CÁI ĂN VÀ CÁCH ĂN
Vũ Nho
Râu
tôm nấu với ruột bầu
Chồng
chan vợ húp gật đầu khen ngon
Câu ca dao này rất phổ
biến và có thời được đưa vào Sách giáo khoa để cho học sinh biết rằng người
nghèo có thể tận dụng những thực phẩm rất
rẻ tiền, thậm chí người ta bỏ đi để làm nên một thức ăn ngon lành. Có người đã
nói quá lên để ca ngợi tài nấu nướng của người nghèo, biến thứ bỏ đi thành món
ngon. Có người lại cho rằng vì đói, cho nên cái món “dở hơi” cũng được khen
ngon. Thật ra thì đôi vợ chồng nghèo này “khen” còn là để lấy lòng nhau thôi. Cũng từa tựa như bà
cụ Tứ trong truyện “Vợ nhặt” của Kim
Lân, gọi món cháo cám là “chè khoán” và bảo - “ Chè khoán đây, ngon đáo để cơ”. Trong khi vợ anh cu Tràng thì “hai mắt tối lại”, còn anh Tràng mặt “chun ngay lại, miếng cám đắng chát và nghẹn
bứ trong cổ”.
Ruột bầu, nếu là bầu non thì ăn là chuyện bình thường. Bầu già hơn thì ăn
hơi chua. Cũng ăn tạm nếu bí thức ăn. Nghĩa là một thứ co thể bỏ đi, và cũng có
thể ăn.
Vũ Nho- Chủ trang
Còn râu tôm! Râu tôm
cùng với chân, càng của nó có thể bỏ đi. Nhưng nếu có đem giã nhỏ, lọc lấy nước
thì vẫn có chất đạm. Và đem nấu thì vẫn tốt hơn là nấu bằng nước lã.
Như vậy thực ra món ăn
này chỉ có người nghèo, tiết kiệm mới ăn thôi. Nhà giàu thì không bao giờ dùng
đến.
Thức ăn bình thường
thôi. Nhưng chúng ta hãy xem cách ăn của
hai người.
Có người đã nhất quyết
rằng anh chồng âu yếm chan vào bát cho vợ. Còn chị vợ thì ăn ( húp) và kèm một
tiếng khen ngon với cái gật đầu. Nếu khảo sát kĩ văn bản, thì không có chứng cớ. Chỉ có hai người với hai hoạt động:
-
Chồng chan (có thể chan cho mình, có thể
chan cho vợ).
-
Vợ húp (vợ ăn một cách thoải mái, tự nhiên) và gật đầu kèm
một tiếng khen : - ngon!
Song ở đây, nếu chúng
ta thay một chữ vào câu ca dao thì sẽ làm bật lên ý nghĩa so sánh.
Chồng húp vợ húp, gật đầu, khen ngon!
Vẫn là khen ngon đó! Song cách ăn đã khác hẳn. Hai
người, người nào cũng chỉ chú ý vào việc ăn của mình. Không chú ý đến người ngồi
cùng ăn.
Thành ra cái việc chồng chan ( chưa ăn) và vợ húp ( ăn) tạo
nên cảnh có một người chưa ăn, nhìn một
người ăn. Và rõ ràng là cách ăn uống này tình cảm hơn trong câu giả định : “Chồng húp, vợ húp”.
Điều cuối cùng là các bạn
ở Thanh Hóa cung cấp một dị bản. Tiếng địa phương Thanh Hóa gọi quả bầu là quả
bù. Thành ra :
Râu tôm nấu với ruột
bù
Chồng chan vợ húp gật gù khen ngon
Rõ ràng, cái “gật đầu”
không lí thú bằng “gật gù”. Gật gù là gật nhẹ nhiều lần, tỏ ý đồng tình, tán
thưởng, đậm màu sắc thưởng thức.
Thế mới biết thức ăn bình thường nhưng cách ăn văn hóa vẫn
làm cho nó trở nên ngon lành!
Nhà nghiên cứu văn học
dân gian Hoàng Tiến Tựu, trong cuốn “Bình giảng ca dao” đã cung cấp thêm một
văn bản khác có chuyện “chồng chan vợ húp” khá thú vị :
Lấy anh thì sướng hơn vua
Anh ra ngoài ruộng bắt cua kềnh càng
Đem về nấu nấu rang rang
Chồng chan vợ húp lại càng hơn vua!
Ông bình luận so sánh:
“ Hai câu trên ( Râu
tôm…Chồng chan – VN chú) chỉ nói được cái vui khi ăn, bốn câu này nói được cả một
quá trình vui khá dài ( từ khi đi bắt cua ngoài ruộng đến lúc ăn canh cua ở nhà,
nhất là cái cảnh “nấu nấu rang rang”!...). (Hoàng Tiến Tựu – Bình
Giảng ca dao, Nxb Giáo dục, 1992, trang 46,47)
Hà Nội, mùa chống dịch Covid
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét