TIẾU
LÂM GABROVO 26 ( TIẾP)
KẺ
TIÊU HOANG
Một
chủ tiệm tạp hóa người Gabrovo than phiền về con trai mình với ông bán thịt
láng giềng.
- Tôi biết chắc rằng nó sẽ chẳng nên
người! Hôm qua họ nhìn thấy nó ở nhà hàng. Nó gọi món thịt dần những hai lần!
Mà bác hãy xem bao nhiêu là thịt dần tôi sẽ mua ở bác cũng bằng ngần ấy số
tiền!...
VỊ
KHÁCH HỒN NHIÊN
Vị
linh mục người Gabrovo rất keo kiệt, không thích đãi khách. Nhưng dẫu sao, một
thời gian, ông cũng phải thu xếp cái gọi là ăn trưa, như là một nhu cầu tinh
thần.
Các vị khách được mời kéo đến. Vợ linh
mục bắt đầu bày bàn ăn. Bà đặt một cái đĩa sâu lòng đựng thức ăn trước mặt linh
mục, còn mình thì đi vào bếp và khua bát đĩa lanh canh. Trong khi bà vợ lúi húi
ở đó. Linh mục ăn rất nhanh suất của mình. Sau khi lấy khăn lau tay, nâng kính
lên mũi, linh mục hô lên:
- Linh mục đã no, vợ linh mục
cũng no! Ơn Chúa...Bà linh mục hãy dọn bàn đi!
Sự việc cứ diễn ra như thế và
không ai có thể khoe rằng mình đã kịp ăn chút gì đó trong bữa trưa ở nhà linh
mục.
Nhưng có một lần, có một vị
khách hồn nhiên đến nhà linh mục. Người ta mời ông ngồi vào bàn ăn. Vợ linh mục
như thường lệ đặt đĩa thức ăn trước mặt linh mục. Linh mục chưa kịp cầm thìa
thì vị khách đã ngăn lại:
- Gượm đã, thưa cha! Cha quên chưa cảm tạ đấng tối cao và
làm dấu thánh!
Linh mục đặt thìa xuống bàn, đưa tay lên để làm dấu thánh.
Còn trong khoảnh khắc ấy, vị khách kéo đĩa thức ăn về mình và bắt đầu ăn.
Khi vợ linh mục quay lại phòng, vị khách đã làm nhẵn đĩa
thức ăn; còn linh mục, theo thói quen, cằn nhằn một cách giận dữ:
- Linh mục đã no, bà linh mục đã no...
- Nhầm rồi, thưa cha – Khách ngắt lời – Cần phải nói rằng
...Khách đã no, bà linh mục đã no...
Và ông khách đưa cho bà linh
mục chiếc đĩa không.
Vũ Nho - Chủ trang
CHỖ HẸP
Trước đây, trong xưởng may hợp
tác xã chỉ có một người thợ cắt. Ông ta không thể nào làm kịp việc cho tất cả
các thợ khâu. Bởi vậy người ta gọi ông ta là “cái chỗ hẹp”. Trong khi đó, phòng
cắt cũng chật hẹp...
Nhưng khi nói về hạch toán
kinh tế, về các kế hoạch ứng phó, trong phòng cắt, dù có chật chội thế nào,
người ta cũng đặt một cái bàn để cho một người thợ nữa. Họ dồn cả việc thợ khâu
cho hai người.
- Cái anh thanh niên cùng làm với bác là ai thế? – Những
bạn hàng hỏi người thợ cắt, khi họ rẽ vào phòng.
-Sao lại là ai? – Ông ta đáp- Đấy là kế hoạch ứng phó chứ!
ĐỒNG TIỀN VÀNG
Một thương gia buôn chuyến
sống ở thành phố Elena thường xuyên đi vào Gabrovo bằng xe ngựa tải chất đầy
các hàng hóa khác nhau. Nhà hàng này thì ông
đưa hàng cho chịu, nhà khác thì thanh toán tiền mặt. Điều đó phụ thuộc
vào tình trạng tài chính của họ. Một ngày nọ, một anh Gabrovo mới buôn bán yêu
cầu thương gia cho anh mua chịu. Thương gia mặc dù chưa có niềm tin cậy với
người sắp cộng tác với mình mà không có vốn, dẫu sao, cũng quyết định mạo hiểm.
Anh Gabrovo chứng tỏ với thương gia rằng mình là người đáng tin cậy. Thương gia
giao hàng hóa cho anh ta. Qua một thời gian, thương gia lại tới Gabrovo và rẽ
vào nhà hàng của anh chàng nọ xem công việc tiến triển ra sao và lấy số tiền
phải trả của anh ta.
Anh Gabrovo dẫn thương gia về nhà, khoản đãi cà phê, sau đó
rút trong túi ra cuốn sổ ghi chép tất cả các khoản thu chi. Đúng lúc đó, trong
cuốn sổ rơi ra đồng mười leva ( đồng tiền vàng) và nó lăn trên sàn. Đứa con
trai bé của chủ nhà nhặt lên:
- Bố ơi, bố ơi! Con tìm được tiền này ! – Đứa bé thốt lên.
- Chuyện vặt! – Ông bố phẩy tay – Hãy mang nó vào cửa hàng
cho mẹ, cứ để cho mẹ đặt nó vào chỗ những đồng vàng khác. Còn con vì có công
nhặt được nó, hãy để mẹ cho con tờ 5 đồng , con đi mua kẹo ca ra men!
Chú bé vui sướng và nhảy chân sáo ra cửa. Còn vị chủ nợ mỉm
cười, vui vẻ nói với chủ nhân:
- Hãy hoãn món nợ lại, lần sau anh sẽ trả. Tôi thấy anh đã
có khả năng thanh toán nếu anh có nhiều đồng tiền rơi xuống sàn!...Anh đã diễn
như phải diễn. Còn tôi thì vui vì rằng tôi nhớ lại thời trước, tôi cũng diễn vở
hài kịch với đồng tiền vàng, trước một công dân đồng hương của mình.
Vũ Nho dịch
Còn tiếp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét