Nút bấm
Truyện ngắn của Risat Mêtixơn ( Mĩ)
Vũ Nho dịch
Bưu kiện nằm trước cửa – một
chiếc hộp các tông…dán băng. Trên hộp có dòng chữ viết tay địa chỉ, họ tên
người nhận : “ Ông bà Arơtu Lu- ít 217 E phố 37 Niu oóc 10016”. Norơma cầm lấy
hộp mở cửa và đi vào trong nhà. Trời chạng vạng tối. Cô đặt chảo lên rán cát
lét, làm món rượu thập cẩm, rồi mở bưu kiện ra.
Bên trong là một cái hộp nhỏ có nút bấm được che kín trong
một cái nắp thủy tinh. Norơma cố gắng đẩy cái nắp lên, nhưng nó không nhúc
nhích. Cô lật chiếc hộp lại và nhìn thấy một tờ giấy dán vào vỏ gỗ. Trên tờ
giấy có ghi : “ Ông Xchiuarơt sẽ ghé thăm ông bà vào bảy giờ chiều nay”.
Norơma đặt chiếc hộp lên đi văng cạnh
mình, nhấp một ngụm rượu trong chiếc cốc vại, đọc lại dòng chữ và mỉm cười.
Qua mấy phút sau, cô đã chuẩn bị xong món xa lát.
Chuông reo đúng lúc bảy giờ chiều. “ Tôi mở cửa đây!” – Norơma
kêu lên từ trong bếp. Arơtu ngồi trong phòng khách mải đọc.
Trước cửa là một người thấp nhỏ. Ông ta bỏ mũ và lễ độ hỏi:
-
Bà Luit phải
không ạ?
-
Vâng, có chuyện
gì vậy?
-
Tôi là Xchiuarơt.
-
Tôi hiểu – Norơma
suýt phì cười nhưng nín được. Rõ ràng , ông ta định nhượng cho họ một thứ gì
đó.
-
Có thể vào được
không ạ? – Ông Xchiuarơt hỏi.
-
Tôi rất bận –
Norơma nói- Nhưng dù sao tôi cũng mang cho ông cái này.
Cô xoay người để đi vào.
-
Bà có muốn biết
đấy là cái gì không?
Norơma nhìn vào ông khách.
Kiểu cách của ông ta làm cho cô cảm thấy bị xúc phạm.
-
Tôi không nghĩ
đến – cô đáp.
-
Vật ấy có thể sẽ
rất quý giá!
-
Với ý nghĩa là
tiền bạc ư? – Cô hỏi một cách châm chọc.
-
Chính thế - Ông
Xchiuarớt gật đầu.
Norơma cau mày. Cuộc nói
chuyện làm cô không thích.
-
Ông định nhượng
cho chúng tôi cái gì? – cô hỏi.
-
Không có gì cả -
ông ta đáp liền.
Từ phòng khách, Arơtu đi ra.
-
Có chuyện gì
ngoài ấy vậy?
Ông Xchiuarớt tự giới thiệu.
-
À – Arơtu trỏ tay
về phía phòng khách và mỉm cười- Thật là thú vị, kia là cái của gì vậy?
-
Tôi có thể giải
thích rất nhanh tất cả - ông khách nói – Ông bà cho phép tôi vào nhà chứ?
Arơtu đưa mắt nhìn vợ.
-
Hãy tự quyết định
lấy – cô ta đáp lại.
Arơtu do dự một giây rồi nói:
-
Sao lại không cho
phép, chúng tôi đâu có cấm?
Họ đi vào phòng khách. Ông
khách ngồi vào chiếc ghế bành của Norơma. Ông ta thò tay vào túi áo vét và lấy
ra một chiếc phong bì nhỏ đánh máy.
-
Trong này đựng
chìa khóa của cái nắp thủy tinh – Ông ta đặt chiếc phong bì lên cái bàn con và
nói thêm – Ông bà ấn nút bấm, trong văn phòng của chúng tôi chuông sẽ reo.
-
Thế thì sao? –
Arơtu hỏi.
-
Nếu ông bà ấn nút
bấm, ở đâu đó trên thế giới sẽ có một người chết, người đó ông bà không biết.
Nhờ làm việc đó, ông bà sẽ được lĩnh năm chục ngàn đô la.
Norơma nhìn chòng chọc vào
ông khách. Ông ta mỉm cười.
-
Thế nào, ông nói
thật đấy à? – Arơtu hỏi.
Ông Xchiua rớt ngạc nhiên.
-
Thì chính tôi đã
giải thích tất cả.
-
Hy vọng rằng đấy
chỉ là chuyện đùa thôi chứ? – Arơtu hỏi.
-
Hoàn toàn không
đùa. Đây là một đề nghị hết sức thiết thực.
-
Nhưng đó là một
điều ngu xuẩn – Arơtu nói – Ông nghĩ rằng chúng tôi sẽ tin ư?
-
Ông làm việc ở
đâu? – Norơma hỏi.
Ông Xchiua rớt bắt đầu cựa
quậy trong ghế bành.
-
Tôi e rằng tôi
không có quyền trả lời câu hỏi đó của bà. Nhưng cơ quan của chung tôi hoạt động
bên ngoài biên giới của Hoa Kỳ.
-
Xin ông bước khỏi
đâyngay – Arơtu nói và đứng dậy. Ông Xchiua rớt cũng đứng lên.
-
Tất nhiên.
-
Và xin hãy mang
theo cái ấy.
-
Thế ông bà không
muốn nghĩ ngợi trong vài ba ngày ư?
Arơtu cầm cái hộp và phong bì
dúi vào tay ông khách rồi mở toang cửa ra cầu thang.
-
Tôi sẽ để lại cho
ông bà tấm danh thiếp – Ông Xchiuarớt nói và đặt nó xuống chiếc bàn con trong gian
phòng lớn.
Khi ông ta đi khỏi, Arơtu xé
đôi tấm danh thiếp quăng mảnh vụn xuống bàn.
-
Dào ôi! Anh thở
dài nói.
Norơma tiếp tục ngồi trên đi
văng.
-
Anh nói gì vây? –
Cô hỏi.
-
Anh chẳng hiểu gì
về điều đó, và anh không muốn hiểu.
Cô cố gắng mỉm cười nhưng
không cười nổi.
-
Thậm chí anh
không có cả ý tò mò nữa?
-
Không! – Arơ tu
lắc đầu.
Anh lại ngồi đọc sách, còn
Norơma đi vào bếp làm nốt công việc rửa bát đĩa.
-
Anh lạ thật, cái
đó không làm cho anh thú vị à? - Norơma
hỏi.
Arơtu đánh răng. Anh liếc
nhìn bong vợ trong gương. Cô tiếp tục hỏi.
-
Anh không tò mò
chút nào chứ?
-
Lời đề nghị của
thằng cha ấy ngu xuẩn – Arơtu nói.
-
Em hiểu.- Norơma
quấn vào ống uốn tóc thêm một búp tóc xoăn.
Khi họ đi vào phòng ngủ,
Norơma hỏi:
-
Anh nghĩ thế nào,
có lẽ đấy là một trò đùa chăng?
-
Một thằng cha
đồng bóng bỡn cợt chúng ta.
Norơma ngồi xuống giường của
mình, tụt giầy vải ra.
-
Nhưng có thể, đó
là một cuộc nghiên cứu tâm lí nào đấy chăng?
-
Có lẽ thế - Arơtu
nhún vai.
-
Hoặc giả một ông
tỷ phú nào đó gàn dở tiêu khiển chăng?
-
Có thể như vậy.
-
Chẳng lẽ cái đó
không làm anh thú vị sao?
Arơtu lắc đầu.
-
Nhưng tại sao?
-
Bởi vì tất cả cái
đó vô đạo đức – Anh nói.
Norơma chui vào trong chăn.
-
Em nghĩ rằng đó
là một đề nghị lý thú.
Arơtu tắt đèn, cúi xuống hôn
vợ và nói:
-
Chúc em ngủ ngon!
-
Chúc anh ngủ
ngon! – Norơma vỗ vào lưng chồng, nhắm mắt và nghĩ : năm chục ngàn đô la – món
tiền lớn quá.
Buổi sáng, khi Norơma đi ra khỏi phòng, cô nhìn thấy trên
chiếc bàn con tấm danh thiếp bị xé. Cô nhanh chóng nhặt các mảnh cho vào túi,
khóa cửa lại và đi đến chỗ thang máy, chỗ chồng đang đợi cô.
Sau bữa ăn trưa, cô lấy cồn dán hai mảnh danh thiếp lại.
Trên giấy không có gì khác trừ họ, tên và số điện thoại của ông Xchiua rớt. “
Mình làm cái này làm gì nhỉ?” – Norơma nghĩ.
Còn ít phút trước khi kết thúc ngày làm việc, cô quay số
điện thoại.
-
Xin chào- Ông
Xchiua rớt nói.
Norơma suýt không giữ được
ống nghe, nhưng cô trấn tĩnh được, vừa dặng hắng vừa nói:
-
Bà Luit đang nói
với ông.
-
Tôi nghe bà đây,
thưa bà Luit- Ông Xchiua rớt nói với giọng hài lòng.
-
Tôi chỉ đơn thuần
muốn tò mò một chút.
-
Đó là điều tự
nhiên.
-
Sự thật, tôi
không tin ông.
-
Bà lạ thật! Tất
cả những điều tôi đã nói với bà là sự thật trăm phần trăm.
-
Thôi được –
Norơma nuốt nước miếng- Thế ông định ngụ ý gì khi ông nói ai đó trên thế giới
sẽ chết?
-
Chính là điều tôi
đã nói. Một người bất kì nào đó sẽ chết. Nhưng chúng tôi đảm bảo là bà không
biết họ. Và lẽ cố nhiên, không nhìn thấy họ chết như thế nào.
-
Và do làm việc
đó, được nhận năm mươi ngàn đô la ư?
-
Hoàn toàn đúng
thế.
Norơma bật cười giễu cợt:
-
Ông điên rồi!
-
Tuy nhiên, bà đã
rõ đề nghị của tôi. Thế thì tôi sẽ gửi cái hộp đến nhé?
Norơma rùng mình nói:
-
Không đời nào –
Và cô giận dữ treo ống nói.
Cái hộp bưu kiện đã nằm trước
cửa phòng. Norơma nhìn thấy nó khi cô ra khỏi thang máy. “ Trắng trợn đến thế
là cùng” – cô nghĩ và vừa mở cửa vừa phẫn nộ nhìn chiếc hộp. “Ta sẽ không cầm
nó” – Cô quyết định, rồi đi vào nhà, bắt tay chuẩn bị bữa ăn trưa. Sau đó một
lúc lâu, cô đi ra phòng lớn, tay cầm cốc rượu thập cẩm, mở cửa bếp, cô lại cầm gói bưu kiện mang vào
bếp và đặt lên chiếc bàn con.
Ngấm men rượu thập cẩm, cô ngồi trong phòng khách và nhìn
ra cửa sổ. Sau đó, cô vào bếp để xem lại món rượu, và đặt gói bưu kiện vào tầng
cuối trong tủ. Cô quyết định sẽ đem vứt nó đi vào ngày mai.
-
Có thể, một nhà
tỷ phú gàn bát sách nào đấy nhạo cợt người đời chăng? – Cô hỏi.
Arơ tu ngừng ăn :
-
Anh không hiểu.
-
Trò đùa gì lạ vậy
nhỉ?
-
Thôi đi nào – Anh
bảo cô.
Norơma im lặng ăn một lúc.
Bỗng cô đặt đĩa xuống bàn:
-
Nhưng nếu cái đó
là sự thật?
Arơtu chăm chú nhìn vợ.
-
Nhưng nếu cái đó
là sự thật? – Cô nhắc lại.
-
Thì sao nào? – Anh bị xúc động – Em muốn một
lần nữa nhận cái hộp, bấm nút và giết chết ai đó hả?
Trên khuôn mặt Norơma thoáng
hiện nét ghê gớm:
-
Sao lại gọi là "giết chết” được?
-
Thế thì gọi nó là
cái gì?
-
Nhưng chính anh
thậm chí không biết người ấy kia mà?
Arơtu nổi giận:
-
Bậy nào, em nói thật đấy à?
-
Anh thử nghĩ xem, ở đâu đó cách hàng chục ngàn dặm,
một nông dân Trung Quốc già cả sẽ chết. Hoặc giả một thổ dân đau ốm xứ Công gô.
-
Nhưng nếu như sẽ chết một đứa trẻ mới sinh ở Penxiva
nhỉ? – Arơtu cự lại – Hoặc giả một cô bé kháu khỉnh đáng yêu ở phường bên cạnh
thì sao?
-
Không nên bé xé
ra to!
-
Cũng thế cả thôi,
Norơma, em giết ai, đó cũng là sự giết người!
-
Nhưng nếu anh
không bao giờ thấy và sẽ không thấy con người nào đó và không bao giờ biết về
cái chết của nó, thế thì sao lại không ấn nút?
Arơtu kinh hoàng liếc nhìn
vợ.
-
Lẽ nào em có thể bấm nút?
-
Và nhận năm chục ngàn đô la chứ?
-
Khác gì đâu bao nhiêu...
-
Anh Arơtu, năm chục ngàn đô la! Chúng ta có thể đi
châu Âu, chúng ta hằng mơ ước chuyến đi như thế.
-
Norơma à, không
được!
-
Chúng ta có thể mua ngôi nhà trên đảo.
Mặt người chồng tái nhợt đi.
- Không đời nào, Norơma,
anh thề với Chúa, không đời nào!
- Thôi được, anh đừng
nóng nữa. Đây chỉ là chuyện phiếm thôi.
Trước khi rời khỏi bàn, Artu nói:
- Nếu em không phản đối,
thì chúng ta không bao giờ nói đến chuyện đó nữa.
- Tùy anh – em thì sao
cũng được – Norơma nhún vai.
Ngày hôm sau, cô dậy sớm hơn một chút để chuẩn bị bữa sáng cho Arơtu,
bánh cam, trứng tráng với thịt muối.
- Nhân dịp gì thế này? –
Anh chồng mỉm cười hỏi.
Norơma làm ra vẻ hờn dỗi:
- Chả gì cả, em muốn thế,
vậy thôi.
- Anh sẽ rất sung sướng.
Cô rót cho chồng thêm một chút cà phê:
- Em chỉ đơn thuần muốn
cho anh nghĩ rằng em là kẻ ích kỉ.
- Nhưng chẳng lẽ anh đã
nói rằng em ích kỉ ư?
- Ừ- cô phác một cử chỉ
vô tình- Buổi chiều qua... Arơtu không nói gì.
- Khi chúng mình nói về cái nút bấm, anh đã
không hiểu đúng về em.
- Em muốn nói gì vậy?
- Anh có lẽ đã cho rằng
em chỉ nghĩ về bản thân mình. Không phải như vậy.
- Norơma!
- Em chỉ đơn giản muốn nói…
- Cái gì?
- Em muốn để chúng mình đi châu Âu, để chúng mình có nhà
trên đảo, để đồ gỗ, căn phòng, quần áo của chúng ta tốt đẹp hơn bây giờ, để
chúng mình có ô tô. Để cuối cùng, nếu như chúng mình đã bàn, chúng mình sẽ sinh
con trai.
- Norơma, chúng mình sẽ có tất cả.
- Khi nào?
Anh ngỡ ngàng nhìn vợ.
-
Norơma…
-
Đến bao giờ?
-
Tức là em muốn nói…
-
Em muốn nói rằng đấy là một cuộc nghiên cứu nào đó –
cô ngắt lời anh- Họ muốn biết những người bình thường là gì trong những hoàn
cảnh tương tự. Họ nói về sự giết người
nào đó để quan sát phản ứng của chúng ta. Tội lỗi, khủng khiếp. Bất luận
là cái gì! Chẳng nhẽ anh nghĩ họ sẽ giết người nào đó ư?
Artu không đáp một lời. Cô trông
thấy tay chồng run lên. Qua mấy phút, anh đứng dậy, ra đi.
“ Mình đi làm muộn mất – cô nghĩ- Cũng thế thôi, khác gì
đâu? Mình cần ngồi ở nhà mà không làm việc”. Sau khi xếp dọn bát đĩa, Norơma
quay ngoắt lại, lau tay, lấy gói hàng trong tủ ra, mở gói, đặt cái hộp lên bàn.
Cô nhìn rất lâu vào nó, đoạn, xoay chìa trong ổ khóa, tháo cái nắp thủy tinh và
liếc nhìn nút bấm. “ Thật là khó tin và ngu xuẩn – cô nghĩ- cả một cuộc cãi cọ
chỉ vì cái nút bấm ngu ngốc nào đó”.
Cô thò tay ra và ấn nút. ” Em làm việc này vì chúng ta”.
Cô giận dữ nghĩ – Chẳng lẽ…Cô
lạnh toát người vì kinh sợ.
Nhưng lập tức, cô trầm tĩnh lại và phì một cái đầy khinh
mạn. Nhưng chưa xong- Cô nhủ thầm- Ta còn phải lo lắng vì một chuyện vặt nữa.
Cô đảo bít-tết trên chiếc chảo rán dành cho bữa tối, rồi
bắt tay chuẩn bị thêm cho mình một cốc rượu thập cẩm, khi đó, chuông điện thoại
réo. Cô cầm ống nghe.
-A lô ?
- Đấy là bà Luit phải không?
- Vâng !
- Chúng tôi nói chuyện với
bà từ bệnh viện Lê nốc Khinlơ.
Cô cảm giác như cuộc nói chuyện diễn ra trong mơ. Người ta kể cảnh chen
chúc trong tàu điện ngầm. Đám đông xô ngã Arơtu xuống đường ray- trường hợp bất
hạnh. Cô cảm thấy đầu lắc lư, nhưng cô không thể dừng lại được. Cô nghe.
Khi treo ống nghe, cô nhớ ra
rằng Arơtu được bảo hiểm hai mươi lăm ngàn đô la, và tổng cộng sẽ tăng vọt lên
trong trường hợp…
Cô lôi từ trong đám rác
chiếc hộp ra và đập nó vào thành bồn rửa bát cho đến khi nó vỡ tan. Bên trong
hộp chẳng có một cái gì : không một
bóng bán dẫn, không một dây dẫn, không một bóng đèn.
Điện thoại réo. Toát mồ hôi,
cô chạy vào phòng khách cầm ống nói.
-
Đây là bà Luit phải không ? – Ông Xchiuarơt hỏi.
Cô kêu lên, nhưng đó không phải là giọng của cô, giọng của cô không như
thế.
-
Ông đã nói rằng tôi sẽ không biết người bị chết cơ
mà ?
-
Bà bạn quý mến của tôi – Ông Xchiuarớt nói- Chẳng lẽ bà nghĩ
rằng bà biết ông chồng của mình ư ?
Vũ Nho dịch qua bản tiếng Nga
của L.Vôledarưxki
Đăng báo NGƯỜI HÀ NỘI số 85 ngày 1/10/1988
Khó hiểu quá Bác Vũ Nho ơi! Thế mới biết lòng tham sẽ hỏng tất cả. Phải không Bác. Chúc bác vui khỏe. Ngọc Ước.
Trả lờiXóaCám ơn Trần Ngọc Ước!
Trả lờiXóaTruyện ngắn Mĩ mà. Đúng như bạn đã biết, sự vô cảm cùng với tham lam đã giết chết người chồng, người mà bà vợ nghĩ rằng biết, nhưng đúng là KHÔNG BIẾT!
Truyện hay, cảm ơn dịch giả VN.
Trả lờiXóaCám ơn Miennho ghé chơi
Trả lờiXóaĐọc xong còn viết mấy lời CÒM MENT!