mỹ nhân Bùi Thị Hào cùng số phận dân tộc một thời đầy bão giông từ chiến tranh đến hòa bình đằm lại mà thành Nguyễn Duy- thi nhân số một Việt Nam đương đại.
Ai đó nói phía sau sự thành đạt của người đàn ông có bong dáng của người phụ nữ. Ít ai biết chị Hào nếu in ra cũng vài tập thơ hay, chỉ thua anh Duy tí thôi, chị làm thơ tới đâu thuộc tới đó, chưa bao giờ đọc ai nghe. Vài chục năm trước khi chị còn lấp lánh như Trà Giang, chị đọc tôi nghe một bài duy nhất và nói- chị có cả đống thơ như thế... Tôi rất ngạc nhiên, thích thú nói chị đọc thêm nhưng tuyệt nhiên chị chỉ lóe lên một lần duy nhất. Lúc đó tôi bảo chị chép ra giấy hết cho em, em in thành tập cạnh tranh với Nguyễn Duy... Chị cười- để làm gì, chị làm thơ bỏ xó cho vui vậy thôi... Phải chi chị Hào "luyện chưởng" cho thơ thay vì lùi lại đủ việc đăm đắm lo cho chồng con đến quên bản thân mình, thì Việt Nam ta biết đâu đã có thêm thi sĩ lừng danh cạnh tranh vị thế số 1 với chồng như Lê Hoàng Diệp Thảo cạnh tranh ngôi vua với Đặng Lê Nguyên Vũ...
Chị lùi về quán xuyến việc nhà, lo làm kinh tế nhỏ, lo đủ thứ cho anh chồng lãng tử chỉ biết thơ phú trên trời, lang bạt kỳ hồ, nhất tâm nhả ngọc phun châu cho Việt một núi thơ để đời vang danh bốn bể năm châu. Nếu không có tình yêu, sự hy sinh quên mình từ chị Hào thì đất nước liệu có một thi nhân là Nguyễn Duy? Nếu vợ nhà thơ là Lê Hoàng Diệp Thảo thì anh Duy có phải đứng trước tòa chia tài sản thơ với vợ trị giá hàng vạn tỉ? Diệp Thảo nếu giành hết Trung Nguyên đẩy chồng ra rìa thì ngàn vạn tỉ mà cô ấy có được có giá trị bằng một góc 18 bài thơ vọng lại tới muôn sau của Nguyễn Duy tặng Bùi Thị Hào???...
x x
x
Năm 1980, Nguyễn Duy ghé trường cao đẳng sư phạm Kiên Giang ở Tân Hiệp- nơi mình đang học văn sử. Thơ anh có sức hút kỳ lạ nên sau buổi thơ ấy nhiều ngày mọi người vẫn râm ran thi nhân Tre xanh. Mình xin điện thoại anh Duy- chả ngờ sau đó mấy năm khi mình gặp nạn ở Kiên Giang lại cần đến...
Những việc cần làm ngay- mình thực hiện trước tổng bí thư Nguyễn Văn Linh kêu gọi 10 năm. Cầm đèn chạy trước ô tô nên bị qui chụp là nói xấu đảng, là phản động. Trước đó, anh Hưng phóng viên và chú Ba Sáng phó giám đốc biên tập đài kiên Giang chỉ đạo viết chống tiêu cực trong cán bộ đảng viên đã bị nhốt. Một buổi chiều họp chi bộ đài họ lôi tôi vào bắt ký biên bản vi phạm nhưng tôi không ký. Tôi ký vào là bị nhốt ngay. Phản ánh vài cán bộ đảng viên sai trái ở một xã rừng U Minh hành dân ra bã lại được chụp cho cái mũ “phản động”. Khuya hôm đó khi cả Rạch Giá đang ngủ, tôi rời Kiên Giang về tá túc tại nhà anh Duy ở 190 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3. Chị vui vẻ cơm nước lo cho tôi.. Anh Duy chở tôi về Đồng Nai, nhờ Thanh Dạ ở Hội Văn nghệ tỉnh xin cho tôi về đài Đồng Nai... Nhờ thế mà tôi tiếp tục được nghiệp viết, mới có Đá nổi xôn xao, có Đài tưởng niệm đáy nước, có Thư mẹ Đốp gửi vợ Tập Cận Bình, Mẹ Đốp kính cáo...
Đó là năm 1983. Chớp mắt đã 36 năm.
Chớp mắt chị Hào đã thành người thiên cổ...
Sau đận đó, một phần tôi cũng đầu cuối, hào hiệp đáp lễ ân nhân, một phần mến chị Hào hiền lành vui vẻ, thương ba con anh Duy(các cháu cũng rất quí cô Hạnh) và thích chầu rìa bàn nhậu học hỏi các danh thủ thi ca, tôi hay ghé nhà chị Hào. Ghé riết thành thân thiết. Thương chị Hào có chồng con cả đoàn đó mà biệt tích giang hồ cả 4 cha con. Cháu Bùi con cả công tác tại Hà Nội, hai cháu Sơn, Lan Anh nhập cư tây phương, anh Duy thì cả tháng, có khi hàng tháng mới về nhà vài ngày. Mình hay ghé khi chị chỉ có một mình, mua gì đó đem đến vừa nấu nướng đánh chén vừa hàn huyên. Khi có chồng con ở nhà, có hội nhậu-thơ, chị bày đủ món, khi một mình chị mì gói làm tới. Có mình đến là chị lại móc hết tủ lạnh ra hỏi em thích cái gì để chị nấu. Thương chị chỉ biết lo cho xung quanh mà ít chăm sóc bản thân. Chị ăn uống tối giản,cả đời chả biết đến son phấn mỹ phẩm, quần là áo lượt, trong tủ chỉ vài bộ công sở, vài bộ ngủ rẻ tiền, cũ rích. Có dạo còn vá tới vá lui cho đến khi muốn nát ra mới đem lau nhà. Chăn gối mùng màn cũng thế. Nhiều lúc mình phải dấu chị quẳng hết đám đồ lôi thôi ra khỏi nhà, mua chăn, gối quần áo mới để hoa hậu một thời sáng nhà sáng giường, sáng người lên tí. Gạo ăn cũng thế. Quen với thời xơi bobo, sau này khá hơn lên nhờ có vài phòng cho thuê chị vẫn mua gạo loại rẻ nhất mà mình phải nói mãi kể cả hù- gạo này cho heo ăn, ẩm mốc ăn vào cả nhà ung thư thì chị mới chịu mua gạo ngon về ăn. Tiết kiệm tối giản thế nhưng bạn chồng đến nhà liên miên nhậu lúc nào chị cũng lo tươm tất. Nhìn mâm cỗ đón khách tôi nhẩm ra chị mất đi năm hay mười ngày lương công chức nhưng chưa bao giờ chị than thở càu nhàu một câu. Chị còn vừa lau dọn tẩy rửa xà bông vừa cười khanh khách khi đám nhậu ói mửa tiểu tiện lung tung hôi thối... Có lần anh Duy quá xỉn, nằm ngửa, đầu lết cầu thang xuống trước- vừa lết vừa hỏi Chí Phèo ơi, con người ta đứng lên bằng cái gì... chị Hào lại cười khanh khách...
Chị Hào chả mấy quan tâm tới thơ phú của chồng. Chị khen tôi thuộc nhiều thơ anh còn chị chả có thuộc bài nào của ông Duy. Tôi ngỡ ngàng không tin nhưng kiểm tra lại đúng là chị chả thuộc bài nào kể cả 18 bài thơ anh viết tặng chị. Cũng chưa một lần chị đứng bên chồng trong một buổi thơ nào đó để được giới thiệu đây là vợ đại thi hào. Hội nhậu tại nhà anh Duy cũng khó mà mời chị cùng ngồi. Hết lui cui dưới bếp, hết tiếp bia tiếp mồi, chị lại vẹo lưng giặt tay cả núi quần áo chăn màn vì tiếc tiền mua máy giặt, tốn xà bông tốn điện nhanh hư quần áo. Những ngày chị mổ gai cột sống lưng đau đớn nằm ở bệnh viện 175, tôi vào chăm chị nhiều ngày đêm mà thương chị vô cùng- chả tiếc bất cứ gì cho chồng con, cho gia đình anh chị em bạn bè, cho những kẻ bá vơ như tôi để rồi sụp xương sống vì vẹo lưng nghìn việc không tên trong đó có giặt tay thay máy... Giờ nghĩ lại cũng phải. Anh Duy dù có là thiên tài thơ chị cũng chẳng có thời gian thuộc một bài nào của chồng. Ngày 8-9h đi làm nhà nước, 10-12 h việc nhà chợ búa nấu nướng tắm giặt, đưa đón ba đứa con đi học, ăn ngủ rồi còn chồng, bạn chồng hội thơ nhậu, rồi còn làm Ô Sin cho một đoàn chó mèo... Nửa thế kỷ làm vợ làm mẹ, chị chỉ chập chờn ngủ mỗi đêm 5-3 h vì còn phải làm đá lạnh bỏ mối cho các quán cape nhặt từng đồng lẻ cho con du tây, cho chồng phiêu bạt lảo đảo say khướt với thơ phú...
Một chuyện giờ mới kể là chị Hào nổi tiếng hay ghen ở 190 Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Có lần một đoàn sinh viên nữ tới nhà ai nấy đẹp như hoa hậu, đưa cả đống quà đến tặng thi sĩ nhìn anh Duy mắt cứ lúng liếng long lanh. Thấy thế chị Hào điên tiết trong nháy mắt quẳng hết đống quà đáng ngờ kia từ tầng 3 bay tung tóe xuống đất. Ghen lắm luôn nhưng trời ạ, chị không bao giờ cản anh ra khỏi nhà mà hàng vạn lần anh đi chị đều dốc cạn tay cho anh đầy túi.
Chị Hào ơi là chị Hào ơi!!!...
Mấy năm rồi em sức khỏe không tốt, lại ở xa tận quận 12, tiền bạc lại không còn như xưa, chị nằm liệt giường nhiều năm em đến thăm chị chỉ được mấy lần áy náy và cảm thấy có lỗi với chị. Nhưng bù lại khi có chút tiền em lại đưa cho các cháu trả lương Ô Sin chăm chị thay em khi chị chả còn nhận biết được gì nữa. Bù lại ngày chị còn tỉnh táo em cũng chả tiếc với chị bất cứ gì cho chị khỏe lên. Nhớ hồi xưa mỗi lần em đến có gì ngon dọn lên cho em ăn lại còn ép em túi nọ túi kia mang về cho con em ở nhà. Nhớ hồi xưa chị cứ buồn vời vợi chờ chồng chờ con tứ tán nơi xa, chỉ khi chuông điện thoại reo có anh Duy hay các cháu gọi về mắt chị mới lại sáng long lanh, lại cất tiếng cười khanh khách. Nhớ khi liệt giường mà còn tỉnh táo nhận biết được mọi người mà không nói được, mỗi lần em tới lại mát xa toàn thân cho chị lưu thông máu, thương chị da bọc xương, chị khóc, em khóc. Nhớ cả ngày đêm anh và các cháu quẩn quanh bên chị mà rời đi là chị níu lại. Chị thật có đại phước đức khi chồng con hết lòng chăm lo cho chị chu đáo từ bệnh đến tử. Nhớ có lần chị nói- chị sợ chết lắm. Em an ủi: ông phật bảo sau chết 49 ngày tái sinh làm kiếp khác. Tử tế hiền lành phước đức như chị chết lên cõi trên sướng hơn làm vợ nhà thơ đó chị. Chết là giải thoát, không có gì đáng sợ đâu chị...
Chị Hào ơi, chị mất ba ngày rồi bao lần em muốn xuống với anh với chị và các cháu mà lảo đảo đi không nổi. Anh Duy ngăn- em không được đến đám ma, người không khỏe tới bị nhiễm lạnh là nằm luôn đấy. Hồi cháu Sơn mất em cũng không xuống được vì bệnh lết. Ngày và đêm thức hay ngủ em vẫn mơ mơ tỉnh tỉnh nghĩ tới chị chị Hào ơi!!!... Gõ những dòng này thay nén tâm hương ngày mai đưa chị tới lò thiêu... Cầu nguyện chị sớm tái sinh lên cõi trên an lành. Mong anh, các cháu cùng thân tộc sớm bình an trở lại. Mong cộng đồng gia đình phây búc cùng tôi đồng niệm Adidaphat để chị Hào được nương theo câu kinh sớm siêu thoát.
ADIDAPHAT.
ADIDAPHAT.
ADIDAPHAT…
Ngày ấy, chị Bùi Thị Hào là hoa khôi trường đại học văn hóa Hà nội. Biết bao tài tử sáng choang vây quanh nhưng chị lại gửi thương nhớ cho anh trai cày xù xì, giản dị chân chất, lính thông tin ở chiến trường phương nam. Lúc đó, tân binh Nguyễn Duy chả có cấp bậc gì, cũng chưa ai gọi là nhà thơ, chỉ thi thoảng lại tòi ra vài vần thơ thẩn trên báo tường đơn vị...
Có thể nói khí chất của cha mẹ xứ Thanh, tình yêu của mỹ nhân Bùi Thị Hào cùng số phận dân tộc một thời đầy bão giông từ chiến tranh đến hòa bình đằm lại mà thành Nguyễn Duy- thi nhân số một Việt Nam đương đại.
Ai đó nói phía sau sự thành đạt của người đàn ông có bong dáng của người phụ nữ. Ít ai biết chị Hào nếu in ra cũng vài tập thơ hay, chỉ thua anh Duy tí thôi, chị làm thơ tới đâu thuộc tới đó, chưa bao giờ đọc ai nghe. Vài chục năm trước khi chị còn lấp lánh như Trà Giang, chị đọc tôi nghe một bài duy nhất và nói- chị có cả đống thơ như thế... Tôi rất ngạc nhiên, thích thú nói chị đọc thêm nhưng tuyệt nhiên chị chỉ lóe lên một lần duy nhất. Lúc đó tôi bảo chị chép ra giấy hết cho em, em in thành tập cạnh tranh với Nguyễn Duy... Chị cười- để làm gì, chị làm thơ bỏ xó cho vui vậy thôi... Phải chi chị Hào "luyện chưởng" cho thơ thay vì lùi lại đủ việc đăm đắm lo cho chồng con đến quên bản thân mình, thì Việt Nam ta biết đâu đã có thêm thi sĩ lừng danh cạnh tranh vị thế số 1 với chồng như Lê Hoàng Diệp Thảo cạnh tranh ngôi vua với Đặng Lê Nguyên Vũ...
Chị lùi về quán xuyến việc nhà, lo làm kinh tế nhỏ, lo đủ thứ cho anh chồng lãng tử chỉ biết thơ phú trên trời, lang bạt kỳ hồ, nhất tâm nhả ngọc phun châu cho Việt một núi thơ để đời vang danh bốn bể năm châu. Nếu không có tình yêu, sự hy sinh quên mình từ chị Hào thì đất nước liệu có một thi nhân là Nguyễn Duy? Nếu vợ nhà thơ là Lê Hoàng Diệp Thảo thì anh Duy có phải đứng trước tòa chia tài sản thơ với vợ trị giá hàng vạn tỉ? Diệp Thảo nếu giành hết Trung Nguyên đẩy chồng ra rìa thì ngàn vạn tỉ mà cô ấy có được có giá trị bằng một góc 18 bài thơ vọng lại tới muôn sau của Nguyễn Duy tặng Bùi Thị Hào???...
x x
x
Năm 1980, Nguyễn Duy ghé trường cao đẳng sư phạm Kiên Giang ở Tân Hiệp- nơi mình đang học văn sử. Thơ anh có sức hút kỳ lạ nên sau buổi thơ ấy nhiều ngày mọi người vẫn râm ran thi nhân Tre xanh. Mình xin điện thoại anh Duy- chả ngờ sau đó mấy năm khi mình gặp nạn ở Kiên Giang lại cần đến...
Những việc cần làm ngay- mình thực hiện trước tổng bí thư Nguyễn Văn Linh kêu gọi 10 năm. Cầm đèn chạy trước ô tô nên bị qui chụp là nói xấu đảng, là phản động. Trước đó, anh Hưng phóng viên và chú Ba Sáng phó giám đốc biên tập đài kiên Giang chỉ đạo viết chống tiêu cực trong cán bộ đảng viên đã bị nhốt. Một buổi chiều họp chi bộ đài họ lôi tôi vào bắt ký biên bản vi phạm nhưng tôi không ký. Tôi ký vào là bị nhốt ngay. Phản ánh vài cán bộ đảng viên sai trái ở một xã rừng U Minh hành dân ra bã lại được chụp cho cái mũ “phản động”. Khuya hôm đó khi cả Rạch Giá đang ngủ, tôi rời Kiên Giang về tá túc tại nhà anh Duy ở 190 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3. Chị vui vẻ cơm nước lo cho tôi.. Anh Duy chở tôi về Đồng Nai, nhờ Thanh Dạ ở Hội Văn nghệ tỉnh xin cho tôi về đài Đồng Nai... Nhờ thế mà tôi tiếp tục được nghiệp viết, mới có Đá nổi xôn xao, có Đài tưởng niệm đáy nước, có Thư mẹ Đốp gửi vợ Tập Cận Bình, Mẹ Đốp kính cáo...
Đó là năm 1983. Chớp mắt đã 36 năm.
Chớp mắt chị Hào đã thành người thiên cổ...
Sau đận đó, một phần tôi cũng đầu cuối, hào hiệp đáp lễ ân nhân, một phần mến chị Hào hiền lành vui vẻ, thương ba con anh Duy(các cháu cũng rất quí cô Hạnh) và thích chầu rìa bàn nhậu học hỏi các danh thủ thi ca, tôi hay ghé nhà chị Hào. Ghé riết thành thân thiết. Thương chị Hào có chồng con cả đoàn đó mà biệt tích giang hồ cả 4 cha con. Cháu Bùi con cả công tác tại Hà Nội, hai cháu Sơn, Lan Anh nhập cư tây phương, anh Duy thì cả tháng, có khi hàng tháng mới về nhà vài ngày. Mình hay ghé khi chị chỉ có một mình, mua gì đó đem đến vừa nấu nướng đánh chén vừa hàn huyên. Khi có chồng con ở nhà, có hội nhậu-thơ, chị bày đủ món, khi một mình chị mì gói làm tới. Có mình đến là chị lại móc hết tủ lạnh ra hỏi em thích cái gì để chị nấu. Thương chị chỉ biết lo cho xung quanh mà ít chăm sóc bản thân. Chị ăn uống tối giản,cả đời chả biết đến son phấn mỹ phẩm, quần là áo lượt, trong tủ chỉ vài bộ công sở, vài bộ ngủ rẻ tiền, cũ rích. Có dạo còn vá tới vá lui cho đến khi muốn nát ra mới đem lau nhà. Chăn gối mùng màn cũng thế. Nhiều lúc mình phải dấu chị quẳng hết đám đồ lôi thôi ra khỏi nhà, mua chăn, gối quần áo mới để hoa hậu một thời sáng nhà sáng giường, sáng người lên tí. Gạo ăn cũng thế. Quen với thời xơi bobo, sau này khá hơn lên nhờ có vài phòng cho thuê chị vẫn mua gạo loại rẻ nhất mà mình phải nói mãi kể cả hù- gạo này cho heo ăn, ẩm mốc ăn vào cả nhà ung thư thì chị mới chịu mua gạo ngon về ăn. Tiết kiệm tối giản thế nhưng bạn chồng đến nhà liên miên nhậu lúc nào chị cũng lo tươm tất. Nhìn mâm cỗ đón khách tôi nhẩm ra chị mất đi năm hay mười ngày lương công chức nhưng chưa bao giờ chị than thở càu nhàu một câu. Chị còn vừa lau dọn tẩy rửa xà bông vừa cười khanh khách khi đám nhậu ói mửa tiểu tiện lung tung hôi thối... Có lần anh Duy quá xỉn, nằm ngửa, đầu lết cầu thang xuống trước- vừa lết vừa hỏi Chí Phèo ơi, con người ta đứng lên bằng cái gì... chị Hào lại cười khanh khách...
Chị Hào chả mấy quan tâm tới thơ phú của chồng. Chị khen tôi thuộc nhiều thơ anh còn chị chả có thuộc bài nào của ông Duy. Tôi ngỡ ngàng không tin nhưng kiểm tra lại đúng là chị chả thuộc bài nào kể cả 18 bài thơ anh viết tặng chị. Cũng chưa một lần chị đứng bên chồng trong một buổi thơ nào đó để được giới thiệu đây là vợ đại thi hào. Hội nhậu tại nhà anh Duy cũng khó mà mời chị cùng ngồi. Hết lui cui dưới bếp, hết tiếp bia tiếp mồi, chị lại vẹo lưng giặt tay cả núi quần áo chăn màn vì tiếc tiền mua máy giặt, tốn xà bông tốn điện nhanh hư quần áo. Những ngày chị mổ gai cột sống lưng đau đớn nằm ở bệnh viện 175, tôi vào chăm chị nhiều ngày đêm mà thương chị vô cùng- chả tiếc bất cứ gì cho chồng con, cho gia đình anh chị em bạn bè, cho những kẻ bá vơ như tôi để rồi sụp xương sống vì vẹo lưng nghìn việc không tên trong đó có giặt tay thay máy... Giờ nghĩ lại cũng phải. Anh Duy dù có là thiên tài thơ chị cũng chẳng có thời gian thuộc một bài nào của chồng. Ngày 8-9h đi làm nhà nước, 10-12 h việc nhà chợ búa nấu nướng tắm giặt, đưa đón ba đứa con đi học, ăn ngủ rồi còn chồng, bạn chồng hội thơ nhậu, rồi còn làm Ô Sin cho một đoàn chó mèo... Nửa thế kỷ làm vợ làm mẹ, chị chỉ chập chờn ngủ mỗi đêm 5-3 h vì còn phải làm đá lạnh bỏ mối cho các quán cape nhặt từng đồng lẻ cho con du tây, cho chồng phiêu bạt lảo đảo say khướt với thơ phú...
Một chuyện giờ mới kể là chị Hào nổi tiếng hay ghen ở 190 Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Có lần một đoàn sinh viên nữ tới nhà ai nấy đẹp như hoa hậu, đưa cả đống quà đến tặng thi sĩ nhìn anh Duy mắt cứ lúng liếng long lanh. Thấy thế chị Hào điên tiết trong nháy mắt quẳng hết đống quà đáng ngờ kia từ tầng 3 bay tung tóe xuống đất. Ghen lắm luôn nhưng trời ạ, chị không bao giờ cản anh ra khỏi nhà mà hàng vạn lần anh đi chị đều dốc cạn tay cho anh đầy túi.
Chị Hào ơi là chị Hào ơi!!!...
Mấy năm rồi em sức khỏe không tốt, lại ở xa tận quận 12, tiền bạc lại không còn như xưa, chị nằm liệt giường nhiều năm em đến thăm chị chỉ được mấy lần áy náy và cảm thấy có lỗi với chị. Nhưng bù lại khi có chút tiền em lại đưa cho các cháu trả lương Ô Sin chăm chị thay em khi chị chả còn nhận biết được gì nữa. Bù lại ngày chị còn tỉnh táo em cũng chả tiếc với chị bất cứ gì cho chị khỏe lên. Nhớ hồi xưa mỗi lần em đến có gì ngon dọn lên cho em ăn lại còn ép em túi nọ túi kia mang về cho con em ở nhà. Nhớ hồi xưa chị cứ buồn vời vợi chờ chồng chờ con tứ tán nơi xa, chỉ khi chuông điện thoại reo có anh Duy hay các cháu gọi về mắt chị mới lại sáng long lanh, lại cất tiếng cười khanh khách. Nhớ khi liệt giường mà còn tỉnh táo nhận biết được mọi người mà không nói được, mỗi lần em tới lại mát xa toàn thân cho chị lưu thông máu, thương chị da bọc xương, chị khóc, em khóc. Nhớ cả ngày đêm anh và các cháu quẩn quanh bên chị mà rời đi là chị níu lại. Chị thật có đại phước đức khi chồng con hết lòng chăm lo cho chị chu đáo từ bệnh đến tử. Nhớ có lần chị nói- chị sợ chết lắm. Em an ủi: ông phật bảo sau chết 49 ngày tái sinh làm kiếp khác. Tử tế hiền lành phước đức như chị chết lên cõi trên sướng hơn làm vợ nhà thơ đó chị. Chết là giải thoát, không có gì đáng sợ đâu chị...
Chị Hào ơi, chị mất ba ngày rồi bao lần em muốn xuống với anh với chị và các cháu mà lảo đảo đi không nổi. Anh Duy ngăn- em không được đến đám ma, người không khỏe tới bị nhiễm lạnh là nằm luôn đấy. Hồi cháu Sơn mất em cũng không xuống được vì bệnh lết. Ngày và đêm thức hay ngủ em vẫn mơ mơ tỉnh tỉnh nghĩ tới chị chị Hào ơi!!!... Gõ những dòng này thay nén tâm hương ngày mai đưa chị tới lò thiêu... Cầu nguyện chị sớm tái sinh lên cõi trên an lành. Mong anh, các cháu cùng thân tộc sớm bình an trở lại. Mong cộng đồng gia đình phây búc cùng tôi đồng niệm Adidaphat để chị Hào được nương theo câu kinh sớm siêu thoát.
ADIDAPHAT.
ADIDAPHAT.
ADIDAPHAT…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét