MỘT NIỀM TIN BỀN
BỈ
Về tập thơ “Mãi
tin vào những kiếp người” của Nguyễn Thế Kiên,
nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2015
Vũ Nho
Nguyễn Thế Kiên
có thâm niên làm thơ khá lâu. Đây là tập thơ thứ tám của tác giả. Tập thơ
này phần lớn vẫn là lục bát, như bút
danh kienlucbat mà nhà thơ vẫn dùng để
giao dịch trên hòm thư điện tử. Nó vẫn mang được những ưu điểm của thơ Nguyễn
Thế Kiên. Thơ Nguyễn Thế Kiên là thơ thế sự.
Ăm ắp những chuyện đời. Ngổn ngang những lo toan. Sâu thẳm, vời vợi những
nỗi niềm. Dù là lục bát hay tự do, tác giả đều thể hiện một niềm đau đáu về kiếp
người, nhất là người nông dân, về nông thôn, nông nghiệp. Trong tập thơ này có những bài về quê, về làng, về mẹ
khá ấn tượng. Nói bằng câu thơ của Nguyễn Thế Kiên thì
trong tập này “ Hồn nông dân vẫn
chửa vơi tẹo nào”. ( Lời vợ) Con người gốc gác đồng chiêm ấy lên phố nhưng
hồn vẫn để nơi làng, vẫn đau đáu buồn vui nơi bờ tre, gốc rạ, vẫn nhớ cái nghèo
quê:
Mười
năm hè phố bước mòn
Mồ
hôi quê đặc quánh tròn lời ru
Bấm
chân xuống nẻo mịt mù
Con
đi bằng nỗi vô tư quê nghèo
Mẹ quê
Cái quê nghèo ấy với những con người cần cù hai sương một nắng,
lo lắng với bão giông, lũ lụt, hạn hán,
chưa lúc nào yên ổn, thong dong bởi:
Được mùa vẫn nặng ưu phiền
Mồ
hôi đất cứ rẻ thêm mỗi ngày
Mất
mùa quầng thẫm đắng cay
Bao
toan tính vụn cuối ngày rụng rơi
Nông thôn
mới
Thật thấm
thía thân phận nông dân với “phận dưa”
trong chuyện muối dưa – một món ăn quen thuộc ở thôn quê - của người mẹ:
Bao nhiêu mưa nắng lên ngồng
Mẹ
ta muối cả mùa đông nghẹn vàng
Truân
chuyên từ cánh đồng làng
Nén
cơ cực với phũ phàng…phận dưa
Dưa
Dĩ nhiên, quê
không chỉ có mỏi mòn, cơ cực, long đong. Quê vẫn có những nét đẹp muôn đời giản
dị:
Lúa thì con gái mơn man
Đàn
trâu vẫn cứ nhênh nhang gặm chiều
…
Vòng đê cổ tích hương vời
vợi say
Chuyện với thần nông
Và đám cưới
quê giản dị với nụ cười hạnh phúc lứa đôi vẫn làm ấm
lòng người với niềm tự hào không giấu diếm :
Hồng trên nét mặt quê nghèo
Men
cay cất tự sớm chiều đồng chiêm
Nụ
cười đôi lứa vừa têm
Làn
môi thắm những vẹn nguyên thuở nào
Này
này!
đất thấp trời cao
Duyên
quê
Ở
thế thời nào cũng xanh!
Cưới
quê
Dẫu sao, người
con của làng quê đồng chiêm vẫn canh cánh bên lòng chuyện quê. Nhất là những đổi
thay không theo mong muốn trong cơ chế khắc nghiệt của thị trường:
Mấy trăm năm… nghèo khó vẫn nết làng
Giờ
trước ngõ giầu sang, dạm năm bè bảy mối
Bê
tông hóa mấy ngàn năm lụt lội
Những
trơn tru lấc cấc lên đời
Gửi mẹ
Mê quê quá
nên người thơ thấy bùn quê cũng đặc biệt “ Người bảo đục, kẻ bảo tanh/ Cứ lặng lẽ ủ
hương thành mùa sen” ( Bùn…). Cả cái
thứ bỏ đi là rơm rạ cũng có thể làm thành món ăn khoái khẩu của người
thành thị, nhưng ở đây là sự “hóa kiếp” của làng quê:
Quê hóa kiếp mấy lần trong gốc lúa
Hoan
hỉ miệng người trên nước lửa…rưng rưng
Nấm rơm
Và vì nặng tình
quê đến thiên lệch như thế cho nên người viết có định kiến với “phố xá” cũng là
điều có thể cảm thông:
Anh chìm nghỉm giữa cánh đồng con gái
Hương
lúa thơm sau ngực áo phập phồng
Em
tẩy sạch trong anh mùi phố xá
Ám
vào anh sau năm tháng lên đồng
Mùa xưa
cho em
Bên cạnh làng
quê, nông dân, tác giả còn quan tâm đến
bạn bè, đến nghiệp thơ, đến tình yêu. Có những chuyện lớn lao về đất nước, về
thế sự, nhưng cũng không ít “ những vụn vặt, những nhom nhem” ( lời
thơ Nguyễn Thế Kiên) của đời thường. Chẳng hạn về chuyện làm thơ. Phải là người chiêm nghiệm và
trăn trở nhiều mới có thể hạ bút: “ Bao
nhiêu kiếp chữ bơ phờ/ Phận người dát mỏng lên thờ thẫn đêm/ Trăng khuya khuyết
lửa ngọn đèn/ Câu thơ hắt bóng lên thềm
bình minh” ( Thơ). Hay là chuyện tình với góc nhìn hài hước : “ Trộn hờn dỗi với nghi ngờ/ Vài hôm tưởng bở
thẫn thờ gọi : yêu/ Lời thì thật ý thì
điêu/ Mang đêm khóan trắng cho điều thị phi […] Phím đêm tanh tách gõ liều/ Văn
chương rổn rảng quanh điều viển vông” ( Lục bát yêu).
Tiếp nối truyền
thống của Nguyễn Bính, của Phạm Công Trứ ( Đồng hương Nam Định) về lục bát,
nhưng Nguyễn Thế Kiên có giọng điệu riêng. Mang
câu lục bát nói lời thường dân. Tác giả đã đem ngôn ngữ nông thôn, dân dã
vào thơ. Một loạt các từ có tính chất khẩu ngữ
như : Ô hay,Vậy nhé, Ừ thì, Em ạ,
Kệ giời, Nào, Thôi, Lạy giời, Kệ đi em, Ô kìa, Thôi mà…được đem vào thơ một
cách tự nhiên, tạo cho thơ ca gần gũi tiếng
nói đời thường, sinh động và thú vị.
Nguyễn Thế Kiên “ mang theo một thúng ngôn từ
chắt ra từ chắt ra từ gốc rạ đồng chiêm”. Nói nôm na là anh đã chọn lọc và dùng
từ ngữ “đắc địa”. Những từ ngữ được dùng đúng chỗ, đúng lúc, trong thi cảnh phù
hợp tạo ra ấn tượng mới mẻ và có sức cuốn hút. Ví dụ : Chiều còn một nhúm trời xanh; Chiều tai
tái một câu thề; Chiều đủng đỉnh
tan dần trong mắt đục; Người vẫn cuối trời ngây
ngây nắng; Đùng đùng tợp nửa cốc
chiều,…
Mắt này, phỗng
tuổi bao nhiêu
Mà sành sứ cả cả những điều dại
khôn?
Với
phỗng sành
Lúa thì
con gái mơn man
Đàn trâu vẫn cứ nhênh nhang gặm chiều
Chuyện
với thần nông
Giọng giễu nhại,
hài hước của Nguyễn Thế Kiên có nét duyên riêng. Tôi tán thành với nhận xét của
nhà thơ Trần Quang Quý “Nguyễn Thế Kiên nói về sự làm thơ bằng một giọng hài,
mà lạ” ( Thử nhấp chuột vào “Kiên lục bát”). Không chỉ về sự làm thơ, những
chuyện quê, chuyện tình, chuyện “đình chiến với mình”…cũng một giọng hài và lạ
như thế. Sự hài hước thường làm cho thơ dễ thân, dễ gần.
Trong bài thơ có nhan đề “Bạn”, tác giả
viết:
Hơ hơ…ta vẫn là mình
Cười
phớ lớ dưới trời xanh với đời
Một niềm vui sống
và tự tin. Như nhan đề của cả tập thơ “Mãi tin vào những kiếp người”. Tin yêu
cuộc đời, tự tin mình, tin vào những người
đồng quê, vào “hồn rơm vía rạ”, rộng ra tin vào những kiếp người, tin bạn đọc.
Tập thơ này là chứng tích của niềm tin đó.Trong khi nhiều bạn trẻ chạy theo mốt
thời thượng, làm đủ loại thơ cách tân ( Thất bại thì nhiều, thành công hơi ít),
việc trở lại với lục bát, kiên trì lục bát, và có thành công như Nguyễn Thế
Kiên rất đáng ghi nhận và khuyến khích.
Đã in trên Quân Đội Nhân Dân cuối tuần
Bài thơ hay lại thêm lời bình sâu sắc làm ta thấy rõ hơn hồn cốt, tâm tư của bài thơ này. Xin cảm ơn tác giả và bác Vũ Nho đã chắp canh cho bài thơ này chạm vào cảm xúc khó quên của người đọc.
Trả lờiXóaCám ơn bác Tan_262 đã ghé trang và chia sẻ!
Xóa