Diệp Trọng Kiện
Vũ Công Hoan dịch
Hôm nay, sau buổi lễ thờ phượng, có một người trai trẻ tên là Gioóc dừng bước trên hành lang nhà thờ, ngẩng đầu ngắm nghía bức tranh “Bữa ăn tối cuối cùng” treo trên tường.
Có tiếng người vọng lại ở đằng sau:
- Con biết người nào tên là Giuđa không?
Giooc quay đầu lại. Thì ra đó là vị mục sư già vừa giảng đạo trên bục.
Tuy Giooc chỉ là một tín đồ mới, nhưng từ nhỏ anh đã biết Giuđa là kẻ bán rẻ Chúa Jêsu. Đã là nhân vật phản diện, chắc chắn sẽ mang bộ mặt gớm ghiếc vốn có của nhân vật phản diện.
Giooc đưa mắt liếc nhìn từng người trên bức tranh. Anh ngạc nhiên khi nhận ra trên khuôn mặt của từng người đều tỏ ra hết sức an tường điềm tĩnh. Anh không thể chỉ ra chính xác người nào là Giuđa.
Gioóc ngượng ngùng nhìn mục sư lắc lắc đầu. Mục sư già cười bảo:
- Không nhận ra người nào là Giuđa không phải là lỗi của con. Để ta kể cho con một câu truyện.
Hơn hai mươi năm trước, khi họa sĩ Leonarđo da vinci tiếng tăm nổi như cồn, một hôm có một vị mục sư tên là Mailjier ở địa phương đến thăm Dơvinci, mời họa sĩ vẽ cho một bức tranh của nhà thờ vừa mới xây. Với chủ đề là bữa ăn tối cuối cùng của Jêsu và mười hai môn đồ của Ngài ghi trong “Kinh Thánh tân ước”. Tuy lúc ấy họa sĩ Davinci rất bận, nhưng ông vẫn vui vẻ tiếp nhận nhiệm vụ thiêng liếng này.
Mục sư và họa sĩ giao hẹn một tháng sau sẽ có tranh. Nhưng chỉ mới nửa tháng họa sĩ đã hoàn thành tốt đẹp bức tranh sơn dầu.
Nửa tháng sau, vào một buổi sáng sớm, họa sĩ đang sửa soạn đem bức tranh sơn dầu đến chỗ mục sư, thì mẹ họa sĩ một một bà già mái tóc điểm sương hiền lành nhân từ bưng ly cà phê đi vào phòng vẽ của con. Bước tới trước bức tranh sơn dầu, bà thưởng thức kiệt tác của con trai, rồi mồm bà bỗng thốt lên một tiếng ô.
- Sao thế mẹ, có vấn đề gì không? - Họa sĩ hỏi mẹ.
- Con thân yêu, sao con vẽ người kia xấu xí thế?
Bà mẹ chỉ tay vào một nhân vật trong tranh hỏi. Người vẽ trong tranh lông mày gian giảo như kẻ cắp,mắt ti hí như mắt chuột, môi vểnh sang một bên, trông rất nham hiểm xảo quyệt.
Họa sĩ nói:
- Hắn là Giuđa.
- Taị sao con vẽ Giuđa xấu xí thế?
- Mẹ ơi, vì Giuđa phản bội Chúa Jêsu.
- Con thân yêu, mẹ cảm thấy con hãy nên đọc lại “Kinh Thánh”.
- Kinh Thánh ư?
- Phải, hãy đọc những chương tiết liên quan đến Giuđa trong”Kinh Thánh Tân ước”con ạ.
Họa sĩ không biết tại sao mẹ ông lại giục mình làm thế, nhưng ông vẫn lấy quyển “Kinh Thánh tân ước”về nhà đọc những chương tiết liên quan đến Giuđa, sau đó ông nhìn mẹ một cách nghi ngờ không hiểu.
Bà mẹ cười hỏi con:
- Trong “Kinh Thánh tân ước”có ghi chép nào liên quan đến tướng mạo của Giuđa không?
- Không.
- Vậy có phải con cảm thấy kẻ bán rẻ Chúa Jêsu nhất định phải có diện mạo xấu xí như thế sao?
- Thưa mẹ, trong hiện thực có thể không phải, nhưng xét cho cùng đây là một bức tranh, con chỉ khắc họa nhân vật phản diện này cho có thêm hình tượng mà thôi.
- Tuy đây chỉ là một bức tranh, nhưng nó sắp được treo trong Thánh điện. Con ơi, Đức Chúa Trời yêu người đời. Mẹ cảm thấy đối với người trung thành với Ngài và kẻ phản bội Ngài, Đức Chúa Trời đều yêu mến như nhau...
Nghe mẹ nói như thế, họa sĩ như được gợi mở, cuối cùng ông bừng tỉnh, hoàn toàn hiểu ra lẽ thật, họa sĩ quyết định tu sửa lại hình tượng của Giuđa.
Rốt cuộc trên bức tranh “Bữa ăn tối cuối cùng”đã sửa, Giuđa cũng có bộ mặt bên ngoài an tường điềm tĩnh giống như mười một môn đồ khác của Chúa Jêsu.
Họa sĩ chuyển bức tranh sơn dầu đến tay mục sư Mailjier, vị mục sư ngợi khen hết lời tác phẩm của Lêona dơ vin ci.
- Ta là Mailjier– vị mục sư già tóc bạc phơ phơ nói với Gioóc – Thật ra lúc ban đầu ta không hài lòng lắm đối với hình tượngGiuđa dưới ngòi bút của họa sĩ, nhưng ngaị vì tên tuổi của ông ấy ta không nói ra, mãi cho đến khi nghe họa sĩ kể lại quá trình sửa tranh của ông ấy, ta mới phát giác mình nông cạn biết chừng nào. Mẹ của họa sĩ đúng là vĩ đại quá. Bà gần Đức Chúa Trời hơn ta. Bà khiến ta sáng tỏ, khi chúng ta đứng trước những kẻ như Giuđa, thì sự nguy hiểm lớn nhất không phải là sự tự tư, oán hận, độc ác và sự xảo trá của họ làm tổn hại đối với chúng ta, mà chính chúng ta đã để cho nỗi thù hận, độc ác và xảo trá nẩy nở trong lòng mình, từ đó đâm ra bại hoại bản thân.
Vũ Công Hoan dịch ngày 26 tháng 3 năm 2013
( Theo Tiểu tiểu thuyết Trung Quốc năm 2011)
Suy nghĩ của bà mẹ họa sĩ rất gần với thuyết Trung quán luận của Phật giáo.
Trả lờiXóaVũ Công Hoan dịch rất nhiều sách của Mạc Ngôn, nên thoáng tấy Vũ Công Hoan là dừng lại đọc liền. Câu chuyện hay quá. Cảm ơn chủ nhà
Cám ơn bác BU về nhận xét.
Trả lờiXóaCũng về bức tranh này, hôm trước tôi có đọc bài sưu tầm đại ý : Họa sĩ vẽ bức tranh rất lâu. Ban đầu vẽ Chúa trước từ người mẫu là một thanh niên tuấn tú. Sau hơn một chục năm mới vẽ Giu đa. Người mẫu để vẽ Giu đa là một tội nhân tử tù. Khi tranh vẽ xong, người tử tù xin họa sĩ kêu giảm án. Chính anh ta là người mẫu để vẽ Giê su.
Quả thật khó nhận ra Giu đa trong số các tông đồ.
Bác Vũ Công Hoan dịch rất nhiều truyện TQ. Bác gửi cho rôi một kho. Thi thoảng tôi lại đưa để đổi MÓN!
Trùm đại Hán thế kỉ 20 này mặt mũi phương phi lắm mà .