Trong "Giai thoại văn chương Việt Nam" của Thái Bạch có kể về tài ứng đối của Đinh Nhật Thận như sau: Đinh Nhật Thận sinh năm Ất Hợi (1815) tại làng Thanh Lạo, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, đỗ cử nhân khoa Đinh Dậu (1837), đỗ tiến sĩ khoa Mậu Tuất (1838) được bổ làm Tri phủ. Ông thường giao du với Cao Bá Quát và Nguyễn Hàm Ninh. Sau Cao Bá Quát dấy binh chống lại triều đình, Đinh Nhật Thận bị tình nghi, bắt giải về kinh giam lại, sau lại được thả ra. (“Quốc Triều Hương Khoa Lục" chép về Đinh Nhật Thận: “Vì là bạn cũ của tên giặc Cao Bá Quát nên bị bắt giam, sau được thả”).
Vì mến tài ông, vua Tự Đức lưu ông lại ở kinh đô để dạy cho con em trong hoàng tộc và cũng để dễ bề kiềm chế ông. Tục truyền khi ở kinh đô, một hôm Đinh Nhật Thận cùng các quan đại đại thần theo thuyền ngự đi ngoạn cảnh trên sông Hương. Nhân bàn luận về Nho giáo, ông nhắc đến câu: “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung; Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu” và cho đó là một câu chí lý. Nghe xong, vua Tự Đức phán:
- Vậy trẫm truyền cho khanh nhảy xuống sông này chết đi, khanh có dám làm không?
Nghe vua phán vậy, các quan trên thuyền đều lo sợ thay cho ông, vì không nhảy xuống sông thì không trung với vua, mà nhảy xuống thì chết là cái chắc. Ấy vậy mà ông vẫn bình tĩnh lạy nhà vua ba lạy xong đâu vào đấy, rồi lao mình nhảy tỏm xuống dòng sông. Mọi người đều bàng hoàng, tưởng đây là nơi an nghỉ ngàn thu của ông rồi. Nhưng chỉ trong giây lát, ông ngoi đầu lên khỏi mặt nước và vói tay bám vào mạn thuyền ngự. Vua Tự Đức hỏi:
- Sao khanh không ở dưới đó luôn mà còn trở lên đây chi vậy ?
Ông bình tĩnh đáp rằng:
Ông bình tĩnh đáp rằng:
- Chỉ tại cái ông Khuất Nguyên của nước Sở. Nhà vua ngạc nhiên hỏi:
- Tại sao lại Khuất Nguyên ?. Ông chậm rãi kể:
- Thần định ở luôn dưới đó, nhưng khi vừa xuống đến đáy sông thì thần gặp ông Khuất Nguyên, ông ấy đuổi thần lên và mắng thần rằng:
Ngã phùng ám chúa hàm oan nhẫn, 我逢黯主含冤忍,Nhữ ngộ minh quân nịch tử hà? 爾遇明君溺死何?
Có nghĩa:
Ta gặp phải chúa hắc ám, nên phải chịu oan đã đành,Còn ngươi gặp được minh quân sao lại phải nhảy xuống đây trầm mình tự tử vậy?
... hạ thần nghe ông ấy mắng quá đúng cho nên phải ngoi lên đây để tâu cùng bệ hạ rõ!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét