Mới tang tảng sáng, ông mặt trời đang còn ngái ngủ trong chiếc màn mây, đằng đông mới le lói vài sợi chỉ hồng. Chưa rõ mặt người, có ai đó ở đầu ngõ, hét toáng lên:
- Thằng Mò đã bị tai nạn xe ngoài đường ô tô kia rồi! Có ai ra cứu nó không? Có ai cứu không? Bớ làng nước ơi…!
Hình như, đó là tiếng con mẹ Hởi đi tập thể dục sáng. Không biết rửng mỡ, hay vì nghe ai nói đi bộ buổi sáng, tốt cho phụ nữ lắm, nhất là với người góa bụa! Thế là con mẹ Hởi, sáng sớm nào cũng vậy, ngủ dậy, chỉ việc dụi mắt xong, không lằng nhằng, vướng víu chồng con lăn ngay xuống giường, đi luôn. Còn hôm nay, vừa mới đi được một lúc đã quay về, ầm ĩ ngoài đầu ngõ.
Ở cái xóm ngoài đê hẻo lánh này, chỉ mươi ngôi nhà, chứ có nhiều nhặn gì đâu mà to tiếng gọi. Bọn đàn ông đi làm ăn xa, còn lại mấy mụ đàn bà, và đám trẻ con lít nhít. Có gọi dậy, cũng không làm gì được. Con mẹ Hởi, chạy sang nhà Mò, thấy im ỉm. Ngó vào trong, hai đứa trẻ đang ngủ. Thằng chồng ở ngoài lều vịt cả đêm rồi. Còn vợ ở nhà sao lại không thấy? Thôi, đành chạy ra xem, Mò có làm sao không, rồi sẽ tính sau.
Tại nơi xảy ra vụ đâm xe, Mò nằm ngang một bên đường, đầu gối lên vỉa hè, hơi ghếch xuống đám ruộng lấp xấp nước. Bình thường, sau khi cho đàn vịt xuống nước, hắn nằm nghỉ ngơi như thế bên vệ đê, hay vệ mương. Cả đời hắn, chỉ biết có đi và… nằm. Còn ngồi ngay ngắn như người ta, chưa thấy bao giờ, vì mông má chẳng ra gì, ngồi làm sao nổi. Với tư thế nằm như vậy, không biết đau quá mà lịm đi, hay đang trông đàn vịt dưới ruộng?
PGS.TS Trần Mạnh Tiến – Người thầy giáo có tâm hồn cao cả
Cập nhật ngày: 24 Tháng Tám, 2024 lúc 08:40
Vanvn- Như tin đã đưa, PGS.TS – nhà lý luận phê bình Trần Mạnh Tiến đã qua đời vào hồi 12h50 ngày 21.8.2024 (nhằm ngày 18 tháng 7 năm Giáp Thìn) tại Hà Nội, hưởng thọ 68 tuổi. Tưởng nhớ người vừa ra đi, Vanvn.vn trân trọng giới thiệu lại bài viết của học trò ông về thầy mình…
Nhà lý luận phê bình, PGS.TS Trần Mạnh Tiến (1957-2024)
PGS.TS Trần Mạnh Tiến – một thầy giáo tâm huyết, một nhà khoa học bền chí, một người thầy thuốc đáng nể trọng.
Lớp chúng tôi có may mắn được học thầy – PGS.TS Trần Mạnh Tiến ngay từ những buổi học đầu tiên của bộ môn Lý luận văn học – môn học mà đối với hầu hết sinh viên khoa văn là khó và khô không khốc. Trong tưởng tượng của đám sinh viên nữ, giảng viên môn Lý luận chính là anh em con cô con bác với khoa triết – “Toàn vĩ nhân nói những điều không thể nào hiểu nổi”. Thế nhưng, ấn tượng mà thầy đem tới cho chúng tôi lại hoàn toàn khác…
Vanvn- “Triệu Đà là vị hiền quân”. Đó là khẳng định Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài diễn ca Lịch sử nước ta do Người viết trước năm 1945 để làm tài liệu vận động cách mạng.
Trước đây trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, câu văn “Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập/ Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương…” (Tự Triệu, Đinh, Lý, Trần chi triệu tạo ngã quốc/ Dữ Hán, Đường, Tống, Nguyên nhi các đế nhất phương), thì chữ “Triệu” được chú thích là “Triệu Vũ Đế, là kỷ nhà Triệu trong Đại Việt sử ký toàn thư”.
Sau này không biết vì lý do gì mà người ta hoặc lờ đi không chú thích; hoặc coi đó là do Nguyễn Trãi “nhầm” như GS Bùi Văn Nguyên quan niệm; hoặc là chú thích không mấy thân thiện với Triệu Đà như sách giáo khoa Ngữ văn Trung học cơ sở lớp 8, tập 2, của Nhà xuất bản Giáo dục năm 2004, cho rằng: “Đinh, Lý, Trần là những triều đại xây dựng nền độc lập của đất nước ta. Còn Triệu là chỉ triều đại của Triệu Đà, kẻ đã cướp nước Âu Lạc, nhưng sử sách trước đây có tài liệu coi đó là một triều đại của nước nhà” (trang 68).
Tượng thờ Thành hoàng Triệu Đà đặt tại miếu Nam Việt Vương
Theo suy đoán của chúng tôi, nhiều năm sách giáo khoa của chúng ta có đưa truyện Mị Châu – Trọng Thủy với mục đích nói về sự ngây thơ, mất cảnh giác của nàng Mị Châu, dẫn đến việc bị tráo nỏ thần, do vậy nước Âu Lạc của Thục Phán An Dương Vương bị rơi vào tay nhà Triệu. Xin được nói thêm: Âu Lạc là nhà nước thứ hai của lịch sử nước Việt Nam ngày nay, tiếp sau nhà nước Văn Lang. Kinh đô Âu Lạc đóng ở Cổ Loa, nay vẫn còn dấu tích ở xã Cổ Loa, thuộc huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Niên đại trị vì của Thục Phán An Dương Vương được các bộ sử cổ như Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục cho là khoảng 50 năm, từ năm 257 trước Công nguyên (TCN) đến năm 208 TCN.
Theo câu chuyện tình nhuốm màu huyền thoại Mị Châu – Trọng Thủy, thì mặc nhiên Triệu Đà bị coi là kẻ xâm lược. Nhà thơ Tố Hữu trong bài thơ Tâm sự của ông, cũng đã viết:
Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu…
Nhưng sự thực Thục Phán An Dương Vương là người thế nào? Triệu Đà là người thế nào? Trong bài viết công phu của nhà nghiên cứu Vũ Bình Lục có tiêu đề “An Dương Vương và Triệu Vũ Đế nên thờ ai?”, in trong cuốn Vừa đi vừa nghĩ do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành đầu 2024, ở trang 14 có đoạn viết: “Hùng Vương nối nghiệp của Lạc Long chăm ban đức huệ, để vỗ về yên dân, chuyên nghề làm ruộng, chăn tằm, chẳng có can qua chinh chiến; con cháu nối dòng đều gọi là Hùng Vương, phúc gồm 18 đời, trải hơn 2000 năm; buộc nút dây mà làm chính trị, dân không thói gian dối, có thể thấy được phong tục thuần hậu quê mùa vậy. Đến vua sau (tức vua cuối cùng) đức kém, lười chính sự, bỏ việc võ bị không sửa, ham mê tửu sắc làm vui, binh nước Thục đến thì quốc thống mất”…
Vậy là Thục Phán, hậu duệ của nước Thục (ở khoảng Tứ Xuyên – Trung Quốc) đã đem quân xâm chiếm nước Văn Lang của Hùng Vương, rồi hợp nhất bộ tộc Tây Âu của nhà Thục với tộc Lạc Việt của Hùng Vương, đổi tên thành bộ tộc Âu Lạc, rồi lên làm vua, xưng là An Dương Vương. An Dương Vương (tức Thục Phán) đã chuyển kinh đô từ vùng Bách Thần – Nghĩa Lĩnh thuộc tỉnh Phú Thọ ngày nay, xuống vùng Phong Khê (nay thuộc huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội), xây thành ốc Cổ Loa. Theo tài liệu Sử ký Tư Mã Thiên của Trung Quốc, thì Thục Phán An Dương Vương là người nước Thục, chiếm nước Văn Lang của Hùng Vương, làm vua được 30 năm, sau sinh ra lười biếng kiêu căng, sa đọa… An Dương Vương tin dùng những kẻ xấu, giết hại một số Lạc hầu, Lạc tướng, khiến vương triều suy yếu, bị Triệu Đà diệt. Các tài liệu cổ sử của Việt Nam như Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục… đều không có lời nào khen ngợi ông vua An Dương Vương người nước Thục này.
Theo các tài liệu cổ sử Trung Quốc, thì Triệu Đà, tức Triệu Vũ Đế (240 TCN – 137 TCN) có tổ tiên là người Chân Định của Trung Quốc. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây lại cho rằng Triệu Vũ Đế là người Việt cổ, tên là Nguyễn Cẩn, cháu nội vua Hùng Duệ Vương. Do biến thiên thời thế, Nguyễn Cẩn sang nước Tần làm con nuôi hoạn quan Triệu Cao, là trọng thần của Tần Thủy Hoàng nên mang họ Triệu. Ông ta nhân loạn nhà Tần mà chiếm lấy đất Lĩnh Biểu, tức bao gồm đất đai của người Bách Việt (hàng trăm tộc Việt), thuộc phía Nam núi Ngũ Lĩnh, xưa gọi là đất Lĩnh Ngoại (ngoài Ngũ Lĩnh), hay còn gọi là Lĩnh Nam (phía Nam dãy Ngũ Lĩnh) gồm các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây chạy dài ra đến tận quần đảo Hải Nam thuộc Trung Quốc hiện nay. Hàng trăm tộc Việt (Bách Việt) mà Triệu Vũ Đế lãnh đạo, trong đó có người Lạc Việt của nước ta bây giờ, gọi chung là nước Nam Việt. Triệu Đà lãnh đạo dân Bách Việt chống nhau với nhà Hán, giữ vững nền độc lập, tồn tại hơn trăm năm.
PGS Vũ Nho – tác giả bài viết
Đối chiếu với các dữ liệu cổ sử Việt Nam và Trung quốc đã dẫn trên đây, chúng tôi hoàn toàn có cơ sở để nhất trí với những nhận định trong bài viết công phu của nhà nghiên cứu Vũ Bình Lục có nhan đề “An Dương Vương và Triệu Vũ Đế nên thờ ai”. Bài viết này nhà nghiên cứu Vũ Bình Lục đã đề cập đến nhiều vấn đề, nhằm khẳng định là Nguyễn Trãi không hề “nhầm” như một số người quan niệm. Chính một số người Việt chúng ta mới nhầm lẫn. Triệu Vũ Đế tức Triệu Đà được viết trong Đại việt sử ký toàn thư là một bộ sử chính thống của nước ta. Triệu Vũ Đế có chính thất người tỉnh Thái Bình, có đền thờ ở tỉnh Thái Bình, nay vẫn còn. Nhà nghiên cứu Vũ Bình Lục khẳng định dứt khoát: “Triệu Đà tuy gốc ở Chân Định – Trung Quốc, sử nhà Hán chép thế là vì ông ấy là con nuôi Triệu Cao, nhưng cả đời ông ấy sống với người Việt, lấy vợ người Việt, con cháu nối tiếp nhau sống theo phong tục tập quán của dân tộc Việt. Cho dù là ở Chân Định thuộc đất Hán, nhưng Triệu Đà chính gốc người Việt, nước Văn Lang xưa”.
Cũng trong bài viết nêu trên, Vũ Bình Lục còn công phu sưu tầm đoạn đối thoại của vua Trần với Trần Quốc Tuấn: “Khi Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (1228 – 1300) ốm nặng, vua Trần Anh Tông từ Thăng Long về thăm và hỏi rằng: Nếu chẳng may ngài mất đi, giặc phương Bắc lại sang lấn cướp thì kế sách giữ nước như thế nào. Hưng Đạo Vương nói rằng: “Ngày xưa Triệu Vũ Đế dựng nước, vua Hán cho quân đánh thì nhân dân làm kế thanh dã (kế vườn không nhà trống – chú thích của Vũ Bình Lục) rồi đem đại quân từ Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, dùng đoản binh đánh úp đằng sau, đó là một thời”. Như thế chẳng phải Hưng Đạo Đại Vương đã thừa nhận Triệu Vũ Đế (Triệu Đà) là ông vua tài lược của nước ta đó sao?
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài diễn ca Lịch sử nước ta cũng viết:
Hồng Bàng là Tổ nước ta.
Nước ta lúc ấy gọi là Văn Lang
Triệu Đà là vị hiền quân,
Quốc danh Nam Việt trị dân năm đời.
Năm đời nhà Triệu gồm Vũ Đế ở ngôi 71 năm, Văn Vương ở ngôi 12 năm, Minh Vương ở ngôi 12 năm, Ai Vương ở ngôi 1 năm, Thuật Dương Vương ở ngôi 1 năm. Như vậy, cần phải chú thích rõ ràng câu văn của Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo; ghi rõ “Triệu” là Triệu Vũ Đế, người lập nên nhà Triệu với tên nước (quốc danh) là Nam Việt. Hãy trả lại danh dự cho người đứng đầu triều đại độc lập của dân tộc Việt Nam chống lại nhà Hán phương Bắc.
Cái thị xã nhỏ ngày ấy, nghèo nàn và buồn tủi, e ấp bên lề đường 1A, dưới những cặp mắt ơ hờ của khách thập phương. Từ khi nhập tỉnh, những kẻ khôn ngoan hoặc may mắn đã đổ về nơi đô hội, lập nghiệp sinh nghề. Cũng không ít người nổi trôi theo dòng đời. Mười lăm năm nhập tỉnh, thị xã như bị bỏ quên. Những người có máu mặt trụ lại đây tính được trên đầu ngón tay. Chỉ cần một ngôi nhà vài ba gian xây cất khang trang, chỉ cần ai dó sắm được một chiếc xe gắn máy bất kể loại gì: Pháp, Nga, Nhật hay Tiệp là cả thị xã này đều biết. Vì vậy vào những ngày đó, hầu hết người già, trẻ nít ở đây đều biết anh - một thương binh trẻ, điển trai làm nghề thầu khoán với chiếc cúp “Nữ hoàng” đỏ chót, bóng lộn. Dĩ nhiên tôi cũng quen anh. Chia tỉnh, người người lại đổ xô từ thành phố Vinh về đây. Trên những ao hồ hoang vu, những ruộng vườn lầy lội rặt bèo tây và cỏ cú, người ta đào bới, san lấp, chia chác, dựng xây rào chắn thành trăm, thành ngàn biệt thự khang trang. Cái gì cũng đổi thay chóng mặt: Đường chưa kịp hoàn thiện đầu này, đầu kia đã nới rộng kê cao; tòa dọc chưa xong, dãy ngang đã mở; ruộng vườn thành
đường trục; tên các danh nhân, thi sĩ đội nắng đội mưa thấp thoáng các góc đường... Người đổ về, cơ man như lũ tháng chín, vừa thưa thếch đó đã đầy ăm ắp đó. Những thổ công cũ ít người bươn chải kịp với dòng đời, cứ chìm dần vào trong ồn ã ngược xuôi. Anh cũng “bình thường hoá” giữa cái đô hội lấn chen lúc nào không mấy ai nhớ nữa. Rồi một ngày tôi chợt nhìn thấy một toà nhà ba tầng nhô lên sau những túp lều tranh, sau luỹ tre của làng Đồng Quế với cái tên vừa quen vừa lạ: “Nhà khách 27-7”. Từ đường quan nhìn vào, cấu trúc ngôi nhà có vẻ cầu kỳ, trên ban công tầng thượng cảnh trí lạ mắt gây cho tôi sự tò mò và tôi tìm đến chủ nhân căn nhà đồ sộ đó bởi đoán chắc đó là cơ sở liên quan đến thương binh - liệt sĩ. Thì ra là anh, chiếc quần soóc lửng màu cỏ úa, chiếc áo đông xuân cộc tay, tọa trên bộ đi văng gỗ lim sáng bóng. Thấy tôi, anh cười: - Ông nhầm ngõ đấy à? - Không phải nhầm ngõ mà tôi tìm nhầm người. Tưởng là một bà giám đốc xinh xẻo, hóa ra là ông. Dũng sĩ diệt Mỹ Lê Văn Chớ gặp lại bạn chiến đấu xưa
Đã từng là nhà giáo gắn bó với ngành thương nghiệp, thương mại, nhưng nói như nhà phê bình Bùi Việt Thắng, nhà thơ Nguyễn Thị Ngọc Hà như đi “giữa đôi bờ văn thơ”. Với 7 thi tập, chị đã mang đến cho bạn đọc góc nhìn rộng về con đường thơ của mình. Đó là con đường của hoa trong gió, của ẩn ức bóng ngày, của năm tháng trở về gõ cửa.
Baovannghe.vn - Nhà văn tôi muốn nói trong bài viết này là PGS, TS Phạm Quang Long, nguyên Trưởng khoa Văn học, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học KHXH&NV
aa
Nhà văn tôi muốn nói trong bài viết này là PGS, TS Phạm Quang Long, nguyên Trưởng khoa Văn học, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học KHXH&NV thuộc ĐHQG Hà Nội. Ông Phạm Quang Long nghỉ hưu từ cái ghế giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Hà Nội, nhưng nghe chừng ông không thích ngạch đường quan lắm nên khá ngại nhắc đến cái chức này, ông chỉ vui lòng tự nhận mình là một ông thầy giáo về hưu mà thôi.
Một ông thầy giáo mà đến lúc nghỉ hưu mới phát lộ diện mạo của một cây bút văn xuôi cường tráng. Không kể những vở kịch lịch sử ông viết và đã được công diễn trước đó, từ khi hưu đến nay, ông viết liên tục và đã xuất bản năm tiểu thuyết: “Cuộc cờ”, “Lạc giữa cõi người”, “Mùa rươi”, “Chuyện làng”, “Chuyện phố” – cuốn tiểu thuyết thứ sáu, “Chuyện nhà Hóng”, cũng đang chuẩn bị ra mắt độc giả - trong đó tôi đặc biệt thích thú với hai tác phẩm “Chuyện làng” (NXB Công an nhân dân, 20200 và “Chuyện phố” (NXB Phụ nữ Việt Nam, 2024). Không màu mè, Phạm Quang Long chỉ kể lại những chuyện ở làng và những chuyện ở phố (Hà Nội) mà ông từng nghe kể, từng chứng kiến hoặc tự trải nghiệm, nhưng đằng sau đó là cả một nỗ lực để nắm bắt và hiểu thấu về văn hóa nông thôn và văn hóa đô thị (Hà Nội), về sự phức tạp trong lối nghĩ và lối ứng xử của người nông dân và người thị dân (Hà Nội), nhất là ở những khúc rẽ lịch sử, những biến động lớn của đời sống xã hội.
Đài Truyền hình Hà Nội trong chương trình tối 5/9 có phát buổi trò chuyện của nhà thơ Vũ Quần Phương, Giáo sư Sử học Lê Văn Lan và PGS.TS Văn học Nguyễn Hữu Sơn về câu chuyện văn hóa - lịch sử hướng tới 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
NGUYỄN HỒNG THÁI
Nhiều câu chuyện lý thú trong lịch sử đã được 3 nhà nghiên cứu trình bày, có sức hấp dẫn lôi cuốn bạn đọc. Tôi đặc biệt chú ý theo dõi câu chuyện mà 3 ông đã phân tích khá kỹ về ý nghĩa, nội dung hai câu ca dao viết về Hà Nội "Chẳng thơm cũng thể hoa nhài. Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An"...
Tôi nhớ, Giáo sư Lê Văn Lan trong phần tạm kết luận đã cho biết, câu ca dao này được tìm thấy trong thơ của Nguyễn Công Trứ (thế kỷ XIX). Từ đó có thể giả định, hoặc người Tràng An - Hà Nội xưa bị ảnh hưởng từ câu thơ trên của nhà thơ Nguyễn Công Trứ rồi dẫn theo để tự hào về truyền thống thanh lịch của mình. Hoặc cũng có thể chính Nguyễn Công Trứ đã ảnh hưởng từ câu ca dao của người Hà Nội xưa rồi hấp thụ vào thơ mình như một lẽ tự nhiên.
Cũng tại buổi trò chuyện đó, khi giải nghĩa về hai câu ca dao trên, cả ba học giả đều thống nhất cách hiểu, đại ý là: "Người Hà Nội tự hào về truyền thống thanh lịch của đất ngàn năm văn hiến".
THI NHÂN NGUYỄN TRỌNG TẠO "TÀI TÌNH CHI LẮM CHO TRỜI ĐẤT GHEN"
BÙI VIỆT THẮNG
“Văn chương nết đất thông minh tính trời”
Câu thơ trong kiệt tác “Truyện Kiều” của Đại thi hào Nguyễn Du gợi tôi nhớ đến quê hương Hà Tĩnh nơi chôn nhau cắt rốn, song vì những lý do khách quan và chủ quan mà biền biệt phải xa quê, đằng đẵng 70 năm trời (1954 - 2024).
Hà Tĩnh hay Nghệ An đều nằm trong phạm trù Xứ Nghệ (xét về các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, kinh tế - xã hội cũng như truyền thống văn hóa, giáo dục, văn chương...). Xứ sở chan đầy gió Lào cát trắng. Vậy mà ca dao cổ lại tuyên dương xứ này hết lời: “Đường vô xứ Nghệ quanh quanh/ Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”.
Trong sách “Nhà văn Việt Nam hiện đại”, tôi đọc thấy tên tuổi hơn 100 nhà văn quê Nghệ An (trên tổng số khoảng hơn 1.300 nhà văn Việt Nam thời hiện đại, tính đến 2024). Riêng huyện Diễn Châu - quê hương nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo - góp vào chính xác là 23 văn nhân.
Thử làm một phép tính nho nhỏ, vui vui để so sánh: Hiện nay, Việt Nam có 705 đơn vị hành chính cấp huyện, nếu theo phép chia trung bình thì mỗi huyện chỉ có 2 nhà văn, vậy nên Diễu Châu đạt kỷ lục quốc nội gấp 10 lần chỉ tiêu. Tuy nhiên, trong lĩnh vực văn hóa, văn học nghệ thuật lại có quy luật “quý hồ tinh bất quý hồ đa”.
Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc không phản quốc đâu!
VŨ BÌNH LỤC
Cập nhật ngày: 20 Tháng Tám, 2024 lúc 11:55
Vanvn- Nhà văn, nhà nghiên cứu Vũ Bình Lục đã có những nghiên cứu công phu về nhân vật lịch sử phức tạp Trần Ích Tắc thời nhà Trần và công bố trên Tạp chí Văn Hiến Việt Nam. Nhận thấy vấn đề này cần tiếp tục soi chiếu, nghiên cứu, tranh luận cho sáng rõ trên cơ sở khoa học khách quan và tôn trọng sự thực lịch sử, Vanvn xin giới thiệu lại bài viết của ông như một tư liệu để những ai quan tâm cùng tham khảo.
Ảnh minh họa.
Các tài liệu từ trước phần nhiều đều viết rằng Trần Ích Tắc là một trong 6 hoàng tử của vua Trần Thái Tông (1218-1277). Có tài liệu còn viết là Hoàng tử út. Có tài liệu viết là thứ 5, còn vị thứ 4 thì chưa biết là ai v.v… Còn người mẹ nào đã sinh ra Trần Ích Tắc thì hầu như còn rất mơ hồ.
Tắc Trần Ích là ai ?
Sau cuốn Đại Việt Sử Ký (1272) của Lê Văn Hưu, đến cuốn Đại Việt Sử KýTục Biên (1455) của Phan Phu Tiên, Đại Việt Sử KýToàn Thư (1479) của Ngô Sĩ Liên, Đại Việt Thông Giám Thông Khảo (1511) của Thượng thư bộ Binh kiêm Tổng tài Sử quán Vũ Quỳnh, đến bài Tổng luận viết cho bộ sách Đại Việt Thông Giám Thông Khảo (gọi tắt là Đại Việt Thông Giám) của Vũ Quỳnh, do sử thần Lê Tung chấp bút.
Tiếp nữa là các cuốn Việt Sử Tiêu Án của Ngô Thì Sĩ, rồi Đại Việt Thông Sử của Lê Quý Đôn v.v… mỗi người đều có những đóng góp riêng, có cách nhìn, có quan điểm thể hiện riêng. Bộ sách Đại Việt Sử ký Toàn Thư (ĐVSKTT) do Ngô Sĩ Liên chủ biên, là sự kế thừa các tác phẩm của các sử gia trước đó. Người biên soạn có bổ sung thêm tư liệu từ các sách vở, các câu chuyện dã sử, bi ký trong dân gian.
Bài Tổng Luận của Lê Tung (tên thật là Dương Bang Bản) viết cho bộ Đại Việt Thông Giám của Vũ Quỳnh, được đưa vào phần mở đầu cho bộ Đại Việt Ký Sử Toàn Thư. Tác giả đưa ra cái nhìn tổng quát nhất về lịch sử mấy ngàn năm nước Đại Việt, lấy triều Đại Triệu Vũ Đế (Triệu Đà) làm Bản Kỷ.
Tranh luận Triệu Đà có phải chính thống nước Việt hay không đã được khởi xướng từ rất lâu và hầu như sẽ chẳng bao giờ có được sự đồng thuận của đa số. Bản thân chính sử nước nhà cũng không thống nhất quan điểm về việc này, tỷ như Đại Việt sử ký toàn thư xếp nhà Triệu làm một kỷ ngang với các triều đại chính thống khác, Đại Việt sử ký tiền biên thì coi là thời kỳ “Thuộc Triệu”, hoàn toàn nhìn nhận Triệu Đà là quân xâm lược chiếm đóng, Khâm định Việt sử thông giám cương mục với thể cương mục không chia các đời thành kỷ, nhưng dùng Triệu để chỉ triều đại thì hẳn cũng coi nhà Triệu là chính thống.
aa
1. THÂN THẾ TRIỆU ĐÀ
Triệu Đà tên gì?
Sử ký - Nam Việt Úy Đà liệt truyện chép: “南越王尉佗者真定人也姓赵氏 - Nam Việt vương Úy Đà giả, Chân Định nhân dã, tính Triệu thị”.
Chữ “Đà - 佗” có hai âm đọc: Đà và Tha. Sách Sử ký Tác ẩn của Tư Mã Trinh chú âm: “Đồ hà phản”, như vậy âm đọc là Đà.
Triệu Đà họ gì?
Có người nói người này tên Đà, họ Úy. Rất tiếc không phải. Sử ký chép rõ người ấy họ Triệu. Về sau lại chép rằng Nhâm Ngao cho Đà “hành Nam Hải úy sự”. Như vậy sau khi Ngao chết, Đà thay chức, nên chức quan mà Đà nhận của Trung Quốc là Nam Hải úy. Úy là chức quan, không phải họ Úy.