TRUYỀN THUYẾT VỀ QUÁN TIÊN - XUÂN THIỀU ( tiếp theo)
IV
Lẽ ra Mùi sẽ được thanh thản trong lòng, nhưng trái lại cô càng thắc thỏm thêm. Thì ra chính mình cũng độc ác, mình đem thân thể ra làm mồi dứ nó, để nó bị hạ thủ. Nó là con khỉ thật đấy, nhưng sao mà nó cũng cảm xúc như con người. Chao ôi, thấy nó trào nước mắt, Mùi rụng rời cả tay chân. Lẽ nào nó chính là một thứ "Tề Thiên Đại Thánh"? Nó chỉ bị đày đọa làm kiếp khỉ chứ xưa kia nó cũng là một kiếp người? Theo lý lẽ của cậu Thiệt thì hạ thủ nó chính là làm phúc cho nó, nó sẽ đầu thai một gia đình diễm phúc nào đó để trở thành một ông Mạc Đĩnh Chi chẳng hạn... Những câu chuyện hư hư thực thực ấy thường xảy ra sau bữa cơm chiều lúc vòm hang mờ tỏ và ngồi từ trong hang nhìn ra, những chùm thạch nhũ bỗng nhiên mang dáng vẻ những chiếc đinh ba hoặc chiếc côn đang chỉa xuống. Bếp lửa đã đỏ. Dù đang giữa mùa hè, đêm xuống trong hang vẫn cảm thấy lạnh.
- Em đố chị Mùi ra chỗ cây dẻ một mình - Thiệt trêu.
- Thôi đi! Nói chuyện khác! - Mùi gắt và cô lái sang chuyện thời sự mới toanh: đơn vị cao pháo 37 ly ở cửa rừng vừa hạ một F.105 tên giặc lái nhảy dù nghe đâu chưa truy lùng được.
Chuyện thời sự hạ máy bay cũng chỉ hưởng ứng được một chốc rồi lại im. Bởi nói chuyện với anh điếc đến là mệt, quả là "điếc một việc thành hai". Lúc im lặng, Mùi không sao dứt ra khỏi ám ảnh về con khỉ kỳ lạ. Mùi chợt hối hận, biết thế mình đừng cho chôn, cứ gùi thẳng lên biếu binh trạm có khi lại ổn. Cơ mà cứ nghĩ đến phải giết thịt nó cũng tội. Bây giờ thì sự đã rồi. Ngôi mộ nó chỉ cách cửa hang vài trăm mét. Ban đêm nhìn xéo về phía ấy, đom đóm lập lòe có vẻ sáng hơn. Tiếng con cú rúc nghe cũng não nuột hơn. Toàn những ý nghĩ vớ vẩn khó xua đuổi. Mùi trở nên hoạt bát hẳn lên là khi nghe tiếng xe ô tô đỗ ngoài bến. Bấy giờ không khí trong quán xôn xao vui vẻ. Cùng với những giọng nói trầm và vang là mùi thuốc lá, thuốc lào, mùi xăng dầu dính bết vào quần áo và mùi mồ hôi đàn ông. Những câu chuyện làm quà, những câu nói bông phèng, thậm chí cả chuyện tiếu lâm nữa làm cả nhà cười vỡ vòm hang. Sự vui vẻ xôn xao chỉ đến ba giờ sáng, giờ binh trạm quy định không tiếp khách nữa. Mùi sợ giấc ngủ. Cô nhắm tít mặt lại mà đầu óc vẫn thắc thỏm những chuyện không đâu vào đâu. Nghe nhịp thở của cái Phượng nằm bên cạnh và tiếng kéo gỗ đều đều của cậu Thiệt nằm ở ngăn ngoài mà thèm. Thao thức trăn trở chán, cuối cùng Mùi mới thiếp đi trong một giấc ngủ chập chờn. Và sáng mai dậy, thế nào Mùi cũng choàng tỉnh, vẻ hốt hoảng. Vẫn có cảm giác như ai đó hú gọi mình. Một buổi tối, khi Mùi đang ủ nóng chõ xôi vừa đồ xong vào cái thúng lót lá chuối rừng khô, thì có tiếng ô tô quen, cái tiếng ì ì nặng nề cùng với tiếng gầm xe kêu kèn kẹt. Mùi bảo Phượng lúc đó đang mải săn đuổi một con đom đóm lọt vào hang:
- Hình như xe Quỳnh về, Phượng ạ!
Phượng reo lên:
- Ôi! Đúng rồi! Xe anh Quỳnh! Anh Quỳnh về!
Không kìm được niềm vui, Phượng chạy ào ra đón. Nào ai ngờ, Phượng không đón được người yêu mà đón một tin sét đánh: Quỳnh hy sinh rồi! Mấy viên bom bi đã đánh gục Quỳnh trên tay lái lúc anh đang kéo một chiếc xe bị rệ bên bờ hố bom cách đấy vài hôm. Vẫn là chiếc "Zin 157" đầu tời của Quỳnh về đấy, nhưng ngồi sau vô lăng lại là anh lái phụ. Bây giờ anh đang ngồi hơ tay trên bếp lửa. Còn Phượng thì nằm vật xuống sạp khóc nức nở. Thôi, cứ để cho Phượng khóc. Khi người yêu khóc một người yêu ngã xuống thì mọi lời an ủi trở nên thừa. Mùi cũng bất ngờ đến choáng váng, và ngay lập tức hình ảnh đôi trai gái ôm hôn nhau ngoài bờ suối lại hiện lên. Ôi, phải chăng chính mình cũng nhẫn tâm, mình đã cất tiếng gọi Phượng lúc hai bàn tay Phượng đang bấu chặt vào vai người yêu. Sao không để cho nó tận hưởng cái giây phút hiếm hoi trước lúc chia tay để rồi nào ai ngờ vĩnh biệt luôn. Chao ơi hạnh phúc của con người trong chiến tranh nó mong manh như tơ nhện đáng được nâng niu chứ không thể phũ phàng.
- Anh Quỳnh ơi! Tại em phải không? Tại yêu anh nên anh mới phải đi vào cõi chết phải không?
Mùi chợt hiểu ra trong lời than vãn nức nở của Phượng. Không phải Phượng tự giày vò mình mà oán trách người khác. Hôm hai cô cậu tiễn biệt nhau, Mùi ngồi đong nếp ở ngăn trong. Và một mẩu đối thoại đã lọt vào tai Mùi:
- Anh đi có lâu không?
- Cũng còn tùy. Lệnh của cấp trên biết thế nào được!
- Ở trong Tha Mé nghe nói ác liệt lắm. Chúng nó đánh suốt ngày đêm phải không anh Quỳnh?
- Tất nhiên là ác liệt mới có nhiều xe bị cháy, e bị rệ, và bọn anh mới phải vào.
- Anh tình nguyện đi à?
- Lệnh của ông Lâm xuống là phải chấp hành.
- Sao ông ấy chỉ điều một mình xe anh? Hay là anh bị ông ấy trù?
...
- Em biết mà! Chuyện hai đứa mình yêu nhau, các anh lái xe cứ đồn ầm lên. Tất phải đến tai ông Lâm.
- Chuyện chính đáng có gì mà sợ!
- Dào, đối với ông Lâm chẳng có quan hệ trai gái nào ông coi là chính đáng cả. Nghe nói ở binh trạm bộ có một anh trợ lý tài vụ yêu một chị cấp dưỡng. Thế là ông Lâm bèn tống hai người đi hai đơn vị thật xa nhau. Có khi nghe chuyện hai đứa mình, ông ấy muốn tách anh ra. Sao ông ấy ác thế? Mấy đứa bảo em, ông Lâm tập kết ở miền Nam ra, xa vợ con hàng mười mấy năm nay tình thế buộc ông phải ép xác như người tu hành nên ông ghen ghét với hạnh phúc người khác.
- Đường đổ oan cho ông ta! Trong chiến tranh người ta buộc phải nghiêm chứ em!
- Nghi... êm! - Giọng Phượng dài ra, chắc là phải kèm theo một cái lườm.
... Bây giờ thì Quỳnh đã ngã xuống trong Tha Mé không còn quay về đây được nữa để cho Phượng lườm yêu. Nỗi đau đớn của một mối tình bị phạt ngang làm Phượng mất tỉnh táo. Đâu phải tại Phượng yêu Quỳnh để anh phải đi vào cõi chết. Chẳng riêng Quỳnh mà biết bao người ngã xuống trên tuyến đường mòn này. Đành rằng hy sinh là tổn thất không gì đền bù được, nhưng lại là sự thể tất yếu. Giết chết Quỳnh, giết chết mối tình của Phượng là giặc Mỹ chứ đâu phải ai khác. Chắc gì ông Lâm đã có lỗi. Nếu ông Lâm có lỗi chăng nữa là ở chỗ ông quá giản đơn. Ông coi những đòi hỏi tình cảm và những nhu cầu bình thường của con người là chuyện vặt vãnh. Tính mạng con người cao quý đến thế còn dám hy sinh huống gì những chuyện mà ông coi là vặt vãnh. Trong chiến tranh, ông chỉ muốn sử dụng con người như một công cụ.
Phượng khóc chán, rồi ngồi bật dậy nói với Mùi:
- Chị phải cho em theo xe vào Tha Mé thăm mộ anh Quỳnh. Em chỉ xin đi một ngày thôi.
làm sao Mùi lại nỡ từ chối yêu cầu chính đáng như thế? Có điều khi Phượng đã trèo lên ca bin xe, Mùi cảm thấy rất rõ là cô bị bỏ lại một mình. Dù có Thiệt vẫn coi như một mình.
Đêm hôm ấy, trời lại đổ cơn mưa. Mưa loi thoi ở trong rừng, tiếng mưa đổ từ nhiều tầng lá xuống nghe nặng nề. Vốn đã sợ giấc ngủ, đêm ấy, Mùi càng sợ hơn. Nằm xuống sạp, cảm thấy chống chếnh. Nghĩ đến ngôi mộ có cây thập tự ngoài gốc cây dẻ, lòng thắc thỏm những chuyện không đâu vào đâu. Lại nghĩ đến cái chết của Quỳnh. Chao ôi, một chàng trai đẹp đẽ khỏe mạnh thế kia bỗng nhiên đã nằm xuống dưới tầng đất. Đất thì lạnh lẽo chứ không như vòng tay người yêu. ôi anh Hân! Giờ đang ở đâu? Đã gần ba năm xa nhau rồi chứ ít ỏi gì. Nghĩ đến tầng đất lạnh mà em lo sợ. Hãy nói đi anh! Anh còn sống đấy chứ! Sao anh không viết thư cho em! Em đã viết không biết bao nhiêu lá hư rồi mà vẫn chẳng có hồi âm. Anh ở xa quá, đường sá khó khăn, chứ anh vẫn khỏe mạnh, vẫn hy vọng ngày trở về phải không anh?
Mùi cứ thao thức trăn trở trong những ý nghĩ nặng nề. Mà mưa vẫn rơi lộp độp. Mà ngọn lửa bếp vẫn leo lét cháy. Mà ở ngăn ngoài, trên chiếc võng bạt đơn sơ, vẫn vẳng lên tiếng ngáy đều đều... Cuối cùng mệt quá, Mùi mới thiếp đi trong giấc ngủ chập chờn. Có tiếng gì đó vỗ đều đều như tiếng sóng. Phải rồi, con sông La vào kỳ gió nam là có sóng dập lép bép. Sóng còn đẩy lên bờ đất thịt những quả bời lời từ Ngàn Phố, Ngàn Sâu trôi về. Cạnh con sông có một ngôi nhà ngói xinh xắn mà dọc lối ngõ vào sân là hai bờ cây chè mạn hảo xén tày ngăn ngắt! Ôi, chính là ngôi nhà bố mẹ chồng Mùi, mà Mùi mới về ở vài ba tháng trước khi đi thanh niên xung phong. Trên chiếc giường mới trải chiếu hoa vẫn còn đôi gối thêu... Ô kìa, anh Hân! Anh về từ lúc nào? Vẫn nụ cười rạng rỡ và vòng tay thô bạo làm Mùi tức thở trong niềm rạo ực đê mê, Mùi sung sướng tìm lại hơi hướm của chồng, cảm thấy mình hoàn toàn nhỏ bé nhẹ nhõm và dường như đang bơi lượn giữa một tầng mây xốp bồng bềnh. Khi vòng tay người chồng vừa buông ra, Mùi ngờ ngợ có cái gì đó ram ráp cọ vào vai. Cô thảng thốt ngồi nhổm dậy, trời đất ơi, một đôi mắt đồng thau đang nhìn mình. Rởn gai ốc, cô hét lên:
"Phượng ơi!..." Mùi choàng tỉnh, nhảy xuống đất, trống ngực đập thình thình. Biết mình vừa thoát khỏi một giấc mơ khủng khiếp, Mùi lại ngồi xuống sạp lòng dạ bần thần trong một nỗi cô đơn trống rỗng. Mà ngoài kia, mưa vẫn rơi lộp độp. Mà ngọn lửa bếp vẫn leo lét cháy. Mà ở ngăn ngoài, trên chiếc võng bạt đơn sơ, vẫn vẳng lên tiếng ngáy vô tư. Mùi đã hét gọi Phượng, nhưng sạp nằm bên cạnh bỏ trống, giờ này Phượng đang đi đến đâu? Mùi hét to tưởng rách cả thanh quản mà không ai nghe thấy. Bốn bề là rừng, chỉ mỗi mình cậu Thiệt, nhưng tai ác thay, nó lại điếc! Lúc này Mùi mới thấm đậm hết nỗi cô đơn của mình. Cô chỉ là một thực thể nhỏ bé mà phải chống chọi với bao nhiêu nỗi niềm uy hiếp. ám ảnh về con khỉ đã chết vẫn không buông tha mình. Nỗi nhớ chồng da diết kèm theo một nỗi lo sợ đến cháy lòng. Xót xa về sự đau đớn của Phượng, về sự im lặng vĩnh viễn của Quỳnh... Nỗi niềm tràn đầy như một thứ chất lỏng trong lòng muốn san sẻ cùng ai mà bốn bề chỉ nín thinh. Cảm thấy tủi thân, Mùi không tự kìm mình được, đã nằm vật xuống gối rấm rứt khóc. Từ ngày vào Trường Sơn đến bây giờ, lần đầu tiên cô mới khóc thầm.
- Chị Mùi ơi! Làm sao chị khóc?
Cùng với tiếng hỏi là bàn tay Thiệt đặt lên vai Mùi. Không hiểu bằng sự linh cảm nào mà Thiệt lại tỉnh giấc và nhận ra có tiếng thổn thức. Đáng lẽ Mùi sẽ nói: "Không, chị có khóc đâu!" thì Mùi để nguyên cặp mắt ướt sẫm, ngồi dậy, cầm tay Thiệt kéo xuống ngồi cạnh mình. Lúc này Mùi cần có người, dẫu Thiệt không nghe thấy gì. Được nắm một bàn tay là biết mình không còn cô đơn. Anh con trai mới lớn lần đầu tiên ngồi sát cạnh đàn bà, trong tay mình là một bàn tay nhỏ bé nóng ấm, trên vai là một mái tóc dài đổ xuống tỏa mùi thơm bồ kết, nghe hơi thở dồn dập phả vào má, làm anh trở nên lúng túng. Như có sự nổi loạn bất thần muốn tung hê tất cả mọi thứ giả trá che đậy, chính là Mùi đã ôm lấy Thiệt, đã áp khuôn mặt đẫm nước mắt của mình lên khuôn mặt trai trẻ và thì thào: "Hôn chị đi!". Phút rụt rè bỡ ngỡ đã qua, khi Thiệt ý thức được mình là đàn ông, thì Mùi lắc đầu đẩy Thiệt ra và đến bên bếp thổi bùng ngọn lửa lên. Cô lấy que củi viết lên nền tro mấy chữ "Đi ngủ đi". Thiệt tần ngần ngập ngừng một lát, rồi ngoan ngoãn đi ra ngăn ngoài, trèo lên võng. Mùi vẫn ngồi một mình như thế, chờ sáng.
Đêm hôm sau, Phượng trở về, nét mặt cũng tiều tụy bơ phờ không kém gì Mùi, Phượng nói:
- Chị đề nghị lên binh trạm cho em vào Tha Mé. Vào đấy em làm gì cũng được. Để em săn sóc phần mộ anh Quỳnh.
Mùi gật đầu:
- Chị cũng chẳng muốn ở đây nữa đâu.
Mùi lên binh trạm, chờ thiếu tá Lâm hàng buổi. Ông đang mải đi sục tìm một địa điểm làm kho. Hình như công việc suôn sẻ, nom ông có vẻ vui. Vậy mà khi gặp Mùi, ông vẫn nhíu nhíu đôi lông mày rậm.
- Có việc gì vậy cô Mùi?
Vẫn theo kinh nghiệm lần trước, Mùi không úp mở vòng vo, cô nói thẳng ý kiến đề nghị của mình. Đang búng mấy vệt bùn khô trên ủng, ông Lâm sững lại, lông mày rướn lên:
- Cô này quái lạ! Mọi hôm cô bảo không có đàn ông trong quán cô thấy sợ. Nay đã có đàn ông, con khỉ hay quấy nhiễu lại bị giết rồi, vậy mà cô vẫn sợ!
- Vâng! Quả có thế thật!
- Vậy cô sợ cái nỗi gì?
Mùi im lặng không trả lời. Mùi không tiện nói với ông rằng Mùi sợ sự cô đơn, sợ sự nổi loạn ngay trong bản thân mình. Nỗi sợ hãi của Mùi là chính đáng, là chấp nhận một sự nhẫn nhục cam chịu, nếu không coi đó là sự hy sinh. Thấy Mùi ngồi lặng im ông Lâm bỗng nổi cáu:
- Các cô nhõng nhẽo vừa vừa thôi chứ! Vậy là cả hai cô cùng xin đi?
- Vâng, cả hai.
Thiếu tá Lâm hai tay khoanh trước ngực đi đi lại lại trong nhà. Đôi ủng ót ét theo từng bước chân. Đột nhiên ông dừng trước mặt Mùi:
- Thôi được! Dễ thường không có mấy cô thì cái quán phải giải thể à? Không đâu! Tôi sẽ giao cho cánh đàn ông tất. Xem chúng nó có thua kém gì các cô không? Còn cô... hừm!...
Bằng giọng mỉa mai, ông Lâm nhắc lại những thành tích rực rỡ của Mùi khiến Mùi trở thành chiến sĩ thi đua và được ông tin cậy. Vậy mà nay cô đã dao động, đã sa sút ý chí chiến đấu...
- Xin thủ trường đừng xúc phạm như thế!
Mùi buột miệng cướp lời binh trạm trưởng vì không chịu nổi sự chì chiết. Liền sau đó cô im lặng chịu trận. Cô muốn trả lời bằng hành động. Mùi biết, chẳng cần phải thách đố, ông Lâm cũng sẽ điều cô đến một nơi bom đạn ác liệt nhất. Không sao, nó lại phù hợp với nguyện vọng của cô.
IV
Lẽ ra Mùi sẽ được thanh thản trong lòng, nhưng trái lại cô càng thắc thỏm thêm. Thì ra chính mình cũng độc ác, mình đem thân thể ra làm mồi dứ nó, để nó bị hạ thủ. Nó là con khỉ thật đấy, nhưng sao mà nó cũng cảm xúc như con người. Chao ôi, thấy nó trào nước mắt, Mùi rụng rời cả tay chân. Lẽ nào nó chính là một thứ "Tề Thiên Đại Thánh"? Nó chỉ bị đày đọa làm kiếp khỉ chứ xưa kia nó cũng là một kiếp người? Theo lý lẽ của cậu Thiệt thì hạ thủ nó chính là làm phúc cho nó, nó sẽ đầu thai một gia đình diễm phúc nào đó để trở thành một ông Mạc Đĩnh Chi chẳng hạn... Những câu chuyện hư hư thực thực ấy thường xảy ra sau bữa cơm chiều lúc vòm hang mờ tỏ và ngồi từ trong hang nhìn ra, những chùm thạch nhũ bỗng nhiên mang dáng vẻ những chiếc đinh ba hoặc chiếc côn đang chỉa xuống. Bếp lửa đã đỏ. Dù đang giữa mùa hè, đêm xuống trong hang vẫn cảm thấy lạnh.
- Em đố chị Mùi ra chỗ cây dẻ một mình - Thiệt trêu.
- Thôi đi! Nói chuyện khác! - Mùi gắt và cô lái sang chuyện thời sự mới toanh: đơn vị cao pháo 37 ly ở cửa rừng vừa hạ một F.105 tên giặc lái nhảy dù nghe đâu chưa truy lùng được.
Chuyện thời sự hạ máy bay cũng chỉ hưởng ứng được một chốc rồi lại im. Bởi nói chuyện với anh điếc đến là mệt, quả là "điếc một việc thành hai". Lúc im lặng, Mùi không sao dứt ra khỏi ám ảnh về con khỉ kỳ lạ. Mùi chợt hối hận, biết thế mình đừng cho chôn, cứ gùi thẳng lên biếu binh trạm có khi lại ổn. Cơ mà cứ nghĩ đến phải giết thịt nó cũng tội. Bây giờ thì sự đã rồi. Ngôi mộ nó chỉ cách cửa hang vài trăm mét. Ban đêm nhìn xéo về phía ấy, đom đóm lập lòe có vẻ sáng hơn. Tiếng con cú rúc nghe cũng não nuột hơn. Toàn những ý nghĩ vớ vẩn khó xua đuổi. Mùi trở nên hoạt bát hẳn lên là khi nghe tiếng xe ô tô đỗ ngoài bến. Bấy giờ không khí trong quán xôn xao vui vẻ. Cùng với những giọng nói trầm và vang là mùi thuốc lá, thuốc lào, mùi xăng dầu dính bết vào quần áo và mùi mồ hôi đàn ông. Những câu chuyện làm quà, những câu nói bông phèng, thậm chí cả chuyện tiếu lâm nữa làm cả nhà cười vỡ vòm hang. Sự vui vẻ xôn xao chỉ đến ba giờ sáng, giờ binh trạm quy định không tiếp khách nữa. Mùi sợ giấc ngủ. Cô nhắm tít mặt lại mà đầu óc vẫn thắc thỏm những chuyện không đâu vào đâu. Nghe nhịp thở của cái Phượng nằm bên cạnh và tiếng kéo gỗ đều đều của cậu Thiệt nằm ở ngăn ngoài mà thèm. Thao thức trăn trở chán, cuối cùng Mùi mới thiếp đi trong một giấc ngủ chập chờn. Và sáng mai dậy, thế nào Mùi cũng choàng tỉnh, vẻ hốt hoảng. Vẫn có cảm giác như ai đó hú gọi mình. Một buổi tối, khi Mùi đang ủ nóng chõ xôi vừa đồ xong vào cái thúng lót lá chuối rừng khô, thì có tiếng ô tô quen, cái tiếng ì ì nặng nề cùng với tiếng gầm xe kêu kèn kẹt. Mùi bảo Phượng lúc đó đang mải săn đuổi một con đom đóm lọt vào hang:
- Hình như xe Quỳnh về, Phượng ạ!
Phượng reo lên:
- Ôi! Đúng rồi! Xe anh Quỳnh! Anh Quỳnh về!
Không kìm được niềm vui, Phượng chạy ào ra đón. Nào ai ngờ, Phượng không đón được người yêu mà đón một tin sét đánh: Quỳnh hy sinh rồi! Mấy viên bom bi đã đánh gục Quỳnh trên tay lái lúc anh đang kéo một chiếc xe bị rệ bên bờ hố bom cách đấy vài hôm. Vẫn là chiếc "Zin 157" đầu tời của Quỳnh về đấy, nhưng ngồi sau vô lăng lại là anh lái phụ. Bây giờ anh đang ngồi hơ tay trên bếp lửa. Còn Phượng thì nằm vật xuống sạp khóc nức nở. Thôi, cứ để cho Phượng khóc. Khi người yêu khóc một người yêu ngã xuống thì mọi lời an ủi trở nên thừa. Mùi cũng bất ngờ đến choáng váng, và ngay lập tức hình ảnh đôi trai gái ôm hôn nhau ngoài bờ suối lại hiện lên. Ôi, phải chăng chính mình cũng nhẫn tâm, mình đã cất tiếng gọi Phượng lúc hai bàn tay Phượng đang bấu chặt vào vai người yêu. Sao không để cho nó tận hưởng cái giây phút hiếm hoi trước lúc chia tay để rồi nào ai ngờ vĩnh biệt luôn. Chao ơi hạnh phúc của con người trong chiến tranh nó mong manh như tơ nhện đáng được nâng niu chứ không thể phũ phàng.
- Anh Quỳnh ơi! Tại em phải không? Tại yêu anh nên anh mới phải đi vào cõi chết phải không?
Mùi chợt hiểu ra trong lời than vãn nức nở của Phượng. Không phải Phượng tự giày vò mình mà oán trách người khác. Hôm hai cô cậu tiễn biệt nhau, Mùi ngồi đong nếp ở ngăn trong. Và một mẩu đối thoại đã lọt vào tai Mùi:
- Anh đi có lâu không?
- Cũng còn tùy. Lệnh của cấp trên biết thế nào được!
- Ở trong Tha Mé nghe nói ác liệt lắm. Chúng nó đánh suốt ngày đêm phải không anh Quỳnh?
- Tất nhiên là ác liệt mới có nhiều xe bị cháy, e bị rệ, và bọn anh mới phải vào.
- Anh tình nguyện đi à?
- Lệnh của ông Lâm xuống là phải chấp hành.
- Sao ông ấy chỉ điều một mình xe anh? Hay là anh bị ông ấy trù?
...
- Em biết mà! Chuyện hai đứa mình yêu nhau, các anh lái xe cứ đồn ầm lên. Tất phải đến tai ông Lâm.
- Chuyện chính đáng có gì mà sợ!
- Dào, đối với ông Lâm chẳng có quan hệ trai gái nào ông coi là chính đáng cả. Nghe nói ở binh trạm bộ có một anh trợ lý tài vụ yêu một chị cấp dưỡng. Thế là ông Lâm bèn tống hai người đi hai đơn vị thật xa nhau. Có khi nghe chuyện hai đứa mình, ông ấy muốn tách anh ra. Sao ông ấy ác thế? Mấy đứa bảo em, ông Lâm tập kết ở miền Nam ra, xa vợ con hàng mười mấy năm nay tình thế buộc ông phải ép xác như người tu hành nên ông ghen ghét với hạnh phúc người khác.
- Đường đổ oan cho ông ta! Trong chiến tranh người ta buộc phải nghiêm chứ em!
- Nghi... êm! - Giọng Phượng dài ra, chắc là phải kèm theo một cái lườm.
... Bây giờ thì Quỳnh đã ngã xuống trong Tha Mé không còn quay về đây được nữa để cho Phượng lườm yêu. Nỗi đau đớn của một mối tình bị phạt ngang làm Phượng mất tỉnh táo. Đâu phải tại Phượng yêu Quỳnh để anh phải đi vào cõi chết. Chẳng riêng Quỳnh mà biết bao người ngã xuống trên tuyến đường mòn này. Đành rằng hy sinh là tổn thất không gì đền bù được, nhưng lại là sự thể tất yếu. Giết chết Quỳnh, giết chết mối tình của Phượng là giặc Mỹ chứ đâu phải ai khác. Chắc gì ông Lâm đã có lỗi. Nếu ông Lâm có lỗi chăng nữa là ở chỗ ông quá giản đơn. Ông coi những đòi hỏi tình cảm và những nhu cầu bình thường của con người là chuyện vặt vãnh. Tính mạng con người cao quý đến thế còn dám hy sinh huống gì những chuyện mà ông coi là vặt vãnh. Trong chiến tranh, ông chỉ muốn sử dụng con người như một công cụ.
Phượng khóc chán, rồi ngồi bật dậy nói với Mùi:
- Chị phải cho em theo xe vào Tha Mé thăm mộ anh Quỳnh. Em chỉ xin đi một ngày thôi.
làm sao Mùi lại nỡ từ chối yêu cầu chính đáng như thế? Có điều khi Phượng đã trèo lên ca bin xe, Mùi cảm thấy rất rõ là cô bị bỏ lại một mình. Dù có Thiệt vẫn coi như một mình.
Đêm hôm ấy, trời lại đổ cơn mưa. Mưa loi thoi ở trong rừng, tiếng mưa đổ từ nhiều tầng lá xuống nghe nặng nề. Vốn đã sợ giấc ngủ, đêm ấy, Mùi càng sợ hơn. Nằm xuống sạp, cảm thấy chống chếnh. Nghĩ đến ngôi mộ có cây thập tự ngoài gốc cây dẻ, lòng thắc thỏm những chuyện không đâu vào đâu. Lại nghĩ đến cái chết của Quỳnh. Chao ôi, một chàng trai đẹp đẽ khỏe mạnh thế kia bỗng nhiên đã nằm xuống dưới tầng đất. Đất thì lạnh lẽo chứ không như vòng tay người yêu. ôi anh Hân! Giờ đang ở đâu? Đã gần ba năm xa nhau rồi chứ ít ỏi gì. Nghĩ đến tầng đất lạnh mà em lo sợ. Hãy nói đi anh! Anh còn sống đấy chứ! Sao anh không viết thư cho em! Em đã viết không biết bao nhiêu lá hư rồi mà vẫn chẳng có hồi âm. Anh ở xa quá, đường sá khó khăn, chứ anh vẫn khỏe mạnh, vẫn hy vọng ngày trở về phải không anh?
Mùi cứ thao thức trăn trở trong những ý nghĩ nặng nề. Mà mưa vẫn rơi lộp độp. Mà ngọn lửa bếp vẫn leo lét cháy. Mà ở ngăn ngoài, trên chiếc võng bạt đơn sơ, vẫn vẳng lên tiếng ngáy đều đều... Cuối cùng mệt quá, Mùi mới thiếp đi trong giấc ngủ chập chờn. Có tiếng gì đó vỗ đều đều như tiếng sóng. Phải rồi, con sông La vào kỳ gió nam là có sóng dập lép bép. Sóng còn đẩy lên bờ đất thịt những quả bời lời từ Ngàn Phố, Ngàn Sâu trôi về. Cạnh con sông có một ngôi nhà ngói xinh xắn mà dọc lối ngõ vào sân là hai bờ cây chè mạn hảo xén tày ngăn ngắt! Ôi, chính là ngôi nhà bố mẹ chồng Mùi, mà Mùi mới về ở vài ba tháng trước khi đi thanh niên xung phong. Trên chiếc giường mới trải chiếu hoa vẫn còn đôi gối thêu... Ô kìa, anh Hân! Anh về từ lúc nào? Vẫn nụ cười rạng rỡ và vòng tay thô bạo làm Mùi tức thở trong niềm rạo ực đê mê, Mùi sung sướng tìm lại hơi hướm của chồng, cảm thấy mình hoàn toàn nhỏ bé nhẹ nhõm và dường như đang bơi lượn giữa một tầng mây xốp bồng bềnh. Khi vòng tay người chồng vừa buông ra, Mùi ngờ ngợ có cái gì đó ram ráp cọ vào vai. Cô thảng thốt ngồi nhổm dậy, trời đất ơi, một đôi mắt đồng thau đang nhìn mình. Rởn gai ốc, cô hét lên:
"Phượng ơi!..." Mùi choàng tỉnh, nhảy xuống đất, trống ngực đập thình thình. Biết mình vừa thoát khỏi một giấc mơ khủng khiếp, Mùi lại ngồi xuống sạp lòng dạ bần thần trong một nỗi cô đơn trống rỗng. Mà ngoài kia, mưa vẫn rơi lộp độp. Mà ngọn lửa bếp vẫn leo lét cháy. Mà ở ngăn ngoài, trên chiếc võng bạt đơn sơ, vẫn vẳng lên tiếng ngáy vô tư. Mùi đã hét gọi Phượng, nhưng sạp nằm bên cạnh bỏ trống, giờ này Phượng đang đi đến đâu? Mùi hét to tưởng rách cả thanh quản mà không ai nghe thấy. Bốn bề là rừng, chỉ mỗi mình cậu Thiệt, nhưng tai ác thay, nó lại điếc! Lúc này Mùi mới thấm đậm hết nỗi cô đơn của mình. Cô chỉ là một thực thể nhỏ bé mà phải chống chọi với bao nhiêu nỗi niềm uy hiếp. ám ảnh về con khỉ đã chết vẫn không buông tha mình. Nỗi nhớ chồng da diết kèm theo một nỗi lo sợ đến cháy lòng. Xót xa về sự đau đớn của Phượng, về sự im lặng vĩnh viễn của Quỳnh... Nỗi niềm tràn đầy như một thứ chất lỏng trong lòng muốn san sẻ cùng ai mà bốn bề chỉ nín thinh. Cảm thấy tủi thân, Mùi không tự kìm mình được, đã nằm vật xuống gối rấm rứt khóc. Từ ngày vào Trường Sơn đến bây giờ, lần đầu tiên cô mới khóc thầm.
- Chị Mùi ơi! Làm sao chị khóc?
Cùng với tiếng hỏi là bàn tay Thiệt đặt lên vai Mùi. Không hiểu bằng sự linh cảm nào mà Thiệt lại tỉnh giấc và nhận ra có tiếng thổn thức. Đáng lẽ Mùi sẽ nói: "Không, chị có khóc đâu!" thì Mùi để nguyên cặp mắt ướt sẫm, ngồi dậy, cầm tay Thiệt kéo xuống ngồi cạnh mình. Lúc này Mùi cần có người, dẫu Thiệt không nghe thấy gì. Được nắm một bàn tay là biết mình không còn cô đơn. Anh con trai mới lớn lần đầu tiên ngồi sát cạnh đàn bà, trong tay mình là một bàn tay nhỏ bé nóng ấm, trên vai là một mái tóc dài đổ xuống tỏa mùi thơm bồ kết, nghe hơi thở dồn dập phả vào má, làm anh trở nên lúng túng. Như có sự nổi loạn bất thần muốn tung hê tất cả mọi thứ giả trá che đậy, chính là Mùi đã ôm lấy Thiệt, đã áp khuôn mặt đẫm nước mắt của mình lên khuôn mặt trai trẻ và thì thào: "Hôn chị đi!". Phút rụt rè bỡ ngỡ đã qua, khi Thiệt ý thức được mình là đàn ông, thì Mùi lắc đầu đẩy Thiệt ra và đến bên bếp thổi bùng ngọn lửa lên. Cô lấy que củi viết lên nền tro mấy chữ "Đi ngủ đi". Thiệt tần ngần ngập ngừng một lát, rồi ngoan ngoãn đi ra ngăn ngoài, trèo lên võng. Mùi vẫn ngồi một mình như thế, chờ sáng.
Đêm hôm sau, Phượng trở về, nét mặt cũng tiều tụy bơ phờ không kém gì Mùi, Phượng nói:
- Chị đề nghị lên binh trạm cho em vào Tha Mé. Vào đấy em làm gì cũng được. Để em săn sóc phần mộ anh Quỳnh.
Mùi gật đầu:
- Chị cũng chẳng muốn ở đây nữa đâu.
Mùi lên binh trạm, chờ thiếu tá Lâm hàng buổi. Ông đang mải đi sục tìm một địa điểm làm kho. Hình như công việc suôn sẻ, nom ông có vẻ vui. Vậy mà khi gặp Mùi, ông vẫn nhíu nhíu đôi lông mày rậm.
- Có việc gì vậy cô Mùi?
Vẫn theo kinh nghiệm lần trước, Mùi không úp mở vòng vo, cô nói thẳng ý kiến đề nghị của mình. Đang búng mấy vệt bùn khô trên ủng, ông Lâm sững lại, lông mày rướn lên:
- Cô này quái lạ! Mọi hôm cô bảo không có đàn ông trong quán cô thấy sợ. Nay đã có đàn ông, con khỉ hay quấy nhiễu lại bị giết rồi, vậy mà cô vẫn sợ!
- Vâng! Quả có thế thật!
- Vậy cô sợ cái nỗi gì?
Mùi im lặng không trả lời. Mùi không tiện nói với ông rằng Mùi sợ sự cô đơn, sợ sự nổi loạn ngay trong bản thân mình. Nỗi sợ hãi của Mùi là chính đáng, là chấp nhận một sự nhẫn nhục cam chịu, nếu không coi đó là sự hy sinh. Thấy Mùi ngồi lặng im ông Lâm bỗng nổi cáu:
- Các cô nhõng nhẽo vừa vừa thôi chứ! Vậy là cả hai cô cùng xin đi?
- Vâng, cả hai.
Thiếu tá Lâm hai tay khoanh trước ngực đi đi lại lại trong nhà. Đôi ủng ót ét theo từng bước chân. Đột nhiên ông dừng trước mặt Mùi:
- Thôi được! Dễ thường không có mấy cô thì cái quán phải giải thể à? Không đâu! Tôi sẽ giao cho cánh đàn ông tất. Xem chúng nó có thua kém gì các cô không? Còn cô... hừm!...
Bằng giọng mỉa mai, ông Lâm nhắc lại những thành tích rực rỡ của Mùi khiến Mùi trở thành chiến sĩ thi đua và được ông tin cậy. Vậy mà nay cô đã dao động, đã sa sút ý chí chiến đấu...
- Xin thủ trường đừng xúc phạm như thế!
Mùi buột miệng cướp lời binh trạm trưởng vì không chịu nổi sự chì chiết. Liền sau đó cô im lặng chịu trận. Cô muốn trả lời bằng hành động. Mùi biết, chẳng cần phải thách đố, ông Lâm cũng sẽ điều cô đến một nơi bom đạn ác liệt nhất. Không sao, nó lại phù hợp với nguyện vọng của cô.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét