CHÚC MỪNG NĂM MỚI NHÂM DẦN 2022!
CHÚC CÁC CỘNG TÁC VIÊN VÀ BẠN ĐỌC TRANG VUNHONB.BLOGSPOT.COM: NĂM NHÂM DẦN BÌNH AN, MAY MẮN!
CHỦ TRANG
VŨ NHO
CHÚC MỪNG NĂM MỚI NHÂM DẦN 2022!
CHÚC CÁC CỘNG TÁC VIÊN VÀ BẠN ĐỌC TRANG VUNHONB.BLOGSPOT.COM: NĂM NHÂM DẦN BÌNH AN, MAY MẮN!
CHỦ TRANG
VŨ NHO
TRỰC CẢM HAY LINH CẢM...
Trần Trung
1/Đã nhiều lần,lên “chương trình” hay ngẫu hứng,mấy anh em hợp “cạ”lại hẹn gặp nhau tào lao với văn chương, thế sự...linh tinh mà vui đáo để. Thế mà, hôm nay chỉ có Tôi và nhà văn họ Cao-anh Cao Thắng đối ẩm.Đành vậy! Vẫn nguồn cảm hứng tâm đắc, sau vài chập nâng ly (rượu)...Tôi lên tiếng bên đĩa lòng lợn cùng bạn.Chả là, anh em cùng bàn về hoàn cảnh sáng tác nghệ thuật-Mà, đặc biệt là nghệ thuật sáng tạo thơ. Tôi trải lòng: ngay cả khi dạy cho học sinh bậc Trung học, tôi vẫn bổ sung cách cảm nhận về hoàn cảnh ra đời một bài thơ.Các thầy cô-nhất là ở cấp PTCS, hay có thói quen tìm về hoàn cảnh thời gian, không gian.Theo Tôi, mỗi một thi phẩm ra đời, nằm trong hai trạng thái của nhà thơ: ngẫu hứng hay ngẫm ngợi.Ngẫu hứng khiến bài thơ xuất thần nhanh trong thăng hoa cảm hứng; Sự ngẫm ngợi gắn với thời gian suy tư và ám ảnh mới tạo ra thi phẩm.Cũng bởi thế, ngẫu hứng hay ngẫm ngợi đều có cái hay, cái được riêng trong sự ra đời của một bài thơ.
CHI TIẾT XẤU ĐẸP 10 NGÀY
ĐẦU NĂM NHÂM DẦN - 2022
*
Trước thềm năm mới 2022, Đặng Xuân Xuyến lược soạn bài CHI TIẾT XẤU ĐẸP 10 NGÀY ĐẦU NĂM NHÂM DẦN - 2022 như món quà nho nhỏ quý tặng bạn đọc. Kính chúc quý vị cùng gia quyến đón xuân mới đầm ấm, vui vẻ và bước vào năm NHÂM DẦN thật may mắn, thành công và hạnh phúc!
01. NGÀY MỒNG MỘT
- tức thứ 3 ngày 01/02/2022:
Ngày Ất Dậu Giờ Bính Tý
Hành: Thủy Sao: Chủy Trực: Thành
Là ngày Nguyên Vu, Hắc Đạo, không tốt cho các việc: khởi công xây dựng, động thổ, ăn hỏi, cưới xin, khai trương, cầu tài, ký kết hợp đồng, nhập học, xin việc, nhậm chức... Là ngày của sao Chủy thuộc Trực Thành nên đại kỵ với các việc như: khởi công, chôn cất, kiện tụng... Nếu việc không thể dừng thì có thể tiến hành với các việc như: xuất hành, kết thân, thăm quan, cầu cúng, chữa bệnh, nhập học, nhập trạch.
Không tốt với các tuổi:
Kỷ Mão Đinh Mão và Ất Mão
Giờ Hoàng Đạo:
Tý (23g - 01g)
Dần (03g - 05g)
Mão (05g - 07g)
Ngọ (11g - 13g)
Mùi (13g - 15g)
Dậu (15g - 17g)
Hướng xuất hành:
Hỷ Thần: Tây Bắc
Tài Thần: Đông Nam
Hạc Thần: Tây Bắc
02. NGÀY MỒNG HAI
- tức Thứ 4, ngày 02/02/2022:
Ngày Bính Tuất Giờ Mậu Tý
Hành: Thổ Sao: Sâm Trực: Thu
Cảm thức nguồn cội
trong thơ Võ Thị Như Mai
TS. BÙI NHƯ HẢI
Sướng cởi hết áo quần.
(24/1/2018)
LỐI HOA VÀNG
Trần Hòa Bình
Thả một câu thơ về phía em mơ mộng
Có lẽ nó đã bay như lá về ngàn
Thả một lời thương về phía em vô vọng
Nó biệt tăm như cánh chim hoang
Anh đã đi qua những bờ bãi hoa vàng
Những đỉnh núi đá xanh và lau bạc
Giấc mơ yêu-trái tim rung lục lạc
Qua một bến bờ lại thấy bến bờ sau
Những giấc mơ nát nhàu
Những con chữ nảy mầm tí tách
Anh mang theo giữa đất trời nguyệt bạch
Chút kiêu hãnh này chứng giám có trời xanh !
Dẫu những câu thơ như phận lá về ngàn
Anh vẫn thả rợp một chiều dại dột
Trái tim yêu-vó ngựa hoang thảng thốt
Lục lạc rung theo những lối hoa vàng…
LỜI BÌNH CỦA TRẦN TRUNG:
THẢ HỒN VỀ LỐI HOA VÀNG
Lượm lặt để trân trọng cảm hứng qua những vần thơ hay, nhiều lúc như một thứ bất chợt mách bảo. Lâu lâu rồi, tôi ít đọc thơ của người bạn-nhà báo-nhà thơ Trần Hòa Bình.
CHÚ KHÁCH
TRUYỆN NGẮN CỦA VŨ THIỆN KHÁI
Nhớ quê, bà tôi hay kể đủ chuyện ngày xưa ở làng. Đôi lần bà tấm tắc khen những chú Khách chợ Xanh giỏi giang đường buôn bán. Mấy năm cuối dời, lẫn rồi, vài bận bà tôi nhìn trước nhìn sau rồi vời tôi đến bên giường thì thào: Nhà mình nhận nuôi một chú Khách từ lúc nó còn con nít. Nó khổ lắm. Rồi bà im bặt. Dường như nhận ra mình lỡ lời. Ngày cha tôi đưa bà vào ở hẳn trong thành phố Hồ Chí Minh, câu chuyện Hoa kiều đang hồi gay cấn lộn xộn. Tôi nghĩ bà chợt loé lên những ký ức một thời hoang mang sợ hãi. Trước ngày làm một chuyến tự mình tìm về Sông Nguồn, tôi được cha tôi kể cho nghe chuyện chú Khách nhà mình.
Ông nội con được một ông thày Tầu cho phương thuốc bí truyền chữa bệnh vô sinh. Chỉ uống khoảng một trăm viên nhỏ như cúc áo, nhiều cặp vợ chồng đã có được những đứa con kháu khỉnh sau nhiều năm tuyệt vọng. Thuốc này ông con không bán. Chỉ vui vẻ nhận một cặp gà giò hay cân đường cát gói vuông phức trong phong giấy xanh xanh đỏ đỏ khi họ bế con đến tạ lễ thày. Ông mãn nguyện nói với họ: Được thấy cháu bé xinh đẹp của anh chị là món quà quí hoá lắm rồi.
Ông nội con có được mối nhân duyên này, bố nghĩ cũng từ con Sông Nguồn đưa đến.
PHÙNG QUÁN
(Trích)
Con biết Mẹ con yêu thơ lắm
Nuốt nỗi đau thương lệ ứa tràn
Con viết bài thơ con liệm Mẹ
Tiễn Mẹ đi về Cõi vĩnh hằng.
……………………….. Mẹ nằm đó vô cùng yên tĩnh
Như mặt nước hồ trong như đỉnh núi trong sương
Mẹ đã sống trọn đời đức hạnh
Nên phút ra đi thanh thản vô cùng.
Vĩnh biệt Mẹ, chúng con nhìn kỹ Mẹ
Lòng xé đau mà kinh ngạc vô cùng
Mảnh mai thế mà suối nguồn nghị lực
Vẫn tràn đầy cho đến phút lâm chung.
LỜI BÌNH CỦA NGUYỄN THỊ THIỆN
Mẹ cho chúng con hình hài máu thịt Cho tâm hồn, cho cuộc sống sạch trong Với chúng con, Mẹ là báu vật
Không có gì sánh được ở thế gian.
Mẹ ơi! Bà ơi! Cụ nội, ngoại ơi Con cháu chắt, xóm giềng bè bạn Phút vĩnh biệt xé lòng gọi Mẹ Mẹ ơi, Mẹ có nghe thấy không?
Nắp ván nghìn đời đã đóng lại Thôi từ đây, Mẹ mãi mãi vắng nhà! Mẹ yêu thơ, con viết thơ dâng Mẹ
Như chính cuộc đời Mẹ mới là Thơ!
Thơ viết về mẹ xưa nay có nhiều, song thơ viết vào thời điểm mẹ vừa tắt nghỉ, rời thế gian này sang thế giới bên kia thì có lẽ chỉ Phùng Quán mới làm được. Bởi xuất phát từ sự thấu hiểu, người con biết mẹ rất yêu thơ nên mới "nuốt nỗi đau thương" để viết bài "Thơ vĩnh biệt mẹ", bày tỏ niềm tiếc thương và tri ân vô hạn đối với người mẹ đẻ của mình.
1.Miền Cổ Tích
Cầu tre gầy như một nhánh chà rào
Đưa anh và em về Miền Cổ Tích
Dòng Sông Sứ nước xanh- con mắt biếc
Khiến mây trời bịn rịn chẳng thể trôi.
Đôi bờ xanh cỏ mọc bời bời.
Nhành hoa dại dấp dim khe khẽ hát
Chòm lục bình trôi miên man trong chiều bát ngát
Gọi đàn cá mương tung tẩy đớp lau chau.
Gót chân trần nâng một thoáng áo nâu .
Vành nón lá chao nghiêng thỏ thẻ
Làn gió mồ côi đâu đây vương rất nhẹ
Nắng mơ màng hắt ngược dưới sông lên.
Con thuyền say trong giấc ngủ êm đềm
Đầu gối bóng si già mấy trăm năm tuổi
Ngôi nhà cổ rêu phong thâm mái ngói
Đàn sẻ thung thăng ríu rít gọi bầy.
Bóng nội ta tóc trắng bay mây
Chòm râu tuyết chiếc gậy mòn tay nắm
Vòm lá cổ thụ xanh, rì rầm lời năm tháng
Chùm rễ già buông buông nước vu vơ.
Hồn ta trôi về thuở ấu thơ
Ta tắm trong mơ,
với sông,
với trăng,
với tán cây già
Với bến đá nơi bà vo gạo,
Với con thuyền xưa,
cha về đầm mồ hôi lưng áo
Mẹ đón cha, nỗi vui buồn
ngập ngừng dấu lệ vào khăn
Thiên hạ kháo nhau
Nơi đây sông nước hữu tình
Con gái bến sông duyên mặn mòi đáo để
Chắc cũng như người ta - anh nghĩ thế
Để suốt đời mê đắm một miền xưa!
2.Tôi của Miền Cổ Tích
ĐỒNG DAO
Dung dăng dung dẻ, trẻ con, con trẻ múa hội Lồng Tồng
Người lớn xuống đồng ông cày, bà cấy
Cái khèn nhún nhẩy, cái quay cù quay
Cái sáo trầm bổng gọi tình mê say
Này cái cổ tay buộc dây thề thốt
Cái lòng lửa đốt bàn chân cà kheo
Cái đu tung tẩy từng đôi leo trèo
Lội suối trèo đèo băng rừng tụ hội
Trống khèn sôi nổi bao trò dân gian
Cái mâm trăm món thức ăn ngập tràn
Giũa chốn đại ngàn cầu trời khấn đất
Cầu Thần cầu Phật mưa thuận gió hoà
Lúa ngô khoai sắn xanh bản đầy nhà
Béo lợn mượt gà dê trâu đàn lũ
Cúng cho cái chữ no đầu trẻ con
Cúng cho hạnh phúc tung lên quả còn
Trăm con đường mòn dập dìu nhịp bước
Cái chân đi trước cái áo theo sau
Bản làng heo hút trổ hoa khoe màu
Hội tan má thắm môi au
Dung dăng dung dẻ năm sau Lồng Tồng
Hà Nội, 18-1-2022
NGUYỄN LÂM CẨN
TAO NÓI CHO MÀ BIẾT
Tạo nói cho mà biết
GIÓ ĐƯA CÂY CẢI VỀ TRỜI
Tản văn của Phạm Tâm Dung
Tôi nghiệm thấy, từ cổ chí kim, thường những lời ca, những giai thoại lịch sử...nói về cây cải, bao giờ cũng gọi về những buồn thương, những da diết làm cho ta mơ hồ nhớ tiếc chỉ muốn hồn cây nhập vào mình mà tấu lên những vần thơ - dù vần thơ ấy quê kiểng, hiền lành, vụng dại có vị đăng đắng, cay cay, ngọt lành của loài cây thực phẩm vừa no lòng mát dạ vừa lãng mạn, trữ tình đã bao đời làm nên nỗi nhớ, niềm thương...
Cứ cuối mùa hè, bắt đầu có heo may là chị gái lại rủ tôi gieo hạt cải. Những hạt cải màu nâu sẫm, tròn li ti nhỉnh hơn hạt vừng tí chút, được phơi khô từ hồi cuối xuân, đựng vào một chiếc lọ có nút lá chuối, trên gác bếp được lấy xuống. Chị bảo tôi, lấy chút nước ấm ngâm cho hạt nở ra và hôm sau thì gieo vào luống đất đã chuẩn bị sẵn, tơi xốp, mịn màng như rây bột. Ngày nào tôi cũng ra ngắm cây. Con bé hay tò mò là tôi, mê mẩn gọi những mầm cây bé tí, đội trên đầu những "chiếc mũ" màu nâu li ti ấy là "cải nhi đồng" rồi "cải thiếu niên". Chẳng mấy chốc, hai chiếc lá tai bé tẹo, tròn xoe, xanh lục trong veo, nhường chỗ cho những chiếc lá dài nõn nà như những bàn tay nhỏ xíu vẫy gió.
MỪNG XUÂN NHÂM DẦN 2022
PHẠM HIỂN
Tất bật chăm lo gắng tuyệt vời,
Cày sâu cuốc bẫm chẳng hề ngơi,
Trâu về quê cũ an nhàn nghỉ,
Hổ nhận bàn giao chẳng thảnh thơi.
Đại dịch, thiên tai dần lắng xuống,
Ngoại xâm, tham nhũng sẽ chầu trời.
Đón Xuân nắng mới tràn muôn ngả,
Thấp thoáng mai đào vạn vật tươi.
Phạm Hiển
GIAO THOA THỂ LOẠI TRONG TẢN VĂN VÀ TIỂU LUẬN CỦA NGUYỄN QUANG THIỀU
PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC HẠNH
Trong văn học Việt Nam đương đại, xu thế giao thoa ra giữa các thể loại văn học ngày càng phát triển mạnh mẽ. Mỗi thể loại văn học đều như đang tự “phá bỏ” mọi “ranh giới” của mình, để vừa hút vào trong nó đặc trưng của các thể loại văn học khác, vừa sẵn sàng “tràn” sang các “vương quốc” thể loại lân cận. Đặc điểm kể trên khiến các thể loại văn học trở nên mạnh mẽ và “giàu có” hơn. Cuộc sống hôm nay, với thời đại 4.0, với xu thế Toàn cầu hóa và sự bùng nổ thông tin đa chiều, đã thôi thúc và đòi hỏi văn học phải giãn nở mọi đường biên giới, cộng hưởng sức mạnh và phương thức đặc thù của các thể loại văn học, nhằm phản ánh được bức tranh thời đại đã và đang biến động khôn lường, cũng như miêu tả được số phận con người tồn tại như những dòng sông ngầm khó đoán định trước được hướng đi và điểm bắt đầu - kết thúc của nó. Nguyễn Quang Thiều là một nghệ sĩ đa tài và đã định hình một phong cách nghệ thuật độc đáo. Sáng tác của anh anh cũng không nằm ngoài xu thế giao thoa thể loại có tính toàn cầu hôm nay. Đọc Tản văn và Tiểu luận của anh, chúng tôi bắt gặp sự giao thoa thể loại ở một tầm vóc lớn với chất lượng nghệ thuật đặc sắc: - Chất thơ của tác phẩm trữ tình; chi tiết đắt giá của truyện ngắn; những nguyên mẫu là những điển hình văn hóa của ký văn học, một kiểu loại ký văn học đặc biệt của Nguyễn Quang Thiều. Đó là những Tản văn, Tiểu luận có tính hàm xúc cao độ của thơ và truyện siêu ngắn, những vấn đề lớn lao của văn hóa nhân loại, văn hóa Việt được nén chặt trong một lượng câu chữ hạn hẹp, có độ ám gợi và mở ra những liên tưởng rộng lớn đến vô cùng cho người đọc.
TÂM NHANG THƯƠNG VIẾNG TÀI HOA
NGUYỄN VŨ TIỀM
ĐƯỜNG VĂN
Đi xa chưa trọn ngày
đã vút chín tầng mây
để tràn tiếc thương Nam - Bắc
giàn giụa triều thơ sóng vỗ đầy
Khóc anh “Thương nhớ tài hoa”
Làng Nành – Ninh Hiệp xót xa tiễn người
NHỮNG HUYỀN THOẠI TAM CỐC
Đỗ Trung Lai
Ta đều biết, Tam Cốc - Bích Động là một danh thắng quốc gia, nằm ở Hoa Lư, Ninh Bình, nơi phát tích của nhà Đinh (968 - 980), cùng thời hai vua đầu-Thái Tổ, Thái Tông- của nhà Tống bên Trung Hoa (960 - 998).
Hiện Tam Cốc - Bích Động thuộc địa phận xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư. Nhưng Tam Cốc thì nằm hẳn trên đất thôn Văn Lâm, còn Bích Động là của thôn Liên Trung. Hai nơi ấy cách nhau vài cây số.
Ông Vũ Bằng, một “nhà thơ trong văn xuôi” Hà Nội có viết: “Non thiếu nước, trăng thiếu hoa, gái thiếu trai, nhất định không có cách gì tạo nên được một bài thơ ý vị”. Thế mà Tam Cốc - Bích Động, giống như chùa Hương - Suối Yến, như Phong Nha - Sông Son, đều có đủ cả non, nước, hoa và trăng (vốn là của chung, nhưng cũng có khi là của riêng -“Năm châu cũng một ông mà - Nghĩ ra thì lại mỗi nhà một ông” - thơ Tú Xương). Đã thế, ở ba vùng này, trai thì hào kiệt, gái vốn thuyền quyên nên ở đó, dứt khoát là có nhiều “bài thơ ý vị”.
Tôi sẽ không kể về những gì mà sách du lịch đã viết, tôi chỉ kể về những huyền thoại dân gian Tam Cốc, do tôi nhặt nhạnh được từ phía sau vẻ đẹp nước non vùng này. Cũng giống như người nhặt “ngọc vụn”, tôi thích vuốt ve, nhìn ngắm những vụn ngọc mà mình thâu lượm được trong những ngày đắm đuối ở đây.
Bây giờ, tôi mời các bạn cùng xem!
Ở chân một ngọn núi trong Tam Cốc (Ba Động/Ba Hang), có một cái “hang” (nói theo kiểu chúng ta), cũng tức là có một cái “hốc” (nói theo kiểu người Văn Lâm bản địa), gọi là “Hang Hùm” (hay là “Hốc Hùm”).
Cách đây hơn 50 năm, đột nhiên có một chúa sơn lâm lừng lững về hang, “Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng - Vờn bóng âm thầm lá gai cỏ sắc” (thơ Thế Lữ). To quá, người ta gọi nó là Hùm chúa.Dân làng đem gỗ và tre cứng tới cửa hang, dựng nên một chiếc bẫy bắt hùm. Nhưng làm cách gì, Hùm chúa cũng không lộ diện! Họ bèn hè nhau chất rơm, rạ và củi đầy cửa hang rồi nổi lửa, định bụng hun cho chúa rừng mắc ngạt mà ra. Lửa tắt, khói tan mà vẫn chẳng thấy hùm đâu! Làng treo thưởng cho ai dám vào hang thám thính. Cuối cùng, có một gã trai lực lưỡng, can đảm nhất làng, nhận lời. Đi mấy chục thước, bằng ánh sáng của một cây đuốc lớn, gã trai thấy chúa rừng nằm phủ phục, oai phong trên nền đá cuối hang. May cho gã, Hùm chúa đã “thăng”! Dân làng theo gã trai, đốt đuốc cùng vào, đo từ đầu mũi đến chót đuôi, chúa rừng dài gần 5 thước! Nhìn kỹ, chiếc hang trông như họng một con rồng trong phim kinh dị Mỹ, khói cũng không sao lùa vào tới cuối hang. Họ chợt tỉnh ra và hiểu rằng, không phải họ đã hun chết chúa rừng mà chính là chúa rừng đã tìm về để “tự táng” trong họng rồng!
VĨNH BIỆT NHÀ THƠ NGUYỄN VŨ TIỀM!
NHÀ THƠ NGUYÊN VŨ TIỀM ĐÃ VỀ MIỀN MÂY TRẮNG, HƯỞNG THỌ 82 TUỔI.
XIN CHIA BUỒN SÂU SẮC VỚI GIA QUYẾN NHÀ THƠ!
CẦU CHO ANH LINH NHÀ THƠ SIÊU THOÁT MIỀN CỰC LẠC!
XIN ĐĂNG LẠI MỘT BÀI VIẾT TIỄN BIỆT ANH!
VUNHONB.BLOGSPOT.COM
Nguyễn Vũ Tiềm
Họ và tên khai sinh: Nguyễn Khắc Tiềm.
Sinh ngày 16 tháng 2 năm 1940.
Quê quán: Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội.
Dân tộc: Kinh
Từng dạy học, viết báo ở Hà Nội, sau 1975 công tác tại Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh, Trưởng ban đại diện báo Giáo viên nhân dân, Giáo dục và Thời đại tại TP. Hồ Chí Minh, Trưởng ban biên tập Tài hoa trẻ.
Tác phẩm
Thơ
Thức đợi hoa quỳnh, 1991.
Thương nhớ tài hoa, 1992.
Người thám hiểm thời gian, 1993.
Hương giao thừa, 1995.
Hoài nghi và tin cậy, 2004.
Văn đàn bi tráng (trường ca), 2008
Thơ thiếu nhi
Nữ hoàng trái cây, 1987.
Chia tay võ sĩ Dế, 1988.
May quá, lòng tốt vẫn còn đây (bút kí), 1993
Tiểu thuyết
Bắc cung hoàng hậu.
Người tâm linh.
Đi tìm mật mã của thơ (tiểu luận), 2006.
Nghìn câu thơ tài hoa (biên khảo, tái bản), 2000.
CÓ MỘT THỜI BI TRÁNG CHƯA XA
(Đọc Văn đàn bi tráng, Trường ca của Nguyễn Vũ Tiềm, Nxb Văn học, 2008)
CẢM NHẬN KHI ĐỌC TẢN VĂN
KÝ ỨC LỜI RU CỦA NHÀ VĂN PHẠM NGỌC TÂM DUNG
HÀ KIM QUY
Thật may mắn tôi được gặp chị trong một ngày cuối đông. Trong ngôi nhà 162 Trấn Vũ - Văn phòng của Thượng tướng, viện sĩ hàn lâm khoa học nghệ thuật quân sự Liên bang Nga, nguyên thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Huy Hiệu, tôi vinh hạnh được gặp PGS, TS Vũ Nho, GS, TS Bùi Quang Thanh, nhà Kiều học Trần Mạnh Tuấn, nhà văn Cầm Sơn, nhà văn Lê Hoài Nam... - Những người nổi tiếng tôi nghe tên từ lâu. Còn chị, chẳng biết có phải duyên do trời định hay ngẫu nhiên mà tôi quen chị. Thời gian gặp nhau chưa đầy một buổi sáng ngắn ngủi nhưng sau đó chị em hay tâm sự nên có dịp hiểu về nhau nhiều hơn. Chị là Phạm Ngọc Tâm Dung. Tên chị thật đẹp. Điều tôi ngỡ ngàng là tôi đã đọc văn chị trên báo Phụ nữ từ hồi nhỏ không sót số nào.
NHÀ BÁO NHÀ VĂN PHẠM NGỌC TÂM DUNG
Ngày bé, ông họ tôi làm ở thành phố Nam Định. Ông luôn đặt các loại báo mang về làng cho bọn trẻ chúng tôi đọc. Cứ mỗi chiều đi làm về, trên ghi đông xe đạp ông thế nào cũng có quà, khi là một vài quả sấu, vài cái kẹo sìu châu còn báo thì không khi nào thiếu, khi thì báo TNTP, khi thì báo Phụ nữ, Nhân dân... Tôi như con mọt sách đói chữ, bất cứ lúc nào rảnh rỗi là tót sang nhà ông ngấu nghiến đọc. Đọc chuyên mục chị viết, tôi cứ thắc mắc không biết người viết này ở ngoài đời như thế nào? Chắc chị xinh đẹp và rất am hiểu về tâm lý. Khi gặp chị, tôi ngỡ ngàng. Ở tuổi ngoài 70 mà trông chị mới chỉ hơn 60 tuổi. Dáng vẻ nhanh nhẹn, khỏe mạnh, những nét thanh xuân tươi tắn dường như ít phôi pha trên gương mặt chị.
TẠ HỮU YÊN
BÀN TAY MẸ
Bàn tay mẹ Bế chúng con
Bàn tay mẹ
Chăm chúng con
Cơm con ăn
Tay mẹ nấu
Nước con uống
Tay mẹ đun
Trời nóng bức
Gió từ tay mẹ
Con ngủ ngon
Trời giá rét
Cũng từ tay mẹ
Ủ ấm con
Bàn tay mẹ
Vì chúng con
Từ tay mẹ
Con lớn khôn
LỜI BÌNH CỦA NGUYỄN THỊ THIỆN
Trong mỗi gia đình, người mẹ thường là người vất vả nhất, luôn lo toan, chăm sóc bữa ăn, giấc ngủ và mọi mặt đời sống cho các thành viên. Xúc động trước tấm lòng và sự nhẫn nại hy sinh của mẹ, nhà thơ lớn Tạ Hữu Yên (1927- 2013) đã viết nên bài thơ "Bàn tay mẹ". Thi phẩm vừa ra đời đã được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt. Nhạc sĩ Bùi Đình Thảo đã phổ nhạc thành bài hát cùng tên từ những năm 70 của thế kỷ trước, được rất nhiều người yêu thích.
TÌM HIỂU BÀI THƠ ĐƯỜNG LUẬT “CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ” CỦA BÀ HUYỆN THANH QUAN
Bùi Minh Trí
"CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ” là một trong những kiệt tác thơ thất ngôn bát cú Đường luật của Bà Huyện Thanh Quan
"Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc xa đưa lẫn trống dồn.
Gác mái, ngư ông về viễn phố
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn
Ngàn mai gió cuốn, chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa, khách bước dồn.
Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ,
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?".
Hai câu đầu 1 và 2 (Mở đề - giới thiệu về thời gian, không gian, sự vật, sự việc).
Câu thơ đầu (phá đề) "Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn" tả một cảnh hoàng hôn êm đềm. Hai chữ "bảng lảng" như con mắt của câu thơ, tạo nên hình ảnh đặc sắc, đó là ánh sáng nhạt nhòa lúc trời sắp tối, khi gần khi xa, khiến ta thấy nét buồn của buổi chiều tà.
Câu thơ thứ hai (thừa đề, chuyển tiếp ý để đi vào phần sau) “ Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn”. Đối với người xa nhà thì khoảnh khắc hoàng hôn thật là buồn. Nỗi buồn ấy lại được tăng lên bởi tiếng ốc (tù và) và tiếng trống dồn vang lên trong lòng . Ta như còn thấy cả không gian rộng lớn: Chiều dài (tiếng ốc), chiều cao (tiếng trống trên chòi cao) gieo vào lòng người lữ khách một nỗi buồn xa xăm, một niềm sầu thương tê tái. Câu thơ vừa có ánh sáng (bảng lảng) vừa có âm thanh (tiếng ốc, trống dồn) tạo cho cảnh hoàng hôn một màu sắc riêng của miền quê.
NỖI NIỀM TA GỬI TRONG THƠ
( Giới thiệu tập thơ GIẤC THU EM của Hoàng Văn Năm)
PGS.TS. Nhà văn Vũ Nho
Hoàng Văn Năm tham gia Câu lạc bộ Văn Chương của Hội Nhà Văn Việt Nam với vai nghệ sĩ nhiếp ảnh và vai sáng tác. Thơ và ảnh của anh từng được lên trang Website Tác phẩm & Bạn đọc. Nhiều người đọc quan tâm đến thơ anh đã náo nức truy cập. Tôi biết số liệu này vì hàng ngày, Tổng biên tập đều được thông báo mỗi bài có bao lượt người xem. Nhưng tác giả vốn thận trọng nên rất ít đăng bài. Bây giờ, những bài thơ viết từ lâu, được gom lại trong tập “ Giấc thu em”.
Thường thì những tác giả khi trình làng tập thơ đầu tiên hay chọn những bài thơ tình. Lí do chắc có nhiều. Nhưng có lẽ lí do căn bản là chỉ khi yêu ( yêu quê, yêu cánh đồng, dòng sông, yêu tuổi thơ và nhất là yêu người khác giới), khi tình cảm rung động mãnh liệt nhất thì người viết mới tìm đến thơ để thể hiện, để giãi bày và mong muốn được sẻ chia. Và những bài thơ được viết trong trạng thái cảm xúc đó dễ thành công hơn cả.
Năm 2015, tác giả đã chọn in 100 bài thơ ở Nhà xuất bản Hội nhà văn với tên gọi “Tình em”.
Lần này, với tập thơ “ Giấc thu em” cũng không là ngoại lệ.
Tất cả những nỗi niềm vui buồn, nhớ nhung, mơ ước, hò hẹn, bâng khuâng, với dòng sông Đáy, với “ Hồng Quang quê tôi”, với “người bên ấy”, với “người áo trắng ngọc ngà”, với “Cái thời chập chững lòng vừa biết yêu”, hoặc với đêm xòe huyền diệu vùng Tây Bắc “Lung linh đôi mắt nai cười/ Đôi chân lạc bước đất trời ngả nghiêng” đều được gửi trong thơ của tập thơ này.
Chân dung Vũ Nho qua “Trên sóng & trong lòng bè bạn”
Đọc Trên sóng & trong lòng bè bạn của Vũ Nho, Nhà xuất bản Thanh Niên, 2021
Nguyễn Thị Bình
Ninh Bình không chỉ tự hào với những Danh lam Thắng cảnh nổi tiếng trong nước và thế giới, mà còn được biết đến bởi tên tuổi của những nhà văn sinh ra ở Ninh Bình, đã và đang làm rạng danh cho quê hương, như Sương Nguyệt Minh, Mai Văn Phấn, Vũ Xuân Tửu, Phạm Quang Trung, Vũ Nho… Có thể nói, tuy không lập nghiệp ở Ninh Bình, nhưng tác phẩm của những nhà văn ấy ít nhiều vẫn đau đáu về quê hương, và quan trọng là luôn thể hiện tâm hồn, cốt cách và tài năng của người con Ninh Bình.
Nói riêng về nhà văn- PGS.TS Vũ Nho. Ông quê ở thôn Trà Đính, xã Gia Minh, huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình. Đối với bạn đọc, bạn nghe nhìn trong cả nước- nhất là những người làm công tác giáo dục, thì tên tuổi của ông vô cùng quen thuộc “Trên sóng” qua hàng loạt bài trả lời phỏng vấn, các Đài, Báo Trung ương, và “Trên sách”, qua các tác phẩm thơ, truyện, lý luận phê bình, sách dịch, sách hướng dẫn, tham khảo dạy và học bộ môn Ngữ văn trong trường phổ thông… Cho đến nay (2021), ông đã in 114 đầu sách, sách dịch, viết chung và riêng về văn chương và giáo dục. Đúng là một “gia tài” đồ sộ khiến bao người thán phục, ngưỡng mộ và mơ ước. Cuốn sách ông mới cho ra mắt bạn đọc: “Trên sóng & trong lòng bè bạn” ( NXB Thanh niên, quý IV, 2021) đã mang đến cho độc giả một cái nhìn khá thú vị về chân dung văn học của nhà văn Vũ Nho.
CHÙM THU-2019
Trần Trung
1/THOANG THOẢNG THU ÊM
se sẽ nhón êm...
Thu lãng đãng.
Dịu bước đi, là thu sắp qua Ta,
Thu đẹp nhất khi sắp rời xa Thăng Long-Hà Nội
Ríu rít Cốm Vòng,
Nói lời bối rối
Xao động sóng Hồ Tây, níu bước chân thon
Chao...
Bao gái trẻ,
thả bước thời trang, vẫy gọi,
Trấn Quốc chuông buông
Lơi
Mềm hương khói...
Ngày lại qua,
Thành kính-Gió bay.
Hà Nội thu,
Những cuối mùa, đẹp nhất ! là thật thu,
Hay ảo diệu, tuột tầm tay với
Như nắng nuột-Lãng lướt,
Tận ngày say...
HÀ Nội, 23/9/2019.
2/TIẾC THU
TÌNH MẸ
Truyện ngắn của Phạm Ngọc Tâm Dung
NHÀ GIÁO NHÀ VĂN PHẠM NGỌC TÂM DUNG
Nghe tin Bình, con gái chị bạn thân sinh con gái đã gần ba tháng, thành phố lại cách ly covid, nay tôi mới tranh thủ đến thăm mẹ con cháu và động viên bạn mình.
Sau tiếng chuông, người mở cửa cho tôi là Bình.
- Con chào cô Hạnh!
Bình đây ư!
Một thiếu phụ tươi tắn, gọn gàng trong bộ quần áo mặc ở nhà, đúng phom "gái một con". Rồi Bình tong tả đi pha trà mời khách.
Tôi xúc động cầm chén trà, một cái gì cay cay đang bò trong sống mũi tôi.
Chợt nghe tiếng trẻ khóc, Bình xin phép, vội vào nhà trong và tiếng âu yếm nựng con khe khẽ vọng ra:
- Ầu ầu…Mẹ đây, mẹ Bình đây rồi!
Tôi đang như người lạc từ hành tinh khác, rơi tõm vào căn phòng này thì Phương, bạn tôi về.