NÊN PHÁN “CỤC
TRƯỞNG” CHO AI?
Thái Lương Cơ
Vũ Công Hoan dịch
Quan
toà gặp phải một vấn đề rắc rối. Làm quan toà đã hai mươi tám năm nay, lần đầu
tiên quan toà gặp phải một vấn đề khó giải quyết.
Kể
ra vụ kiện không phức tạp cho lắm, cặp vợ chồng lấy nhau bảy năm nay xảy ra
chia rẽ, sau khi bàn việc cắt đứt không thành, liền đâm đơn lên toà án.
Anh chồng nói:
-
Cô
ấy thiếu cảm hứng, luôn luôn nghi ngờ, không có chuyện cũng đặt điều sinh chuyện,
khó sống quá.
Chị vợ nói:
- Anh ấy có mới nới cũ, hễ giầu có lên một cái
là quay quắt, là thay lòng đổi dạ, không say không về nhà.
Vợ chồng hục hà hục hặc, gay gắt, không
bên nào chịu bên nào, cứ gân cổ, đỏ mặt lên mà cãi.
Quan
toà mát tính vô cùng. Mãi đến khi cả anh lẫn chị nói xong đều mệt lử, ngài mới
bắt đầu xét xử. Quan toà nói: Anh chị tình cảm đã rạn nứt, lại không muốn hoà
giải, vậy thì ta đi vào trình tự phân chia tài sản.
Anh
chồng không chờ quan toà nói hết đã tranh tỏ thái độ trước:
-Nhà ở, tiền gửi tiết kiệm, dụng cụ
gia đình, quần áo, con gái đều giành cho cô ấy, còn nữa, mọi chi phí sinh hoạt,
học tập từ nay về sau của con gái cũng do tôi chịu trách nhiệm,
Chị
vợ nói, chỉ có ngần ấy thôi vẫn không đủ!
-Không đủ ? - Anh chồng ngạc nhiên trợn
mắt hỏi - Cô còn có yêu cầu gì?
Quan
toà cũng nhìn về phía chị vợ và nhắc lại câu hỏi của anh chồng, chị còn yêu cầu
gì?
Trầm
tư một lát chị vợ nói:
- Ngoài con gái ra, tôi chỉ đòi cái lông
công gài mũ mầu đỏ “cục trưởng” trên đầu anh.
Bây
giờ đến lượt quan toà ngạc nhiên trợn
tròn mắt.
Chị
vợ liếc hai người một cái nói:
- Thật ra yêu cầu của tôi có căn cứ hẳn
hoi, hơn nữa cũng hợp lý hợp pháp. Trước khi kết hôn, anh ấy không chịu phấn đấu
cầu tiến bộ, chỉ là nhân viên quèn trong đơn vị. Sau khi cưới nhau, tôi động
viên anh ấy tích cực vươn lên, tôi cũng dốc sức làm tốt công việc hậu cần đời sống,
thậm chí sau khi đẻ con gái cũng không đòi chồng làm một chút việc nhà, để anh ấy dồn hết tâm sức
vào trong công việc. Đây vẫn còn là thứ yếu, sở dĩ anh ấy có thể từ cán sự, trưởng
phòng, lên đến cục trưởng, vấn đề có tính chất then chốt là tôi đã dầy công vạch
ra kế hoạch và tổ chức thực hiện. Tôi đã huy động quan hệ của gia đình bố mẹ đẻ
ra tôi, bỏ tiền nhờ người, khó khăn lắm mới chắp nối được với thư ký riêng của ông chủ tịch thành phố, nên
từ đó vận làm quan của anh ấy mới suôn sẻ thông đồng bén giọt, mới lên vù vù.
Thưa quan toà, chức cục trưởng của chồng
tôi sau khi cưới mới được vinh quang thăng tiến. Theo quy định của luật hôn
nhân, cái chức “cục trưởng” này thuộc tài sản chung của vợ chồng, khi ly hôn,
tôi là vợ đương nhiên được chia đôi theo pháp luật.
Nghe
người đàn bà trình bày, vị quan toà tỏ ra hào hứng, đảo con ngươi một cái, ngài bảo theo lý lẽ chị vừa nói, cái
chức “cục trưởng” phải có một nửa của chị. Nhưng “cục trưởng” lại là một thứ
không đơn giản, cái một nửa này sẽ phân chia ra làm sao?
Hoàn
hồn lại, anh chồng vôị vàng nói phụ hoạ, phải rồi, “cục trưởng” phân chia như thế nào? Không thì tôi bù thêm cho cô năm
mươi vạn.
Chị
vợ cười đáp: Năm mươi vạn đồng nhỏ nhoi đáng bao nhiêu, anh định dở trò xua đuổi
tôi phải không. Anh tưởng tôi không biết giá trị của “cục trưởng” hay sao? Này
nhé, ở biệt thự miễn phí, ngồi xe con miễn phí, ăn thịt uống rượu miễn phí, du
sơn ngoạn thuỷ miễn phí vv và vv. Đây mới chỉ là hưởng thụ hợp pháp “một góc núi
băng”của nội phần “cục trưởng”. Giả dụ “cục trưởng”hơi hơi huy động một chút
quyền chức trong tay, tạo hời, đem lại béo bở cho người khác, thì tiền của chẳng
phải sẽ cuồn cuộn đổ về như nước sông đó sao? Còn nữa, còn nữa, với cái dáng
tai to mặt lớn của anh thế kia lại có thể “vời ong dẫn bướm”, bọn con gái hơ hớ
chẳng phải sẽ đổ xô đến cái “cục trưởng” trên đầu anh hay sao?Cho nên, mặc dù
nói thế nào thì nói, đứt khoát tôi sẽ dốc hết sức tranh giành “cục trưởng”với
anh, quyết không từ bỏ.
Quan
toà đã gặp phải một vấn đề hóc búa. Nhậm chức đến nay đã hai mươi tám năm, lần
đầu tiên ngài gặp một vấn đề nan giải.
“Cục
trưởng” nên phán xét cho ai?
Quan
toà ăn không ngon ngủ không yên, bận mải suốt ba ngày hai đêm, rà soát tử tế các
nguyên tắc chi tiết của mười chương chín thiên tám tiết bảy mươi sáu điều khoản
pháp luật, đều không có quy định hữu quan. Theo tình lý nên phán “cục trưởng”
cho chị vợ. Nhưng theo pháp luật lại không có căn cứ. Biết làm thế nào đây? Quan
toà bó tay vô sách, đành phải làm văn bản chi tiết trình lên trên.
Toà
án tối cao đặc biệt triệu tập hội nghị khẩn cấp, tiến hành thảo luận phán xét.
Quan toà và các chuyên gia chia thành hai phe lớn, mỗi phe giữ một quan điểm,
tranh luận quyết liệt, kéo dài mấy tháng liền, vẫn không ngã ngũ, không bên nào
thuyết phục được bên nào, đương nhiên không thể hình thành và ban bố văn bản
pháp luật.
Do
đó vụ ly hôn của hai vợ chồng nhà kia đành phaỉ tạm hoãn chờ phán quyết.
Có
người hỏi, nên phán “cục trưởng” cho ai? Vị quan toà chỉ biết nhún vai dang hai
tay theo kiểu ngoại giao trả lời, không thể phụng cáo.
Vũ Công Hoan dịch
(Theo “Hóm hỉnh châm biếm và tinh đoản tiểu
thuyết” số tháng 9 năm 2008)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét