CHỈ VÌ SỰ THẬT
Elenakrigianova
– Brindova ( Tiệp khắc)
Vũ Nho dịch
Cô giáo kể chuyện về con bồ câu và con ong.
-
Một con ong ngã xuống suối va sắp sửa chìm. Chú
bồ câu nhìn thấy. Chú thương ong, bèn thả xuống một chiếc lá. Các em nghĩ xem bồ
câu vứt lá xuống cho ong làm gì?
-
Dễ thôi – Đu san thốt lên - Để cho ong có thể bò
lên lá và hong khô cánh.
-
Đúng rồi, Đu san, nhưng lần sau phải giơ tay – cô
giáo nói và tiếp tục kể : -Ong bò lên
chiếc lá, hong khô cánh rồi bay đi. Ong luôn nghĩ làm sao đền ơn cho bồ câu tốt
bụng.
Mấy ngày sau. Một hôm ong nhìn thấy anh thợ săn nhằm bắn bồ
câu. Lập tức nó sà vào mũi anh ta và đốt một phát. Tay anh thợ săn run lên và
anh ta bắn trượt. Bồ câu bay thoát. Thế là ong đền ơn được bồ câu, vị ân nhân của
mình.
Đua san cựa
quậy không yên. Cậu rất muốn xen vào, nhưng cố giữ mình và lặng lẽ giơ tay.
-
Có điều gì thế Đu san? – Cô giáo hỏi.
-
Điều đó không thể có – Đu san nói – Ong không thể
đốt người thợ săn. Vào giây phút – Đu san ngắt hơi để cả lớp có thể đánh giá được
lời lẽ thông thái đó – Vào giây phút khi con ong đốt người thợ săn hay người nào
đó. Nó sẽ chết. Ở vòi của nó có hai sợi tóc xoắn lại thế này…
Đu san đi lên bảng, vẽ hai sợi tóc xoắn vào nhau – Khi ong đốt
người ta, vòi của nó mắc lại, và không thể rút vòi ra được. Nó bay không có vòi
và sẽ bị chết.
-
Do đâu mà em biết điều đó? – Cô giáo hỏi.
-
Em đã xem bức tranh như thế - Đu san nói – và
khi người ta nói về ong trên đài em cũng nghe.
-
Giỏi lắm! Đu san – Cô giáo nói - Rất hay, khi em
là người tỉ mỉ và ham hiểu biết đến thế. Tức là chúng ta sẽ sửa lại truyện cổ tích:
Con ong không đốt mà chỉ làm người thợ săn hoảng sợ thôi. Đồng ý chứ?
-
Vâng ạ! – Đu san đồng ý – Em nói điều đó ra chỉ
là vì sự thật.
Từ cuốn “Đu san”, bản
dịch tiếng Nga, nxb Văn học thiếu nhi, Matxcơva, 1981. Trang 57-58.
Chuyện ở trong chuyện. Một cách viết nhẹ nhàng, rất hay. Cảm ơn bác Vũ Nho.
Trả lờiXóaCám ơn bạn đã ghé thăm. Chúng ta ít biết về văn học Tiệp. Hồ đó tôi tò mò, đọc và dịch cả cuốn Đu san. Bây giờ chỉ còn lưu được những mẩu đã đăng báo.
Xóa