THƠ ÁNH TUYẾT
VÀ SỰ TRỞ LẠI
LÀ M ÌNH
PHỤNG HOÀNG DUNG
Nhµ th¬ Ánh TuyÕt sinh t¹i lµng Duyªn Phóc , thÞ trÊn Hưng Hµ, Th¸i B×nh
Nguyªn gi¶ng viªn Ng÷ v¨n, chñ
tÞch C«ng ®oµn trưêng Cao ®¼ng Sưph¹m Th¸i B×nh
Héi viªn héi nhµ v¨n ViÖt Nam
Phã Chñ tÞch héi v¨n häc nghÖ
thuËt tØnh Th¸i B×nh
T¸c gi¶ cña15 ®Çu
s¸ch v¨n häc (th¬, truyÖn kÝ, tuyÓn tËp)
13 giải thưởng văn học của Trung ương và Địa phương
Người bình thơ đã lâý lại trang bìa: Còn
đang đàn bà, NXB HỘI NHÀ VĂN 2007, vốn là một trong bảy tập thơ Ánh Tuyết,
và đông thời trích ra đây lời giới thiệu khiêm nhường về thân thế và tác phẩm của
Ánh Tuyết, một nhà thơ nữ mà tên gọi gợi nên một vẻ đẹp dịu êm và trong khiết của
một thứ ánh sáng đặc biệt: ánh sáng của Tuyết. Ý nghĩa của liên tưởng này không
nhắm đến một mỹ tự cố ý, mà được tạo ra nhờ mối gắn kết sâu xa từ bản chất thi
sỹ và bản chất thi ca của chính nhà thơ.
Kể từ
1997 tới nay, dường như cứ ba năm đều đặn, ngoài văn xuôi, Ánh Tuyết lại cho ra
đời một tập thơ; và gần đây nhất, 2011 - Đá nổi mây chìm, và 2013 - Bão tạt ngang.
Thật là
một sức sáng tạo mạnh mẽ và nồng nhiệt!
*
Ánh Tuyết đã mở đầu thi phẩm Còn đang đàn bà bằng những
lời yêu dấu nồng nàn của Tháng ba thương mến:
“Hoa gạo ơi! Đừng kiêu hãnh, đỏ bời bời như thế
Cả gan châm lửa đốt trời”
Trong rất nhiều tự sự của nhà thơ, bạn đọc biết Ánh
Tuyết làm nhiều việc: Ngoài dạy học, giữ chức vụ Phó Chủ tích Hôi Liên hiệp Văn
học Nghệ thuật Thái Bình, Ánh Tuyết tần tảo chăm chút gia đình, chăm chút làm
thơ, cặm cụi sống và nhận về mình biết bao
khổ đau, cay cực, bao
nhiêu mất mát, thiệt thòi:
…“Bàn tay nhám
thô chai sạn / Người đa đoan phận mỏng / Người vừa chạm tay vào hạnh phúc / Hạnh phúc vụt bay đi / Gia tài người đàn bà làm thơ chẳng có gì…
…Nhọc mỏi, đơn
côi trên con đường xa thẳm/ Yêu khốn khổ
một gã đàn ông…
Trải lòng, vắt kiệt mình trên
từng trang viết”
(Người đàn bà làm thơ)
Viếng người tình của chồng, một người chị em cùng trong dòng họ, Ánh Tuyết
làm thơ về nỗi khổ đau của phận đàn bà, nén bão giông vào câu chuyện của một cuộc đời riêng:
“Đã từng xé nát
tim ta / Từng làm nghiêng ngả mái nhà bình yên”…
Nhưng nhìn từ phía ánh sáng tựu trung lại trong Thơ, thì
những gian nan, những mất mát, thiệt thòi…, chỉ là những thử thách tất yếu của định mệnh; và làm tâm hồn thơ trước
định mệnh đó đi tìm một đời sống khác, và khiến nó rực lên như hoa -
lửa của Tháng ba thương mến, như tuyết bỏng, như than hồng (Đánh
thức than hồng), như Sông khát, và như thiết tha trong Lời
hò hẹh tháng ba...
Tôi muốn nhắc lại những câu thơ rất hay của Ánh Tuyết:
“Hoa gạo ơi! Đừng kiêu hãnh, đỏ bời bời như thế
Cả gan châm lửa đốt trời”
Bởi vì đấy là bản thể chân dung của một nhà thơ đích
thực - nữ thi sỹ - người đàn bà đang yêu. Và đó cũng chính là sức sống, là cái
sắc đẹp mãnh liệt tới mức nổi loạn vốn thuộc về ma lực tự nhiên của tình yêu, của
mùa xuân và người đàn bà.
Cho dù lý trí, tựa như một tiếng thở dài, vẫn cố
mang cái vẻ ngoài khôn ngoan triết lý:
“Trời ở cao xa lắm / Lửa lại rơi cháy mình đấy thôi”.
Nhưng bất chấp,
Tháng ba thương mến vẫn hiện ra, tràn trề mê hoặc như một
thế giới yêu; mới mẻ và tràn đầy sinh lực như một khúc yêu:
“Là vô cùng thương mến tháng Ba ơi / Đồng
làng mỡ màng non tơ quá/
Sợi nắng non rót pha lê tràn mặt đất /Con ễnh ương phồng bụng gọi
bạn tình khao khát / Én đôi rộn ràng cuống quýt giữa
trời xuân”…
Tình yêu không chỉ khiến đất trời trở nên rộng mở; tình yêu đã khiến nhà
thơ cảm nhận được cái sức sống nồng nàn nơi làng quê thân thương của chị, nơi
những ngôi nhà mà cả nhà thơ, người đàn bà và nỗi khát yêu trú ngụ.
Ngoài
đồng:
Lúa đương thì mâng mâng đợi mưa
Trong nhà thì:
“Đêm dạt dào hương
đêm ngất ngây / Đêm con gái yêu chồng hơn hớn
Đêm ở quê đàn bà yêu chồng nồng nàn hơn người thành
phố”
-
Một phát hiện, giống như một thách thức mới thú vị làm sao!
Điều tuyệt vời là nhà thơ đã chuyển được vào thơ cái
trạng thái trẻ trung đặc biệt - cái trạng thái của thế giới đương thì, cái thế
giới của yêu đương hồn nhiên phồn thực.
Ngoại trừ ánh trăng và mùi hương, cả những âm thanh
cũng đồng thời bị đánh thức, cũng cất lên bài ca về một nỗi khát tình:
“Bầy dế tấu kèn
rỉ rả vườn khoai Chú vàng ủng oẳng sủa
bóng trăng, sủa mãi/
Lũ mèo gọi bạn
tình thiết tha man dại…” (Đêm ở làng)
*
Nhưng thơ Ánh Tuyết không chỉ chứa đựng sức yêu mãnh liệt. Còn một điều
khác, ít hoang dã hơn, thuộc về chất thơ của một tình yêu lãng mạn và bi kịch:
“Hoàng hôn dát ánh vàng trên thảm cỏ./ Những
cánh rừng, những thửa ruộng tươi xanh./ Những chú bò gặm cỏ thung thăng / anh cứ
reo lên như được về chốn cũ”.
Rồi hiện thực rực rỡ của một chiều cổ tích qua đi,
thay vào đó là nỗi nhớ người yêu song hành với một niềm khao khát:
“Anh ở đâu? Con
đại bàng sải cánh, huy hoàng trên thảo nguyên mênh mông. Về đi anh! lời em lay
động đến đại ngàn. Thành bão thành giông rung rừng anh có thấy?”
Trong
cả tập thơ, hơn một lần, Còn
đang đàn bà đã làm vang lên
trong sâu xa nỗi nhớ mong khắc khoải, buồn bã và êm dịu của tình yêu:
“Lang thang
trong chiều, lang thang giữa cô đơn…/Anh đang ở đâu? Em gọi hoài trong hoang vắng./
Sao không trả lời! Sao chỉ là im lặng?
(Lời gọi trong
chiều thu)
Và thương
xót biết bao khi lắng nghe nàng than khóc trước những âu lo vì nỗi mất tình :
“Rồi lại trắng tay, lại cơ hàn / Lại thành
hành khất…lại lang thang”
Là một trong số ít người đàn bà tự nhận lấy những đa
đoan và mang một nỗi đơn côi trong tâm hồn, nhà thơ nhiều khi phải giấu mình, tự
vùi lấp, lãng quên, trốn chạy trước những bản năng thôi thúc, trước những khát
vọng thật sự của người đàn bà. Nhưng chính trong sự tự vùi lấp, lãng quên, trốn
chạy cay cực đó, ta nhận ra chiều sâu của nỗi thương khó đầy ẩn ức:
“Đừng lại gần em! Đừng nói lời thương’/
Đừng
cời lên từ đống tro tàn / Tìm mẩu than hồng
còn thoi thóp.
Có lẽ phải trải qua nhiều chặng đường đời, qua những
khoảng thời gian lâu lắm, có khi phải đánh đổi cả một thời tuổi trẻ mới có được
sự tự thức tỉnh này trong thơ, sự tự hiểu đầy bao dung với mình và “đối tác”:
“Sẽ có ngày mẩu
than thành lửa / Lửa thiêu đốt anh…không thể dập được đâu”.
Nhưng tất cả điều đó là dấu hiệu kỳ diệu của sự Phục
sinh, sự Sống lại, SỰ
-ƯỚC.
Và ở cuộc sống hiện tồn, vào thời điểm mà SỰ- ƯỚC
nay khởi phát, giữa một quãng lặng phải đợi chờ đến 6 năm cho Bão tạt
ngang, nhất thiết phải phát xuất một tình yêu giống như một phép màu, để
nhà thơ, qua bao đau khổ, phải sống được, phải đ ược yêu, và phải được phục sinh để TRỞ LẠI LÀ MÌNH, quyến rũ
và xinh đẹp - như Eva, như Chúa đã tạo ra người đàn bà - một sáng tạo ban
đầu, nhưng cũng là cứu cánh - mục đích cuối cùng của Thượng đế:
“Ước chi trở lại là mình / Để ta lại được giòn xinh dịu dàng /
Ngại ngùng…e ấp…điệu
đàng / Hình như…ta vẫn còn đang đàn bà”.
Và điều đó
nhiều hơn một xúc động. Điều đó giống như một tư tưởng, hoặc gần như một tư tưởng,
với cái ý nghĩa sâu xa của sự phát hiện sự thật và niềm hy vọng trong
tính nhân đạo sâu sắc của thi ca.
*
Ánh
Tuyết rất giỏi làm thơ lục bát. Có đến non một nửa gia tài thơ của chị là lục bát.
“Lục bát điển cố” – có thể gọi thơ chị như vậy, có lẽ vì chị được sinh ra từ làng,
từ nhỏ đã được tắm trong nguồn suối ca dao, đến lúc “Mười tám tuổi (mới) rời làng
ra thành phố”; vì ngay cả khi chị làm thơ theo thể tự do, thì những điển tích,
điển cố dân gian vẫn đi vào thơ chị,
theo một dạng thức nào đó.
Vốn văn chương dân gian, vốn sống và cảm xúc của Ánh
Tuyết dạt dào đến nỗi nhiều khi chị có
thể xuất khẩu thành thơ. Mười ba giải thưởng cho nhiều thể loại trong đó có thơ,
vinh quang nhưng cũng tạo ra nhiều áp lực. Bởi vì càng về những chặng thơ sau,
tài năng của một tinh thần sáng tạo lại đòi hỏi sự đổi mới thơ một cách quyết
liệt.
Phải chờ thôi. “Ao làng” mà. Từng bước một. Nhất là
khi nữ sĩ chỉ ví mình bức bối, như:
“Con cá nhỏ trong ao bèo đặc / Ngột ngạt thì
ngoi lên đớp khí trời”.
Nhưng quy luật của sáng tạo Thơ là thế: Bức xúc bị đẩy
đến cùng cực thì thơ bật ra! Và đây là Ảo ảnh - tựa như một tia chớp, tựa như một cơn giông :
“Bỗng dưng rùng
mình, bồi hồi ngộp thở / Khi nghe một cái tên /
Lòng ngất ngây tự hào vì người mang tên đó /
Lại không nề hà làm tất cả những gì có
thể / Để cái tên ấy hằn sâu trong tim”.
Và ta cảm nhận một cái gì thuộc về sức bươn trải của
một hồn thơ hiện đại, để thơ thoát dần những
ám ảnh ước lệ về một cô Tấm thảo hiền, một Thị Màu đa tình, một Thuý Kiều dẫu rất
đẹp nhưng đã quen.
Để nữ thi sỹ, hơn
một lần:
“Lại bừng lên, sức trẻ hoa niên / Nói nhiều,
cười to, hát vang, lòng dào dạt /
Mọi thứ quanh ta đáng yêu và thân thiết / Nắng
pha lê, gió đa tình, trời xanh lộc non /
Và để Ánh Tuyết, hơn một lần - giữa mùa xuân, cuộc đời, thi ca và tình yêu
- sẽ giống như:
- “Nhành hoa dại bên đường, sao hôm nay mới
thấy em”./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét