Thứ Hai, 5 tháng 10, 2020

Steve Nguyen trao đổi với Vũ Nho ( tiếp theo và hết)

  1.  

    Xin trả lời nhà giáo Vũ Nho vài điểm:
    1. Thưa anh, tôi chưa thấy một ông Tây nào dám liều mạng nói như vậy, chỉ có một anh Tàu là Đổng Văn Thành. Nhưng ông Thành là người hẹp hòi, tư tưởng so vanh! -Vũ Nho (VN)
    Trả lời:
    - Làm sao ông biết không có? Quốc tế người ta đâu thẩm thấu được câu thơ lục bát Việt Nam, họ chỉ thấy truyện Kiều giống "y chang" truyện Kim Vân Kiều Truyện mà các ông cho là của TTTN Tàu có trước, thì không phải "đạo văn" là gì, theo luật bản quyền quốc tế?
    - Các ông như Hoàng Dật Cầu, Lý Trí Trung, Trần Ích Nguyên .v.v. kẻ tung người hứng cố tình chứng minh là có KVKT do TTTN viết trước truyện thơ ĐTTT không phải là muốn kết án cụ Nuyễn Du "đạo văn" sao? Có cần nói thẳng ra không?.
    - Về ông Trần Ích Nguyên anh Lê Nghị và anh Laiquangnam có nói đến nhiều rồi, có lẻ các anh sẽ trả lời ông, vì chắc rằng ông không có đọc những bài viết của các anh đó FB trên Tình Tự Dân Tộc, mãi lo đọc sách của Trần Ích Nguyên. Sẵn nói thêm, người Đài Loan không phải là người Việt, họ cùng là người Trung Hoa- Ông là thầy giáo chắc rành về vụ này mà, phải không? Đảo Đài Loan chỉ mới tạm tách khỏi TQ sau khi Tưởng Giới Thạch thua CS.
    2. Anh hỏi “Vì sao phải đến sau năm 1960 , sau khi một giáo sư văn chương Trung Hoa đến Việt Nam “chỉnh lí” thư viện Việt Nam, khi ông về nước KVKT và Thanh Tâm Tài Nhân mới đột ngột xuất hiện ở Trung Hoa?” Tôi không biết ông giáo sư đó là ai. - Vũ Nho
    Trả lời:
    Việc Hoàng Dật Cầu tặng lại bản sáp cho viện Hán Nôm ông nghĩ sao? Bản này giống "y chang" bản A953
    (Phạm Đan Quế, Truyện Kiều và Kim Vân Kiều truyện, trang 8 và Charles Benoit : Diễn Biến câu chuyện Vương Thuý Kiều , trang 320.)
    (Tiếp theo dưới)

    Trả lời
  2. (Tiếp theo)
    3.Tôi chỉ thấy anh Nguyen Lac, hùa theo những lời lẽ hàm hồ của Đổng Văn Thành phỉ báng Nguyễn Du! - Vũ Nho.
    Nay chỉ thấy anh Nguyen Lac mượn mồm Tây, mồm Tàu phỉ báng Nguyễn Du! Thật kinh khủng! -Vũ Nho
    Trả lời:
    Cái này ông Vũ Nho có nói "trở đầu" không? Ông có đọc rõ lời tôi không? Đây thưa ông:
    "Về câu "Ta vẫn không đảo ngược được sự thật là Nguyễn Du mượn cốt truyện Trung Quốc" - Vũ Nho
    Chúng tôi đâu có nói "Nguyễn Du không mượn truyện sử Trung Quốc"?
    - Theo chúng tôi, nhóm Tình Tự Dân Tộc, cụ Nguyễn Du chỉ tham khảo truyện Vương Thúy Kiều của Dư Hoài - chỉ 3 nhân vật thời Minh, Thúy Kiều - Từ Hải - Hồ Tôn Hiến- (truyện Dư Hoài chỉ khoảng 3-4 trang giấy); và nguồn tiếp cận tư liệu của Nguyễn Du khiến ông chấp bút viết Đoạn Trường Tân Thanh/ Truyện Kiều là HÝ KỊCH HỔ PHÁCH CHUỶ, THU HỔ KHÂU (mà cha con Tố Như– Hạo Như Nguyễn Tứ được xem vào thời gian đi sứ bên Tàu vào năm 1813-1814) Đại thi hào Nguyễn Du chỉ đựa vào các nguồn này rồi chèn thêm vào các nhân vật đệm, đã sáng tạo ra một áng văn chương bất hủ: Đoạn Trường Tân Thanh
    Chuyện mượn tích truyện cũng giống như Shakespeare : 


    - William Shakespeare (1564-1616) là nhà viết kịch và nhà thơ bậc nhất của Vương quốc Anh (Kingdom of England), đã phỏng theo câu chuyện cổ Đan Mạch (Denmark), viết ra vỡ: "Bi kịch Hamlet, Hoàng tử Đan Mạch" (Tragedy of Hamlet, Prince of Denmark), khoảng 1601 và được công diễn vào 1602. Dựa trên một cốt truyện có sẵn từng xảy ra ở Ý (Italy ) thời Trung Cổ viết ra vỡ: "Romeo và Juliet" vào khoảng 1594 – 1595, sao không ai bảo ông là "đạo văn"? mà còn xem ông là một trong những nhà viết kịch nổi tiếng nhất thế giới?
    - Thưa ông Vũ Nho, chuyện mượn tích truyện nước khác để sáng tạo khác rất xa với chuyện "đạo văn", lấy chuyện có sẵn của người rồi "dịch" lại thành truyện của mình."
    Xin hỏi thêm ông: Giải oan cho Nguyễn Du, viết các bài chống lại "ai đó" kết án cụ "dịch" văn xuôi" KVKT ra văn vần ĐTTT là phỉ bán cụ? Còn những người "nốt tay" kết tội cụ là ca tụng cụ Nguyễn? Ôi lời của thầy giáo! Chắc ông chê không đọc các bài "Trận Chiến Chưa Ngưng Giữa KVKT và ĐTTT" của tôi đăng trên các trang web trong cũng như ngoài nước.
    (Tiếp theo dưới)

    Trả lời

  3. (Tiếp theo)
    4. Ngay cả Đổng Văn Thành cũng không dám nói Nguyễn Du “đạo văn”, mà chỉ nói rằng Nguyễn Du dựa vào KVKT nhưng không lột tả hết được những nội dung sâu sắc của KVKT. -Vũ Nho
    - "Ai đó" nói Nguyễn Du "dựa" vào KVK Truyện, giống từng nhân vật, từng chi tiết, chuyển chúng từ văn xuôi ra văn vần, không phải là kết tội cụ "đạo văn" sao? Cần phải nói thẳng ra?
    Mời ông đọc những dòng này của ông Đổng Văn Thành:
    [...- Phải chăng tác giả Trung Quốc Thanh Tâm Tài Nhân – con người “tầm thường”, “không thể cứu chữa” – đã làm hỏng đề tài Vương Thúy Kiều đến nỗi không một chỗ nào coi được, phải hoàn toàn nhờ sự gia công “thiên tài” của tác giả Việt Nam Nguyễn Du mới biến miếng sắt bỏ đi thành vàng ròng lấp lánh?
    - Nhìn tổng thể, tôi thấy Truyện Kiều của Nguyễn Du bất luận về nội dung hay về nghệ thuật (Phần II sẽ nói rõ) đều không vượt được trình độ của bản gốc - Truyện Kiều của Trung Quốc - mà nó mô phỏng.
    -Nguyễn Du đã in dấu ý thức chủ quan của mình cho một số nhân vật, làm tổn hại sự hoàn chỉnh và thống nhất về tính cách của những nhân vật ấy ở mức độ nhất định
    1. Hạ thấp anh hùng nổi dậy, tô đẹp cho quan quân tướng soái: Tiểu thuyết nguyên tác khắc hoạ Từ Hải - anh hùng nổi dậy - như một điển hình anh hùng chính nghĩa và trí dũng,tới ngòi bút của Nguyễn Du, bậc anh hào thảo dã Từ Hải ôm chí lớn ngút trời bị thay đổi thành võ sĩ giang hồ lưu lạch khắp nơi.
    2.Truyện thơ của Nguyễn Du còn thêm chân cho rắn khiến chúng mâu thuẫn với hoàn cảnh và tình tiết trong toàn bộ nguyên tác
    3.Nguyễn Du đã thay đổi tình tiết cốt truyện; do “thành phần giai cấp quý tộc” của Nguyễn Du khiến Nguyễn Du quá nương nhẹ trong việc kết án giai cấp thống trị; và do Nguyễn Du chưa nhuyễn điển cố văn học Trung Quốc, còn “hổng về kiến thức”, lại “thích khoe khoang” nên nhiều chỗ đã “dùng sai” “dùng gượng” “dùng chồng chất” các thứ điển, làm ảnh hưởng tới giá trị tác phẩm của ông...]
    Đổng Văn ThànhSo sánh Truyện Kim Vân Kiều Trung Quốc và Việt Nam - Phạm Tú Châu dịch
    http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=5966&rb=0102
    Trân trọng và chúc sức khỏe
    Nguyên Lạc

    Trả lời
  4. Xin ông thầy giáo chú ý các chữ: "sự gia công" và "mô phỏng" của ông Đổng Văn Thành. Có phải là kết án Nguyễn Du "đạo văn" không, thưa ông?- Theo luật quốc tế

    Trả lời
  5. Tôi quên trả lời câu này của ông giáo Vũ Nho :
    "Việc anh dùng ông, rồi ngài, quý ngài, rồi ví những người không tán thành anh Lê Nghị là “giống với quan tòa dị giáo” là một việc thiếu nhã nhặn và không xây dựng!"- Vũ Nho
    Trả lời:
    - Dùng ông, ngài, quý ngài là thiếu nhã nhặn ? Vậy dùng bọn họ của các Fan ông Đổ Lê Giang... là nhã nhặn
    - Mắng chửi nhóm Tình tự Dân tộc là NGU, ẾCH Ngồi đáy giếng, lũ ĐIÊN... NGU không cứ tuổi của nhóm Đỗ Lê Giang không phải là "tòa dị giáo"? Là nhã nhặn? Là xây dựng? theo ông giáo Vũ Nho.

    Trả lời
  6. Thưa anh Nguyen Lac
    Tôi trao đổi lại với anh hai điều ngắn gọn.
    1. Về Luật bản quyền
    Công ước Berne được kí 1886 và được bổ sung sửa chữa : Berlin (1908), Roma (1928), Brussels (1948), Stockholm (1967) và Paris (1971).
    Công ước đó là cơ sở cho các nước thực thi Luật Bản quyền.
    Tác phẩm của Sechxpia (mượn truyện Đan Mạch, Ytalia), của A.Puskin (mượn truyện cổ tích Grim) và Nguyễn Du ( mượn KVKT của Trung Quốc) không bị chi phối bởi công ước vì đã xảy ra từ các thế kỉ trước.
    Do vậy mà không một người đứng đắn, tử tế nào đem chuyện bản quyền ra nói các vị đó ĐẠO VĂN.
    Anh Nguyen Lac hãy dẫn tên một ông Tây nào nói Nguyễn Du ĐẠO VĂN.
    Cả ông Đổng Văn Thành, dù hẹp hòi, dù làm một việc khập khễnh là so Truyện Kiều của Nguyễn Du với bản dịch ra chữ Hán còn nhiều non yếu của GS Hoàng Giật Cầu mà anh đã dẫn một đoạn, cũng không cả gan nói Nguyễn Du ĐẠO VĂN.
    Nếu anh không tìm được dẫn chứng, mà chỉ SUY RA thì đó là một việc suy diễn hết sức sai lầm.Tôi kết luận anh Nguyen Lac “mượn mồm ông Tây, mồm ông Tàu nói Nguyễn Du ĐẠO VĂN” là hoàn toàn chính xác.
    2. Anh nói sao về câu đối của cụ Vũ Thì Mẫn, người cùng thời với Nguyễn Du khi cụ Mẫn đã chỉ ra Nguyễn Du mượn “Ngoại sự” ( chuyện nước ngoài) của Thanh Tâm (Tài Nhân) và đã vượt xa ông ta?

    Việc những ai dùng từ ngữ thiểu chuẩn mực ở đâu, tôi chưa thấy. Chỉ thấy anh Nguyen Lac dùng khi trao đổi với tôi!
    Xin chúc anh mạnh khỏe, bình an!

    Trả lờiXóa
  7. Thưa ông Vũ Nho,
    Tôi biết không thể nào "giải hoặc" được "niềm tin mặc khải": Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du là dựa vào tiểu thuyết Kim Văn Kiều Truyện Thanh Tâm Tài Nhân của Tàu- nội dung giống "y chang" - nên tôi chỉ "thương thảo" thêm lần nầy rồi thôi, mất thời gian vô bổ. Đây là vài điểm cần bàn:
    1. Tác phẩm của Sechxpia (mượn truyện Đan Mạch, Ytalia), của A.Puskin (mượn truyện cổ tích Grim) - Vũ Nho
    Trả lời:
    - Trước hết xin nói rõ:W. Shakespeare (1564-1616) là nhà viết kịch và nhà thơ bậc nhất của Vương quốc Anh chứ không phải Sechxpia .
    - Ông Vũ Nho nên nhớ "mượn tích truyện" chứ không phải "bắt chước": Cloning, to copy, giống y những tình tiết, nhân vật trong truyên có trước. Các ông Tàu, và một số TS người Việt tin theo, họ cho rằng nội dung, tình tiết, nhân vật trong ĐTTT "y chang" trong tiểu thuyết KVKT của Tàu. Tôi xin nói lại: Nguyễn Du chỉ mượn sự tích Vương Thúy Kiều cùa Dư Hoài, Phong Tình Lục và tham khảo vài HÝ KỊCH HỔ PHÁCH CHUỶ, THU HỔ KHÂU sáng tạo ra ĐTTT; và Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Tử VN A 953 - lưu tại Viễn Đông Bác Cổ Hà Nội trước 1910. ( cuốn ký hiệu A953 gồm 4 quyển viết tay, Maspero), hay Thanh Tâm Tài Nhân đã dựa vào truyện thơ Nguyễn Du mà diễn dịch ra thành tiểu thuyết văn xuôi.
    2. Tác phẩm của Sechxpia (mượn truyện Đan Mạch, Ytalia), của A.Puskin (mượn truyện cổ tích Grim) và Nguyễn Du ( mượn KVKT của Trung Quốc) không bị chi phối bởi công ước vì đã xảy ra từ các thế kỉ trước./Do vậy mà không một người đứng đắn, tử tế nào đem chuyện bản quyền ra nói các vị đó ĐẠO VĂN.- Vũ Nho
    - Tôi nghĩ đây chỉ là cách ông tránh né câu hói của tôi. Và nên nhớ bia miệng quan trọng hơn lời quan tòa.
    (Tiếp theo dưới)

    Trả lời
  8. (Tiếp theo)
    3. Tôi ghi ra vài hàng về ĐẠO VĂN để ông tham khảo:
    ĐẠO VĂN (plagiarism) là gì ?
    Theo Merriam-Webster Online Dictionary, đạo văn nghĩa là:
    Ăn cắp và hình thành những ý tưởng hay ngôn từ mới khởi nguồn từ ý tưởng của ai đó
    · Sử dụng sản phẩm của một ai đó mà không công bố nguồn
    · Giới thiệu một ý tưởng hay sản phẩm mới được chuyển hóa từ một nguồn đã có từ trước
    Ở Mỹ, câu hỏi được đưa ra là “Từ ngữ và các ý tưởng có thực sự bị ăn cắp?” và Luật pháp Mỹ trả lời là có. Việc diễn đạt một ý tưởng độc đáo nào đó cũng được xem là một thành quả của trí tuệ và được bảo vệ theo Luật tác giả tương đương như việc bảo vệ một phát minh hoàn toàn mới.
    Có rất nhiều cách để đạo văn. Việc “hô hoán” thành quả của một ai đó là của mình là trường hợp đầu tiên, chỉ riêng việc sao chép từ ngữ hay ý tưởng của một ai đó mà không ghi rõ nguồn cũng có thể được xem là đạo văn. Một khi đã có ý định sử dụng trích dẫn từ thành quả sáng tạo và lao động của người khác, bạn phải ghi rõ nguồn và tên trích dẫn từng đoạn một. Tuy nhiên thậm chí trích dẫn cụ thể nhưng lại sao chép quá nhiều cũng sẽ là một bằng chứng của đạo văn.
    Hầu như tất cả các trường hợp “bị mang tiếng” đạo văn đều có thể tránh được, ít nhất là nếu bạn ghi rõ nguồn.
    Những biến hóa của đạo văn
    Thật ra, biên giới của một bài nghiên cứu và một bài đạo văn đôi khi không thể trắng đen phân minh được. Việc tìm hiểu những hình thức đạo văn khác nhau sẽ cho bạn cái nhìn rõ ràng hơn:
    1. “The Ghost Writer”: người viết trắng trợn sử dụng toàn bộ công trình của một ai đó thành của mình
    2. “The Photocopy”: Người viết sao chép cách phân bố, bố cục của các đoạn văn từ một nguồn duy nhất, không hề sửa đổi lại.
    3. “The Potluck Paper”: Người viết cố gắng “trá hình” việc đạo văn của mình bằng cách sao chép từ nhiều nguồn khác nhau, biên tập đối chéo các câu sao cho nội dung thật hợp lí mà không phải tương đồng với bản gốc.
    4. “The Poor Disguise”: Mặc dù người viết đã giữ lại các nội dung quan trọng của nguồn, nhưng người đó vẫn sửa lại một chút về “diện mạo” của bài viết đó bằng cách thay đổi từ khóa hay câu cú.
    5. “The Labor of Laziness”: Người viết dành thời gian để chú giải các nguồn khác nhau và nối chúng lại với nhau, thay vì dành nỗ lực tương tự cho công việc của mình.
    6. “The Self-Stealer”: Người viết “mượn đáng kể” các thành quả trước đó của chính mình để phục vụ cho bài viết/nghiên cứu mới.
    ĐÃ DẪN NGUỒN NHƯNG VẪN LÀ ĐẠO VĂN!
    1. “The Forgotten Footnote”: Người viết dẫn tên tác giả nhưng lại sao lãng việc điền thông tin cụ thể để dẫn chứng về đoạn dẫn nguồn tham khảo như năm xuất bản, trang, chương mục...
    2. “The Misinformer”: Người viết cung cấp thông tin sai sự thật liên quan đến các nguồn tham khảo, khiến đọc giả không thể tìm thấy được nguồn chính xác.
    3. “The Too-Perfect Paraphrase”: Người viết có dẫn nguồn nhưng lại “quên” dấu trích dẫn dù đoạn đó được sao chép từng từ một hay gần như thế. Mặc dù đã cung ứng đủ thông tin cơ bản cho nguồn dẫn nhưng người viết bị cho là đã không “tôn trọng” đến bản gốc và “dịch” sai thông tin.
    4. “The Resourceful Citer”: Người viết dẫn ra tất cả các nguồn, đoạn văn và sử dụng việc trích dẫn một cách đầy đủ tuy nhiên công trình này vẫn được xem là gần như là không hề có tính độc đáo. Đôi khi rất khó để nhân ra hình thức này của đạo văn bởi vì chúng chẳng khác gì một bài nghiên cứu “dày công”.
    5. “The Perfect Crime”: Hành vi phạm tội dù có tinh vi đến đâu thì cũng... vẫn coi là tội phạm. Trong trường hợp này, người viết chỉ dẫn nguồn ở một vài nội dung tham khảo cơ bản. Mặc dù tiếp tục sử dụng các nội dung khác của cùng một nguồn này để viết bài nhưng người viết không tiếp tục trích dẫn. Bằng cách này, người đọc có thể bị "đánh lừa" bởi cách trích dẫn "nửa vời" của người.
    (Tiếp theo dưới)

    Trả lời
  9. (Tiếp theo)
    4. Tôi đưa ra 2 chuyện có thật này:
    Treước hết những sự kiện như saau:
    - Năm 1923 truyện Kiều nổi tiếng nhiều nơi trên thế giới. Năm này Nguyễn Văn Vĩnh và Famechon soạn kịch bản điện ảnh Việt- Pháp từ thơ Nguyễn Du, làm phim Kim Vân Kiều công chiếu tại Hà Nội và Pháp 1924.
    - Năm 1925, Nguyễn Duy Ngung, không rõ lý lịch -người Minh hương? vội vàng dịch và chỉnh sửa văn phong bản A 953 ra quốc ngữ, tự động đổi tên Thanh Tâm Tài Tử thành Thanh Tâm Tài Nhân. Đồng thời ông ta ghi thêm lời bình của Kim Thánh Thán.
    - Khoảng 1959- 60 ông Hoàng Nhật Cầu -Chinese "thăm" Thư Viện Quốc Gia Hà Nội, trở về nước.
    Sau đó Hoàng Dật Cầu tặng lại bản sáp cho viện Hán Nôm VN Bản này giống "y chang" bản A953
    (Phạm Đan Quế, Truyện Kiều và Kim Vân Kiều truyện, trang 8 và Charles Benoit : Diễn Biến câu chuyện Vương Thuý Kiều , trang 320.)
    - Sau khi ông Hoàng Dật Cầu về China, năm 1983 ông Lý Chí Trung công bố là tìm được bản KVKT của Thanh Tâm Tài Nhân tại đại học Đại Liên. Sách gần như giống hoàn toàn A-953 chỉ chỉnh văn phong lại. Than ôi, sách nói là thời Minh mà dùng văn phong hiện đại.
    - Sau 1983 khi sách KVKT này xuất hiện- dù trước đó cả hơn một thế kỷ người Tàu không biết đến, thư viện Khang Hy không có, Lỗ Tấn tìm kiếm 5, 6 năm cũng khgông gặp- nó đã vượt trôi số người tìm xem qua mặt cả "kỳ thư" Hồng Lâu Mộng China. Và từ đó hầu như người Chinese ai cũng biết.
    Sau đây là 2 câu chuyện:
    a- Trong một lớp học Văn Học thế giới ở trường học Mỹ, nơi tôi ở, một học sinh gốc Chinese nói rằng tiểu thuyết KVKT của TTTN Tàu nổi tiếng trong nước China, Tôi nói nước Việt cũng nổi tiếng truyện thơ ĐTTT của Nguyễn DU. Học sinh Chinsese nói :
    - Các học giả nước tao và cả một số học giả Việt mày nói là Nguyễn Du dựa vào tiểu thuyết văn xuôi KVKT của nước tao viết ra văn vần ĐTTT, nội dung,tình tiết và nhân vật giống y vậy ông Nguyễn Du của mày "bắt chước", có sáng tạo gì đâu ?
    b- Cũng trong lớp học Văn Học thế giới ở trường học Mỹ, một học sinh người Mỹ hỏi học sinh Việt:
    - Tác phẩm nào của nước mày nổi tiếng?
    - Truyện thơ ĐTTT hay còn gọi là Truyện Kiều của Nguyễn Du rất nổi tiếng, thơ 6/8 của Nguyễn Du rất trác tuyệt - Học sinh Việt trả lời
    - Người nước ngoài thẩm thấu được thơ 6/8 của VN đâu mà biết văn chương ông ta trác tuyệt?- Học sinh Mỹ nói- Tuyệt hay không là chỉ nước Việt mày biết, còn người ngoài như tao chỉ để ý đến nội dung tình tiết, nhân vật... Tao thấy tình tiết, nội dung của Truyện Kiều và KVKT của China giống y nhau. Mà tiểu thuyết KVKT -TTTN có trước, vậy thì Nguyễn Du "bắt chước" tiểu thuyết này rồi viết lại thành truyện thơ, có sáng tạo đâu?
    Kính ông Vũ Nho trả lời cho các câu hỏi trên?

    5. "Anh nói sao về câu đối của cụ Vũ Thì Mẫn, người cùng thời với Nguyễn Du khi cụ Mẫn đã chỉ ra Nguyễn Du mượn “Ngoại sự” ( chuyện nước ngoài) của Thanh Tâm (Tài Nhân) và đã vượt xa ông ta?" - Vũ Nho
    Xin ông Vũ Nho đưa ra văn bản để xem tính chính xác của nó. Nó có giống như văn bản của ông quan tham ô cũng họ Nguyễn cùng thời Nguyễn Du không? Chắc ông giáo biết rõ tên ông quan này, người đã tố gian Nguyễn Du về vụ KVKT mong lập công để chuộc tội.
    - 6. "Việc những ai dùng từ ngữ thiểu chuẩn mực ở đâu, tôi chưa thấy. Chỉ thấy anh Nguyen Lac dùng khi trao đổi với tôi!"- Vũ Nho
    - Xin ông Vũ Nho cho biết từ ngữ nào tôi dùng thiếu chuẩn mưc? "Đạo Văn"? Nếu vậy xin mời ông đọc lại phần "Đạo văn (plagiarism) là gì ?" ở trên để xem tôi có chuẩn mực không.
    Trân trọng
    Kính chúc ông giáo Vũ Nho mạnh khỏe, bình an!
    Nguyên Lạc

     

    Lời cuối với anh Steve Nguyen tức Nguyen Lac

    Thưa anh Nguyen Lac!

    1.    Anh đã không trả lời được câu hỏi thứ nhất của tôi, mà dẫn ra câu chuyện học sinh Mĩ gốc Trung Hoa hỏi anh, học sinh Mĩ nói với học sinh Việt. Cả hai chỉ dùng từ “bắt chước” rất trẻ con. Tôi không cần phải trả lời họ. Thay vì trả lời câu hỏi, anh giảng về ĐẠO VĂN, nhưng không nói  được ai dám nói Nguyễn Du đạo văn.

    2.    Anh không nói gì được về câu đối của cụ Vũ Thì Mẫn cùng thời với Nguyễn Du ( nguồn : Hội Kiều học Việt Nam, kỉ yếu nhiệm kì 2011 -2016, trang 169). Anh bèn đánh trống lảng đòi đưa văn bản. Văn bản nào? Câu đối rành rành là văn bản!

    3.    Anh chê tôi phiên âm cách đọc Sechxpia quen thuộc của người Việt  thay vì W. Shakespeare, người viết Romeo và Juliet cùng với Hamlet thì đúng là…hết chỗ để trao đổi. Anh hãy xem lại văn bản của mình đi. Ở phần 3 trả lời của anh, dòng trên viết Hoàng Nhật Cầu, dòng dưới Hoàng Dật Cầu. Trước đó  nói đến nhà nghiên cứu Đoàn Lê Giang, anh viết ra Đỗ Lê Giang,… Vì quá nôn nóng trả lời mà văn bản của anh lỗi như thế.

    4.     Anh từ chỗ gọi ông giáo, ông, sang ngài, các ngài. Rồi “Các ngài sao giống các ông quan tòa Dị Giáo quá, sẵn sàng "xử chết" những ai dám nói ngược lại những gĩ (Anh lại sai chính tả)  "Giáo hội" các ngài nói”. Trong khi tôi không kết tội ai, không “xử chết” ai, vẫn gọi người đối thoại là anh đàng hoàng.

    5.    Chúng ta trao đổi như thế đã quá đủ để bạn đọc biết anh là ai, tôi là ai. Dù quan điểm khác nhau, nhưng cần có lí lẽ thuyết phục.

    Tôi dừng trao đổi  hoàn toàn với anh ở đây!

    Chúc anh mạnh khỏe, an lành!

 

2 nhận xét:

  1. Sau những dòng này của tôi, anh Nguyen Lac viết 3 đoạn trả lời. Tôi thấy chỉ là cãi chầy nên không chép lại vào đây. Ai muốn đọc xin xen ở trang BÂNG KHUÂNG!

    Trả lờiXóa
  2. đã viết "xin xen" đề nghị đọc XIN XEM.

    Trả lờiXóa