Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

SAI LẨM CỦA MAT VÂY





SAI LẨM CỦA MAT VÂY
                          L. Laghin
                           Vũ Nho dịch từ tiếng Nga

L. Laghin từng viết truyện ngụ ngôn, kịch bản phim hoạt hình, tiểu phẩm châm biếm, tiểu thuyết và truyện vừa. Nổi tiếng nhất là truyện “Ông già Khốt-ta-bít”. Tác giả còn say viết truyện cổ tích châm biếm với tên gọi chung “ Truyện cổ tích mếch lòng”. Dưới đây chúng tôi giới thiệu truyện “Sai lầm của Mat vây”.
          Ngày xưa có một ông già tên là Mát vây. Ông sống khá giả.
Một buổi sáng nọ, Mát vây thức dậy và thấy những con gà của mình đang mổ tiền. Khi tất cả không mổ - thì không mổ, còn đằng này, tất cả lại đang mổ tiền. “Trời ơi! – Mát vây nghĩ – Giá ở đây gần biển, ta sẽ quăng xuống một tấm lưới và bắt lên con CÁ VÀNG, thế là trong chốc lát ta sẽ thành giàu có”.
          Ông nhìn, bỗng thấy sóng rào rào ngay cạnh chân mình. Mát vây lập tức quăng lưới vào đám sóng đó và lôi lên chú Cá Vàng. Nhưng mát vây là người có văn hóa. Ông yêu thích Puskin  từ ngày còn nhỏ, đặc biệt là truyện cổ tích “Ông lão đánh cá và con Cá Vàng”. Truyện cổ tích ấy có lẽ ông đã đọc hàng triệu lần. Ông nhớ nhập tâm.
          Dẫu sao, để chắc chắn, ông quyết định làm rõ.
-         Ngươi chính là cá Vàng đấy hả? – ông hỏi.
-         Chính tôi đó. Và tôi còn biết rằng, từ sáng hôm nay, những con gà nhà ông bắt đầu mổ tiền. Tôi hi vọng rằng ông nắm được tư tưởng chính câu chuyện cổ tích nổi tiếng của Puskin đấy chứ?
-         Còn phải nói!

-         Nghĩa là tôi và ông – Con cá nối - chẳng cần phí thời gian vô ích. Tôi sẽ thực hiện một điều ước của ông, còn ông thì sẽ thả tôi xuống biển. Có điều ông hãy nghĩ cho kĩ. Sau câu chuyện đáng buồn với bà lão mà ông đã biết, tôi chỉ thực hiện một điều ước mà thôi. Và chỉ có một lần…Ông hãy nói điều mơ ước của mình. Hãy khẩn trương lên. Tôi đã bắt đầu cảm thấy khó thở.
Mát vây hỏi : - Có thể làm chính xác hơn được không?
Cá đáp : - Cứ việc. Có điều hãy làm nhanh lên!
Mát vây hỏi : - Xin tiền có được không?
Cá đáp : - Tất nhiên là được. bao nhiêu?
Mát vây hỏi : - Có thể xin bao nhiêu?
Cá nói : - Hãy nhanh lên, Mát vây. Tôi cảm thấy khó thở. Hãy làm rõ và kết thúc công việc.
Mát vây nói : - Vậy tôi sẽ làm rõ. Có thể xin một trăm rúp được không? Đây chưa phải là tôi xin, mà chỉ là ví thử.
 hỏi lại giục ông ta : - Cho một trăm rúp hả? Cho hay không hả?
Mát vây hỏi : - Thế hai trăm rúp thì sao? Hiện tại tôi chưa xin mà chỉ hỏi ví thử.
Cá giục ông ta gấp gáp hơn : - Đừng hành tôi nữa, hỡi con người. hãy nói xem bao nhiêu?
Nhưng mat vây là người học rộng. Ông biết rằng con cá không có quyền thoát ra khỏi tay ông, khi mơ ước của ông chưa được thực hiện. Nó sẽ chẳng sao đâu – ông nghĩ – nó sẽ gắng chịu đựng.
Ông nói : - Nếu xin năm trăm rúp thì sao?
Nhưng cá Vàng không trả lời. Ông liếc nhìn, mắt cá đã đờ ra. Nó không còn giãy dụa trong tay ông nữa. Con cá đáng thương mở miệng ra và cứ thế, không khép lại được.
-         Thôi được – Mát vây nói cầu may vớt vát – Năm trăm vậy, trao tận tay!
Nhưng chính ông hiểu rằng chẳng ai nghe những điều ông than khóc, rằng Cá Vàng đã thiếp đi. Theo cách nói khoa học, nó đã tháo dây ràng buộc.
     Mát vây thở dài, ném Cá Vàng xuống biển thật xa, còn mình thì lê bước về nhà.
     Ông ta làm gì! Ông trở nên âm thầm. Ông bắt đầu sống theo mức của cải cho phép. Ông tính toán. Những con chạy kêu lách tách trên bàn tính. Ông làm bản quyết toán và sống hoàn toàn không tồi. Đã lâu lắm, những con gà của ông không mổ tiền nữa. Thương thay Cá Vàng!
     Đã in trên  tạp chí VĂN NGHỆ THIẾU NHI số 4 năm 1991




2 nhận xét:

  1. Những câu chuyện thế này lại thường rất ấn tượng. cảm ơn bác Vũ Nho

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khi nhà văn bậc thầy viết lại truyện cổ tích, họ cho ta thấy khả năng thật tuyệt vời! Rất nhiều người mắc sai lầm như nhân vật, nhưng trong đời thường chứ chẳng phải là cổ tích. Cám ơn bạn Lai đã ghé trang và chia sẻ!

      Xóa