Thứ Tư, 14 tháng 10, 2020

Bàn thêm về bản Kiều Duy Minh Thị 1872

 


Bàn thêm v bn Kiu Duy Minh Th 1872

09:08 | 26/12/2008

NGUYỄN TÀI CẨN, PHAN ANH DŨNG1/ Tiến sĩ Đào Thái Tôn vừa cho xuất bản cuốn “Nghiên cứu văn bản Truyện Kiều: bản Liễu Văn Đường 1871”. Chúng tôi thành thực hoan nghênh: hoan nghênh không phải vì trong cuốn sách đó có những chỗ chúng tôi được Tiến sĩ tỏ lời tán đồng, mà ngược lại, chính là vì có rất nhiều chỗ Tiến sĩ tranh luận, bác bỏ ý kiến của chúng tôi.

Bàn thêm về bản Kiều Duy Minh Thị 1872

Một sự tranh luận thẳng thắn bao giờ cũng là điều rất cần thiết, nhất là hiện nay, nếu muốn đẩy ngành Kiều học tiến lên (1)
Với tinh thần như vậy, dưới đây chúng tôi xin trao đổi thêm với Tiến sĩ về 2 vấn đề:
- Bản Kiều chép tay mà cụ Hoàng Xuân Hãn đề cao có phải chính là một bản Duy Minh Thị (D.M.T) không?
- Và bản D.M.T là một bản nên xếp vào đâu? Nó gần các bản Huế hơn hay là gần các bản hệ Thăng Long hơn?

2/ Về vấn đề đầu, T.S. Đào Thái Tôn cho rằng trong bài nói của cụ Hoàng Xuân Hãn “có một câu dễ khiến người đọc có thể hiểu như thế” (trang 83). Theo ý chúng tôi đó chỉ là một trong hệ thống những câu nói về nhiều chuyện khác nữa. Chúng đều chứng tỏ rằng Cụ Hoàng Xuân Hãn đang quan tâm đến một bản chép tay liên quan đến bản D.M.T, ví dụ như:
- Chuyện Cụ nói về những chi tiết cụ Nguyễn Du “lấy trong Kiều (2), viết ra y như thế, rồi những bản Nôm sau này người ta bỏ đi”. “Cái bản còn giữ nguyên vẹn những chi tiết... ấy là bản đầu tiên, ít ra gần với lời cụ Nguyễn Du hơn cả”.
- Chuyện Cụ về Tiên Điền hỏi cụ Nghè Mai về việc dùng TRƯỢNG NGHĨA thay cho TRỌNG NGHĨA để kị húy trong dòng họ; Cụ nói: “Trong Kiều thường thì nói “Mà lòng trọng nghĩa khinh tài xiết bao”, nhưng bản tôi đọc mà tôi cho là xưa nhất thì không đúng thế, mà viết TRƯỢNG NGHĨA”;
- Chuyện Cụ hỏi cụ Nghè Mai về đoạn Sở Khanh tán Kiều, và được trả lời: “Trước cụ Nguyễn Du viết khác, rồi các cụ ngoài Bắc chữa lại. Cụ Nguyễn Du viết có 4 câu, các cụ chữa lại 6 câu”; Về câu trả lời đó, cụ Hoàng Xuân Hãn bình luận: “lời cụ Nguyễn Mai nói về đoạn ấy phù hợp với bản tôi coi là xưa nhất”.
- Chuyện Cụ thông tin cho chúng ta biết: “có một bản ở trong thấy đương còn những dấu vết hoàn toàn đời Gia Long. Không có đời Minh Mạng (3). Thì mình chắc chắn bản ấy người ta sao lại một bản từ đời Gia Long”. “Vào khoảng 42-43 tôi đã thấy bản này rồi”... “Hiện bây giờ có bản in, nhưng in sai rất nhiều, cho nên không mấy người để ý tới”. “Nhưng sự thực bản ấy là bản quí nhất”.



Cụ Hoàng Xuân Hãn cho biết Cụ về điều tra ở dòng họ Tiên Điền vào những năm 1942, 1943. Vào những năm đó, Cụ chỉ mới có được một số bản Kiều cổ viết tay chứ chưa có được một bản in nào của thế kỉ 19. Mặt khác, các chuyện Cụ đề cập đến trên đây lại đều là những chuyện chỉ liên quan đến một bản duy nhất: bản Duy Minh Thị (không kể đến hai bản Trương Vĩnh Kí và A.D.Michels in sau, và chịu ảnh hưởng D.M.T). Quả vậy, trong số các bản Kiều cổ như bản Lâm Nọa Phu (L.N.P) chép năm 1870, 2 bản Liễu Văn Đường (L.V.Đ) in năm 1866 và 1871, bản Trương Vĩnh Kí (T.V.K) in năm 1875, hai bản Quan Văn Đường (Q.V.Đ) và Thịnh Mỹ Đường (T.M.Đ) in năm 1879, bản A. D. Michels (A.D.M) in năm 1884, bản có kí hiệu thư viện là VNB-60, bản của Nordemann in năm 1897, và bản Kiều Oánh Mậu (K.O.M) biên tập trong khoảng 1889-1902... chỉ bản D.M.T là bản:

* Vừa có các câu bám sát nguyên tác Hán văn của Thanh Tâm Tài Nhân, như:
 - Treo tranh Quan Thánh trắng đôi lông mày (câu 930)
 - Mà chàng Thúc Thủ (thúc thủ) ra người bó tay (câu 2008)
 - Trông chàng nàng cũng ra tình đeo đai (câu 1064)
............................

* Vừa có TRƯỢNG NGHĨA thay cho TRỌNG NGHĨA:
 - Mà lòng trượng nghĩa khinh tài xiết bao (câu 310)
* Vừa có 4 câu cụ Nguyễn Du sơ thảo:
 Quế trong trăng, hạnh trên mây
 Cát lầm nỡ để cho đầy đọa hoa
 Tiếc điều nhầm chẳng biết ta
 Vẽ châu vớt ngọc dễ đà như chơi
 thay vì 6 câu 1067, 1068, 1069, 1070, 1071, 1072 đã được bạn bè chữa lại:
 Giá đành trong nguyệt trên mây
 Hoa sao hoa khéo giã giày với hoa
 Nổi gan riêng giận trời già
 Lòng này ai tỏ cho ta hỡi lòng
 Thuyền quyên ví biết anh hùng
 Ra tay tháo cũi sổ lồng như chơi
 * Vừa có vết tích kị húy một cách triệt để theo lệnh năm 1803 đời Gia Long (kị húy GIỐNG/CHỦNG 6 lần bằng thay từ và 1 lần bằng gia dạng trên tổng số 7 chỗ; kị húy LAN, thay bằng HƯƠNG cũng 7 lần trên 7 chỗ v.v.); thậm chí có khi kị húy một cách quá mức cần thiết, như kị húy động từ LAN trong CỎ LAN MẶT ĐẤT, hay kị húy thanh phù LAN trong chữ DAN!).
 Vậy rõ ràng bản Kiều chép tay mà Cụ Hãn đề cao là một bản sao lại từ bản D.M.T 1872 hay sao lại từ bản gốc của bản in này (4).

3/ Về vấn đề thứ hai thì chúng tôi chủ trương chia các bản Kiều thế kỉ 19 thành 3 nhóm, căn cứ theo địa bàn xuất hiện của chúng ở 3 miền khác nhau: các bản miền Bắc, các bản gốc Huế và các bản của miền . T.S. Đào Thái Tôn, trái lại, chỉ phân thành hai hệ: hệ Thăng Long và hệ của kinh đô Huế. Bản D.M.T và bản Nordemann được tiến sĩ xếp vào hệ Huế.
Chuyện nên chia theo ba miền hay chia thành hai hệ và chuyện đặt bản Nordemann vào hệ Huế chúng tôi sẽ xin bàn trong một bài sau. Ở đây chúng tôi chỉ xin chứng minh rằng bản D.M.T có đặc điểm rất xa các bản L.N.P, K.O.M gốc Huế và rất gần với các bản miền Bắc, thuộc hệ Thăng Long, ngay nếu chỉ căn cứ đơn thuần trên các bảng điều tra của chính ngay tác giả (T.S. Đào Thái Tôn).

Từ trang 100 đến trang 169 T.S. Đào Thái Tôn đã lập những bảng có hình thức như sau:
- Ở cột phía bên trái là 5 bản miền Bắc, thuộc hệ Thăng Long, xếp theo thứ tự ABCDE: A là bản L.V.Đ 1866, B là bản L.V.Đ 1871, C là bản Q.V.Đ 1879, D là bản T.M.Đ 1879 và E là bản có kí hiệu VNB-60.
- Ở cột phía bên phải là 6 bản Tiến sĩ cho là thuộc hệ Huế, xếp theo thứ tự @GHIKL: @ là bản L.N.P, G là bản D.M.T, H là bản T.V.K, I là bản A.D Michels, K là bản Nordemann và L là bản K.O.M.
Trong các bảng vẽ này đang còn một số chỗ sơ suất nhất định nhưng tạm thời chúng tôi xin hoàn toàn tôn trọng tác giả ở các chỗ đó. Chúng tôi chỉ xin nêu 2 đề nghị:
- Tạm gác bản A/ 1866 vì bản này mất quá nhiều tờ, gây khó khăn cho việc tính toán;
- Và tạm coi bản K/1897 như một bản trung lập không ảnh hưởng gì đến 3 quá trình so sánh: D.M.T với hệ Thăng Long, D.M.T với hệ Huế, hệ Huế với hệ Thăng Long.
Chúng tôi chỉ chọn những câu có dị bản phổ biến, có mặt ở 6 bản trở lên trong tổng số 10 bản BCDE và @GHIKL vì đó là những trường hợp có thể rất gần với nguyên tác, dễ được mọi người tán thành. Làm như thế thì các bảng vẽ của T.S. Đào Thái Tôn sẽ đưa đến ba kết quả so sánh như sau:

I/ Ở BẢNG SO SÁNH BẢN DMT VỚI CÁC BẢN MIỀN BẮC (tức không có các bản HUẾ) chúng ta có 8 trường hợp với số lượng như sau (5):

Như vậy trong tổng số các câu dùng những dị bản thuộc loại phổ biến, bản D.M.T đã có đến 85 câu giống y như bản L.V.Đ 1871 nói riêng, giống hầu hết các bản miền Bắc, nói chung.

II/ Ở BẢNG SO SÁNH CÁC BẢN MIỀN BẮC VỚI HAI BẢN GỐC HUẾ (tức không có các bản miền ) chúng ta lại có 5 trường hợp với số lượng như sau:


Ở đây rõ ràng chúng ta lại phải kết luận là bản L.V.Đ-1871, cũng như đa số các bản miền Bắc, đều chỉ có được 39 dị bản giống với hai bản gốc Huế. Sự gần gũi giữa D.M.T-1872 với L.V.Đ-1871 lớn hơn gấp đôi!

III/ CÒN Ở BẢNG SO SÁNH HAI BẢN HUẾ VỚI BẢN DMT (tức không có các bản miền Bắc) chúng ta lại chỉ có được 17 câu, theo một mô hình duy nhất là:


Còn nếu coi NHỠ NHÀNG cũng như LỠ LÀNG, coi BẤY LÒNG cũng như MẤY LÒNG thì con số sẽ được nâng lên thành 17+2+1= 20. Con số đó vẫn rẩt thấp: chỉ bằng ½ con số ở bảng thứ hai và bằng chưa đến ¼ con số ở bảng thứ nhất. Vậy bản D.M.T gần nhất với các bản miền Bắc (85 dị bản giống nhau), các bản miền Bắc hơi xa hai bản Huế (39 dị bản giống nhau), hai bản Huế lại xa nhất bản D.M.T (chỉ còn tối đa 20 dị bản chung). Cứ liệu tiến sĩ Đào Thái Tôn nghiên cứu trên cơ sở 1100 câu hoàn toàn ăn khớp với cứ liệu nghiên cứu toàn bộ Truyện Kiều của chúng tôi, so sánh:
Số dị bản giống nhau
                                       ở Đào Thái Tôn          ở Nguyễn Tài Cẩn
- Quan hệ D.M.T với các bản miền Bắc:          85     330
- Quan hệ các bản ở Bắc với ở Huế:                 39     93
- Quan hệ hai bản Huế với bản D.M.T: 20     64
Rõ ràng phải để bản DMT thành một hệ riêng chứ không thể xếp nó vào trong cùng hệ Huế là hệ xa nó nhất.
 N.T.C - P.A.D

(nguồn: TCSH số 211 - 09 - 2006)

 


 
----------------
(1): Đúng theo mong muốn của chúng tôi! Trong cuốn “Từ bản DMT đến bản KOM”, trang 94, chúng tôi đã viết: “Nếu chọn những dị bản quen thuộc thì chắc dễ được nhiều người tán thành. Nhưng mục đích của chúng tôi lại có phần khác: cố gắng gợi lên những khả năng mới, lật ngược vấn đề để gây tranh luận, kích thích tinh thần thích tìm tòi, thích khám phá. Đó là lí do vì sao chúng tôi hay quan tâm đến các dị bản lạ, bất ngờ, bị thiểu số.”
(2): Tức lấy từ trong nguyên bản KIM VÂN KIỀU TRUYỆN của Thanh Tâm Tài Nhân.
(3): Cụ Hoàng Xuân
Hãn chỉ nghĩ đến việc kị húy các tên của Gia Long, Minh Mạng nên kết luận theo chuyện thấy bản DMT kị húy CHỦNG nhưng vẫn dùng TÂM ĐẢM, chứ không đổi thành TÂM PHÚC như ở nhiều bản khác. Còn nếu nghĩ đến các lệnh kị húy thì bản DMT đã kị húy theo lệnh năm 1825 đời Minh Mạng: kị húy chữ ĐANG, tên mẹ của Minh Mạng.
(4): Những sự đánh giá của cụ H.X.Hãn nêu trên đây (như “bản đầu tiên”, bản “xưa nhất”, “bản quí nhất”) cũng chứng tỏ rằng Cụ đang nói về một bản sao liên quan đến bản DMT. Gần đây anh Nguyễn Văn Hoàn, anh Nghiêm Xuân Hải cũng đều khẳng định lại là Cụ rất đề cao bản Kiều đó.
(5): Chúng tôi dùng một đường gạch xiên/ ở vị trí bản nào là muốn nói rằng bản đó vắng mặt.
(6): Trên đây là 3 bảng tính số lượng dị bản phổ biến (dùng ở 6 bản trở lên) thống nhất chỉ giữa 2 miền: chỉ giữa và Bắc, chỉ giữa Bắc và Huế, hoặc chỉ giữa Huế và . Còn nếu không đặt điều kiện loại trừ sự có mặt của miền thứ ba thì kết quả sẽ là: 344 câu có dị bản phổ biến chung giữa G và B, 233 câu chung giữa G và @, và 202 câu chung giữa G và L. Vậy trong 1100 câu đầu tiên, bản DMT vẫn gần nhất với bản  LVĐ nói riêng, với các bản hệ Thăng Long, nói chung.

Các bài mới

Chép từ tạp chí SÔNG HƯƠNG

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét