CHIẾC THẮT LƯNG DA Sửa
Truyện ngắn của Hồng Huyên
Tận cuối làng, dọc theo đường sông, khoảng hai mét, có một con đường nhỏ đi vào một mảnh vườn rộng hơn một sào đất. Những luống rau cải đã lên hoa bát ngát trải dài thẳng băng. Cuốn hút hết cả các dàn hoa bí, hoa mướp, dưa chuột, dưa lê. Những tia nắng hoàng hôn đang khuất sau lũy tre làng. Cuối vườn xuất hiện một ngôi nhà mái ngói màu đỏ, một phụ nữ bước trong nhà đi ra, tay cầm cái đấu đựng thóc, miệng gọi bật bật những đàn gà ra ăn, để chúng chuẩn bị lên chuồng. Những máng lợn to đùng, nàng xách từng xô thức ăn đổ đầy máng, rồi nàng gọi ỉn ỉn. Cả một đàn lợn khoảng chục con vừa đi vừa kêu ủn ỉn đàng sau gian nhà đi ra, nó cũng như xếp hàng thứ tự. Nàng vuốt vào đầu chúng nói: - ăn đi rồi vào chuồng, để cho bà còn dọn dẹp.
Trong gian nhà, có tiếng rên, rồi gọi mẹ cu đâu. Nàng chạy vội vào rồi hỏi:
- Dạ! Mẹ gọi con ạ.
- Cháu Tít đi học về chưa con.
- Sắp về rồi mẹ ạ.
- Con nấu cơm đi để thằng Tít về ăn, trưa nay mẹ thấy nó ăn ít lắm.
Nàng vâng rồi nói: - Con đặt nồi cơm rồi, thức ăn mặn đã có, con nấu thêm nồi canh nữa là xong. Tối nay mẹ ăn cơm hay ăn cháo để con nấu.
- Mẹ cũng ăn cơm thôi, để con đỡ vất vả. Mẹ suy nghĩ, - một mình con dâu phải lo biết bao nhiêu là việc. Bà ốm đau chẳng giúp được gì cho con. May mà có thằng Tít, có mẹ có con. Sau này bà trăm tuổi, mẹ con còn có nhau. Bà nghĩ đến đây, hai dòng nước mắt cứ chảy ròng ròng, thấm ướt hết cả cái gối. Bà thương con dâu, bà nghĩ, - đẻ thằng Tít mới hơn một tuổi, thì chồng đã hy sinh. Hồi đó, trước khi chồng nó về phép, để chuẩn bị hành quân vào Nam, mẹ nó có bầu, bây giờ mới có thằng Tít, bà cũng yên tâm. Nhưng bà càng thương con dâu, nó còn trẻ quá, mà chồng hy sinh, nên bà muốn con dâu đi bước nữa, chứ nó lại giống như tình cảnh của bà, thì khổ thân. Bà cũng phải nuôi con một mình y như mẹ thằng Tít bây giờ. Ông đẻ ra bố thằng Tít chưa đầy hai tuổi thì cũng hy sinh. Từ đấy bà cũng sống nuôi con một mình, không đi bước nữa. Bà vượt qua bao gian truân, đấu tranh với chính bản thân mình. Một thời trẻ, đầy sức lực, tràn trề nhựa sống. Bà nghĩ lại càng thương con, bà khuyên nhủ con dâu, - nếu có ai yêu thương con, con cứ để thằng Tít ở lại mẹ nuôi, con đi bước nữa, chứ con đừng theo vết như mẹ thì khổ lắm! Nhưng con không nghe. Bà nhìn con suốt ngày làm việc, cũng biết con mình lấy việc làm để quên đi mọi ham muốn, tuổi trẻ đang tràn đầy sức sống. Con người chứ có phải sỏi đá đâu. Nó là tự nhiên sinh tồn mà. Bà nhìn và chú ý khi cả những lúc con dâu đến ngày kinh nguyệt, biết con chịu đựng như thế nào? Bà càng thương, bà khuyên bảo mà con dâu chẳng chịu nghe. Con còn bảo:
- Con đi rồi, mẹ thì già, cháu còn nhỏ ai chăm sóc. Con không đi bước nữa đâu.
Bà thấy, con thỉnh thoảng, nửa đêm cứ dậy xay lúa, hôm thì giã gạo, con còn tham cả nấu rượu bán. Bà nhìn con mắt ứa lệ, lúc giã gạo, ánh trăng đêm le lói chiếu vào con, rồi chiếu vào bóng tre, phảng phất. Bà như thấy con trai mình cùng giã gạo bên vợ. Rồi bà lại khóc, bà cố kìm tiếng khóc để khỏi con dâu nghe thấy, nhưng kìm hãm nhiều tiếng nấc càng to. Hằng nghe thấy vội vào xem mẹ ra sao? Hằng vào bà ôm chầm lấy con, thương con, bà nói:
- Gần sáng rồi con đi ngủ thôi.
- Con làm ầm quá mẹ không ngủ được ạ.
- Con đi ngủ, mai làm tiếp, cứ thế này thì ốm đấy con ạ.
Hằng nghe lời mẹ đi ngủ, nàng nghĩ, - chắc mẹ không ngủ được là vì mình.
Sáng hôm sau, mẹ gọi Hằng vào nhà bảo, để con đỡ tham việc, bà nói:
- Con trót nấu nồi rượu này rồi, từ nay con đừng nấu nữa, vì nấu rượu lậu là việc cấm đấy con ạ. Việc đấy cũng không tốt đâu con nhé!
Hằng cũng lắng nghe mẹ, Hằng chỉ nghĩ, - mình nấu bán thêm đồng nào để lo cho gia đình đỡ khó khăn, còn cái bã thì cho lợn ăn. Hằng nghe mẹ nói vậy không nấu nữa!
Hôm nay Hằng cũng dậy sớm giã gạo, nàng giã để sáng ra nàng mang mấy cân đi bán, lấy tiền để đóng tiền học cho con, thuốc men cho mẹ. Từ trong bóng tối, Thắng xuất hiện, chạy vào xin giã gạo đỡ Hằng. Hằng cứ xua đuổi Thắng về, vì Hằng sợ có ai nhìn thấy, hay mẹ chồng thì khổ cho Hằng, rồi vợ con Thắng hiểu lầm lại ghen tuông.
Thắng ngày xưa cùng học với Hằng, Thắng ít hơn chồng Hằng hai tuổi. Thắng cũng đi bộ đội, anh là thương binh, xuất ngũ về quê, lấy vợ, và đã có hai con. Bây giờ anh làm chủ tịch xã, anh rất thương Hằng, tình bạn bè từ hồi học phổ thông với nhau. Anh thấy hoàn cảnh của Hằng, một mình nuôi con, nuôi mẹ chồng ốm đau, gia đình liệt sĩ. Có chế độ gì, hay kêu gọi bà con trong xã để giúp đỡ. Hằng đều không nhận, Hằng bảo:
- Nhà tôi cũng khổ, nhưng xã mình còn có nhiều người khổ hơn tôi. Cho nên, các cán bộ và bà con cứ ủng hộ họ, bao giờ tôi khó khăn thật sự, tôi sẽ kêu mọi người giúp.
Hằng quyết tâm làm việc, lo toan gia đình cho đỡ túng thiếu. Một mình nàng cấy hơn một mẫu ruộng, nàng còn chăn nuôi, trồng rau bán. Nàng làm việc quần quật suốt ngày, chẳng có hơi sức đâu để nghĩ đến bản thân. Trong xã nàng được nêu tên, “người phụ nữ ba đảm đang,” còn được bầu làm trưởng ban phụ nữ.
Trong những ngày nàng đi họp ban phụ nữ ở xã, nàng không ngờ, nàng đã lọt vào mắt xanh của phó chủ tịch xã. Anh quay ra tán tỉnh nàng, mặc dầu anh đã có vợ con. Nhưng cứ muốn thỉnh thoảng “một tí” với nàng, anh cứ nghĩ nàng đang thiếu thốn tình cảm. Nhìn nàng đầy sức sống, mãnh liệt của tuổi trẻ, nên anh nghĩ rằng ….
Hôm ngày 8/3, ngày Quốc tế phụ nữ. Các chị em sôi nổi cả ngày, sáng làm lễ chào mừng kỷ niệm, chiều thì ca nhạc, diễn kịch… Tối hôm ấy mọi người liên hoan về rất muộn. Buổi ca nhạc chào mừng ngày hôm đó, các chi hội của ba làng trong xã thi đấu nhau để chấm giải văn nghệ. Hằng có giọng hát rất hay, ở chi hội của nàng, nàng như đứng đầu văn nghệ, nàng quyết đưa chị hội của mình đứng đầu xã. Không ngờ buổi thi đấu ấy chi hội của nàng đạt được giải nhất. Buổi diễn hôm đó nàng làm cho anh phó chủ tịch càng say mê. Anh ngồi nghe như nuốt từng lời ca tiếng hát của nàng, tiếng hát vang vọng trong không gian, va chạm vào nguồn gió, bay bổng tạt vào trái tim con người, làm mọi người xao xuyến, rung động. Nhất là các bài Quan họ giao duyên, sao lúc đấy nàng duyên dáng đáng yêu đến vậy, làm cho anh càng si mê nàng.
Buổi tối hôm ấy, nàng về muộn hơn mọi người. Vì nàng trong ban phụ trách, nên nàng còn ở lại thu xếp công việc. Lúc nàng về trời đã khuya, ánh trăng đã tối dần sau lũy tre làng. Nàng rẽ vào đường mương về nhà, không ngờ, anh phó chủ tịch đã đứng chờ nàng. Anh thấy nàng, anh đến gần hỏi:
- Sao em về muộn thế?
Hằng giật mình hỏi:
- Sao anh lại ở đây? Muộn rồi anh đợi ai thế!
- Anh đứng đợi Hằng, sao còn việc gì nữa mà bây giờ mới về?
Hằng không biết anh thích nàng, cứ tưởng anh có việc gì, vì anh là cán bộ, nên nàng dừng lại để xem anh hỏi gì.
- Có việc gì quan trọng mà anh không để ngày mai! Thôi khuya rồi anh về đi, đằng nào mai em chẳng lên xã, vì mai em còn lấy giải thưởng để chia cho các chị em. Định tần ngần ấp úng:
- Không có việc gì đâu, anh muốn đợi em nói chuyện một lúc. Hôm nay em diễn hay quá! Hát cũng quá hay, anh là người hâm mộ em nhất đó.
Hằng sợ khuya mà cứ đứng đây nói chuyện với anh, Hằng sợ, lỡ có ai nhìn thấy họ hiểu lầm, nên nàng xin phép ra về.
Định không thể kìm hãm được nữa! Anh ôm chầm lấy nàng, anh thổ lộ yêu nàng, Hằng vùng vẫy mãi không được. Sau đó, Hằng lấy chân đạp vào chỗ hiểm, anh đau quá mới buông nàng ra. Nàng chạy một mạch về nhà, đường tối hun hút, chạy đâm cả vào hàng rào nhà nàng, bị tre đâm vào tay chảy cả máu. Nàng nghĩ, - sao hôm nay đen thế, đầu tháng trăng đã lặn, trời như sắp mưa…
Về đến nhà, mẹ chồng vẫn đang ngồi ở mái hiên, mấy hôm nay bà đỡ ốm, bà đã dậy được cơm nước, nấu cám lợn, dọn dẹp cho Hằng. Vì thế, mấy ngày Hằng đi tập văn nghệ, có mẹ đỡ đần, mới yên tâm tập luyện.
Hằng bước vào sân, mẹ Hằng đã hỏi:
- Đã tan văn nghệ rồi hả con. Mẹ Thấy Bà Năm sang hỏi mua một ít rau húng chó, mẹ bảo bà ấy vào hái một ít mà ăn. Bà ấy nói chuyện về con, bảo con hát hay quá! Bà ấy cứ khen con. Bà ấy còn nói chuyện, hôm nay ngày mồng 8-3, chồng bà ấy mua hoa, rồi bắt hai con vịt để liên hoan mừng ngày Quốc tế phụ nữ, cho tất cả các phụ nữ trong gia đình. Mẹ Hằng còn khen và bảo:
- Ông chồng bà ấy trông cục mịch thế mà cũng ga lăng, tâm lý con nhỉ?
- Hằng vâng, rồi chạy vội vào nhà lấy cồn rửa chỗ vết thương, nàng không muốn mẹ nhìn thấy lại xót xa, lại hỏi nàng, thì nàng không biết trả lời thế nào, rồi hiểu lầm về nàng. Mẹ ngồi càng nghĩ thương con dâu, chẳng có ai tặng hoa, quà cho con. Bà chỉ mong có người nào yêu thương con, thì bà cũng tạo điều kiện cho hai con gần nhau, họ yêu thương ngầm với nhau cũng được. Nếu con mình không chịu đi bước nữa, thì cũng để cho con đỡ khổ, phải chịu đựng… con mình còn quá trẻ. Bà đã từng trải qua tình cảnh đấy rồi, bà càng thương con, bà nghĩ, - đừng giống bà.
Bà thấy Hằng cứ ở trong nhà không thấy ra. Bà tưởng, con hôm nay mệt, chắc về lăn ra ngủ, bà đi vào phòng xem con có kịp bỏ màn không, để bà bỏ màn cho con. Bà vào thấy con mặt xây xước, tay chảy máu, bà hỏi con:
- Con bị ngã hay sao? Khổ thân con tôi, rồi bà lấy mật gấu ra bóp. Hằng vội bảo mẹ:
- Con về, hôm nay lại không có trăng, con đang đi thì con chuột chạy qua, con tưởng cái gì, con sợ quá, chạy thế là bị ngã mẹ ạ. Hằng không dám kể ông phó chủ tịch trêu ghẹo nàng. Mẹ Hằng nói:
- Không ngã xuống mương là mừng rồi con ạ.
Hằng bảo mẹ đi ngủ, muộn quá rồi, con cũng mệt, con đi ngủ đây mẹ ạ.
Mẹ Hằng cũng nghĩ con vừa đau lại mệt, để con đi ngủ, bà cũng ra giường của mình nằm. Cứ nghĩ đến con, lòng bà như se lại, bà thương con, khuyên nhủ mà chẳng chịu nghe. Nhìn con cứ thui thủi một mình, con trai thì suốt ngày đi học, tối về lại bài vở, mẹ con chỉ gặp nhau trong mâm cơm, rồi mỗi người mỗi việc.
Định phó chủ tịch xã, từ hôm bị Hằng phản kháng lại, anh trở mặt quay ra thù Hằng. Hôm sau Hằng đến xã, anh nhìn thấy Hằng có vẻ hơi ngượng. Nhưng lòng ham muốn vẫn không chấn tĩnh được. Anh vẫn lờ chuyện hôm qua coi như không có vấn đề gì. Trong đầu anh nghĩ, - “Thèm hơi trai bỏ xừ đi mà ra bộ.” Anh quyết yêu và chiếm đoạt bằng được Hằng. Anh tìm mọi cách để gần Hằng, tặng Hằng đủ thứ, Hằng cũng không nhận…
Hằng bây giờ đi đâu nàng càng cảnh giác. Nhất là Định, anh cứ cậy mình làm cán bộ, anh vị cỡ việc này, việc kia để gần nàng. Thấy nàng tươi cười với Thắng, chuyện trò vui vẻ, rồi một năm họp lớp một lần, tình bạn bè rất trong sáng, thế mà Định tung chuyện lên, nói với vợ con Thắng, để vợ Thắng ghen, chửi bới Hằng, rồi Vợ Thắng vào cả nhà Hằng nói chuyện làm um với mẹ chồng Hằng, làm Hằng ngượng vô cùng.
Thắng giải thích lý do cho vợ mà vợ cũng không chịu nghe. Bà con dân làng không biết thế nào, cứ tưởng Hằng như vậy, cứ mỉa mai Hằng, yêu ai thì yêu, nhưng đừng nhằm vào những người họ đã có gia đình, đừng phá vỡ hạnh phúc của họ. Còn nhóm bạn chơi với nhau, ai cũng biết Hằng rất nghiêm túc, không có chuyện ấy. Mẹ chồng Hằng cũng tin con, bà nghĩ, - chắc có ai thích con mình, nhưng không được, mà dựng chuyện làm hại con, cả Thắng chủ tịch xã nữa. Chắc cố làm nhục hại người ta, để tranh quyền chức. Nhưng ở xã, ai cũng biết Thắng, anh là bộ đội xuất ngũ về, anh làm việc rất thẳng thắn, tính nết rất cởi mở. Anh còn rút đỡ các gia đình khó khăn trong xã. Anh muốn xã không có gia đình nào khó khăn nữa. Thực ra ai cũng biết điều đó.
Hằng bị oan, nàng cố chứng mình cho mọi người biết, và tìm mọi cách để chứng minh sự trong sạch của mình và Thắng. Định thì vịn cớ vợ Thắng đang ghen vào làm um cả dưới xã, Định nhân cớ này làm to chuyện để Thắng mất chức, Định thay cái ghế của Thắng. Nhưng sự ham hố của Định với Hằng vẫn còn, nên anh không kìm chế được, mỗi khi nhìn thấy nàng. Bây giờ, Hằng đi đâu nàng cuộn tròn cái thắt lưng của chồng mang theo bên người, khi cần làm vũ khí. Nàng coi như chồng ở bên cạnh bảo vệ nàng, không ai làm nhục nàng được.
Hôm nàng đi họp phụ nữ tối ở xã về. Vì ban ngày ai cũng bận, nên chỉ họp vào buổi tối để mọi người có mặt đầy đủ. Buổi họp hôm đấy rất căng thẳng với Hằng. Trong buổi họp phụ nữ hôm ấy, hoàn toàn đưa ra bắt nàng làm kiểm điểm. Nàng nhất định không làm, nàng chứng minh là nàng bị hãm hại, vu khống. Nàng còn đề nghị tìm ra người hại nàng và Thắng. Nàng quyết tâm và hứa, sẽ tìm ra thủ phạm. Nàng nghĩ, - mình phải lấy lại danh dự cho nàng, con nàng, mẹ chồng nàng và Thắng bạn thân nữa. Nàng cố sống đẹp để con tự hào về mẹ.
Tối hôm ấy, buổi họp không giải quyết được việc gì. Định đã nói với phó ban phụ nữ, và một số hội viên, buổi họp hôm ấy bắt Hằng phải làm kiểm điểm bằng được. Nhưng không ngờ, Hằng rất quyết tâm giữ gìn sự trong sạch của mình. Nàng nghĩ, - nàng mang theo thắt lưng của chồng, nàng thấy yên tâm. Quyết bảo vệ danh dự cho mình, nàng không sợ gì hết. Khi tan buổi họp không hiểu sao, “ma xui quỷ ám” thế nào mà Định lại xuất hiện, chặn Hằng đi họp về, Định lấp ở gốc cây to, chạy ra ôm chầm Hằng. Nàng cũng mất cảnh giác, nàng vùng vẫy. Định ôm chặt nàng hơn rồi còn nói, - nếu nghe Định, cho Định yêu một cái thì mọi việc sẽ êm đẹp. Vì thế nàng cũng giả vờ đồng ý, lúc Định bỏ một tay ra để cởi khuy quần. Nàng thấy thắt lưng của chồng tung ra, nàng cầm lấy vụt mấy cái thật đau. Định không thể chống đỡ được, anh như bị người thôi miên từ lúc nàng cầm được thắt lưng của chồng. Nàng vụt một hồi rất mạnh, xong nàng chạy nhanh về nhà.
Nàng về đến nhà, mẹ nàng và con đã đi ngủ. Nàng đi rửa mặt mũi, nàng mới chấn tĩnh lại, nàng như trải qua một cơn giấc mộng, bây giờ mới tỉnh. Nàng vào ngồi cái ghế ở hiên mà mẹ thường hay ngồi, để tĩnh tâm lại. Nàng nghĩ lại việc vừa Xảy ra, sao mình lại hăng đến thế, nàng nghĩ, - có lẽ lúc đấy chồng nàng ở bên cạnh bảo vệ cho nàng hay sao? Nàng ngồi đăm chiêu suy nghĩ, - nhìn ra vườn, trăng hôm nay sao lại sáng thế, những tia sáng chiếu Xiên vào những luống hoa cải, làm vàng rực cả khu vườn. Thỉnh thoảng có những cơn gió thổi mạnh vào khóm tre ở góc vườn cứ lung lay, làm nàng cứ mơ tưởng, chồng nàng đang hái bó hoa cải để tặng nàng. Nàng cứ mơ màng, như đang trong đêm tân hôn vậy. Rồi nàng ngửa đầu lên ghế tựa ngủ thiếp một giấc ngon lành. Lúc gần sáng, nàng nghe thấy tiếng gà gáy, nàng mới tỉnh dậy, nàng vội về phòng ngủ, không sợ mẹ nhìn thấy.
Sáng hôm đấy nàng ngủ dậy, nàng mới suy nghĩ, - tối qua nàng lấy thắt lưng vụt rất mạnh vào mặt người Định. Hôm nay, nàng nghỉ một buổi ra đồng, nàng đi đến xã. Nàng gặp Định xem, mặt Định có những vết lưng da trên mặt không. Nếu có thì nàng nhân cơ hội này làm tung hoành, nói hết mọi việc, và làm đơn tố cáo Định, để lấy lại danh dự.
Không ngờ, khi nàng xuống xã, Định ngồi làm việc mà mặt đeo khẩu trang. Nhưng các vét lần lên ở trên trán vẫn sưng và đỏ rực. Nàng quay ra vào phòng văn thư, xin tờ giấy và mượn cái bút. Nàng ngồi viết đơn kiện Định, vì bây giờ mặc Định vẫn còn chứng cứ.
Nàng viết xong đơn, nàng đưa đơn cho Thắng. Thắng vừa làm chủ tịch, vừa là bí thư Đảng của xã. Nàng yêu cầu Thắng phải giải quyết ngay hôm nay. Nàng vừa đưa đơn, nàng vừa trình bày, bắt buộc Thắng phải triệu tập cả chi bộ họp ngày hôm nay. Định hôm đấy vẫn mưu mô, không chịu nhận. Nàng đành lấy thắt lưng da của chồng ra, nàng đề nghị, công an xã bắt Định bỏ khẩu trang, để lấy thắt lưng độ lên vết thương của Định xem khớp không. Đúng như nàng nói, công an xã đọ vào rất khớp. Thế mà Định vẫn không chịu nhận.
Hằng vội vàng lại viết tiếp một cái đơn nữa, nàng đạp xe vun vút lên huyện, khi lên đến huyện, nàng in ra làm hai bản, một bản đưa vào huyện, Một bản gửi lên tỉnh. Nàng sợ huyện không giải quyết được, thì tỉnh phải giải quyết. Hai hôm sau, tỉnh đánh công văn, đưa về huyện, bắt huyện cho người về để giải quyết ngay. Tỉnh biết Hằng là vợ liệt sĩ, rồi cán bộ phụ nữ rất có tiềm năng, biết xây dựng phong trào phụ nữ của xã rất sôi nổi, và đã được nhiều bằng khen về xã.
Huyện cho người về xã đã làm sáng tỏ. Định đã phải nhận hết mọi việc làm sai trái của mình. Định sợ mất hết địa vị của mình, anh quay sang xin lỗi Hằng, mong Hằng tha thứ. Hằng cũng là con người đại lượng, biết định đã xin lỗi rồi, và nhận mọi việc, Hằng cũng tha thứ không làm căng thẳng nữa, để cho Định không phải về vườn. Huyện cũng xem xét Hằng xin đỡ tội cho anh, nên anh chỉ mất chức phó chủ tịch, anh vẫn được làm cán bộ ở xã.
Mẹ Hằng bây giờ mới biết mọi chuyện con dâu mình. Bà tự hào con, nhưng bà thương con còn trẻ mà tính đầy nghị lực. Bà mong sao, con gặp được… Nhưng bà cũng biết tính của con, bà càng thương, bà nghĩ, - con dâu chắc lại giống mình? Bà nhìn con lòng như thắt lại.
H.H
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét