Nhà văn dịch giả Vũ Công Hoan
SÁNG TÁC
Tản văn của DƯ HOA
“Tạp
chí thời báo NewYork” mời bạn Pankaji. Michenla viết một bài về tôi. Tháng 11
năm 2008, bạn đồng nghiệp Ấn Độ của tôi đến Bắc Kinh. Chúng tôi lúc thì ngồi
nói chuyện trong phòng ấm áp, lúc thì đi dạo trong gió lạnh mùa đông. Chúng tôi
đã đến mấy nhà hàng có phong vị khác nhau ăn cơm. Vị ăn chay này khi dời Bắc
Kinh khen tôi có tài hoa gọi món ăn. Tôi nói với anh: “Tài hoa của tôi rất giản
đơn, tức là gọi cho bằng hết các món ăn chay trong nhà hàng”.
Nhà thơ La Mã cổ Marcus
Valerius Manialis nói: “Nhớ lại đời sống quá khứ chẳng khác gì sống lại lần nữa”.
Cảm ơn bạn Pankaji. Michenla. Trong một tuần ngắn ngủi ở Bắc Kinh, anh đã khiến
tôi ôn lại quá trình sáng tác của mình, đã cho tôi “sống lại một lần nữa”.
“ Nguồn sáng tác của tôi chảy
mãi”. Tôi nói với Pankaji. Michenla. Khi nói câu này, về tâm lý hình như tôi đã
già khú khụ. Bởi vì khi tôi nhìn laị
sáng tác đầu tiên của mình,hình như đến từ câu truyện của một thế giới khác.
Đây là lịch trình đặc biệt của cả thế hệ
người Trung Quốc chúng tôi. Chúng tôi chỉ hao phí thời gian hơn bốn mươi năm đã
traỉ qua hai thế giới hoàn toàn khác nhau trong cùng một đất nước.
Tôi tìm những sáng tác đầu
tiên của mình. Suy nghĩ của tôi lướt nhanh trên
những quyển vở làm văn cũ rích, dừng lại trên tờ báo chữ to phủ trời rợp
đất thời đó. Tôi cảm thấy tập làm văn thời tiểu học của mình không đáng nhắc đến.
Bởi vì những tập làm văn này chỉ có một người đọc, đó là người thầy giáo ngữ
văn đeo kính. Tôi càng muốn đem sáng tác của mình bắt đầu từ báo chữ to, đây là
những tác phẩm phát biểu công khai đầu tiên của tôi.
Thời kỳ cách mạng văn hóa người ta say sưa viết báo chữ to, càng thậm
chí như hiện nay người ta say sưa với bờ lốc. Chỉ khác ở chỗ, báo chữ to thời
đó “thiên biên nhất luật”, trên cơ bản là bản sao chép văn chương của “ Báo
nhân dân “ ngôn ngữ cách mạng và khẩu hiệu trống rỗng tràn ngợp cả bài văn, leo
lẻo không ngớt từ đầu chí cuối. Bờ lốc ngày nay lại muôn hình vạn trạng, tự bốc
mình lên, chửi bới nhau, phô bày những điều thầm kín, khẳng khái say sưa, không
bệnh cũng rên rỉ. . . còn có cả lịch sử, kinh tế, chính trị , xã hội. . . Có thế nói cái gì cũng có, cần gì có nấy.
Nhưng có một điểm giống nhau, đó là viết báo chữ to thời cách mạng văn hóa, hay
viêt bờ lốc hiện nay đều là để tỏ rõ giá trị tồn tại của mình.
Báo chữ to đã từng là vũ khí lợi
hại nhất khi tôi học tiểu học. Mỗi sáng sớm khi khoác cặp sách đến trường, cặp
mắt tôi căng thẳng rê trên báo chữ to mới nhất dán trên tường đường phố, xem những
tiêu đề ấy có tên bố tôi không.
Bố tôi là một bác sĩ ngoại
khoa, đồng thời cũng là một quan chức nhỏ đảng viên cộng sản. Thời kỳ đầu cách
mạng văn hóa, tôi đã nhìn tận mắt bố của mấy bạn học là quan chức bị đánh đổ vì
tôị là “ phái đương quyền đi theo con đường tư bản chủ nghĩa”, bị phái tạo phản
cách mạng thời đó đánh cho mặt mũi sưng tím, trước ngực đeo một tấm biển gỗ , đầu
đội mũ cao bằng giấy dán hồ, suốt ngày tay cầm chổi, chăm chỉ quét đường phố.
Người qua đường có thể sẵn sàng dơ chân đá họ một cái, hoặc nhổ bọt lên mặt họ.
Con cái họ, mấy đứa bạn học của tôi đương nhiên là môi hở răng lạnh, luôn luôn
bị bạn học khác nhục mạ và khinh rẻ.
Tôi còn thơ dại cứ lo ngay
ngáy, lo bố mình đột nhiên bị rủi ro. Đó cũng là vận rủi của tôi. Hơn nữa bố
tôi còn có lý lịch gia đình địa chủ. Nhà bố tôi đã từng có hơn hai trăm mẫu ruộng,
là một địa chủ trăm phần trăm, may mà ông tổ tôi là kẻ ăn chơi hư hỏng, không
có lòng tiến thủ, chỉ biết đua đòi lêu lổng, năm nào cũng bán mất hai ba mẫu ruộng
cung dưỡng đời sống háu ăn lười làm của mình. Đứa con bại gia chi tử này, đúng
năm 1949 vừa vặn bán sạch hơn hai trăm mẫu ruộng, do đó ông đã bán mất thân phận
địa chủ của mình. Không thì sau khi giải phóng cả nước,ông rất khó thoát khỏi số
phận bị xử bắn. Bố tôi vì họa được phúc,vứt bỏ được tội danh con cái địa chủ.
Đương nhiên tôi và anh trai cũng là kẻ hưởng lợi cách đời của đời sống ăn chơi
lêu lổng của ông tôi.
Mặc dù như vậy, lý lịch gia
đình đen tối của bố tôi vẫn dày vò chúng tôi về tâm lý, chuyện rủi ro vẫn thường
xảy ra. Một sáng sớm,tôi và anh trai cắp sách ra khỏi nhà, trên đường đi cuối
cùng đã nhìn thấy tên bố mình xuất hiện nổi bật trên tiêu đề, hơn nữa còn có
hai tội danh “địa chủ bỏ trốn” và “phái đi theo con đường tư bản chủ nghĩa”.
Thời còn bé tôi rất nhút nhát,
lúc ấy chắc chắn sắc mặt tôi nhợt nhạt. Tôi bảo anh trai, em không dám đến
lớp, em phaỉ trốn về nhà. Anh tôi mặt tỉnh khô, anh bảo chẳng việc gìphải sợ,
anh nhởn nha nhởn nhơ đi về hướng nhà trường. Anh tôi chỉ can đảm đi một đoạn độ
một trăm mét, sau đó anh lập tức quay về. Anh vừa đi đến với tôi vừa nói:
-
Mẹ kiếp ông cũng đếch
đến trường nữa, ông cũng phải tránh một thời gian.
Sau đó một tờ báo chữ to đầu
tiên ký tên tôi vì thế đã ra đời. Năm ấy tôi học năm thứ nhất tiểu học, anh tôi
học năm thứ ba tiểu học. Bố tôi ở vào thế vực sâu của đời người, tự giàn dựng tự
diễn một vở kịch chính trị, khiến cả gia đình chúng tôi ăn một tết xuân cách mạng
hoá. Trong đêm ba mươi tết, các gia đình khác, sau một năm nhịn ăn nhịn tiêu,
cuối cùng đã có thể ăn một bữa ngon có thịt có cá, nhưng gia đình tôi lại ăn
cơm “ôn khổ nhớ nghèo”. Cái gọi là “ôn khổ nhớ nghèo” tức là trộn cám với rau dại
nấu lên, bóp thành bánh nắm . Món ăn được gọi là bánh cám này do người nghèo
trong chế độ cũ ăn. Trong đêm ba mươi tết chúng tôi ăn bánh cám, tức là ôn lại
nỗi khổ của chế độ cũ để thấy cái ngọt ngào của chế độ mới.
Hai tay tôi bưng cái
bánh cám nhạt nhẽo vô vị, nhỏ nhẻ cắn từng miếng. Tôi cảm thấy cám thô ráp khi
tôi nuốt hình như cứa vỡ cổ họng. Rất tủi hổ tôi nói, ăn bánh cám thấy đau đau.
Bố tôi giả vờ tỏ ra vui, ông nói bằng giọng của bác sĩ ngoại khoa.
- Đau mới tốt, đau mới chứng tỏ ôn nghèo nhớ khổ có hiệu quả điều trị.
- Đau mới tốt, đau mới chứng tỏ ôn nghèo nhớ khổ có hiệu quả điều trị.
Tôi và anh trai
không biết bố đang xúi quẩy biểu diễn sự ưu tú cách mạng của ông. Bố chọn thời
cơ tốt ba mươi tết, mấy hôm sau trong tài liệu kiểm thảo của mình bố đã hết lời
ca ngợi cái tết xuân cách mạng hoá này, lấy đó để bày tỏ lòng trung son sẵt đối
với Đảng cộng sản và Mao chủ tịch của ông.
Cả nhà bốn người
chúng tôi nuốt bánh cám. Sau khi mẹ tôi dọn sạch mâm cơm
,bố tôi trải một
tờ giấy trắng to lên bàn, cả nhà bắt đầu viết báo chữ to. Chủ đề của báo chữ to
là đấu tư lợi phê xét lại, tức là phải đánh đổ và phê phán tư tưởng tự tư và tư
tưởng của chủ nghĩa xét lại. Tay phải bố tôi mài mực trong nghiên, nói với
chúng tôi một cách trang trọng:
- Đêm giao thừa năm mới, chúng ta phải cẩn thận
tiến hành một cuộc tự phê bình và phê bình.
Điều này khiến anh em tôi hớn
hở. Chúng tôi tranh nhau đòi phát biểu đầu tiên. Hai anh em tôi, không đứa nào
chịu nhường đứa nào, đứa nào cũng muốn được tự phê bình trước. Bố mẹ bảo tôi
nói trước, bởi vì anh lớn hơn tôi hai tuổi, anh nên nhường cơ hội cho em. Nhưng
tôi chớp chớp mắt không biết nói gì? Trong giấy lát tôi không tìm ra tư tưởng tự tư và tư tưởng của chủ nghĩa xét
lại. Ở bên cạnh, anh tôi sốt ruột nôn nóng. Anh muốn nói trước, bố mẹ tôi không
đồng ý, bắt đầu gợi ý cho tôi, bố mẹ nói, vừa giờ khi ăn bánh cám con cảm thấy
đau đau cổ họng, tức là tư tưởng tự tư đang
tác oai tác quái. Tôi như trút gánh nặng, nhưng vẫn lo lo. Tôi hỏi bố mẹ:
- Liệu có thể còn coi là tư tưởng của chủ nghĩa
xét lại hay không?
Bố mẹ tôi trao đổi với nhau một
lát, coi đây là tác phong của giai cấp tiểu tư sản ở nơi sâu kín của tư tưởng
tôi đang trỗi dạy, còn trong chủ nghĩa xét lại thìđầy rẫy cái xấu xa của giai cấp
tư sản. Bố mẹ gật gật đầu nói:
-
Có thể coi thế.
Tự tư và chủ nghĩa xét lại đều
có, tôi đã yên tâm. Đến lân anh trai. Anh đã kiêu ngạo nói ra, có lần anh nhặt
được hai xu trên phố không đem trao cho thầy giáo mà mua luôn hai cái kẹo bỏ mồm.
Bố mẹ tôi đều gật đầu trịnh trọng, bảo hành vi này của anh tôi hết sức tương tự
tư tưởng vừa giờ của tôi, cũng đều có tư tương tự tư và chủ nghĩa xét lại. Tiếp
theo mẹ tôi đấu tự tư, phê xét lại, sau mẹ tôi là bố tôi. Bố mẹ tôi đều nói những
sai lầm nho nhỏ, không đau không ngứa, khiến hai anh em tôi có vẻ thất vọng, đặc
biệt là bố tôi, khi tự phê bình không hề nhắc đến một chữ “địa chủ chạy trốn”
và “phái đi theo con đường tư bản chủ nghĩa”. Anh trai tôi làm khó dễ cho bố
tôi đầu tiên. Anh ấy nghiêm nghị hỏi:
-
Ông có phải là địa chủ bỏ trốn hay không?
Nét mặt sa sầm, bố tôi lắc lắc
đầu nói, gia đình tôi đã phá sản trước ngày cả nước giải phóng, cho nên khi cải
cách ruộng đất được quy thành trung nông . Mẹ tôi ngồi cạnh kêu bị oan, mẹ nói
nếu không từng có hơn hai trăm mẫu ruộng, thành phần gia đình bố tôi phải là bần
nông. Anh trai tôi nghiêm khắc dơ tay phải, hỏi bố tôi:
-
Ông có thể bảo đảm với Mao chủ tịch không?Ông không phải
địa chủ?
Bố tôi trang nghiêm dơ tay phải nói:
-
Tôi xin bảo đảm với Mao Chủ tịch, tôi không phải địa chủ.
Tôi không cam lạc hậu, cũng hạch sách bố:
-
Ông có phải phái đi theo con đường tư bản chủ nghĩa
không?
Bố tôi vẫn lắc lắc đầu. Bố nói
bản thân tuy gia nhập đảng cộng sản trước giải phóng, nhưng luôn luôn làm công
tác kỹ thuật, ông luôn luôn làm bác sĩ ngoại khoa không nên coi là phái đương
quyền đi theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Tôi học kiểu anh trai dơ tay phải:
-
Ông có thể bảo đảm với Mao chủ tịch không?
Bố tôi lại dơ tay phải nói:
-
Tôi xin bảo đảm với Mao Chủ tịch.
Tiếp theo ba chúng tôi nhìn tờ
báo chữ to tránh chỗ nặng nói chỗ nhẹ,
do bố tôi viết. Đây là tờ báo chữ to đầu tiên phê phán bản thân chúng tôi, hơn
nữa nó được viết vào đêm giao thừa. Sau khi viết xong, bố tôi ký tên mình, đưa
bút lông cho mẹ tôi. Mẹ tôi ký xong đến anh tôi ký, tôi ký tên sau cùng.
Chúng tôi bắt đầu thảo luận
dán báo chữ to chỗ nào? Tôi bảo dán ở cửa nhà mình, có thể để bà con hàng xóm
nhìn thấy hành vi vĩ đại đêm giao thừa của chúng tôi. Anh tôi nói nên dán ở cửa
sổ bán vé của rạp chiếu bóng, ở đấy có đông người xem báo chữ to hơn. Chắc chắn
trong bụng bố mẹ tôi sẽ chửi chúng tôi hai đứa con mất dậy. Bố mẹ tôi chỉ để
làm vì, để chứng tỏ tinh thần cách mạng và giác ngộ chính trị của mình. Bố mẹ
tôi đâu có muốn người khác đọc được tờ báo chữ to này, hơn nữa tờ báo chữ to ba
mươi tết này có giá trị thực dụng rất cao, có thể là một đoạn rạng rỡ xuất hiện
trong bản kiểm điểm của bố tôi.
Bố mẹ tôi tuy trong lòng khó
chịu, song nét mặt vẫn tỏ ra tán thành, hai bố mẹ gật đầu nói, ý kiến của hai
anh em đều rất hay, vấn đề là nếu dán ra ngoài bản thân chúng ta không thể luôn
luôn nhìn thấy tờ báo chữ to này. Bố mẹ kiên nhẫn giải thích, tờ báo chữ to này
phê phán bản thân mình, nên dán trong nhà mình, để chúng ta luôn luôn cảnh giác
sai lầm trước kia của mình, từ đó theo sát Mao chủ tịch vĩnh viễn đi trên con
đường đúng đắn.
Thời đó gia đình chúng tôi vẫn
chưa chuyển đến nhà gác tập thể của bệnh viện, Chúng tôi ở trong nhà mái bằng gọi
là ngách Hướng Dương, là một gian nhà to. Tường ngăn ở giữa bằng tre dọc ngang
buộc dây thép, rôì bồi dán giấy báo cũ lên tre. Bố mẹ tôi ngủ trên giường bên
trong, Hai anh em tôi ngủ trên giường bên ngoài. Chúng tôi cảm thấy bố mẹ nói
có lý, đồng ý dán tờ báo chữ to trong nhà. Nhưng chúng tôi có một điều kiện, tức
là không được dán ở đầu giường bố mẹ bên trong, phải dán trên đầu giường hai
anh em tôi. Bố mẹ tôi vui vẻ đồng ý.
Sau đó không lâu, bố tôi bị
đưa về nông thôn. Ông đeo hộp thuốc đi giữa cánh đồng thôn quê chữa bệnh cho
nông dân. Khi phái tạo phản nhận ra họ đã bỏ qua bố tôi, họ lại về nhà quê bắt
ông, thì không tìm thấy bố tôi nữa. Bà
con nông dân thật thà chất phác đã cất giấu bảo vệ ông, khiến bố tôi hết sức
may mắn tránh được bạo lực cách mạng thời kỳ đầu cách mạng văn hoá.
Tờ báo chữ to ghê gớm đó dán
trên tường đầu giừơng anh em tôi hơn một năm, bám đầy bụi và sau khi giấy bị ố
vàng rách đi, nó bị rơi theo búc vách xuống gậm giường, rôì bị chúng tôi lãng
quên. Lúc đầu ngày nào trước khi ngủ và sau khi dậy tôi đều nhìn chữ ký xiêu
xiêu vẹo vẹo của mình với ánh mắt thiêng liêng.
Năm
năm sau, tôi lên học lớp sơ trung, bắt đầu viết báo chữ to qui mô lớn, hơn nữa
lại thân chinh viết, không bao giờ còn ký tên theo sau người khác. Lớp sáng tác
nổi tiếng nhất thời kỳ cách mạng văn hoá đến từ đại học Bắc Kinh và đại học
Thanh Hoa, bút danh là Lương Hiệu, là giai âm của hai trường. Tôi bắt chước
Lương Hiệu, kéo thêm ba bạn học cũng thành lập một nhóm sáng tác, lấy bút danh
từ bộ phim cách mạng nổi tiếng thời đó “ Mầm xuân ”.
Thời ấy, vừa vặn sự kiện Hoàng
Soái loan khắp đất nước,Hoàng Soái một học sinh tiểu học chỉ mới mười hai tuổi
đã viết một bài nhật ký phê bình thầy giáo: “ Hôm nay,xx không tuân thủ kỷ luật
học đường,đã có hành vi nghịch ngầm, thầy giáo gọi cậu đến trước mặt nói: Ta thật
muốn cầm thước dạy học gõ vào đầu ngươi. Câu này nói không đúng phải không? Thước
là thứ để thầy dạy học, chứ không phải để đánh lên đầu học trò. Xin thầy kiên
nhẫn giúp đỡ sai lầm của học sinh, khi nói cần chú ý hơn. . . ” Sau khi xem nhật
ký, thầy giáo nổi giận đùng đùng, nhận xét Hoàng Soái là muốn đánh đổ thầy. Tiếp
theo trong thời gian hơn hai tháng, thầy giáo luôn luôn phê bình Hoàng Soái,
còn yêu cầu các học sinh khác bỏ mặc Hoàng Soái. Bị cô lập bơ vơ, Hoàng Soái
đành phải viết cho “Nhật báo Bắc Kinh” một bức thư sáu trăm chữ , Trong thư em
nói: “ Em là hồng tiểu binh, yêu chuộng Đảng và Mao chủ tịch,em chẳng qua chỉ
viết lên nhật ký những điều trong lòng mình, nhưng thầy giáo túm chặt không
buông. Nhiều ngày gần đây em không ăn nổi cơm, đêm nằm mơ sợ khóc. Xét đến
cùng, em đã mắc sai lầm nghiệm trọng gì? Lẽ nào còn đòi thanh thiếu niên thời đại
Mao Trạch Đông lại làm nô lệ dưới sự nô dịch “đạo thầy tôn nghiêm ”của chế độ
giáo dục cũ? Ngày 12 tháng 12 năm 1974
“Nhật báo Bắc Kinh” đã đăng bức thư và bản
sao nhật ký của Hoàng Soái. Ngày 28 tháng 12 “Nhân dân nhật báo” đăng lại toàn văn ngay trong dòng đầu trang đầu,
còn thêm lời toà soạn. Sáng sớm hôm đó, Đài phát thanh nhân dân Trung ương cũng
phát lại tin này trong chương trình thời sự và trích yếu báo chí. Hoàng Soái nổi
lên một thời, trở thành anh hùng chống trào lưu cả nước ai ai cũng biết. Học
sinh trung tiểu học cả nước nhao nhao học tập Hoàng Soái. Nhưng vận may chẳng
được bao lâu, hai năn sau, cùng với sự qua đời của Mao Trạch Đông và “lũ bốn
tên” bị bắt, Hoàng Soái mười sáu tuổi bỗng từ Thiên đường rơi xuống địa ngục,
trở thành nanh vuốt nhỏ của lũ bốn tên, báo chữ to phê cô bé dán phủ trời rợp đất.
Bố mẹ của cô bé cũng vì thế bị xúi quẩy, mẹ cô bé đã viết kiểm điểm mấy vạn chữ
, bố cô bị tống giam, mãi đến năm 1981, bố Hoàng Soái mới được sửa sai, đươc ra tù.
Trong một thời đại như thế, số
phận một con người kỳ thực không thuộc về bản thân. Tất cả mọi người đều như nước
chảy bèo trôi, không ai biết, chờ đợi mình ở phía trước là vận may hay vận rủi.
Cuối năm1974 các trường trung
tiểu học toàn quốc trỗi dậy làn sóng phê phán tôn nghiêm đạo thầy. Do tôi chắp
bút, báo chữ to ký tên “Mầm xuân” đã thịnh hành trong trường phổ thông trung học chúng tôi.
Tôi cũng nổi lên một thời trong nhà trường, trở thành cây bút đỏ có tên tuổi.
Tôi và ba bạn học hăng hái viết
ngày viết đêm, ngôn ngữ cách mạng trong đó
đều sao chép từ “Nhân dân nhật báo”, “ Triết Giang nhật báo “ và “Giải
phóng nhật báo” của Thượng Hải, không đầy một tuần, chúng tôi đã viết ra gần bốn
mươi bài báo chữ to, dán đầy tường trường phổ thông trung học của chúng tôi.
Phê phán hết lượt các thầy cô giáo trong trường phổ thông trung học. Thầy giáo
ngữ văn của chúng tôi là người duy nhất tôi bỏ qua . Thầy và tôi thân nhau, thầy
thường hay len lén tung cho tôi một điếu thuốc. Tôi lấy trộm thuốc lá thơm của
bố cũng hiếu kính thầy một điếu.
Thời ấy là thời đại giai cấp
công nhân lãnh đạo tất cả, trong quân đội, nhà máy nông thôn và mọi đơn vị khác đều cử đội tuyên
truyền công nhân đến ở. Trường phổ thông trung học chúng tôi cũng có đội tuyên
truyền công nhân đến. Đội trưởng đội tuyên truyền công nhân là lãnh đạo cao nhất
của trường học lúc đó. Tôi còn nhớ đó là lão công nhân hơn năm mươi tuổi, Ông cầm
quyển sổ ghi chép, vừa xem báo chữ to của chúng tôi, vừa viết cái gì trên đó.
Khi trông thấy tôi nét mặt ông tươi cười, rối rít khen tôi:
-
Làm tốt lắm, làm tốt lắm!
Thời đó tôi không biết, tổ
sáng tác Mầm xuân của chúng tôi trong thời
gian ngắn đã viết ra gần bốn mươi tờ báo chữ to cũng trở thành thành quả cách mạng của nó. Chủ nhiệm uỷ ban
cách mạng của huyện đã biểu dương tổ hết lời. Ông nói trường phổ thông trung học
chúng tôi đã đứng đầu các trương trong huyện trong cuộc vận động học tập tinh
thần chống Hoàng Soái và phê phán tôn nghiêm sư đạo, thậm chí đều có khả năng dẫn đầu các trường toàn tỉnh.
Ông đội trưởng tuyên truyền
công nhân này cẩn thận ghi lại tên mỗi thầy cô giáo chúng tôi đã phê phán, sau
đó phát hiện lại không có tên thầy giáo ngữ văn. Đội trưởng tuyên truyền công
nhân rất không hài lòng, cảm thấy trong cuộc vận động phê bình tôn nghiêm đạo
thầy vẫn có điểm mù. Ông gọi điểm mù này lên văn phòng của mình, đập bàn quát một
thôi một hồi,nói điểm mù này áp chế và đả kích học sinh, cho nên mới không xuất
hiện báo chữ to phê phán thầy.
Thầy
giáo ngữ văn của chúng tôi khóc lóc nhăn
nhó đến tìm tôi. Thầy kéo tôi ra bên ngoài tường vây nhà trường, đưa cho tôi một
điếu thuốc lá, tự tay thầy bật diêm châm cho tôi, sau đó khẩn thiết hỏi:
-
Tại sao không viết báo chữ to về tôi?
Tôi hút thuốc lá thơm của thầy đáp:
-
Trên người thày không có tôn nghiêm sư đạo.
- Sao lại không có? - Thầy giáo ngữ văn cuống lên. Thầy nói:- Toàn thân tôi từ trên đến dưới đều là tôn
nghiêm sư đạo.
Tôi nói:
- Thày thường xuyên cho học sinh chúng em thuốc
lá, thầy hoà mình với chúng em. Đúng là thầy không có tôn nghiêm sư đạo.
Thầy giáo ngữ văn khóc dở mếu
dở, đành phải nói hết với tôi những lời đội trưởng đội tuyên truyền công nhân mắng
nhiếc thầy thế nào. Tôi hiểu ra, tôi hứa với thầy, ngay tối hôm ấy sẽ viết xong
tờ báo chữ to phê phán thầy, sáng sớm mai thầy thức dậy sẽ nhìn thấy.
Tôi giữ lời hứa, ăn xong cơm tối,liền
goị ba bạn học khác của nhóm sáng tác cùng đến, viết trong lớp học đến tận đêm khuya thanh vắng. Đối với các thầy
cô giáo khác, chúng tôi đều viết một tờ báo chữ to,riêng với thầy giáo ngữ văn
chúng tôi ưu ái hơn, đã viết kín hai tờ. Sau đó cầm hai tờ báo chữ to đến cửa
nhà thầy giáo ngữ văn, nhân lúc thầy ngủ say, chúng tôi bàn nhau dán chỗ nào?
Vốn định dán trên cửa nhà thầy,
nhưng trên một cánh cửa dán không hết hai tờ báo chữ to,đành phải dán lên tường
hai bên cửa nhà thầy, mỗi bên một tờ.
Sáng hôm sau, thầy giáo ngữ
văn này lại khe khẽ kéo tôi ra ngoài tường vây. Tôi cứ tưởng thầy đến cảm ơn, kết
quả thày trách tôi, thầy nói tôi không
nên dán báo chữ to ở cửa nhà thầy. Đội trưởng đội tuyên truyền công nhân hoàn
toàn không nhìn thấy, hơn nữa hàng xóm sẽ cười thầy. Thầy gợi ý tốt nhất dán
báo chữ to phê phán thầy trên tường nhà gác có phòng làm việc của đội trưởng đội
tuyên truyền công nhân. Thấy tôi gật đầu,thầy lại trách tôi, tại sao lại viết về
thầy hai tờ báo chữ to?Các thầy cô giáo khác đều chỉ có một tờ. Tôi bảo thầy,
đây là để nâng cao đãi ngộ cho thầy. Thầy lắc đầu:
-
Đừng đề cao, bình đẳng, bình đẳng tốt nhất.
-
Được ạ - tôi nói –
chúng em vất vả một chút, lại viết một tờ báo chữ to mới.
Thầy giáo ngữ văn hỏi tôi:
-
Tờ báo chữ to dán ở cửa nhà tôi sẽ làm thế nào?
Tôi giục thầy về xé đi.
- Tôi làm sao dám xé báo chữ to? - Thầy kêu lên, sau đó khẽ bảo – Em thân chinh
đến xé đi.
Sau đó lại chỉ đạo tôi, buổi
trưa khi em đến cửa nhà thầy xé báo chữ
to nên nói vài câu. Tôi gật đầu để thầy yên tâm. Buổi trưa tất cả đều làm theo
chỉ thị của thầy. Tay phải thầy xỏ vào túi, lấy ra nửa bao thuốc lá thơm, rút
ra một điếu đưa cho tôi. Sau khi quay người đi vài bước, thầy dừng chân quay lại
đưa cả nửa bao thuốc cho tôi.
Theo chỉ thị của thầy giáo ngữ
văn, buổi trưa trước khi tan học, tôi đem tờ báo chữ to phê phán thầy giáo ngữ
văn đã viết dán lên tường nhà gác có văn phòng của đội trưởng đội tuyên truyên
công nhân, sau đó dẫn ba bạn học khác của tổ sáng tác “Mầm xuân” đến trước cửa
nhà thầy giáo ngữ văn, réo gọi to tên thầy. Thầy ở trong nhà cố ý lê nhẹ không
ra, chờ khi hàng xóm láng giềng đều chạy ra xem ầm ĩ, thầy mới gật đầu khom
lưng đi ra. Tôi dùng lời buổi sáng thầy dậy tôi quát thầy:
- Thật thà nghe đây,chúng tôi đã viết một tờ
báo chữ to phê phán tôn nghiêm đạo thầy về ông sâu sắc hơn, dán trong trường học,
ông mau mau đến xem.
Thầy đáp lời đi về phía trường
học. Chúng tôi xúm lại xé hai tờ báo chữ to dán ở cửa nhà thầy, vừa xé vừa giải
thích với hàng xom nhà thầy, hai tờ báo chữ to này viết không sâu sắc, tờ báo
chữ to mới viết dán ở trường vô cùng sâu sắc , hoan nghênh bà con đến nhà trường chúng tôi đọc.
Sáng tác của tôi ở thời kỳ
cách mạng văn hoá kéo dài đến sau năm tôi học cao trung, đột nhiên tôi không hứng
thú viết báo chữ to nữa. Tôi thử viết kịch nói, Đây nên là tác phẩm văn học đầu
tiên của tôi. Tôi bỏ ra gần như một học kỳ mới viết xong vở kịch nói một màn,
khoảng bốn ngàn chữ. Qua mấy lần sửa chữa, tôi đã chép cẩn thận trên giấy ka
rô. Nội dung kịch nói là nội dung thịnh hành thời đó, tức là một địa chủ sau giải
phóng toàn quốc mất đi tài sản, trong lòng bất mãn như thế nào, định phá hoại
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nông thôn, cuối cùng bị bần nông và trung
nông lớp dưới trí tuệ bắt quả tang.
Tôi có người anh trai bạn học,
lớn hơn tôi khoảng mười tuổi. Lúc đó anh ấy là một cây bút đỏ có tên tuổi trên
thị trấn nhỏ chúng tôi. Bởi anh có nhiều tản văn và thơ ca, ca tụng đại cách mạng
văn hoá đăng trên tạp chí in rô ni ô của nhà văn hoá huyện.
Qua bạn học giới thiệu, tôi may mắn quen biết
vị danh nhân này, tôi đã cung kính trình lên anh vở kịch ngắn cuả mình, xin anh
phê bình chỉ bảo.
Mấy ngày sau, khi tôi đến thăm
anh, anh đã đọc xong vở kịch ngắn cuả tôi, và viết một đoạn dài trong lời bình
bằng bút đỏ ở trang cuối cùng. Khi anh trả tôi bản thảo, thái độ hết sức ngạo mạn.
Anh bảo ý kiến của mình đã viết trong lời bình phía sau. Anh không nói nhiều nữa,
nhưng anh nhấn mạnh một điểm, đó là kịch nói của tôi không có tâm lý nhân vật,
hay nói cách khác không có nhân vật tự sự. Anh bảo tôi, tự sự là sức nặng trong
sức nặng của sáng tác kịch bản.
Khi tôi cáo từ, anh lấy ra vở kịch
nói ba màn anh vừa viết xong không lâu, đề tài giống như của tôi, cũng là câu
truyện một địa chủ muốn phá hoại bị bần
nông và trung nông lớp dưới phát hiện như thế nào. Khi anh đưa cho tôi một tập
bản thảo dây dầy,chuyên yêu cầu tôi chú ý anh đã viết lời tự sự như thế nào
trong kịch bản, Anh tự say sưa nói:
-
Đặc biết là tự sự của địa chủ, anh viết rất sống động.
Tôi đem bản thảo của minh và của
anh về nhà. Trước hết tôi đọc kỹ lời bình của anh đối với bản thảo của tôi. Tôi
phát hiện về cơ bản là phê bình, chỉ có câu cuối cùng là biểu dương, anh bảo
văn tôi viết coi như trôi chảy. Sau đó tôi đọc kỹ kịch bản của anh. Tôi cảm thấy
anh viết cũng xoàng. Anh tự khen mấy đoạn tự sự của địa chủ, đều là những ngôn
ngữ kiểu giáo điều địa chủ nghĩ trong lòng muốn phá hoại chủ nghĩa xã hội như
thế nào. Cái gọi là sống động của anh chỉ là kèm bên trong những lời chửi bậy bạ
mà thôi. Đây là sáng tác tiêu chuẩn hoá thời bấy giờ. Công nhân và nông dân xưa
nay không noíbậy chửi bậy, chỉ có địa chủ, phái hữu và phần tử phản cách mạng mới
nói chửi bậy. Nhưng tôi vẫn cảm thấy phải khen anh một chầu, xét cho cùng thì
anh là cỡ có tên tuổi của thị trấn nhỏ chúng tôi. Có đi có lại mới toại lòng
nhau, tôi tìm một cây bút đỏ, viết vào chỗ để trống trong trang cuối cùng của vở
kịch ba màn một đoạn lời bình dài. Lời bình của tôi cơ bản là khen, đặc biệt là
tôi hết lời tâng bốc lời tự sự của địa
chủ trong kịch bản, tôi bảo lơì tự sự hay như thế phải nói là
tuyệt vời có một không hai, cuối cùng chỉ phê một câu: kịch tình rời rạc
không được chặt chẽ.
Khi tôi trả kịch bản cho anh,
ánh mắt anh sáng hẳn lên chờ đợi những lời cung kính và sùng bái của tôi. Tôi
nói mấy câu khen hay. Anh cười mấy tiếng
hì hì. Sau đó anh nổi cáu, vìanh phát hiện tôi đã dám viết lời bình vào trang
cuối cùng kịch bản của anh. Anh phẫn nộ bảo tôi:
-
Cậu laị dám viết lời bình lên kịch bản của ta sao?
Tôi có vẻ lúng túng, không ngờ
việc làm có đi có lại mới toại lòng nhau của mình lại khiến anh nổi giận. Tôi
có vẻ sợ sệt nói:
-
Anh cũng viết lời bình trên kịch bản của tôi.
-
Đù mẹ mày – Anh gầm lên – Mày là ai ? Tao là ai?
Đúng như thế, anh là cỡ có tên
tuổi, tôi là kẻ vô danh tiểu tốt Anh đọc đến câu phê cuối cùng của tôi, nổi giận
đùng đùng. Anh dơ chân đá tôi một phát, quát tướng :
- Mày đúng là không biết trời cao đất dầy, dám
nói kịch tình của tao rời rạc không chặt chẽ.
Tôi vội lùi hai bước nhắc nhở
anh, Trong lời bình của tôi còn có lời cung kính. Ạnh cúi đầu đọc đến chố tôi
tán tụng lời tự sự của địa chủ, cơn giận của anh giảm hẳn đi. Anh ngồi xuống ghế,
anh cũng bảo tôi ngồi. Sau khi anh đọc cẩn thận lời phê bình của tôi. Hình như
đã bình tĩnh lại. Anh bắt đầu trách. Anh bảo tôi sau khi dùng bút đỏ viết lời
phê bình, anh không thể lại cho người khác đọc kịch bản. Tôi đề nghị anh xé tờ
cuối cùng đi, sao lời kết của kịch bản sang giấy mới. Tiếp theo tôi tỏ ý giúp
anh chép lời kết của kịch bản sang tờ khác.
Anh xua tay nói:
-
Thôi, để tôi tự chép.
Sau đó anh nở nụ cười đắc ý. Anh nói với tôi một cách thần
bí, hai cán bộ sáng tác của nhà văn hoá đọc xong kịch bản của anh cứ khen lia lịa,
như thủy triều lên. Tôi thầm nghĩ chỉ có hai người tại sao lại có thể khen hay
như thủy triều lên. Nhưng tôi giả vờ tỏ ra vui mừng. Anh tiếp tục nói một cách
thần bí,hiện nay đội trường đội tuyên truyền công nhân của nhà văn hoá đang đọc
duyệt kịch bản, một khi được thông qua,đội tuyên truyền tư tưởng Mao Trạch Đông
của huyện sẽ giàn dựng vở kịch này, sau khi diễn năm buổi ở nhà hát kịch, sẽ
đưa lên tỉnh thành, tham dự hội diễn văn nghệ quần chúng.
Vị văn sĩ có tên tuổi của thị trấn nhỏ chỉ đắc ý được mấy
hôm, sau đó bắt đầu cuộc sóng xúi quẩy. Đội trưởng tuyên truyền công nhân của
Nhà văn hoá huyện thời đó là một lão già thô thiển, chỉ học đến tiểu học, sau
khi ông đọc những lời tự sự của địa chủ trong kịch bản đã nghiễm nhiên nhận xét
vị văn sĩ có tên tuổi của thị trấn nhỏ này là phần tử phản cách mạng chuẩn bị
phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đội trưởng tuyên truyền công nhân
đã coi lời tự sự tâm lý của địa chủ thành tự sự
tâm lý của anh.
Anh trai của bạn học tôi vô cùng oan uổng. Anh giải thích
với đội trưởng tuyên truyền công nhân những tự sự tâm lý này là của địa chủ,
không phải của anh. Đội trưởng tuyên truyền công nhân, đập tay lên tập kịch bản
dày dày, hỏi anh:
- Những chữ nghĩ trong lòng tên địa chủ chẳng
phải đều do anh viết ra hay sao?
- Vâng do tôi viết
– anh giải thích tiếp – Nhưng. . .
- Anh viết ra thế này là bụng anh nghĩ thế,- Đội trửơng tuyên truyền công nhân ngắt lời
anh không còn cho anh có bất cứ cơ hội nào giải thích nữa .
Vị văn sĩ có tên tuổi của thị
trấn nhỏ, chỉ trong một đêm từ một cây bút đỏ trở thành cây bút đen. Trong hai
năm sau đó, với thân phận là phần tử phản cách mạng hiện hành, anh thường xuyên
xuất hiện trên đài chủ tịch của đại hội phê phán công cộng tổ chức trên bãi tập
của nhà trường phổ thông trung học chúng tôi, trước ngực anh đeo một tấm biển gỗ
lớn, đầu cúi gằm, ra vẻ rụt rè ngoan ngoãn vâng lời.
Mỗi khi tôi trông thấy anh đứng
ở đó, cứ cảm thấy lạnh tóc gáy, Tôi thầm nghĩ thật kinh khủng, may mà tên địa
chủ trong kịch bản của tôi không có những lời tự sự tâm lý, may mà lời bình địa
chủ tự sự tôi thổi phồng đằng sau kịch bản của anh được anh xé bỏ, không thì có
lẽ tôi cũng bị theo đấu trước bàn chủ tịch khi tổ chức đại hội phê phán công cộng.
Thời ấy trên bãi tập của trường
phổ thông trung học chúng tôi năm nào cũng phải tổ chức mấy lần đại hội phê đấu,
công khai tuyên phán một tên hoặc mấy
tên tội phạm giết người, cưỡng hiếp người. Khi mở đại hội xét xử, bao giờ cũng
tìm mấy tên địa chủ, phái hữu và phần tử phản cách mạng tham gia theo đấu. Những
kẻ theo đấu này trước ngực đeo biển gỗ lớn, xếp thành hàng chữ nhất, đứng hai
bên phạm nhân cũng đeo biển gỗ to. Phạm nhân bị trói giặt cánh khỉ, địa chủ,
phái hữu, phần tử phản cách mạng theo đấu không bị trói. Đấy là phân biệt giữa
phạm nhân và kẻ theo đấu. Không phải mỗi
địa chủ, phái hữu và phần tử phản cách mạng đều tham gia mỗi lần theo đấu, chỉ
có người anh trai bạn tôi là ngoại lệ. Có thể vì anh là văn sĩ có tên tuổi, chỉ
cần có đại hội phê phán công khai là anh sẽ đeo biển gỗ to, cúi gằm mặt xuất hiện
trên đài chủ tịch ở bãi tập, hơn nữa vị trí của anh đều cố định,thường là đứng ở
cuối cùng bên phải. Anh là kẻ theo đấu hàng đầu của thị trấn nhỏ chúng tôi.
Mấy năm sau, khi tôi bắt đầu
chính thức viết tiểu thuyết, bố mẹ tôi vô cùng lo lắng cho số phận của tôi. Từng
trải của thời kỳ cách mang văn hoá khiến bố mẹ tôi sợ con trai mình một ngày
nào đó cũng sẽ trở thành cây bút đen.
Anh bạn Pankaji. Michenla tinh mắt vô cùng.
Anh là một người lắng nghe có trí tuệ. Anh mỉm cười một cách yên tĩnh, thi thoảng
cười to, anh cũng yên tĩnh. . Chúng tôi giống như hai người thả câu có ký ức,
ngồi bên bờ sông thời gan, để chuyện đã qua đến cắn câu,
Câu chuyện trở về công việc chữa
răng đầu tiên của tôi và sáng tác tiểu thuyết từ đó về sau. Ba mươi năm trước,tôi
là một thầy thuốc khoa răng. Trong một bệnh viện của thị trấn nhỏ miền nam
Trung Quốc, tay tôi cầm cái kìm thép, mỗi ngày nhổ răng dài đến tám tiếng đồng
hồ. Công việc của tôi là suốt ngày nhìn mồm người khác há ra. Đó là nơi không
có phong cảnh nhất trên đời. Tôi nói với người bạn Pankaji. Michenla. Tôi đã
làm công việc ấy năm năm, đã nhổ hơn một vạn cái răng.
Lúc ấy tôi hai mươi tuổi. Khi
ngủ trưa tôi thường đứng trước cửa sổ hè phố sát bệnh viện, nhìn đường phố
huyên náo bên dưới, cứ thầm nghĩ đi nghĩ lại một ý nghĩ đáng sợ, có lẽ nào
mình phải đứng đây cả đời?
Chính khi ấy tôi quyết định viết
tiểu thuyết. Khi tôi đứng trước cửa sổ, thường xuyên nhìn thấy những người làm
việc trong nhà văn hoá đi đi lại lại rong chơi trên đường phố. Trong lòng tôi
vô cùng hâm mộ. Một hôm tôi hỏi một người làm việc trong nhà văn hoá.
-
Tại sao các bạn không làm gì?
Người ấy trả lời:
-
Bọn tôi đi đi lại lại trên đường phố chính là làm việc.
Tôi nghĩ bụng: Công tác như vậy tôi cũng thích.
Nguyện vọng lớn nhất của tôi
là được đến làm việc ở nhà văn hoá. Đi rong chơi trên đường phố cũng là công
tác. Tôi nghĩ công việc tốt đẹp như thế, ngoài nhà văn hoá ra, có lẽ chỉ có
Thiên đường mới có. Trung Quốc thời ấy cá nhân không có quyền lựa chọn công
tác. Công tác đều do nhà nước phân phối. Sau khi tôi tốt nghiệp phổ thông trung
học, nhà nước cho tôi làm việc nhổ răng. Nếu tôi bỏ công việc nhổ chữa răng,
sang nhà văn hoá làm công tác dạo chơi nhàn nhã cũng đòi hỏi phải được nhà nước
cho phép, hơn nữa đầu tiên phải chứng minh mình có tư cách vào nhà văn hoá. Con
đường tốt đẹp phía trước thông vào nhà văn hoá là ba lối đi: Một là học biết soạn
nhạc, hai là học biết hội hoạ, ba là sáng tác. Đối với tôi, soạn nhạc và vẽ
tranh đều phải học từ đầu, khó vô cùng, mà sáng tác chỉ cần biết chữ hán là được.
Tôi chỉ có thể chọn sáng tác.
Trong mười năm cách mạng văn
hoá, tôi hoàn thành chương trình tiểu học và trung học của mình. Quá trình này
khiến sự trưởng thành của tôi phong phú đa dạng. Nhưngvề học tập tôi đã uổng
phí thời gian. Tôi còn nhớ khi mình học phổ thông trung học thường hay nghe sai
tiếng kẻng vào học và tan học, thường xuyên là khi tiếng kẻng tan học vang lên,
tôi đi vào lớp chuẩn bị lên lớp. Chữ Hán tôi nhận biết lúc đó thật ra không nhiều.
Nhưng vẫn có thể ứng phó với sáng tác của mình. Nhiều năm sau các nhà phê bình
của Trung quốc tơi tới tán dương ngôn ngữ kể chuyện của tôi giản dị trong sáng,
tôi đã nói đùa với họ:
-
Đó là vì tôi biết chữ không nhiều.
Về sau tác phẩm của tôi được dịch
và xuất bản bằng tiếng Anh. Một giáo sư người Mỹ nói với tôi, ngôn ngữ của tôi
sau khi dịch ra tiếng Anh, rất giống ngôn ngữ của Hêminhuây, tôi liền xuất khẩu
nói đùa của mình sang Mỹ. Tôi nói với giáo sư đó.
-
Hêminhuây biết những đơn từ tiếng Anh cũng không nhiều.
Tuy là lời nói vui đùa, nhưng
cũng nói lên một đạo lý. Cuộc đời thường như vậy, có khi xuất phát từ điểm mạnh,
càng đi càng ngắn, có khi xuất phát từ điểm yếu, lại càng đi càng dài. Nói theo lời Mao trạch
Đông: “việc tốt sẽ biến thành việc xấu, việc xấu cũng sẽ biến thành việc tốt”.
Nếu cứ tiếp tục câu nói đùa vừa giờ, thì tôi và Hêminhuây có thể đều là loại
người việc xấu biến thành việc tốt như Mao Trạch Đông đã nói.
Năm tôi hai mươi hai tuổi, tôi
vừa nhổ răng vừa bắt đầu sáng tác. Nhổ răng là để duy trì mưu sinh, sáng tác là
để sau này không bao giờ nhổ răng nữa. Lúc đầu, tôi thường cảm thấy viết được một
chữ còn khó hơn nhổ một cái răng, Nhưng để được vào nhà văn hoá như thiên đường,
tôi buộc mình tiếp tục viết. Thời ấy tôi còn trẻ, để cái mông xây dựng tình hữu
nghị lâu bền với cái ghế không phải là chuyện dễ dàng Ngày cuối tuần ánh nắng
ngoài cửa sổ sáng láng, con chim đang bay liệng, các cô gái cười lanh lảnh, các
bạn cùng trang lứa đều chơi bời vui đùa ở ngoài kia. Một mình tôi ngồi khô cứng
trước bàn, như thợ rèn rèn sắt, dốc sức viết hết chữ nọ đến chữ kia cứng nhắc.
Sau đó thường hay có bạn trẻ hỏi
tôi:
-
Làm thế nào mới có thể trở thành một nhà văn?
Tôi trả lời chỉ có một từ là
“sáng tác. ”Sáng tác giống như một từng trải, nếu một người không từng trải cái
gì
thì sẽ không hiểu được cuộc sống của mình. Cũng như thế, nếu một người không đi sáng tác sẽ không biết mình có thể
viết ra được cái gì.
Tôi rất nhớ đầu những năm một
chín tám mươi, cách mạng văn hoá vừa chấm dứt, một số tạp chí văn học bị cấm
đoán trong mười năm cách mạng văn hoá lần lượt được in ấn trở lại, còn có càng
nhiều những tạp chí văn học mới ra đời. Một Trung Quốc hầu như không có tạp chí
văn học bỗng chốc trở thành một Trung Quốc có hơn một ngàn tạp chí văn học. Vậy
là hàng loạt bản văn học đều giống như đứa trẻ đói sữa đòi bú khóc oe oe . Lúc
đó những nhà văn đã từng công bố tác phẩm, cho dù đã có tên tuổi hay chưa có
tên tuổi, toàn bộ tác phẩm họ viết ra vẫn
không thể lấp đầy những ấn phẩm văn học nhiều như vậy. Vì thế mọi ban biên tập
đều đọc cẩn thận bản thào tự do, một khi phát hiện tác phẩm hay, họ truyền tay
nhau đọc, cả ban biên tập đều vui mừng phấn khởi.
Tôi vừa may gặp thời đại tốt đẹp
quan hệ cung cầu tác phẩm văn học và trang in văn học đảo ngược này. Một kẻ nhổ
răng của thị trấn nhỏ như tôi không quen biết bất cứ biên tập viên nào của tạp
chí văn học, chỉ biết địa chỉ của tạp chí, liền gửi những truyện ngắn mình viết
đến hết tạp chívăn học này đến tạp chí văn học kia. Hồi ấy gửi bản thảo không mất
tiền, chỉ cần cắt một góc phong bì, chứng tỏ với bưu điện toà soạn tạp chínhận
trả tiền cước, hơn nữa tạp chí văn học nếu không sử dụng truỵện ngắn của tôi sẽ
trả lại bản thảo. Sau khi tôi nhận bản thảo trả lại, động tác đầu tiên của tôi
là bóc thư, dở ra, lấy keo dán lại, làm một phong bìmới, viết lên trên điạ chỉ
của tạp chí văn học khác, lại bỏ vào
thùng thư bưu điện, đương nhiên tôi không quên cắt góc phong bì.
Mấy bản thảo truyện ngắn của
tôi thời ấy đã đi du lịch miễn phí giữa các thành phố của Trung Quốc. Chúng
luôn luôn trở về bên tôi, lại được tôi luôn luôn tiễn đi. Những thành phố bản
thảo viết tay của tôi đi qua, còn nhiều hơn những thành phố tôi đã đi qua hơn
hai mươi năm về sau. Bản thảo trả về đều là những phong bì vừa dầy vừa nặng. Hồi ấy gia đình tôi có một cái
sân nhỏ. Người đưa thư của bưu điện lần nào cũng vứt bản thảo trả về của tôi từ
ngoài vào qua tường vây. Bản thảo dầy dầy khi rơi xuuống kêu rất to, bố tôi ngồi
trong nhà không cần đứng dậy ra sân xem, liền biết cái gì vứt vào. Ông gọi to
tên tôi:
-
Bản thảo trả về!
Sau đó không lâu, quan hệ cung
cầu giữa tác phẩm văn học và trang in văn học đã thay đổi theo một chiều hướng
khác. Đi đôi với các nhà văn có tên tuổi và chưa có tên tuổi càng ngày càng nhiều
như hoa nở mùa xuân, trang in của tạp chí văn học không còn là những đứa trẻ
đói sữa khóc bú, rất nhanh chóng lớn thành các cô gái xinh đẹp, trở thành những
mục tiêu theo đuổi điên cuồng và cạnh tranh quyết liệt, còn văn học cũng từ đỉnh
cao chói lọi bắt đầu tụt dốc. Thời gian tốt đẹp mất đi trong nháy mắt. Toà soạn
tạp chí trút khỏi gánh nặng, không nhận và trả bản thảo miễn phí nữa, họ đã tơi
tới ra thông báo, một là tác giả gửi bản thảo phải trả tiền, hai là toà soạn tập
chí không còn trả laị bản thảo.
“Văn học Bắc Kinh” là ban biên
tập tạp chí văn học đầu tiên tôi đã từng đến Trong một ngôi nhà lớn kê đầy bàn
làm việc theo ven tường, các biên tập viên ngồi yên tĩnh đọc bản thảo gửi đến.
Trên bàn của họ xếp đầy bản thảo của các tác giả không biết tên. Tôi đã nhìn thấy
họ dùng kéo cắt phong bì lấy bản thảo bên trong ra xem kỹ. Thời ấy tôi chưa được
đăng tác phẩm nào. Năm thứ hai sau khi truyện ngắn của tôi lục tục được in, tôi
lại đến mấy ban biên tập của tạp chí văn học hoàn toàn là một cảnh tượng khác.
Trên bì thư bản thảo gửi đến trên bàn đều viết tên biên tập viên, đều là bản thảo
của tác giả gửi các biên tập viên quen biết, còn hàng loạt bản thảo của tác giả
không biết tên bị vứt trong sọt giấy lộn, ngay đến thư cũng không bóc,cứ để cho
người thu thập phế phẩm dọn đi bán giấy lộn, biến thành bã giấy trong nhà máy
giấy, rồi lại tạo ra giấy bản thảo mới. Từ thời ấy tôi đã nhận ra, đã không có
biên tập viên đọc cẩn thận bản thảo tự do gưỉ đến.
Từ đó về sau, một người trẻ tuổi
yêu chuộng sáng tác, cho dù tài hoa tràn trề, cho dù viết ra tác phẩm ưu tú, nếu
không quen vị biên tập văn học nào đó, sẽ rất khó có cơ hội xuất bản. Hiện thực
tàn khốc như thế kéo dài rất nhiều năm, mãi cho đến khi văn học mạng trỗi dạy ở
Trung Quốc. Hình thức phát biểu mới trỗi dạy, cuối cùng đã khiến người trẻ tuổi
có tài hoa có thể đội đất mọc lên.
Hiện giờ nhớ lại tình cảnh ban
đầu tôi vui mừng mình đã bắt gặp vĩ thanh của một thời đại tốt đẹp. Nếu tôi chậm
hai năm viết tiểu thuyết, tôi nghĩ sẽ không có biên tập phát hiện ra tôi trong
đống bản thảo tự do chất như núi, vậy thì tôi lúc này vẫn cầm cái kìm thép nhổ răng dài tám tiếng đồng
hồ trong bệnh viện của thị trấn nhỏ phương nam Trung Quốc.
Sự thay đổi của số phận tôi đến
từ một cú điện thoại tháng mười một năm một ngàn chín trăm tám mươi ba. Thị trấn
nhỏ của chúng tôi vừa bước sang mùa đông. Một buổi chiều khi sắp hết giờ làm việc,
một cú điện thoại xa xôi gọi tìm tôi.
Lúc ấy bệnh viện chúng tôi chỉ
có một máy điện thoại đặt ở trong phòng ghi sô dưới gác. Đó là chiếc máy điện
thoại quay tay, thông qua máy tổng đài chuyển số, mà cả huyện chúng tôi cũng chỉ
có một máy tổng đài ở trong cục bưu điện. Đồng nghiêp chịu trách nhiệm ghi số của
bệnh viện chúng tôi, sau khi nhận được cú điện thoại này, chị chạy ra phố lớn
nhìn lên cứa sổ phòng khoa tôi gọi to tên tôi, bảo tôi có điện thoại tìm gặp.
Khi tôi xuống gác,cứ ngỡ một bạn
nào đó trên thị trấn nhỏ goị đến, hẹn tôi tối nay chơi tú lơ khơ. Nhưng khi tôi
cầm điện thoại nghe giọng của cô gái tổng đài bảo tôi là một cú điện thoại đường
dài đến từ Bắc Kinh. Lúc ấy tim tôi đập
thình thình, cảm thấy một sự việc vĩ đại sắp xảy ra.
Lúc ấy điện thoại đường dài đã
tiếp thông chỉ cần chờ một chút xíu. Khi cô gái của tổng đài trong huyện chúng
tôi bảo tôi có điện thoại đường dài từ Bắc Kinh. Tôi đoán cú điện thoại này vừa
tiếp đến Thượng Hải đang theo dây điện thoại trong mùa đông đến thị trấn nhỏ
chúng tôi, giữa thời gian ấy còn bị tắc mấy lần. Tôi cầm điện thoại chờ gần nửa
tiếng. Giữa lúc tôi tràn đầy hy vọng và sốt ruột chờ đợi, có mấy cuộc điện thoại
từ thị trấn nhỏ của chúng tôi gọi đến, cần tìm mấy đồng sự khác trong bệnh viện tôi nghe điện thoại. Dó đó
tôi nổi giận đùng đùng:
-
Không cho phép anh gọi điện thoại này.
Từ đầu giây bên kia vọng đến giọng ngạc nhiên: “Tại sao?”
Tôi bảo anh ta:
- Tôi
đang chờ đợi một cuộc điện thoại của trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc.
Cuối cùng tôi đã nhận được điện
thoại đường dài từ Bắc Kinh. Tôi đã nghe thấy giọng bà Chu Nhạn Như. Bà là tổng
biên tập thực tế của “Văn học Bắc Kinh” đầu những năm 1980. Trong điện thoại,
câu đầu tiên bà Chu Nhạn Như bảo tôi, sáng nay khi đi làm bà đã gọi điện
thoại đường dài cho tôi, mãi đến sắp hết giờ làm việc buổi chiều mới gọi được.
Bà nói:
- Tôi thất vọng quá, chuẩn bị ngày mai lại gọi
tiếp điện thoại đường dài cho anh, nào ngờ đã tiếp thông.
Cả đời tôi không quên được giọng
bà lúc ấy. Bà nói thong thả, nhưng tôi cảm thấy bà nói rất gấp. Gịong bà rõ và
chuẩn. Bà bảo tôi, ba truyện ngắn tôi gửi cho “Văn học Bắc Kinh”đều sắp sửa
đăng, trong đó có một truyện cần sửa một chút. Bà mong tôi lập tức đi Bắc Kinh.
Bà nói trong điện thoại, tiền đi đường và chỗ ở do “Văn học Bắc Kinh ”đảm nhiệm.
Đây là việc tôi quan tâm nhất. Hồi đó mỗi tháng tôi chỉ được ba mươi sáu đồng
nhân dân tệ tiền lương. Bà còn bảo trong thời gian sửa chữa bản thảo mỗi ngày
còn được bù thêm tiền đi công tác. Cuối cùng bà bảo tôi: Địa chỉ của “Văn học Bắc
Kinh”số 7 Phố Tây Trường An. Bà bảo tôi sau khi đến ga Bắc Kinh nên ngồi xe tuyến
số 10. Thật ra bà không biết tôi lần đầu tiên ra khỏi nhà đi xa, nhưng hôm ấy
bà nói rất kiên nhẫn rất tỉ mỉ, giống như dặn dò một em bé, nói hết cho tôi mọi
chi tiết.
Bỏ điện thoại xuống, tôi quyết
định hôm sau đáp tầu hoả đường dài đến Thượng Hải, rồi từ Thượng Hải ngồi tầu
hoả đi Bắc Kinh. Nhưng tôi gặp ngay một khó khăn là làm thế nào để gặp viện trưởng
của chúng tôi xin phép nghỉ. Tôi cảm thấy ông sẽ không đồng ý cho tôi đi Bắc
Kinh. Bởi vì ông không biết tôi đang viết tiểu thuyết. Một gã nhổ răng xin đi Bắc
Kinh sửa chữa truyện ngắn của minh quả thật là chuyện lạ. Tôi không đi xin phép
trước mặt ông, mà viết một tờ giấy xin phép.
Đến tối tôi gõ cửa nhà một đồng
sự nhổ răng trao cho anh giấy xin nghỉ, giặn anh ngày mai sau khi đi làm đưa
cho ông viện trưởng giấy xin nghỉ. Lúc ấy tôi đã ngồi trên tầu hoả đường dài đi
Thượng Hải. Ông có không đồng ý cũng đã muộn, gạo đã nấu thành cơm.
Nhưng người đồng sự nhổ răng của
tôi có vẻ nhút nhát, anh không dám trao giấy xin phép của tôi cho viện trưởng,
e viện trưởng trách tội anh. Anh cứ nói đi nói lại, cậu phải đích thân đi xin
nghỉ. Tôi bảo anh ấy, sau khi sửa chữa bản thảo ở Bắc Kinh trở về tôi sẽ đem về
cho anh mứt hoa quả nổi tiếng ở Bắc Kinh và bánh kẹp phục linh mà Từ Hy thái hậu
thích ăn nhất. Anh không nhịn nổi nuốt nước miếng. Đây là món ăn ngon khiến người
ta thèm nhỏ rãi thời đó. Anh bạn không ngăn nổi cám dỗ, đã đồng ý hôm sau đem
giấy tôi xin phép nghỉ trao cho viện trưởng. Kế hoạch của tôi đã thành công,
nói theo lối nói hiện nay đó là hối lộ, nói theo thời kỳ cách mạng văn hoá,đây
là viên kẹo bọc đường.
Trong cuối mùa đông năm 1983,
từ Hải Diêm đến Bắc Kinh, lần đầu tiên tôi đi vào Ban biên tập “Văn học Bắc
Kinh” số 7 phố Tây Trường An giữa lúc nghỉ trưa. Biên tập của tôi tên là Vương
Khiết. Chị đã phát hiện ra tôi từ trong đống to đùng các bản thảo tự do gửi đến.
Khi tôi đi vào Ban biên tập, Vương Khiết vừa gôị xong đầu, trên mái tóc vẫn còn
giọt nước, Chị bảo tôi ngồi trên chiếc xô pha đã cũ. Chị rót cho tôi cốc nước
nóng, sau đó chị đi. Một lát sau, một bà già sắc mặt hồng hào đẩy cửa bước vào.
Vương Khiết đi theo sau bà. Bà hỏi tôi:
-
Cậu là Dư Hoa?
Bà già chính là Chu Nhạn Như.
Cảnh tượng này lần nào xuất hiện trong trí nhớ của tôi, bao giờ cũng vô cùng rõ
nét như mặt trời mọc.
Bà Chu Nhạn Như qua đời mười
chín năm trước. Năm1988,khi tôi và một người bạn đến nhà tập thể Tân Hoa xã ở
đường Dương Phường Điếm ở Bắc Kinh thăm bà Chu Nhạn Như đã nghỉ hưu. Đây là lần
đầu tiên cũng là lần cuối cùng tôi đến nhà bà. Nhà bà khiến tôi cảm thấy vô
cùng đơn sơ và chất phác. Hôm ấy bà rất vui, giống như lần đầu tiên gặp tôi ở
ban biên tập “Văn học Bắc Kinh”. Trên thực tế mỗi lần gặp bà, bà đều rất vui. Kỳ
thực bà luôn luôn chịu sức ép đến từ đời sống, Chồng bà sau khi trúng gió đã nằm
liệt nửa người, người con gái của bà bị bệnh tâm thần. Tôi tin tưởng sức ép như
vậy cũng đánh thẳng vào tinh thần của bà. Nhưng bà vẫn thường tỏ ra rất vui.
Sau khi bà Chu Nhạn Như qua đời, một người con gái khác của bà đã kế thừa gánh
nặng gia đình, chịu trách nhiệm trông coi săn sóc ông bố liệt nửa người và cô
em gái mắc bệnh tâm thần.
Hôm ấy sau khi từ nhà bà Chu
Nhạn Như trở về, bà tiễn chúng tôi ra đến tận phố lớn,khi chúng tôi chia tay,
bà đã khóc. Khi chúng tôi đừng trên xe bus
ra mãi xa quay đầu lại nhìn bà, bà vẫn đứng ở ngã tư tần ngần nhìn chúng
tôi.
Lần đầu tiên tôi gặp bà Chu Nhạn
Như, từ nét mặt đã già, tôi đã nhận ra vẻ đẹp ngày xưa của bà. Bà đã từng là một
thiếu nữ yêu nước tràn đầy lý tưởng cách mạng, trong thời kỳ chiến tranh chống
Nhật, bà đi đến Diên An đất thánh cách mạng thời đó. Tôi nghe kể khi ở Diên An,
nhiều quan chức cao cấp Đảng cộng sản theo đuổi bà, nhưng người chồng bà chọn
là một sinh viên trẻ đi theo cách mạng như bà. Sau năm 1949, chồng bà luôn luôn
công tác ở Tân Hoa xã viết tham khảo nội bộ cho thủ trưởng trung ương. Bà nói với
tôi, chồng bà đã từng hết sức phong quang, lần nào đi công tác xa ra tỉnh
ngoài, đều được lãnh đạo các tỉnh chiêu đãi tử tế, Lãnh đạo các tỉnh ấy đều chỉ
mong ông có thể khen mình trong báo cáo gửi cho thủ trưởng trung ương.
Vương Khiết là một biên tập
viên quan trọng đầu tiên xuất hiện trong cuộc đời văn nghệ của tôi. Chúng tôi
cũng đã có hơn mười năm không liên lạc với nhau. Về sau chị dời khỏi “Văn học Bắc
Kinh” đi làm biên tập mấy năm ở một tạp chí có tên là “Kiều”. Đầu mùa đông năm
1989, tôi đến tạp chí ấy vào buổi trưa. Cùng chị ngồi nói chuyện bên cạnh lò sưởi.
Mấy năm sau, chi đi khỏi tập chí ấy, sau đấy không biết chị đi đâu. Tôi đã từng
nhờ biên tập “Văn học Bắc Kinh” hỏi dò chị, nhưng không ai biết chị ở đâu.
Không biết vì sao bây giờ mỗi lần nhớ lại chị Vương Khiết tôi thường có những cảm giác bất tường, nhưng
mong tôi là kẻ lo cái không đâu. Đời người có lúc rất giống tiểu thuyết, từ xa
lạ đi tới quen thuộc, lại từ quen thuộc đi đến xa lạ, đầy rẫy bất khả tri.
Năm hai mươi sáu tuổi lần đầu
tiên tôi đến Bắc Kinh, ở gần một tháng. Bà Chu Nhạn Như yêu cầu tôi sửa kết
thúc của truyện ngắn. Kết thúc lúc đầu có vẻ đen tối. Bà đòi tôi sửa thành kết
thúc tươi sáng Tôi còn nhớ, bà chưa bao giờ từng biết chủ nghĩa tư bản nói với
tôi thời ấy cũng chưa từng biết chủ nghĩa tư bản:
- Xã hội chủ nghĩa là quang minh, chỉ có chủ
nghĩa tư bản mới đen tối như vậy.
Chỉ
hai ngày tôi đã sửa xong bản thảo, hoàn toàn sửa theo yêu cầu của bà Chu Nhạn
Như. Đối với tôi thời ấy, đăng truyện ngắn quan trọng hơn bất cứ chuyện gì. Đừng
nói sửa thành một cái kết quang minh, cho dù từ đầu chí cuối sửa thành rạng rỡ
như mặt trời cũng không có vấn đề. Bà Như vô cùng hài lòng về sửa chữa của tôi.
Bà cứ luôn mồm khen tôi thông minh, sau bà bảo tôi, không nên sốt ruột trở về,hãy
nhân dịp này vui chơi cho đã ở Bắc Kinh.
Lúc đó tôi không biết mình sau
đó sẽ định cư ở Bắc Kinh. Tôi cảm thấy đây là một cơ hội hiếm có, liền một mình
đi chơi khắp nơi ở Bắc Kinh trong mùa đông
giá rét. Ngày đó Trung Quốc chưa mở mang ngành du lịch. Tôi lăng quăng ở
Cố cung một ngày, chỉ thấy hơn chục người du lịch. Tôi ngồi ô tô đường dài đi
Trường Thành, trèo lên đèo Bát Đạt. Gió lạnh ngoài biên giới phả lên mặt, cứ giống
như mấy bàn tay luôn luôn tát vào tai. Trên Trường thành tôi chỉ gặp một du
khách. Khi tôi leo lên phong hoả đài, ông đang từ trên xuống. Tôi chào ông đề
nghị ông cùng tôi lại trèo lên, ông lắc đầu lia lịa, run run nói:
-
Lạnh quá!
Khi tôi xuống khỏi Trường
Thành trong gió lạnh thổi vù vù, đi vào bến xe nhỏ cũ, vị du khách gặp lúc nãy
đang co ro trong một góc, vẫn còn tiếp tục cái run rẩy từ trường thành đem xuống.
Xe ô tô đường dài về thành phố vẫn chưa đến. Tôi ngồi cạnh ông, cùng ông run rẩy.
Trung Quốc bây giờ, cứ đến mùa
nô nức du lịch, trong Cố cung và trên Trường Thành người đông nghìn nghịt như
biển người núi người, nhìn lên không giống như du lịch mà y như mét tinh biểu
tình.
Tôi đã đi chơi khắp Bắc Kinh,
sau đó dò hỏi Vương Khiết nơi nào đáng đi chơi?Lần nào chị cũng nói một nơi,tôi
đều đã đi. Chị cười bảo:
-
Dư Hoa nên về đi.
Vương Khiết mua vé tầu hoả cho
tôi, sau đó ngồi trước bàn cầm bút tính sổ cho tôi. Tính tiền xong chị lại đến
phòng kế toán lĩnh tiền cho tôi. Tôi phát hiện không chỉ có hai ngày phụ cấp sửa
bản thảo, mà mấy ngày đi du lịch cũng có phu cấp. Khi tôi ngồi tàu hoả chạy về
phía nam, trong túi tôi có hơn bảy mươi đồng. Đây là một khoản tiền lớn đối với
tôi thời bấy giờ, khiến tôi không biết xấu
hổ cảm thấy mình là kẻ giầu có nhất gầm trời.
Vương Khiết còn viết cho tôi
giấy chứng nhận, chứng nhận tôi đúng là có việc sửa bản thảo tại “Văn học Bắc
Kinh”. Sau khi tôi trở về Hải Diêm, mới bíết giấy chứng nhận này quan trọng biết
chừng nào. Ông viện trưởng bệnh viện thị trấn nhỏ chúng tôi lúc ấy vừa trông thấy
tôi đã hỏi câu đầu tiên:
-
Có giấy xác nhận không?
Sau khi tôi từ Bắc Kinh trở về,
Hải Diêm nho nhỏ của chúng tôi ầm ĩ hẳn lên. Tôi là người Hải Diêm đầu tiên đi
Bắc Kinh sửa bản thảo trong lịch sử nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Lãnh đạo
của huyện chúng tôi nhận thấy tôi là một nhân tài. Họ cảm thấy tôi không nên nhổ
răng nữa, nên chuyển sang làm việc ở nhà văn hoá. Như vậy qua một hồi làm thủ tục
điều động phức tạp, sau bảy tám con dấu đỏ đóng lên giấy điều động, cuối cùng tôi
đã vào nhà văn hóa mà mình mong ước bấy nay. Tôi còn nhớ ngày đầu tiên tôi đến
nhà văn hoá, nghĩ bụng người của nhà văn hoá suốt ngày rong chơi trên phố lớn,
cho nên cố ý đến muộn hai tiếng đồng hồ. Kết quả phát hiện mình lại là người đầu
tiên đến làm việc. Tôi vui mừng nói với bản thân
-
Đến đây là đúng rồi.
Đây là ký ức tốt đẹp nhất mà chủ nghĩa xã hội để lại cho
tôi.
Mấy năm trước đã từng có một nhà báo phương Tây hỏi tôi:
- Tại sao hồi ấy anh bỏ đời sống chữa răng giầu
có đi làm công việc sáng tác nghèo túng này?
Vị nhà báo phương Tây này
không biết, Trung Quốc thời đó vừa cải cách mở cửa, vẫn là thời kỳ ăn cơm nồi
to xã hội chủ nghĩa, chỉ cần là công nhân viên chức thị trấn thành phố, dù làm
công việc gì, lương mỗi tháng đều như nhau,Tôi công tác ở nhà văn hoá là một kẻ
nghèo túng. Làm nhổ chữa răng cũng là thằng nghèo túng, chỉ khác là nhổ chữa
răng là môt gã nghèo túng vất vả khổ sở,còn công tác ở nhà văn hoá là một thằng
nghèo túng có hạnh phúc tự do.
Hiện nay tôi đã có lịch sử hai
mươi sáu năm sáng tác. Tôi có thể nói như sau:Tôi yêu chuộng sáng tác. Mỗi người
trong cuộc đời của mình đều có nhiều ham
muốn và tình cảm không thể bày tỏ. Môi trường hiện thực và lý trí cá nhân đã áp
chế chúng. Nhưng trong thế giới sáng tác, những ham muốn và tình cảm bị áp chế
này có thể bày tỏ ra đầy đủ. Tôi cảm thấy,
sáng tác có lợi cho sức khoẻ thân thể và trái tim con người. Có thế khiến cuộc
đời một con người trở nên hoàn chỉnh. Hay nói một cách khác, sáng tác sẽ làm
cho một con người có hai con con đường nhân sinh, một là hiện thực hai là hư cấu.
Quan hệ giữa chúng giống như khoẻ mạnh và ốm đau, khi cái này cường tráng, cái kia tất nhiên sẽ suy
yếu. Khi con đường nhân sinh hiện thực của tôi càng ngày càng bình thường không
ngoắt nghéo, có nghĩa là con đường nhân sinh hư cấu của tôi đã càng ngày càng phong phú.
Sau khi Pankaji. Michenla rời
Bắc Kinh, trong nhà anh ở Luân Đôn, cũng có thể trong nhà anh ở Tân đê ly, hoặc
trong ngóc ngách nào đó tôi không biết trên thế giới anh gửi Email đến hỏi tôi:
- Truỵện ngắn thời kỳ đầu của anh tràn đầy máu
me và bạo lực, về sau xu thế này đã giảm thiểu vì sao vậy?
Mười năm trước câu hỏi này đã
quấn níu tôi. Tôi không biết đã trả lời biết bao nhiêu lần? Các nhà phê bình
Trung Quốc nhận xét đây là chuyền đổi sáng tác của tôi. Họ đã viết khá nhiều
bài, đề cập từ nhiều góc độ. Một Dư Hoa trong tác phẩm đấy rẫy máu me và bạo lực
làm thế nào chuyển thành một Dư Hoa tràn trề tình yêu và ôn hoà. Tôi cảm thấy
các nhà phê bình thần thông quảng đại, những điều đáng viết đã viết rồi, những
điều không nên viết hình như cũng đã viết, tức là sinh hoạt cá nhân của tôi
cũng đã lọt vào tầm nhìn phê bình của họ. Có bài nhận xét bởi hôn nhân và gia đình thúc giục tôi hoàn
thành sự chuyển đổi sáng tác,với lý do tôi có một người vợ đẹp và cậu con trai
đáng yêu. Đời sống hạnh phúc khiến sáng tác của tôi cách bạo lực và máu me càng
ngày càng xa. . . . Vấn đề này sau đấy lại xuất khẩu ra nước ngoài. Khi tôi
đang ở chốn tha phương nước người cũng
thường đối mặt với nó.
Tôi cảm thấy đây là một cảnh
tượng lý thú. Hơn mười năm qua người ta thường xuyên dò hỏi Dư Hoa này về một
Dư hoa khác. Cái anh chàng Dư Hoa máu mê và bạo lực tại sao đã mất tích?
Hiện nay, người bạn cùng nghề Ấn
Độ của tôi cũng hỏi tôi như thế. Tôi nghĩ đã đến lúc trả lời cẩn thận câu hỏi
này, nên phát đi một câu trả lời không ăn cắp bản quyền. Điều cần phải nói rõ
là anh chàng trả lời vấn đề này là Dư Hoa trước khi xuất bản “Huynh Đệ”, chứ
không phải sau. Nhà phê bình người Pháp NilsC. Ahl nói “Huynh Đệ ” đã thôi thúc sinh ra một Dư Hoa mới.
Ông đưa ra lý do một cuốn sách có khi tạo dựng lại một nhà văn. Một số bạn
Trung Quốc cũng đã từng nói như thế, Bản thân tôi rất tán đồng. Thế là Dư Hoa
sau khi xuất bản “Huynh Đệ” có lẽ phải chịu trách nhiệm đối với hai Dư Hoa mất
tích,không phải chỉ một. Giải thích như thế nào đối với Dư Hoa mất tích thứ
hai, là công việc của tôi sau này, không phải hiện nay.
Năm 1991, năm 1992 và năm 1995, tôi lần lượt xuất bản “Gào thét
trong mưa bụi”, “Sống” , “Hứa Tam Quan bán máu”. Ba cuốn tiểu thuyết này đã dẫn
đến cuộc hội thảo về sự chuyển đổi phong cách sáng tác của tôi. Tôi xin bắt đầu
sự trả lời của mình từ đây.
Trước hết tôi phải nói rõ, mọi
sự bình luận về sự chuyển đổi phong cách sáng tác của tôi đều là những lời nói
có lý, cho dù là những bình luận trái hẳn nguyện vọng sáng tác của tôi cũng
chính xác. Tại sao? Tôi nghĩ đây là chỗ hay ho mĩ miều của đọc và phê bình văn
học. Trên thực tế không có cuốn tiểu thuyết nào có thể làm đến hoàn thành chân
chính. Bản thảo tiểu thuyết và xuất bản chỉ là sự hoàn thành trên ý nghĩa sáng tác. Xét về góc độ đọc và phê bình, một
cuốn tiểu thuyết là vĩnh viễn không thể hoàn thành. hoặc là vĩnh viễn có chờ đợi
hoàn thành. Đọc và phê bình văn học là xuất phát từ góc độ khác nhau, giống như
giành cho nhiều con đường trên thế giới, giành cho một cuốn tiểu thuyết rất nhiều
giải thích, rất nhiều cảm thụ. Do đó giá trị của đọc văn học và phê bình văn học
không phải chỉ ra những cái tác giả nghĩ đến khi sáng tác, mà là chỉ ra nhiều
hơn những cái tác giả chưa nghĩ đến khi sáng tác. Một cuốn tiểu thuyết mở, có
thể làm cho người đọc có vốn sống khác nhau và bối cảnh văn hoá kkác nhau đạt được sự lý giaỉ thuộc về mình.
Xuất phát từ tiền đề nói trên,
trả lời dưới đây cuả tôi tuy thuộc chính bản, vẫn không có tính thẩm quyền,
hoàn toàn thuộc về kiến giải cá nhân. Bởi vì một cuốn tiểu thuyết sau khi xuất
bản tác giả cũng mất đặc quyền của mình. Tất cả phát ngôn của tác giả xoay
quanh cuốn tiểu thuyết này đều chỉ là phát ngôn của một đọc giả nào đó.
Trả lời của tôi chia thành hai phần. Phần thứ
nhất là tại sao trong truyện ngắn những
năm một chín tám mươi của tôi có nhiều máu me và bạo lực như thế?. Phần thứ hai
là tại sao trong truyện ngắn đến những năm một chín chín mươi xu thế này đã giảm
đi? Trả lời vấn đề này không dễ. Không phải vì không có đáp án, mà là vì đáp án
quá nhiều. Tôi tin là một nhà viết tiểu thuyết, Pankají. Michanla biết tôi có rất nhiều câu trả lời có thể chọn. Tôi có thể
thao thao bất tuyệt nói mấy ngày liền, nói đến mức khô cổ rát họng, sau đó phát
hiện mình vẫn chưa nói hết, vẫn còn nhiều đáp án đang liếc mắt đưa tình với
tôi. chờ đợi được tôi nói ra.
Kinh nghiệm cho tôi biết, đáp
án quá nhiều coi như không có đáp án. Đáp án chân chính chỉ có một. Cho nên tôi
quyết định chỉ nói ra một caí trong đó. Tôi nghĩ có thể là một cái quan trọng
nhất. Về việc liệu có phải đáp án chân chính ấy?Tôi không biết.
Bây giờ tôi lại phải nói câu
truyện. Đây là chỗ mạnh của tôi. Rất lâu nay cuối cùng tôi có một suy nghĩ vô
cùng cố chấp. Tôi cảm thấy quá trình trưởng thành của một người quyết định
phương hướng cuộc đời họ. Hình ảnh cơ bản nhất của thế giới chính là lúc này đến
từ chiều sâu nội tâm của một người, giống như máy phô tô cóp pi cứ phô tô hết bức
này đến bức khác trong sự trưởng thành của mỗi người. Sau khi người ấy lớn
thành người, dù thành công hay thất bại, dù vĩ đại hay tầm thường mọi việc làm
của họ đều chỉ là sự sửa chữa cục bộ đối với bức hình cơ bản nhất này, cả khối
của bức hình sẽ không bị thay đổi. Đương nhiên có một số người sửa đôỉ nhiều ,
một số người sửa đổi ít. Tôi tin sửa đổi của Mao Trạch Đông chắc chắn nhiều hơn
tôi.
Tôi cảm thấy vốn sống, sự từng
trải trong quá trình trưởng thành của bản thân đã quyết định tôi trong thập
niên 1980 đã viết ra nhiều bạo lực và máu me như thế. Khi đại cách mạmg văn hoá
bắt đầu, tôi học lớp một tiểu học, khi đại cách mạng văn hoá kết thúc tôi tốt
nghiệp phổ thông trung học. Sự trưởng thành của tôi đã chứng kiến các cuộc vũ đấu
giữa các phe phái tạo phản, hết các cuộc tuần hành này đến các đại hôị phê đấu
khác, còn có cả những cuộc đánh nhau lộn bậy trên đường phố không sao kể hết.
Trên đường phố dán kín báo chữ to, trông thấy mấy người bê bết máu tươi đi đến
trước mặt, là chuyện quen biết thường tình trong sự trường thành của tôi. Đấy
là môi trường lớn khi tôi còn nhỏ, Môi trường nhỏ cũng nhễ nhaĩ máu tươi. Bố mẹ
tôi đều là bác sĩ. Tôi và anh trai lớn khôn trong bệnh viện. Chúng tôi chui luồn
lung tung khắp nơi trong hành lang bệnh viện và trong buồng bệnh, ngửi quen mùi
lai- xôn, nghe quen tiếng kêu rên và tiếng gào khóc, nhìn quen những nét mặt nhợt
nhạt và thở thoi thóp. Quen với những vải băng thấm đầy vết máu vứt trong hành
lang và trong buồng bệnh. Bố tôi thường xuyên vừa mổ cho người bệnh, trên quần
áo mổ và trên khẩu trang còn lốm đốm vết máu, đi lại khắp nơi trong bệnh viện gọi
tên chúng tôi, chúng tôi phải lập tức đến nhà ăn ăn cơm.
Phòng mổ của bệnh viện thời đó
là một gian mái bằng sơ sài, có lúc tôi và anh trai nhân khi vắng y tá ở ngoài
cửa phòng mổ, đã nhanh chóng lẻn vào bên trong xem bố tôi đang mổ cho bệnh
nhân, trông thấy bàn tay bố đeo găng trong suốt thò vào vết mổ trên bụng người
bệnh moi ruột và các khí quan bên trong. Khi bố phát hiện hai thằng con mình
đang đứng bên cạnh nhìn trộm quá trình mổ, liền quát tướng:
-
Cút ra ngoài kia!
Chúng tôi vội ù té chạy.
Sau đó từ năm 1986 đến năm1989, tôi đột nhiên viết ra bạo lực và
máu me trên diện tích lớn. Nhà phê bình văn học Trung Quốc giáo sư Hồng Trị
Cương trong “Dư Hoa bình truyện” xuất bản năm 2005 nêu lên tám truyện ngắn tôi
viết trong thời gian này, trong đó người chết phi tự nhiên đã lên đến con số 29
.
Đây đều là việc tôi làm trong
ba năm từ 26 đến 29 tuổi. Sáng tác của tôi khó tự bứt ra khỏi máu me và bạo lực.
Ban ngày chỉ cần sáng tác sẽ có nhân vật giết người, sẽ có nhân vật chết trong
vũng máu. Đến tối khi tôi nằm ngủ thường hay nằm mê mình đang bị người khác đuôỉ
giết. Trong mơ tôi bơ vơ cô lập, không trốn đông nấp tây,thì dọc đường trốn chạy.
Thông thường khi tôi sắp toi đời, ví dụ khi lưỡi rìu sắp bổ xuống tôi, tôi chợt
tỉnh cơn mơ, mồ hôi đầm đìa, tim đập thình thình, lâu lâu mới hoàn hồn, sau đó
phát ra lời may mắn từ đáy lòng:
Lạy Trời lạy Đất, thì ra chỉ
là một giấc mơ.
Nhưng sau khi trời sáng, khi
tôi ngồi trước bàn tiếp tục sáng tác, lập tức lành vết thương, đã quên đau, hiện
ra dưới ngòi bút của tôi vẫn là máu me và bạo lực. Hình như phàm việc gì cũng đều
có báo ứng, buổi tôí khi tôi ngủ tiếp tục mơ bị ngươi đuổi giết. Đời sống bao năm ấy điên cuồng và
đáng sợ đến thế, Ban ngày tôi giết người
trong thế giới sáng tác. Ban đêm tôi bị người đuổi giết trong thế giới
ngủ mơ. Cứ thế lặp đi lặp lại, tinh thần của tôi đã đến bên bờ tan vỡ. Bản thân
laị hoàn toàn không biết,vẫn chìm đắm
trong hưng phấn sáng tác, một thứ sinh mạng đang bị hưng phấn chi vượt mức.
Mãi đến một hôm, tôi ngủ một
giấc mơ dài, những giấc mơ trước kia đều
là trong khi mình sắp sửa đi toi tôi chợt tỉnh, nhưng giấc mơ này lại thân
chinh trải qua sự đi toi của mình. Có lẽ hôm ấy tôi quá mệt, cho nên mơ thấy
khi mình đi toi vẫn không bị khiếp tỉnh.
Chính là giấc mơ dài này đã làm cho một ký ức chân thực trở về.
Trước tiên hãy nói về kíức chân thực này, đời
sống trên thị trấn nhỏ thời cách mạng văn hoá, tuy không thiếu bạo lực, nhưng hết
sức khô khan và ức chế. Trong ký ức của tôi, một khi có phạm nhân bị xử bắn cả
thị trấn nhỏ náo nhiệt giống như ăn tết,trước bài viết này tôi đã từng kể, mọi
cuộc phán xét thời bấy giờ đều hoàn tất thông qua đại hội xét xử công cộng. Phạm
nhân chờ tuyên phán đứng ở giữa, trước ngực đeo tấm biển gỗ to, trên biển viết
tội anh ta đã phạm, tội giết người phản cách mạng, tội cưỡng dâm, tôị trộm cắp…
Hai bên phạm nhân là một hàng chữ nhất địa chủ và phái hữu theo đấu, có cả phản
cách mạng lịch sử và phản cách mạng hiện hành. Phạm nhân cúi đầu khom lưng đứng
tại chỗ nghe từng tiếng sục sôi nghĩa khí phê phán dài dằng dặc đối với mình,
cuối cùng của bản phê phán là lời phán quyết.
Thị trấn nhỏ tôi sống ở bên vịnh
Hàng Châu, mỗi lần đại hội xử án chung đều tiến hành trên bãi tập của trường phổ
thông trung học huyện. Trên bãi tập chen chúc đầy dân cư của thị trấn nhỏ. Phạm
nhân đeo biển gỗ to đứng trước bàn chủ tịch trên bãi tập, ngồi phía sau là các
thành viên của uỷ ban cách mạng huyện, thông thường là người do uỷ ban cách mạng
huyện chỉ định đứng trước mi cơ rô đọc rõ to
lời phê phán và phán quyết cuối
cùng. Nếu phạm nhân bị trói giặt cánh khỉ, đằng sau lại có hai quân nhân cầm
súng oai phong lẫm liệt, vậy thì phạm nhân này nhất định sẽ bị án tử hình.
Từ khi tôi còn bé đã bắt đầu đứng
trên bãi tập trường trung học, đã trải qua hết lần này đến lần khác các đại hội
xét xử công khai nghe giọng sục sôi
nghĩa khíphát ra từ loa to. Bản phán quyết kỳ thực là bản phê phán rất
dài. Phần trước đều là lời Mao Trạch Đông lời Lỗ Tấn đã từng nói, Đoạn cuối
cùng phần lớn là sao chép trên “Nhân dân nhật báo”lòng thòng nhạt nhẽo. Lần nào
tôi cũng đứng mỏi rời hai chân mới nghe đến phạm nhân mắc tôị gì. Lời phán quyết
cuối cùng lại rõ ràng ngắn gọn, chỉ có tám chữ :
-
Tuyên án tử hình, lập tức chấp hành!
Trung Quốc thời cách mạng văn
hoá không có toà án. Sau khi xét xử cũng không có chống án, mà chúng tôi cũng
không bao giờ nghe nói trên thế giới còn
có nghề luật sư. Một phạm nhân sau khi bị đại hội xét xử tuyên phạt tử hình, hoàn toàn không có thời
gian chống án, trực tiếp giải ra bãi hành hình xử bắn.
Sau khi nghe tiếng “Tuyên phạt
tử hình, lập tức chấp hành”, phạm nhân bị trói giặt cánh khuỷu lập tức bị hai
quân nhân cầm súng kéo xuống, kéo lên một xe tải. Trên xe tải có hai hàng quân
nhân đứng bồng súng lắp đạn thật, khí thế
trông rất trang nghiêm và khiếp sợ. Xe tải đi về hướng bờ biển, đằng sau là
hàng ngàn hàng vạn dân cư thị trấn nhỏ ùa theo như ong vỡ tổ, hoặc đạp xe hoặc
chạy bộ đen ngòm dồn về bờ biển. Tôi từ nhi đồng đến thiếu niên không biết đã
bao nhiêu lần nhìn tận mắt biết bao phạm nhân bị xử bắn. Trong giấy phút phạm
nhân nghe thấy mình bị phán quyết, thân thể lập tức nhũn ra, đều bị hai quân
nhân kéo lên xe tải.
Tôi đã từng nhìn trong gang tấc
tình cảnh một phạm nhân tử hình bị kéo lên xe tải. Tôi đã trông thấy phạm nhân
hai tay bị trói ra đằng sau, hai tay đáng sợ, do dây thừng trói quá chặt, trói
quá lâu máu trong hai tay tím đen lại, chứ không còn trắng nhợt nhạt như tưởng
tượng. Sau đó cuộc sống nhổ răng khiến tôi có thêm một số kiến thức về y học,
tôi mới biết vết đen tím như thế trên tay đã bị hoại tử. Trước khi phạm nhân bị
bắn, hai tay họ đã chết trước.
Phạm nhân bị bắn ở hai bãi
trên bờ biển. Chúng tôi gọi đó là bãi bắc và bãi nam. Bọn nhóc trên thị trấn
chúng tôi đuổi không kịp xe tải, cho nên chúng tôi thường đặt cược trước, lần
trước bắn phạm nhân ở bãi bắc, thì lần này có thể sẽ bắn ở bãi nam. Đại hội xét
xử vừa bắt đầu, bọn nhóc chúng tôi đã chạy ra bờ biển, sẵn sàng vựơt trước chiếm
vị trí. Khi chúng tôi chạy đến bãi phía nam, nhìn thấy không có người, đã biết
mình chạy sai, liền chạy lên bãi phía bắc thì đã muộn.
Có vài lần bọn chúng tôi chạy
đúng bãi, nhìn thấy người bị bắn ở cự ly gần. Đây là cảnh tượng khủng khiếp nhất
thời tôi còn bé. Quân nhân mang súng đạn thật đứng thành một vòng tròn, chắn
dân chen lấn vào. Một quân nhân chấp hành bắn, đạp vào khuỷu chân phạm nhân, phạm
nhân lập tức ngã quỳ trên đất, sau đó người quân nhân ấy lùi mấy bước, đứng ở
ngoài cự ly máu tươi bắn toé ra , dương khẩu súng trường nhằm đúng gáy phạm
nhân bắn “đoàng” một phát. Tôi cảm thấy uy lực của viên đạn nhỏ xíu vượt quá một chiếc búa tạ đập xuống , phạm
nhân bỗng ngã gục ra đất. Quân nhân chấp hành bắn, bắn xong còn phải chạy lên
trước kiểm tra xem phạm nhân đã chết hẳn
chưa, nếu còn sống sẽ bắn thêm phát nữa. Người quân nhân khi quay xác phạm nhân
lại tôi đã trông thấy cảnh tượng khiến mình run rẩy. Khi viên đạn xuyên qua gáy
chỉ có một lỗ nhỏ, sau khi đi ra phía trước, trán và mặt phạm nhân nát bét, cái
lỗ ở phía trước lại to bằng cái bát chúng tôi ăn cơm.
Tiếp theo hãy để tôi kể về giấc
mơ dài và đáng sợ của mình, hay nói một cách khác là tôi đã thân chinh trải qua
giấc mơ toi đời của bản thân như thế nào. Giấc mơ này xảy ra vào một đêm khuya
nào đó cuối năm 1989. Trong giấc mơ tôi bị trói giặt cánh khỉ, đeo một cái biển
lớn trước ngực, đứng ven trước chủ tịch đài trên bãi tập trường trung học huyện
chúng tôi, đằng sau tôi có hai quân nhân cầm súng đang đứng, hai bên chúng tôi
là những địa chủ, phái hữu và phần tử phản cách mạng đứng theo đấu, anh chàng
bút đen có tên tuổi của thị trấn nhỏ chúng tôi mà tôi đã kể lại không xuất hiện
trong Tuyên án tử hình, lập tức chấp hành.
Giọng vừa dứt, một quân nhân cầm
súng từ phía sau đi đến cạnh tôi, từ từ dơ khẩu súng trường trong tay anh ta
lên, nhằm thẳng vào não tôi. Tôi cảm thấy họng súng chạm vào huyệt thái dương của
mình, tiếp theo tôi nghe thấy một tiếng nổ “đoàng”. Tôi biết người lính đã nổ
súng. Tôi bị bắn gục trên đài. Chuyện kỳ quặc là tôi lại đứng lên, hơn nữa còn
nghe thấy tiếng người ào ào ở dưới. Tôi cảm thây đầu giấc mơ của tôi. Trong mơ
dưới đài chủ tịch dân chúng đứng chen chúc đông nghìn nghịt như mây đen. Giọng
của họ hình như kêu, như mưa rơi. Tôi nghe tiếng loa cao tần nổi lên giọng phê
phán trang nghiêm, tiếng nói ấy tố cáo các tội
trạng của tôi. Hình như tôi phạm rất nhiều tội giết người khác nhau, cuối
cùng là phán quyết tám chữ:
mình bị viên đạn bắn thủng, giống như quả trứng gà bị đập một cái lỗ, lòng
trắng lòng đỏ bên trong chảy tóe loe. Tôi trong mơ đội cái đầu như cái vỏ trứng
rỗng, quay người lại tôi nổi giận đùng đùng với người lính bắn mình. Tôi quát hắn:
-
Mẹ kiếp đã đến bãi cát đâu!
Sau đó từ trong mơ tôi chợt tỉnh.
Đương nhiên mồ hôi nhễ nhại và tim đập thình thình. Nhưng cảnh tượng khác hẳn với
chợt tỉnh trong các giấc mơ trước kia. Tôi không còn vui mừng mình chỉ bị nằm
mơ. Tôi bắt đầu bị một ký ức trở về cuốn níu. Một cảnh tượng đáng sợ: Trên bãi
tập trường trung học, đại hội xét xử công khai, hai tay phạm nhân tử hình chết
trước, hai hàng lính súng nặng đạn thật đứng trên xe tải, xử bắn trên bãi cát,
viên đạn có uy lực còn mạnh hơn chiếc búa tạ, cái lỗ nho nhỏ xinh xinh sau gáy
và cái lỗ to to nát bét trên trán phạm nhân bị bắn, cùng những vết máu lốm đa lốm
đốm trên bãi cát . . . cứ lần lượt bày ra rước mắt.
Tôi để tay lên ngực tự hỏi, tại
sao mình cứ hay bị người duổi giết trong mơ ban đêm? Tôi bắt đầu ý thức ra, tại
ban ngày mình đã viết quá nhiều máu me và bạo lực. Tôi tin tưởng đây là báo ứng
nhân quả. Vậy là trong đêm khuya ấy, cũng có thể lúc tang tảng sáng, trong ổ
chăn ướt đẫm mồ hôi lạnh, tôi nghiêm túc cảnh cáo mình:
- Từ nay trở đi không được viết những câu truyện
đầy máu me và baọ lực nữa.
Và thế là sáng tác về sau này
của tôi, xu thế bạo lực và máu me đã giảm đi như nhà văn Ấn Độ Pankaji .
Michenla đã viết trong Email.
Hiện nay,gần hai mươi năm đã
trôi qua. Nhìn laị chuyện xưa, tôi vẫn cứ sờ sợ. Tôi cảm thấy mình hai mươi năm
trước kỳ thực đã đi đến bên rìa sự tan vỡ về tinh thần. Nếu không có giấc mơ
mình đã đi toi ấy, không có ký ức trở lại ấy, tôi sẽ luôn luôn chìm đắm trong
sáng tác máu mê và bạo lực cho đến khi tinh thần thất thường, vậy thì tôi hiện
giờ sẽ không còn ngồi trong nhà mình ở Bắc Kinh viết những dòng lý sự này. Tôi
lúc này rất có thể ngồi ở trên giường của một bệnh viện tâm thần với điều kiện đơn sơ nào đó, trân trân nhìn bóng tối
mênh mông bần thần ngơ ngác.
Có lúc, cuộc đời và sáng tác kỳ
thực rất đơn giản, một giấc mơ, khiến một ký ức trở về, sau đó tất cả đều thay
đổi.
Bắc Kinh, ngày 16 tháng
7 năm 2009.
(còn
tiếp)
Nguồn:
Trung Quốc trong 10 từ vựng. Tản văn
của Dư Hoa. Vũ Công Hoan dịch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét