LÁ RỤNG MÙA ĐÔNG
Tâm
Dung
Có một người đi trong chiều mờ sương
Để con đường một đời thương nhớ
Gom dấu chân từ ngày xưa ấy
Dệt khúc buồn lá rụng mùa đông
Và chiều nay ở chốn xa xăm
Mưa có rơi trong phố chiều lạnh giá!
Từng ngọn gió đến từ miền hoang lạ
Có làm chiếc lá khô run rẩy vai gầy...!
Lại một mùa đông, lại một chiều mưa
bay
Lại bóng một người trên con đường xưa cũ
Bàn tay lạnh nắm tay kia cũng lạnh
Chơi vơi bước về phía lá rụng mùa đông ?
Cuộc đời này sắc sắc, không không
Vẫn kẻ ra đi vẫn con đường thương nhớ
Lá thì rụng trong đông tàn muôn thuở
Để ai người thăm thẳm một chiều đi ...!
Lại bóng một người trên con đường xưa cũ
Bàn tay lạnh nắm tay kia cũng lạnh
Chơi vơi bước về phía lá rụng mùa đông ?
Cuộc đời này sắc sắc, không không
Vẫn kẻ ra đi vẫn con đường thương nhớ
Lá thì rụng trong đông tàn muôn thuở
Để ai người thăm thẳm một chiều đi ...!
Chiều đông lạnh 16/12/2017
Lời
bình của Vũ Nho
Bài thơ mở đầu bằng một không gian buồn
“chiều mờ sương” và hình ảnh một người đi. Một người đi trên đường. Con đường lá
rụng. Và không nhiều người đi nên con đường
vắng còn in mãi những vết chân . Và thế là cái con đường chia li ấy trở thành
“đường một đời thương nhớ”. Người đi và người ở phải có một tình cảm sâu nặng lắm
mới có thể có tình cảm “một đời” như thế.
Người xưa từng cho rằng nỗi khổ đau nhất
của đời người ấy là “sinh li tử biệt”. Còn sống mà phải xa cách, chia lìa (sinh
li). Và khi chết mà không bên nhau, cách biệt nhau (tử biệt). Sinh li của thành viên bình thường đã khổ, của người đang
yêu càng khổ. Sự tổn thương, mất mát ở đây
không đau điếng, không hụt hẫng làm tê
liệt đến độ thẫn thờ như trong thơ Hàn Mặc Tử
( Người đi một nửa hồn tôi mất/ Một
nửa hồn tôi bỗng dại khờ- Những giọt lệ), nhưng nó âm thầm, dai dẳng. Nó khiến
người không đi chỉ còn biết “gom dấu
chân” kỉ niệm dệt khúc buồn…
Tác giả trên bờ biển Thịnh Long
Thời gian không làm dịu vết thương lòng
như thường lệ, mà hình như nó tỏ ra bất
lực. Chứng cứ là sau bao nhiêu ngày tháng,
chiều nay ( Chiều của hiện tại), có người
vẫn băn khoăn, thắc thỏm “ mưa có rơi
trên phố chiều lạnh giá” và gió hoang lạ “ có làm chiếc lá khô run rẩy vai gầy”? Đó là câu hỏi nhưng không có
dấu hỏi. Bởi vì đó là câu hỏi nhưng cũng là câu khẳng định “mưa rơi – lá rụng
–vai gầy” của “chiều mờ sương xưa” vẫn còn
ám ảnh “ chiều nay”!
Khổ thơ thứ hai nhắc lại thời gian và hoàn
cảnh như khổ thơ thứ nhất. Một sự lặp lại hình như cố ý chứ không phải vô tình.
Mùa lặp lại ( lại một mùa đông). Chiều mưa lặp lại ( lại một chiều mưa bay).
Con đường lặp lại ( con đường xưa cũ). Và hình ảnh người đi cô đơn lặp lại ( lại
một bóng người). Nhưng có lẽ có sự khác
biệt là bây giờ không phải là “người đi” mà là “ bóng người đi”. Bóng là
bóng của người ở lại với con đường. Không lượm dấu chân, mà chỉ đi để “nhớ”. Tất
cả đều lạnh lẽo, cô đơn. Lạnh từ chiều mưa, lạnh qua thân thể ( bàn tay lạnh nắm tay kia cũng lạnh), và lạnh ở trong
lòng. Một người đi xa vĩnh viễn chiều sương. Một người với con đường mùa đông một
đời thương nhớ. Hai sự ra đi mà chẳng thể gặp nhau. Như là một chuyển động đồng
hướng trên con đường thời gian dằng dặc.
Một điểm đáng chú ý là người viết dường
như đứng ở ngoài cuộc chia li này. Có một người đi để lại con đường thương nhớ.
Để rồi có một người kia cô đơn tay này nắm tay kia đều lạnh, trở thành người
“ thăm thẳm một chiều đi”. Một sự phân
thân hay là một cách khách quan hóa để không chỉ nói về một cặp đôi chia li? Có
lẽ là cả hai chăng!
Và hình như không chỉ có họ. Trên cõi đời bảy tỉ
rưỡi người này, có bao nhiêu cặp đôi vì muôn vàn lí do để lại cho nhau con đường
thương nhớ. Lại vẫn có kẻ ra đi mãi mãi.
Lại vẫn khiến “ai người thăm thẳm một chiều đi”!
Một hoài niệm về sự chia lìa nhẹ nhàng,
bảng lảng mà xa xót, âm thầm mà thấm thía về sự sinh li. Đó phải chăng cũng là
niềm mong không ai trong cõi yêu phải chịu cảnh như hai người “cùng đi” ấy!
Hà
Nội, 2/1/2018
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét