TÔI VỀ
QUÊ
Trần Trung
1/Cứ mỗi lần từ
Hà Nội về thăm Quê, tôi lại ngùi ngùi, xúc động mà thương Thành Nam Quê mình.Chao
ôi! Đất Nam Định-mang"phong vị và thổ ngơi"(chữ của Nguyễn
Tuân) của một vùng Văn hiến một thời.
Mà, lại trở thành tiếng thở dài nuối
tiếc, khi ta hoài vọng về kỉ
niệm đã qua.
Từ ngày chuyển lên Hà Nội, do bộn bời
công việc cùng lo toan mưu sinh ở đất
Kinh kì, vợ chồng tôi ít về Quê.Dẫu ở
đất Thành Nam-Quê Nội tôi có quá nhiều kỉ niệm
vui buồn từ thưở ấu
thơ.Làm sao mà không nhớ thương và tự
hào, kiêu hãnh về đất Tức Mạc-nơi cội nguồn,
phát tích của dòng tộc Nhà Trần.
Có những lần về
thăm Quê-nhất là những dịp "Thanh minh trong tiết tháng ba",sau khi sang
bên kia sông (Đào)thuộc đất làng Nam Vân-Nam Trực, thắp hương
cho ông bà Nội, tôi lại qua nghĩa trang Hoa Đồng để thắp
hương cho mẹ.Rồi, cứ
mỗi lần ấy, tôi hay có thói quen tìm về Hồ Vị
Xuyên mà kí ức tuổi thơ tôi, cái hồ
này từng có tên tiếng Pháp: Hồ La-Két.Tôi lặng lẽ và thành tâm khi đứng
trước bức tượng đồng
uy nghi và cao cao của Đức-Thánh-Trần Hưng Đạo
đại vương.Tôi lầm rầm khấn
thầm những mong Cụ Trần "sống
khôn thác thiêng" mà phù hộ
cho Đất-Quê này, xứ sở Đại
Nam này sẽ qua cơn rối loạn
và bĩ cực của cái thời đương đại
thật lắm chuyện buồn
vui và được mất này.Trong con mắt ngưỡng vọng
và thành tâm của tôi lúc
đó, hình như tôi lại nhận ra một
điều lạ: Đức Thánh Trần
đứng đó vừa thật oai phong, đĩnh đạc,
uy nghiêm,lại vừa như trầm
tư, suy ngẫm lung lắm! Chợt, một
cơn gió thổi mạnh làm bay tung những
chiếc lá đã ngả sắc vàng. Tôi cứ
đứng đó lặng lẽ mà nhìn theo những
chiếc lá vàng rơi rụng bị
gió cuốn ra tít xa...
***
2/Hôm nay,tôi lại
trên đường về Nam Định. Bởi
dồn dập khoảng mưoi
ngày nay, tôi liên tiếp
nhận được tin nhắn hoặc điện
thoại(gọi rất vội,
rất nhanh!) của những người
bạn học xưa của
tôi:
-Sao lâu rồi
mày(ông) không về!Ông
quên Quê mình rồi à!
Chúng tôi rất nhớ ông. Về đi!
-Ông đã biết
chưa, thằng Tú-Hàng Sũ bị ung thư rồi!
-Trung ơi!
Thằng Đăng-Địa( Thầy giáo Đăng-dạy
môn Địa lý) đang dạy học hay luyện
thi gì đó, tự nhiên ngã gục xuống bục
giảng. Đột quỵ rồi!
Chao! NHững thông tin-cảm xúc dập dồn,
gấp gáp...đầy nước mắt.
Xe tôi tiến dần vào Thành phố.
Tôi quan sát nhanh.Hai bên đường
phố, nhà cửa mọc lên san sát.Rất
khang trang và sáng sủa hơn nhiều so với
ngày tôi rời Thành phố Quê hương lên làm việc
và sinh sống ở Hà Nội.Mà, cũng lạ
và bất ngờ khi tôi lại "mục sở thị"
mà lại chạnh lòng khi nhận ra: Cửa hàng cửa
hiệu buôn bán thì nhiều.Thế mà lại
rất thưa vắng khách mua.Trên đường
phố qua lại, vẫn nhiều
xe đạp. Tôi tự nhủ: hay là gần
đây, xăng liên tục tăng
giá..
Thấy còn sớm,tôi dừng
xe ở phố Vải Màn (không hiểu
sao tôi cứ thích gọi tên phố từ ngày xưa).
và xe đỗ ở hàng phở Đán-một hàng phở
ngon nổi tiếng từ lâu lắm
rồi.Tất nhiên ông chủ quán có tên Đán đã mất từ lâu.Bây giờ
con cháu ông kế nghiệp-phở "Gia truyền
đích thực.Được ăn bát phở ngon ( mà lại rẻ nữa
chứ) ở Quê nhà. Nước dùng đã ngọt,chất lại
trong.Thịt và bánh phở vừa phải.
Rất thanh cảnh. Tự nhiên trong lòng tôi lại dâng một
cảm giác rất khó tả.Một
chút khoái chá, khoái khẩu
lại xen cả chút ngậm ngùi thương tiếc. Thật
lạ. Bởi Nam Định Quê tôi vốn
là Đất ăn, Đất học và cả
Đất võ cơ mà...
***
3/Rồi,
tôi lại ra đi.Cuộc sống và công việc
đang chờ tôi ở Hà Nội.Lần
này về Quê, vội vàng thăm hỏi bạn bè, người
thân, tôi đã không ghé qua bức
tượng đồng uy nghi, lẫm liệt mà cũng đầy
suy tư của Đức-Thánh-Trần.
Thế mà, trong tâm tưởng tôi,Người vẫn đứng
đó đẹp đẽ, sang trọng. Người điềm
nhiên trước những cơn gió lộng
thổi và lá vàng rơi bay...
HÀ NỘI 5/8/2013.
Cũng lạ! Ai mà chẳng có quê để mà thương nhớ.
Trả lờiXóaThế mà có lúc người ta chê nhau sao mày quê thế?
Quê lúc này thành ra một tính từ rồi ...
Cám ơn bác Bu. Sinh ra ở quê, nhưng lại dùng chữ "QUÊ" để miệt thị cái nguồn gốc của mình.
Trả lờiXóaKhông mấy ai thẳng thắn như bác Vương Trọng:
Tôi đây thứ thiệt nhà quê
Ai khen cứ việc, ai chê xin mời
( Tôi không dám chắc nguyên văn, nhưng ý là như thế)