Hà Nội, ngày 08/3/2020
Thư ngỏ gửi nhà thơ ĐẶNG VƯƠNG HƯNG
Người sáng lập và chủ
trì trang Web: lucbat.com
Tôi là Vũ Xuân Quản, nghề
KSXD, sinh năm 1948, 38 năm tuổi Đảng, Huân chương lao động hạng 3 (28/2/1995),
Hội viên Hội nhà văn Hà Nội, thường trú: Số 6, Ngách 495/3, Nguyễn Trãi, Hà Nội.
ĐT: 0987368446.
Thưa nhà thơ!
Ngay từ ngày đầu tiên
khi trang Web lucbat.com ra mắt bạn đọc cả nước, tôi đã đón nhận với niềm hứng
khởi đặc biệt. Tôi thầm nhủ: Từ nay qua trang Web này, tôi sẽ được đóng góp thơ,
thưởng thức thơ, giao du với các cây bút lục bát khắp cả nước.
Cái mà tôi tâm đắc hơn
nữa là tầm chiến lược cao quý của trang Web đặt ra theo tôn chỉ, mục đích:
-Bảo tồn và phát huy cội
nguồn văn hóa của dân tộc Việt Nam, để trong một tương lai không xa nữa, thơ lục
bát sẽ được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại
-Tắm mát, nuôi dưỡng tâm
hồn trẻ thơ bằng vần điệu uyển chuyển, ngôn từ ngộ nghĩnh, trong trẻo, hình ảnh
sinh động, tứ thơ dí dỏm và tính nhân văn của thơ lục bát thiếu nhi.
Từ năm 2010 trở đi, tôi
thường xuyên có bài trên mục: Thơ lục bát thiếu nhi. Nhưng không hiểu sao? từ
những năm 2012, 2013 gì đó, mục thơ lục bát thiếu nhi thưa vắng dần, rồi chìm hẳn.
Thấy hiện tượng bất thường hẫng hụt của trang Web, tôi đã viết thư trao đổi với
nhà thơ Đặng Vương Hưng và chỉ nhận được một câu trả lời rất tiết kiệm thế này:
Xin cảm ơn anh!
Nhà thơ Vũ Xuân Quản
Ngày nay, người làm thơ
cho thiếu nhi không nhiều, mà có làm, thì các tác giả thường chọn thể thơ bốn hoặc
năm chữ theo nhịp giật cục để viết là chủ yếu, chứ tìm tác giả viết thơ thiếu
nhi theo thể lục bát uyển chuyển là rất hiếm.Thế mà, mục thơ lục bát thiếu nhi
trên trang lụcbat.com bỗng nhiên đóng sập cửa lại, mà tịnh không một lời giải
thích?
Thưa nhà thơ Đặng Vương
Hưng: Chúng ta đã thuộc làu cái câu cửa miệng: Trẻ em hôm nay, Thế giới ngày
mai!
Bởi vậy, ngay từ thuở lọt
lòng mẹ, trẻ em cần phải được chăm lo chu đáo để phát triển cả về thể chất lẫn tâm hồn.
Đây là một quá trình rất lâu dài, khoa học, gian khổ, đòi hỏi có sự huy động của
cả hệ thống chính trị,xã hội và gia đình.
Về mặt xã hội, tôi muốn
nói đến sự đóng góp của mảng thơ lục bát
thiếu nhi đối với trẻ thơ. Trẻ thơ trong vòng tay yêu thương của mẹ sẽ đẫy giấc
khi có câu lục bát vỗ về. Tuổi thần tiên, thơ lục bát sẽ đưa chúng vào thế giới
huyền ảo đầy hoa thơm cỏ lạ với muôn ngàn tiếng chim hót véo von. Xin trích:
…Họa my hót giọng trong
veo
Lách qua kẽ lá vút theo
mây trời
Chim gù hót cũng thảnh
thơi
Hiện đang cầm chịch cuộc
chơi tranh hùng
Cà cưỡng hót giọng gõ
thùng
Cái đầu ngất ngưởng
khùng khùng điên điên
Chào mào mũ lệch ngó
nghiêng
Giọng vàng chau chuốt
nghe mềm như mơ
Chích chòe rẽ bóng bất
ngờ
Ngân nga réo rắt nên
thơ vô cùng
Sáo đen áo mượt như
nhung
Chân vàng mỏ bạc hát cùng
sơn ca
Còn yểng mới thật tài
ba
Nhại đủ thứ giọng như
là trêu ngươi
Nó còn hát cả bài chòi
Cả then cả cọi cái cười
cong cong
Tuyên Quang dát nắng
vàng ong
Nhạc rừng muôn điệu
ngân trong đất trời!
Thơ lục bát chính là tiếng
lòng của mẹ đối với con, là tiếng thủ thỉ của đất trời đối với tuổi mới lớn.
Tôi nghĩ, từ thuở ấu thơ cho đến tuổi trưởng thành, nếu con trẻ được nuôi dưỡng
tâm hồn bằng thơ lục bát thì lớn lên sẽ vững chãi như cây tùng cây bách
Thưa nhà thơ Đặng Vương
Hưng, tôi mạo muội có một vài cảm nhận về thơ lục bát thiếu nhi và mong rằng:
Trong thời gian tới mục thơ lục bát thiếu nhi sẽ được khôi phục trong trang
lucbat.com, để không phụ lòng trông đợi của đông đảo bạn đọc, nhất là tuổi thiếu
niên, nhi đồng!.
Trân trọng
VŨ
XUÂN QUẢN
Trân trong cảm ơn PGS TS nhà văn Vũ Nho!
Trả lờiXóa