Dịch giả Vũ Công Hoan
Mất thăng bằng
Hình
Khánh Kiệt
Trận mưa
lớn vừa tạnh. Không khí trong rừng núi tươi mát vô cùng. Mấy con chim đang lượn trên bầu trời, thi thoảng lại
phát ra những tiếng kêu lảnh lót vui tai. Từng khóm hoa núi được trận mưa xối rửa càng thêm tươi thắm.
Người hướng
dẫn du lịch dẫn đầu một tốp du khách
phải đi qua một chiếc cầu treo lơ lửng
trên
không rộng hơn chục mét
sang bên
kia vực đến điểm tham quan trước mặt. Vực sâu thăm thẳm, một dòng nước xiết đục ngầu đang cuồn cuộn dưới đáy vực.Tốp người có vẻ lo lắng, hết sức cẩn thận đi
trên cầu treo tròng trành, cũng may bên trên cầu treo còn có một sợi dây thép to hơn ngón tay cái dể bám víu. Mọi người lần lượt qua cầu
treo. Có
một cậu bé
sáu bảy tuổi sợ run bắn, nói thế nào cũng không chịu lên cầu. Bố mẹ cậu dừng lại động viên, khích lệ mãi cậu cũng không nghe. Thấy
mọi người đã qua cầu, không chịu sang ngay sẽ bị rớt lại. Bố mẹ cậu bỏ con lại
bước lên
cầu. Đây là
cách doạ thông thường của người lớn
đối phó
với trẻ nhỏ. Nói
chung người lớn đi xa xa, trẻ nhỏ sẽ chủ động đuổi theo. Nhưng lần này biện pháp ấy không linh nghiệm. Lúc này hai bố mẹ trẻ đã đi đến trước vực
núi, mà cậu bé
vẫn đứng nguyên
tại chỗ, vẫn cúi đầu nghịch một chiếc máy trò chơi chạy pin. Bố cậu nói xem ra có lẽ anh phải bế con sang, nó luôn luôn nhút nhát.Vừa dứt lời, một tiếng động kỳ
lạ làm
rung chuyển cả vực núi!
Thân núi phía sau lưng cậu bé đang từ từ sụt lở, có một vài hòn đá nhỏ lăn xuống vực.
Một trận sụt
lở đất đá
đã xảy ra.
- Chạy nhanh lên cơn ơi, chạy nhanh lên!
Không chỉ bố mẹ cậu, mà tất cả mọi người đều gọi to.
Ban đầu cậu bé không rõ đã xảy ra chuyện gì, vẫn cứ đứng ngây bên cầu treo.Thấy mọi người sửng sốt
hô hoán,
câu bé
ngẩng lên
nhìn. Khi biết nguy hiểm đang ở trước
mặt mình,
nhưng cậu bé
vẫn không chạy lên
cầu treo mà
quay lại chạy ra xa theo đường núi
bên vực.
Cậu bé vừa thoát khỏi khu vực nguy hiểm, thì thân núi gần cầu treo đột nhiên ào ào đổ xuống như hoá
nước. Nứơc bùn
đục quánh kèm với đá, cành cây và tạp vật đổ xuống vực, gây nên tiếng động đinh tai nhức óc. Nước trong vực cũng bắn lên cao tung toé kêu rầm rầm, kinh thiên động địa.
Đây là một cuộc núi lở quy mô nhỏ. Kẻ đầu sỏ đương
nhiên
là trận mưa lớn trước đó. Đất đá
lở chỉ kéo
dài khoảng mười phút rồi dần dần lặng đi. Cậu bé ngã ngồi trên đất ướt xa xa.Cậu đã hoảng hồn khiếp
vía.
Trận lở
đất đá
nho nhỏ này
tuy không gây ra thương vong, nhưng đã phá huỷ cây cầu treo nôí liền hai bờ vực, chỉ còn lại một sợi dây thép làm tay vịn cho mọi người đang treo
lơ lửng tại chỗ và
lay động theo gió
núi.
Sau khi
thức tỉnh trong cơn khủng khiếp, mọi người nhao nhao nói đã gặp may mắn, nếu chậm chút nữa, sẽ có thể bị đất đá cuốn trôi xuống vực, thật là
hú
vía, hú vía.
Tiếp
theo, người ta đứng trước một việc khó
khăn cần phải giải quyết: Làm
thế nào
để đưa em bé bên kia sang đây? Trời cũng đã sắp
tối, cậu bé
ở bên kia một mình có rất nhiều nguy hiểm khôn lường.
Họ nhìn nhau ai cũng tỏ vẻ bất lực. Vực
núi tuy chỉ rộng hơn chục mét, nhưng không có cầu, bất cứ ai cũng không thể vượt
sang. Mẹ cậu bé
cuối cùng kìm chế không nổi đã khóc thút thít, còn người bố cũng đang cau mày than thở, luôn mồm nói ân hận quá đã tham gia tua du lịch này.
Giữa lúc ấy, một chàng trai hơn hai mươi tuổi đứng lên nói, đừng sốt ruột, tôi có thể bế cậu bé sang.
Mọi ánh mắt đổ dồn vào chàng trai. Đã có người nhận ra, anh chàng kia là diễn viên của một đoàn xiếc ở thành phố họ cư trú, đi trên
dây thép
rất thiện nghệ.
Chàng trai thử lấy tay bám vào sợi dây thép bắc ngang vực để người qua cầu bám đi, sau đó anh tung người một cái đứng trên sợi dây thép một cách nhẹ nhàng. Có người hỏi được không anh?
Chàng trai mỉm cười nói, không sao, tôi thường biểu diễn tiết mục đi
trên dây thép, sợi dây thép tôi biểu diễn còn nhỏ hơn sợi này nhiều.
Quả nhiên chàng trai đi trên sợi dây thép bình thường như khi làm xiếc và anh đã nhẹ nhàng sang bên kia bờ vực trong sự nơm nớp lo âu
của mọi người.
Nhưng cậu
bé không nghe theo, noí chán
nói
chê, cậu bé vẫn không chịu để chàng trai bế.Cuối cùng chàng trai đã vác cậu trên vai, cậu bé cứ dãy hai chân liên tục.Chàng trai doạ cậu bé, em không nghe, ta sẽ vứt em xuống
vực.
Sau cùng cậu bé đã ngồi yên.
Lần này chàng trai đi hết sức cẩn thận, bước
nhỏ hơn lần trước, động tác
cũng chậm nhiều. Đám đông căng thẳng chăm chắm nhìn chàng trai và cậu bé trên vai.
Sau khi
đi mấy bước, thích
ứng với sức đè
trên vai, chàng trai bắt đầu đi nhanh, thân thể
nhẹ nhàng đi nhiều. Rất nhanh chóng,
chàng trai đã qua đoạn giữa, gần đến bên này vực. Lúc này chàng trai làm một động tác nguy hiểm không ai ngờ tới.Anh ôm
cậu bé
từ vai vào ngực rồi tung lên cao về phiá trước.Trong tiếng kêu khủng khiếp của mọi người, chàng trai nhanh chân đuổi theo và đỡ lấy cậu bé, sau đó vù một phát nhẩy khỏi sợi dây thép xuống cạnh vực.
Mọi người
đồng thanh reo to và vỗ tay hoan hô nhiệt liệt.
Bố mẹ cậu
bé bắt tay cảm ơn chàng trai, giữa lúc đó cậu bé bỗng dưng khóc, mếu máo nói, cái máy trò chơi của con vẫn còn ở bên kia!
Mọi người
nhìn sang phía đối diện, chỗ cậu bé ngã ngồi, có một vật kim loại sáng loáng.
Bố mẹ cậu
bé khuyên con, thôi con ạ, về bố mẹ mua
cho cái
mới.
Mọi người
nhao nhao nói
phụ hoạ, phải đấy, mạo hiểm vì
một trò
chơi nhỏ không đáng
đâu!
Chàng trai tủm tỉm cười, không sao,
lên bảy tuổi tôi đã luyện công, đã
mười lăm năm đi trên
dây thép,
nếu có
dây bảo hiểm, lộn cây chuối một phát
cũng không sao.
Vừa nói chàng trai vừa tung người bước lên sợi dây thép.
Bố mẹ cậu bé nói với nhau, người ta đã cứu con mình, lại quá ư mạo hiểm đi sang lấy đồ chơi, mình phải hậu tạ anh ấy tử tế.
Bố cậu
bé có vẻ xúc động và
cảm kích,
lập tức nói
to, khu nhà
tôi vừa khai phá
vẫn còn
mấy căn hộ bốn phòng
hai sảnh để rỗi, biếu anh hẳn một suất cũng không sao.
Lúc này chàng trai đã đi đến giữa vực, hiển
nhiên
anh đã nghe rõ cuộc đối thoại của bố
mẹ cậu bé,
hơi dừng lại, anh quay đầu hỏi, có
thật không?
Bố cậu
bé nói, chỉ có mấy chục vạn thôi mà, so với con trai của chúng tôi có đáng là bao!
Chàng tai quay đầu tiếp tục đi. Lần
này anh đi rất thận trọng, nhưng không
hiểu sao anh bỗng trượt chân mất thăng bằng hét rõ to một tiếng rơi xuống vực.
Vũ Công Hoan dịch
( Theo Tuyển san tiểu tiểu thuyết số 2
năm 2009)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét