VÀI Ý KIẾN QUANH
VIỆC
MỔ XẺ BÀI
THƠ: “QUÊ NGHÈO”
của ĐẶNG
XUÂN XUYẾN
*
- Mời đọc: Bình thơ không bàn thi phápl -
Chưa bàn đến hay,
không hay nhưng tôi thích bài thơ ở chỗ nó chân thực nhưng tôi không thích tứ
thơ này:
“Chiếc cổng làng
thành tai hại
Giam hãm đời người
Tù túng giấc mơ.
.
Quê tôi nghèo
Nghèo cả giấc mơ...”
Đây là chủ quan của
tác giả. Tôi nghĩ hãy để cho nó tự nhiên như vốn có.
Cảnh quê nghèo này
nó nhang nhác các bài thơ tả cảnh đồng quê ở đâu đó cánh cò, cánh vạc, đói,
rét. Từ ngày cách mạng tháng 8 thành công, dân cũng còn nhiều người đói khổ,
tuy nhiên, những tá điền được xóa nợ, nhiều người nông dân đã đổi đời, con em
họ được đi học, thậm chí được giữ nhiều trọng trách trong xã hội. Tuy nhiên xã
hội nào cũng có mặt này mặt nọ, nên nhìn những mặt tích cực.
Có 1 hôm tôi đợi Xe
bus có một ông cau có: thời tiết xấu quá, tôi nhìn trời thấy nó âm u thật, thấy
có mưa lắc rắc thật, hơi rét thật, tuy nhiên tôi nghĩ đến ở bên nước Nga mùa
đông -30-40°C thì thấy mình còn sung sướng lắm, hạnh phúc lắm! Lại lạc đề kkk.
Với bác
PHẠM ĐỨC NHÌ
Dù cho tôi không
biết bác là ai, nhưng qua lời góp ý, phê bình của bác tôi thấy bác là người
thẳng thắn và khá chân tình, tất nhiên kẻ sỹ Bắc Hà không ai tránh khỏi một
chút kẻ cả khi bác nói: “Muốn đem một bài
thơ nào đó của anh ra mổ xẻ để “mách nước” cho anh bứt phá chạy mau đến “bến bờ
thi ca”. Điều này chả ai giúp ai được bác ạ, vì nó tự nhiên như ánh trăng,
như cảm xúc lúc yêu đương phải không bác?
“Theo tôi, riêng về phần kỹ thuật thơ, anh đã
có đủ điều kiện để viết bài thơ để đời của mình.”. Bác ấy rất chân tình và
thẳng thắn hơn nữa đưa ra những nhận xét tích cực chứ hoàn toàn không hạ thấp
người nghe.
Nếu nghe câu này
chắc chắn lúc đâu tác giả không tránh khỏi bị sốc vì có người chê đứa con của
mình ngay cả người đó là mẹ vợ mình đi nữa: “Thật tình, đây là bài thơ còn khá xa mới đến mức hoàn hảo. Có đến vài
chỗ sai phạm, hoặc nếu không sai phạm thì cũng chưa hoàn chỉnh, có thể o bế,
trau chuốt để bài thơ hay hơn.”.
Điều này rất thẳng
thắn, tuy nhiên cũng là ý nghĩ chủ quan của bác PHẠM ĐỨC NHÌ vì thơ phú là cảm
xúc của từng người, nhất là thơ mới, không theo bất cứ một bó buộc, nguyên tắc
gì.
Tuy nhiên bác vẫn
thừa nhận những điểm mạnh của bài thơ: “Nhưng
rõ ràng với cách sắp xếp con chữ và sử dụng vần điệu khá nhuyễn anh đã tạo cho
bài thơ của mình cái vóc dáng của một lãng tử phiêu du, không bị trói buộc bởi
“gia quy, lệ làng, phép nước”; tứ thơ đã chảy thành dòng, và cảm xúc có đôi chỗ
mức gia tăng đã nhiều hơn cấp số cộng.”
Nếu không thực sự
yêu mến nhà thơ thì bác ấy đã không mất công để mà ngồi bình làm gì, bác ấy góp
ý như là góp ý cho một đứa con trai.
“1/ Nhịp điệu: Số câu trong bài không bị bó
buộc, viết hết ý thì thôi; số chữ trong câu tùy tiện, không theo một quy luật
nào nên nhịp điệu khác lạ, tránh được cảm giác đơn điệu, nhàm chán. Tốc độ dòng
chảy của tứ thơ khá nhanh, thay đổi theo cảm xúc, tạo mối giao cảm trực tiếp
với độc giả ngay trên từng con chữ. Thêm vào đó, cách phân bổ các con chữ, câu,
đoạn trong bài thơ biểu lộ một tâm thế, một phong thái tự do, thoải mái.
2/ Vần: Tôi có cảm
tưởng tác giả không chủ ý gieo vần nhưng các con chữ tuôn ra trong lúc tình
thương mến quê dâng cao cứ tự động kết nối với nhau thành từng mảng trong đó đã
có vần một cách tự nhiên. Riêng đoạn 2 và phần đầu đoạn 4 không có vần nhưng
đọc lên - nhờ nhịp điệu - vẫn trơn tru thoải mái như ăn chè vừa đủ độ ngọt.
3/ Dòng chảy của tứ
thơ: Hình ảnh, sự kiện nối tiếp nhau chảy thành dòng trên con kênh mà lòng kênh
là câu thơ chủ đạo “Quê tôi nghèo lắm”. Chính nhờ tứ thơ nhất khí liền mạch
chảy thành dòng nên đã có sóng sau dồn sóng trước để tạo cơ hội cho cảm xúc
tầng 3 xuất hiện.
4/ Cảm xúc: Cảm xúc
tầng 1 khá mạnh toát ra từ câu chữ; cảm xúc tầng 2 cũng đáng kể do thế trận tuy
chưa hoàn toàn hợp lý, mạch lạc nhưng cũng không đến nỗi phân tán, rời rạc.
Thêm vào đó, nhờ nhịp điệu nhanh nên đã có xuất hiện cảm xúc tầng 3 - thứ cảm
xúc cao cấp nhất trong thơ - nhưng chưa đủ mạnh để tạo hồn thơ. Lý do: tác giả
không tạo được cao trào, và do đó, đoạn kết thiếu ấn tượng.”
Dù muốn hay không
muốn bác ấy cũng đưa ra lời nhận xét rất chân tình: “Không biết do tác giả có tài hay do may mắn. Tôi nghĩ có lẽ cả hai.”
Tôi không hiểu
nhiều về bóng đá, và cũng chưa có nhiều kinh nghiệm sống nhưng tôi nghĩ là bác
ấy có một nhận thúc khá dày dặn về cuộc sống, khi ví thơ với bóng đá, cho dù
đôi lúc vẫn còn giữ thói quen của những nề nếp cũ: “anh có nhiều ưu điểm hơn,
đặc biệt là thể thơ và cách nhìn phóng khoáng về cuộc sống. Nói theo ngôn ngữ
bóng đá anh cần để ý thêm về đấu pháp toàn đội (thế trận), cách ghi bàn thắng
thật đẹp (đoạn kết) và gây hưng phấn cho cầu thủ của đội bóng (trạng thái cao
hứng của thi sĩ). Nếu anh tiếp tục “thai nghén” một tứ thơ đắc ý nào đó rồi
gắng chờ đến lúc “óc ách’, khó chịu, không “xì” ra không được. Lúc ấy mà “mở
bầu tâm sự” thì với thi pháp của anh cơ hội tặng cho đời một đứa con “sáng giá”
sẽ rất cao.”
Với CảnhThư Sg:
Người thực sự chấp
nhận được sự suy nghĩ khác với mình là người thực sự tự tin và bao dung, hiểu
đời, tôi không biết tác giả đã từng là một người lính, tác giả nghĩ thế nào?
Nhưng lời bình dù
chỉ trích của các nhà thơ đem lại giá trị cho bài thơ rất cao? Chắc chắn nhà
thơ hiểu được điều này nên không lên tiếng phản bác?
Theo như bạn viết: “có người đọc thơ cho là may rồi. Mà người
đọc thơ cũng chả ai được học và cần học Thi pháp, thích thì đọc; đọc xong thì
bảo hay, khá hay, chưa hay hoặc dở, quá dở, thế thôi! Nay bài thơ Quê Nghèo có
tới 3 người bình, thiết tưởng thế là rất đáng mừng cho nhà thơ và cho bài thơ
rồi”.
Bạn nói rất đúng,
nếu không yêu thì bình làm chi? Còn việc bạn cho rằng : “Ở một cường quốc thơ như Việt Nam”, không biết bạn có chủ quan hay
không?
Đành rằng bây giờ
không chỉ có kẻ sỹ hay người học chuyên văn, giới văn sỹ đọc thơ: “người đọc
thơ cũng chả ai được học và cần học Thi pháp, thích thì đọc; đọc xong thì bảo
hay, khá hay, chưa hay hoặc dở, quá dở, thế thôi!” tuy nhiên dù là một
người ngoại đạo thì tôi nghĩ, ai cũng có thể đọc thơ, cảm nhận thơ theo cách
riêng của mình. Nhưng tùy theo trình độ và chuyên môn mà người bình có thể đánh
giá bài thơ đó theo cách riêng của họ. Còn theo bản thân tôi một bài thơ có ý
tứ hay người nghe cảm thụ, ngoài ra còn có luật, do đó thơ Lục bát, thơ thất
ngôn bát cú, thơ Đường Luật, thơ thất ngôn trường thiên phải theo đúng luật.
Cái hay, cái tài tình cái thông minh của người làm thơ là ở chỗ đó? Ngoài ra qua
thơ người ta có thể hiểu thấu được tâm tính và khí phách của người làm thơ. Đố
ai tìm được chỗ sai nào trong bài thơ: Qua đèo ngang của bà Huyện Thanh Quan!!!
Vài ý kiến riêng
của một người ngoại đạo. Ai thích thì like, ai không thích cứ việc ném đá, tôi
ở xa, đá không đến tận nơi
*
Ngày 05 tháng 04 năm 2018
NGUYỄN BÍCH THỦY
Địa chỉ: Hiện cư trú tại Vương Quốc Bỉ.
facebook: Nguyen Bich Thuy
.
Mời
đọc trên trang blog Đặng Xuân Xuyến:
http://dangxuanxuyen.blogspot.Cám ơn các bạn đã giới thiệu bài viết này cho chủ trang!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét