Thu Lâm
cây bút nữ lão thành, sung mãn
(Tuyển tập truyện Thu Lâm)
Nhà nghiên cứu phê bình văn học
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thiện
Trên văn đàn Việt Nam hiện đại, từ đầu thế kỷ XX
đến nay, những cây bút nữ phần lớn xuất hiện
sớm, ngay từ tuổi trưởng thành. Riêng Thu Lâm có lẽ là ngoại
lệ, hiếm có. Bởi, với văn chương, lúc đầu chị là ngoại đạo (chị
học tập và làm việc ở lĩnh vực kinh tế thương mại), mãi đến
năm 60 tuổi chị mới mạnh dạn cầm bút thử sức viết truyện
ngắn. Từ đó có đà, bước vào tuổi thất tuần, chị nỗ lực, tâm
huyết trở thành cây bút chuyên nghiệp sung mãn, do chỉ trong
vòng 4 năm (từ 2019 - 2022) chị đã liên tiếp cho xuất bản 5 tác
phẩm văn xuôi gồm: ba tập truyện ngắn và vừa (Nước mắt
đàn ông - Say nắng - Vũ điệu tình yêu) và hai tiểu thuyết (Dạ
khúc, Những người tôi yêu), tổng cộng ngót 1.200 trang in,
và trở thành hội viên Hội Nhà văn Hà Nội một cách đích đáng.
Nét đặc sắc ở cây bút lão thành mà sung mãn, xét về tay
nghề, bản lĩnh nghệ thuật tự sự, là gì?
Theo tôi, chị tự tin, làm
chủ việc viết theo lối tự sự cổ
điển, nghĩa là người kể chuyện
chọn ở ngôi thứ ba hay ngôi
thứ nhất; kể theo trình tự thời
gian là chính; phối hợp đan
xen kể và tả, với bình luận trữ
tình ngoại đề. Các loại diễn
ngôn (lời người kể chuyện, lời
nhân vật, đối thoại và độc
thoại nội tâm, lời miêu tả…)
được chọn lọc, phác thực mà
trau chuốt như một“phu chữ”
chỉnh chu. Thiên hướng, ưu
điểm nổi bật ở chị là khả năng thâm nhập vào thế giới, đời
sống bên trong của nhân vật với các biểu hiện nộitâm phong
phú, phức tạp không dễ đoán định trước của họ.
Điều này, góc nhìn nghệ thuật này của chị, theo tôi là có
sự gần gũi với các bậc tiền bối tài danh: nhà văn Thạch Lam
(1910 - 1941), nhà phê bình văn họcHoàiThanh (1909 - 1982)…
Nhà văn Thạch Lam đã từng khuyên“nhà văn biết đi qua
những phong trào nhất thời, để suy xét đến những tính tình
bất diệt của loài người… Viết văn về vấn đề gì thì viết, nhà
văn cốt nhất phải đi sâu vào tâm hồn mình, tìm những tính
tình và cảm giác thành thực; tìm thấy tâm hồn mọi người
qua tâm hồn của chính mình, đi đến chỗ bất tử mà không
tự biết”.
Còn nhà phê bình Hoài Thanh thì đi theo khuynh hướng
phê bình cảm thụ “lấy hồn tôi để hiểu hồn người”
; ông một
mực khuyên nhà văn không nệ thực, ham kể lể sự việc con cà
con kê, dài dòng văn tự mà ai cũng biết vì nó đã trờ trờ ra trước
mắt, cái chính là bày tỏ ý nghĩ, tâm trạng thực khó nắm bắt
của con người các hạng.
Cũng như vậy, cây bút đàn anh Thạch Lam chê trách chỗ
yếu của một số cây bút văn xuôi Việt Nam đương thời là đã đi
nhầm đường, không biết chú mục, khai thác chỗ mạnh của
nghệ thuật tự sự bằng ngôn từ, là có thể đi sâu vào thế giới
bên trong không nhìn thấy dễ dàng của con người - một lĩnh
vực phi vật thể, vi mô, huyền diệu. Ông viết: “Họ (tức các nhà
văn nóitrên -NNT) mang trong người một cái của quý vô hạn
mà cứ đi tìm những đâu đâu, như người vác gói bạc trên vai
mà không biết, lại ngửa tay đi ăn xin. Của quý ấy là tâm hồn
của họ.Đáng lẽ đitheo những khuôn sáo sẵn, họ trở về trong
lòng, suy nghĩ và phân tích những sự thay đổi của tâm hồn
mình, thì hay biết bao nhiêu”.
NHÀ VĂN THU LÂM
.
Là một người cầm bút khi đã vào tuổi lục tuần, rồi thất
tuần, Thu Lâm đã tích lũy kho vốn sống phong phú, sự trải
nghiệm thăng trầm trên nhiều lĩnh vực, thuộc nhiều loại
người, đặc biệt là tầng lớp trí thức gần gũi hàng ngày. Với bản
tính thâm trầm, cả nghĩ, nhạy cảm tinh tế, khi cầm bút viết về
các nhân vật mình am tường, đặt ra mộtsố vấn đề bức xúc của
đời sống hiện thực và đời sống riêng tư của con người trong
cộng đồng, Thu Lâm đã tập trung soi rọi những uẩn khúc,
những bí mật thầm kín trong nội tâm của con người trong
công cuộc kiếm tìm hạnh phúc gia đình, ý nghĩa của sự tồn tại
của con người như một bản thể có giá trị độc lập không dễ bị
hòa tan vào các cá thể khác.
Khôngđịnh chứng tỏmình là loạingười viếtthuộc loại“toàn
tri, biết tuốt”, trong các truyện của mình, Thu Lâm khéo léo dẫn
dắt người đọc, mở ra cho người đọc góc nhìn khác lạ của mình:
con người là không đơn giản, nó là mộtsinh thể vớitất cả những
đa đoan, nghịch lý, nhiễu sự, trái khoáy, nhàu nhĩ, băng hoại,sa
ngã hoặc lương thiện, trong sáng, tử tế, đáng thiện cảm của nó.
Chị cũng cho thấy người viết không thể tựphụ,dạyđời một cách
trịch thượng, mà phảithấy con người còn có những vùng trống,
bất khả tri mà văn học cần không ngừng tìm tòi, khám phá, một
khi chính con người có lúc cũng không hiểu hết mình, không tự
lý giải hết được về mình ngọn ngành, cặn kẽ.
Vìthế, nhìn chung các nhân vậtthuộc vùng thẩm mỹ mà chị
thân thuộc, am tường như “đọcđược trongbụng” họ nghĩ gì, đã
thu hútsự quan tâm của người đọc, khiến họ ít nhiều“tâmphục,
khẩuphục”ngòi bút tinh tế, độ lượng,từng trải của tác giả.
Ngày trước, tại Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất
(Hà Nội, 24.11.1946), Bác Hồ đã nói “Văn hóa phải đi vào sâu
trong tâm lý quốc dân, soi đường cho quốc dân đi”
.
Gần đây, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cũng yêu cầu văn
nghệ sĩ chú trọng đến phương diện “khám phá chiều sâu thế
giới nội tâm của con người, giải mã các tầng nấc phong phú
của cảm xúc, giải quyết xung đột về nhận thức, của cuộc đấu
tranh giữa cái tốt và cái xấu, cái cao thượng và thấp hèn,
phụng sự nhân dân bằng tình yêu, trách nhiệm và những
toan tính lợi ích cá nhân, vị kỷ”(1)
.
Vui mừng về nhà văn nữ Thu Lâm từ lúc khởi đầu con
đường nghệ thuật của mình đã đi đúng hướng.
Các tác phẩm văn xuôi của chị đã bước đầu đặt ra những
vấn đề quan thiết với đờisống xã hội và đờisống riêng tư của
con người trong gia đình và bản thân, hướng con người vươn
tới những giá trị nhân bản bền vững, để đời. Đồng thời qua
việc lách ngòi bút đi sâu vào thế giới bên trong của nhân vật
với những diễn biến phức tạp, khó lường hết của nó, chị đã
tâm huyết cho người đọc thấy việc tự mình chăm sóc cân
bằng, hài hòa nền tảng tinh thần của mỗi cá nhân cũng như
của cả cộng đồng và toàn xã hội là vấn đề gốc rễ, căn cốt đến
nhường nào! Chỉ có như vậy con người mới tồn tại an nhiên
trong vị thế xứng đáng của nó, xã hội mới phát triển và ổn định
lâu bền.
Sau những thành công đáng quý, đáng trân trọng buổi
đầu đến với văn chương nghệ thuật, rất mong nhà văn lão
thànhThu Lâm dẻo dai tay bút, tiếp tục có những sáng tác mới
trên đại lộ nghệ thuật thênh thang đã chọn, dấn bước vươn
lên những thành công rực rỡ mà Tuyển tập truyện Thu Lâm
đã hội tụ những thành công tiêu biểu của ngòi bút chị.
Hà Nội, đầu thu Quý Mão (2023)
-----------------
(1)
Võ Văn Thưởng -“Vinh danh tài năng sáng tạo và sức lao động bền bỉ của các văn nghệ sĩ”, Thời báo văn học nghệ thuật,số 21 (148), ngày 25.5.2023, tr.5.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét