Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2024

THƠ ĐỨC

 

Hai mặt

của Irmgard Adomeit
Chuyển ngữ Tiến sỹ Nguyễn Văn Hoa ( Tháp Dương Bắc Ninh )

anh_anh_hoa
Nguồn" deutsche gedichte de "
 
Mọi thứ đều có hai mặt
 Của Irmgard Adomeit, 
 Mọi thứ đều có hai mặt,
 Cười hay khóc,
 Yêu hay ghét, 
Tồn tại hay tỏa sáng
 Đạt được hay phù hợp. 

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2024

XE TĂNG 377 VÀ NHỮNG ANH HÙNG CHƯA ĐƯỢC TÔN VINH

 XE TĂNG 377

VÀ NHỮNG ANH HÙNG CHƯA ĐƯỢC TÔN VINH
 Ký sự  của BÙI QUANG THANH

bui_quang_thanh

Nhà thơ nhà báo BÙI QUANG THANH


Kỳ 1
TRỞ LẠI CHIẾN TRƯỜNG XƯA
Trung tướng Nguyễn Tuấn Dũng - Chính uỷ Quân
đoàn 3 - trước khi rời Tây Nguyên ra Bắc nhận
chức vụ Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đã đãi tôi một
chuyến xe đi quanh chiến địa cũ Kon Tum, nơi tôi đã để
lại một phần máu thịt, tuổi xuân và mang theo suốt cuộc
đời những kỷ niệm vui buồn của thời oanh liệt. Anh dặn
tôi nhớ lên tận Đăk Tô thăm tượng đài Chiến thắng, khi
quay về anh sẽ trao đổi. Từ thành phố Pleiku đi Kon Tum,
sau khi vào thăm Bộ Chỉ huy Sư đoàn 10, viếng hơn 1
vạn đồng đội đã ngã xuống chiến trường Tây Nguyên nay
được lưu danh tại Nhà tưởng niệm của Sư đoàn, chúng tôi
ngược lên Đăk Tô - Tân Cảnh.

Thứ Tư, 29 tháng 5, 2024

CHÙM THƠ PHẠM CÔNG TRỨ

 


Làng ta

 

      Làng xưa có một cây đa

Có dăm cây gạo, vài ba cây tiền

     Cây đa buông rễ đứng yên

Cây gạo biết nói, cây tiền biết đi

      Làng xưa còn một cây đề

Chùa cổ ẩn dưới, đình quê nằm gần

      Người làng kính phật, trọng thần

Mùa thu tế lễ, mùa xuân hội hè

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2024

THƠ MỴ DUY THỌ

 

CON KHÔNG LÀ TU SĨ

(Tặng nhà sư Thích Minh Tuệ)



Con không là tu sĩ

Con chỉ là thảo dân

Lời Phật dạy con nghĩ

Khổ luyện, rèn bản thân


Con không là tu sĩ

Không thuộc một chùa nào

Không cúng dường hương khói

Không giải hạn dâng sao


Con không là tu sĩ

Muốn dầm dãi trần gian

Mười ba pháp khổ hạnh

Trong mưa lạnh, gió ngàn

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2024

NGÀY BỐ RA ĐI

 NGÀY BỐ RA ĐI 

                    Ghi chép của . Kim Hoa                         

 anh_kim_hoa

        Bố mất năm một chín tám mươi lăm, sau ba năm bị tai biến nặng. Khi đó tôi mười bốn tuổi. Năm chị gái đã lập gia đình và sống bên chồng. Còn lại năm anh em tôi, hai trai, ba gái tuổi từ bảy tới hai mươi.

        Đó là một ngày mưa tầm tã của tháng Mười Một. Bộ ván ngựa đã được bố mẹ sắm từ lâu. Bộ ván đó được mấy chị em tôi tận dụng như là giường ngủ. Hôm nay, người ta phải tháo ra để đóng quan tài.

        Những người hàng xóm đã tụ tập để giúp đóng áo quan cho bố. Tiếng cưa, tiếng bào đục soàn soạt dưới ánh đèn măng xông. Hòa theo những câu chuyện ma của những người thợ mộc, làm ai cũng  sợ xoắn da thịt và nhờn nhợn sống lưng. 

        Bố tôi vẫn nằm đó, với bộ quần tây đen và áo sơ mi trắng được bố cất trong chiếc tủ gỗ từ hồi đám cưới chị cả tôi. Và bố chỉ mặc tới nó khi có dịp đi đám cưới. Gương mặt bố thanh thản như đang mỉm cười.

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2024

CHÙM THƠ MAI THANH TÂN

 CHÙM THƠ MAI THANH TÂN



Ngắm biển 

 Mênh mang biển bạc với mây trời 

Lắng đọng bình tâm, chút thảnh thơi 

Lãng đãng chiều hôm say mộng tưởng 

Vô thành cảm ngộ những đầy vơi . 

Đá nhảy 

“Đá nhảy" lô nhô với biển trời* 

Vươn mình cột đá đứng chơi vơi 

Từ xa vọng tưởng thuyền trên sóng 

Tĩnh lặng bình yên ngẫm sự đời 

* Bãi Đá nhảy ở Quảng Bình . 

THƠ BÙI THU NGA

 


THƠ THU NGA 

KHÔNG SỜN

Môi thơm má lúm đồng tiền
Hỡi em xinh đẹp mắt hie
̂̀n nhìn tôi
Khuôn tra
̆ng rạng rỡ diệu vời
Con tim loạn nhịp bồi hồi xôn xao

Tâm hồn mơ mộng khát khao
Đôi mình ne
̂n nghĩa tình trao không dời
Thu
̛ơng nhau chẳng kể đầy vơi
Tóc xanh dẫu hóa ma
̂y trời vẫn yêu

Na
̆́m tay tựa cửa ban chiều
Hân hoan kỷ niệm hồn phie
̂u bềnh bồng
Trăm năm đằm thắm tình hồng
Cùng nhau vượt suối sông không sờn


 

HÒ HẸN MÙA THU

Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2024

NẾU BẠN...

 Thơ Đức tk19

Nếu bạn...
Heinrich Martin 
1818 1872
Chuyển ngữ Tiến sỹ Nguyễn Văn Hoa ( Tháp Dương Bắc Ninh )

anh_anh_hoa
 

Giầu thiên hạ gật đầu
Nghèo khó bị chèn ép 
Thông minh được ngưỡng mộ 
Thô lỗ bị lánh xa
Xinh đẹp ai cũng  muốn
Hài hước  dễ gây cười 
Ngu si bị coi rẻ

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2024

Trường hợp Trần Vũ

 


Thụy Khuê

Sóng từ trường
 

Trường hợp Trần Vũ



 
 
 

Cần phải nhắc lại với người viết truyện rằng: không phải tác giả viết nên tác phẩm mà tác phẩm tự xác định qua người viết, và cho dù sáng suốt đến đâu người viết cũng trải qua một kinh nghiệm vượt quá sức mình.

Maurice Blanchot

 

 

     Một câu hỏi thường hay đến với người đọc: Truyện là gì? Viết như thế nào? Ðối với những nhà nghiên cứu văn học thì văn chương, ngoài tiểu luận, có hai thể loại chính: Hư cấu và thơ. Todorov đã có dịp trình bầy một cách khoa học những định nghĩa và phân loại này trong Les genres du discours (Thể loại văn bản). Nguyễn Công Hoan thiết thực và bình dân, tuyên bố: "Tiểu thuyết là một truyện bịa y như thật. Nhà tiểu thuyết là người biết bịa truyện"(1). Làm thế nào để bịa y như thật? Nguyễn Công Hoan cho thêm bí quyết: muốn bịa y như thật thì phải bịa bằng sự thật, nghĩa là, viết gì thì viết nhưng tất yếu phải dựa trên kinh nghiệm sống thực, kinh nghiệm đã trải qua. Dường như không chỉ một Nguyễn Công Hoan nghĩ như thế, mà hầu như nhà văn nào cũng dựng truyện xoay quanh "chân lý" đó. Trần Vũ là một trường hợp: Bịa không giống thực và phải nói ngay: anh thành công trong cái "sự bịa đặt hoàn toàn" ấy.
 
 

*



     Trần Vũ sinh ngày 2/10/1962 tại Sài Gòn. Vượt biển sang Pháp từ năm 1979, hiện sống tại Paris. Tác giả hai tập truyện ngắn: Ngôi Nhà Sau Lưng Văn Miếu do Thời Văn xuất bản năm 1990 và Cái Chết Sau Quá Khứ do Hồng Lĩnh xuất bản năm 1992, cũng tại California, Hoa Kỳ. Ngôi Nhà Sau Lưng Văn Miếu mới là bước đầu tìm kiếm. Cái Chết Sau Quá Khứ, bước thứ nhì, xác định một phong cách, một giá trị. Cái Chết Sau Quá Khứ gồm chín truyện ngắn với những thể dạng khác nhau: Mùa Mưa Gai Sắc, viết về Nguyễn Huệ và Ngọc Hân. Gia Phả: Linh Từ Quốc Mẫu Trần Thị và Trần Thủ Ðộ. Cả hai thuộc loại giả sử. Giả sử chứ không phải dã sử. Cánh Ðồng Mùa Gặt Khô, hồi ức, tâm ký. Những Bông Cẩm Chướng Dại: Ðời giang hồ. Pháo Thuyền Trên Dòng Yang-Tsé: loạn luân. Benhur và Messela: vấn đề hồi hương và hội nhập xứ sở. Buổi Sáng Sinh Phần: người nói chuyện với ma - đối thoại câm giữa hai miền Nam-Bắc. Phố Cổ Hội An và Cái Chết Sau Quá Khứ: ám ảnh dục tình, tội ác, ảo giác, quá khứ đè lên hiện tại.

CHÂN DUNG NGƯỜI MẸ...

 


Chân dung người mẹ qua thơ Nguyễn Ngọc Tung

Người mẹ vốn cao đẹp trong cuộc đời, khởi đầu của sự sống và suối nguồn yêu thương không bao giờ cạn. Mẹ là nguồn cảm hứng dồi dào của thi ca, đã khơi nguồn để nhà thơ Nguyễn Ngọc Tung (1950 - nguyên Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc ), hội viên Hội nhà văn Việt Nam, sáng tác nên nhiều áng thơ hay. Qua thơ ông, chân dung người mẹ hiện lên dung dị, chân thực với nhiều đức tính và phẩm chất tốt đẹp.

hinh-anh-me-trong-tho-duong-dai-ninh-binh-f5ffb-1710203271.jpg

Mẹ tuy không chăm sóc chiến sĩ khi“bị thương nằm lại một mùa mưa” như trong bài thơ “Mẹ” của nhà thơ Bằng Việt; mẹ cũng không đào hầm lập nên kỳ tích "giấu cả sư đoàn dưới đất" như trong áng thơ “Đất quê ta mênh mông” của Bùi Minh Quốc. Người mẹ sinh thành của Nguyễn Ngọc Tung chỉ là một nông dân thuần phác, giản dị, lam lũ trong công việc đồng áng và sinh hoạt đời thường. Mẹ đã lao động không ngừng vừa để nuôi convừa làm tròn nhiệm vụ cao cả của người ở hậu phương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, dâng hiến cho Tổ quốc những đứa con mẹ yêu quý nhất lên đường chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất non sông.

Mẹ “một đời lặn lội nắng mưa"

Thứ Năm, 23 tháng 5, 2024

Hoàng Thụy Anh và sự nghiêm cẩn trong phê bình

 

Hoàng Thụy Anh và sự nghiêm cẩn trong phê bình

Vanvn- Có cảm giác Hoàng Thụy Anh viết phê bình bằng trái tim của một người đàn bà tỉ mỉ, rung cảm và khoáng đạt. Tự khắc những điều viết ra từ trái tim, có sự lay động vào người đọc, chạm đến trái tim độc giả…

Nhà phê bình Hoàng Thụy Anh

 

Tập tiểu luận và phê bình “Sự thật là đóa hoa lộng lẫy” của nhà thơ – nhà phê bình Hoàng Thụy Anh là tập sách thứ 8 của chị, được phát hành vào đầu tháng 5.2022. Vẫn là một Hoàng Thụy Anh rút hết lòng mình cho văn chương.

Một “bạn đọc đặc biệt”

Lần giở từng trang sách trong tập tiểu luận và phê bình “Sự thật là đóa hoa lộng lẫy” (NXB Hội nhà văn), độc giả sẽ cảm nhận một Hoàng Thụy Anh rất nghiêm cẩn với câu chữ.

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2024

TRƯỚC KHI VÀO TRUYỆN

 


TRƯỚC KHI VÀO TRUYỆN "HỒNG TRẦN MẤY KIẾP RONG CHƠI"

 

Đọc bài viết trong thư chuyển tiếp dưới đây của tác giả Ngọc Hằng tôi lại nhớ tới ba câu chuyện tôi đã được chứng kiến tại một viện dưỡng lão (nursing home) ở miền Nam California, nơi mẹ tôi đã tạm dừng chân ở đó một thời gian cho những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời.  Viện dưỡng lão này tuy không thuộc loại de luxe, nhưng ngược lại có cái hay là họ chia khu người gốc Việt, gốc Đại Hàn, gốc Xì (Hispanic), gốc Mỹ riêng biệt. Mỗi khu có nhân viên y tế biết tiếng của người bệnh nên việc giao dịch với bệnh nhân không gặp trở ngại. Nhà bếp cũng cố gắng làm thức ăn Việt, Hàn, Xì, Mỹ riêng biệt cho hợp khẩu vị của người bệnh trong mỗi khu.

 

Chuyện thứ nhất

 

Chia phòng trong viện dưỡng lão với mẹ tôi là một cựu giáo sư trường Trưng Vương. Tôi không nhớ tên bà ấy là gì nhưng trông bà ấy còn trẻ và khỏe mạnh hơn mẹ tôi nhiều, chắc khoảng lục tuần chi đó. Khi bà mới nhập viện, bà còn tỉnh táo lắm. Bà kể lai lịch, tung tích của bà cho người cùng phòng nghe. Điều làm tôi ngạc nhiên là chẳng có ai đến thăm hỏi bà ấy cả. Gia đình không đến, họ hàng con cháu cũng không.  Ngay cả các cựu nữ sinh Trưng Vương vùng Nam California tôi nghĩ có nhiều người mà tôi cũng không thấy có ai ghé thăm bà cả.

Không phải Cao Bá Quát “bái mai hoa”! ( bài Vũ Nho trên vanvn.vn)

 

Không phải Cao Bá Quát “bái mai hoa”!

Vanvn- Người “bái mai hoa” là danh sĩ Trương Chi Hạc đời nhà Thanh. Người chép lại tặng cụ Nguyễn Tư Giản là ông Ngải Tuấn Mỹ!

>> Ai là người “Một đời cúi đầu bái hoa mai”?

 

Nhân vào trang vanvn.vn và vanhocsaigon.com, chúng tôi đọc được bài viết của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Phan (Tạp chí Cửa Việt số 329) được giới thiệu lại.

Việc các cụ túc nho Hoa Bằng và Tảo Trang công bố  hai câu  đối:

“Thập tải luân giao cầu cổ kiếm

Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”

không phải của Cao Bá Quát, mà của Ngải Tuấn Mỹ (Trung Quốc) chép tặng Phó sứ Nguyễn Tư Giản là một việc khoa học, nghiêm túc.

Các cụ còn dẫn cả các câu mà Ngải Tuấn Mỹ chép tặng Chánh sứ Lê Tuấn, phó sứ Hoàng Tịnh.

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2024

THƠ MỴ DUY THỌ

 

THƠ MỴ DUY THỌ 

screenshot_696

CHÙM THƠ NAMKAU


1. TRONG CÁI LỒNG
Trong cái lồng làng xã, người hay ghen tỵ nhau

Trong cái lồng đất nước, nhiều phe phái đối đầu

Trong cái lồng địa cầu, dọa nhau bom nguyên tử

Trong cái lồng vũ trụ, thằng nào cũng thấy ngu 
Trong cái lồng quá khứ, cùng nhau chìm thiên thu.
14/3/2024


2. THÁNG BA
Tháng Ba ở lại gót dày

Bước chân qua ngõ rụng đầy hoa xoan

Tháng Ba tràng pháo nổ ran

Đò ngang em khuất sau ngàn dâu xanh
Tháng Ba hiu quạnh lòng anh.
17/3/2024

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2024

Câu đối – một thể loại văn học, một thú chơi tao nhã

 

Câu đối – một thể loại văn học, một thú chơi tao nhã

Vanvn- Chúng ta, từ người bình dân đến những học giả đều lấy câu đối dể thể hiện tình cảm, tâm chí mình, ca ngợi công đức tổ tiên, những anh hùng dân tộc, những vị tổ nghề, có công với cộng đồng; đồng thời coi đây là một thú chơi tao nhã khi cao đàm khoát luận, khi chén tạc, chén thù…

Xuất phát của câu đối, của cách nói đối xứng, trước hết là do quan sát và phát hiện tính hai mặt, tính song song của tự nhiên mang tính triết học (nhất âm nhất dương) và do đặc thù của ngôn ngữ đơn âm tiết của Trung Hoa và Việt Nam.

Nhà văn Nguyễn Sĩ Đại

Chúng ta rất dễ nhận thấy, như GS Phan Ngọc từng chỉ ra, trong dân gian, người Việt thường hay dùng cách nói đối xứng, ví như: Khôn nhà dại chợ, Giỏ nhà ai, quai nhà nấy, Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng…Còn việc khắc treo câu đối bằng đá, gỗ, viết lên cột thì cũng do tín ngưỡng và điều kiện tự nhiên mang tính thuần Việt. Chúng tôi không nghĩ rằng, xuất xứ của nó theo truyền thuyết Trung Hoa là từ việc dân gian treo bùa bằng gỗ đào vẽ hổ và hình hai anh em ông Thần Trà, Uất Luỹ để xua đuổi tà ma, có ma quỷ ác đến thì ném cho hổ ăn thịt, gọi là Đào phù. Trong cuộc sống, cái gì cần thì người ta sáng tạo ra; còn cái na ná thì chỉ để tham khảo mà thôi.

Tuy nhiên, Trung Hoa là một nước có truyền thống lâu đời về câu đối. Một số sách nghiên cứu ở Trung Quốc khẳng định, câu đối sớm nhất ở nước họ là một câu đối Tết của Mạnh Sưởng (đời Hậu Thục chúa) năm 964: Tân niên nạp dư khánh; Giai tiết hiệu trường xuân.

Trong dân gian lưu truyền nhiều câu đối xuân gọi là xuân liên, ví như Nhất nguyên phục thủy; Vạn tượng canh tân (Sau một năm lại trở lại từ đầu; Vạn vật đều đổi mới) hoặc Thiên tăng tuế nguyệt, nhân tăng thọ; Xuân mãn càn khôn, phúc mãn môn (đường) nghĩa là Trời thêm năm tháng, người thêm thọ; Xuân đầy trời đất, phúc đầy nhà. Hoặc: Nhân thọ, niên phong, gia gia lạc; Quốc thái, dân an, xứ xứ xuân (Người thọ, năm được mùa, nhà nhà vui; Nước ổn, dân yên, xứ xứ xuân).

ĐÊM SÂN GA

 


"Đêm sân ga" của Nguyễn Quang Thiều, qua lời bình của Nguyễn Thị Thiện

ĐÊM SÂN GA

NGUYỄN QUANG THIỀU

Chúng tôi thức chờ tàu lên phía Bắc

Những lá bàng rủ nhau đi trốn rét

Những người dân sơ tán ngủ bên thềm

Biên giới giờ này đạn giặc xé rừng đêm

Nàng Tô Thị bồng con đi lối tắt

Trên sân ga chúng tôi ngồi quanh

một người kéo nhị

Một vùng trời chớp đạn rạch sau lưng

THƠ ANH CHI

 

THƠ ANH CHI 

anh_chi_1

Về một cánh tay

 

Nhiều lý do để ông chìa tay ra

          hoặc vì quê nhà bão lũ

          hoặc vì tuổi già không nơi nương tựa

          càng nhiều lý do cánh tay càng nghều ngoào

 

          Trước cánh tay đột ngột chìa sát mặt

          tôi xót xa nghĩ tới miền quê

          nơi ông bỏ đi, tôi từng đến hồi nào

          và một lần thơ tôi ca tụng