Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2020

Tiếp tục trao đổi giữa Lê Nghị và Vũ Nho

  1.  

    Bác Vũ Nho không biết rằng bản in năm 1957 là sao chép từ Việt Nam, Trung quốc in lại. Ông Trần Ích Nguyên 2003 nói có bằng chứng KVK Truyện của TT Tài Nhân là nói theo Đổng Văn Thành 1981. Đó là cuốn sổ Bách Tải Thư Mục ghi theo Đổng Văn Thành viết. Nhưng đến nay chưa thấy bằng chứng có cuốn BTTM đó. Thực ra cuốn truyện tiếng Hán dịch sang tiếng Nhật năm 1763 là cuốn Song Kỳ Mộng. Nội dung có chỗ hơi giống Truyện Kiều. Đổng Văn Thành là người đầu tiên nói Song Kỳ Mộng còn có tên khác là Kim Vân Kiều truyện. Nhưng Tôn Khải Đệ 1931, Tề Như Sơn 1937, Tả Đông 1961, và Benoit 1980 đã khảo chứng: Song Kỳ Mộng không phải là KVK truyện. Trần ích Nguyên nói: Tôn Khải Đệ và Tề Như Sơn là 2 người may mắn thấy KVK Truyện mà không biết rằng Song Kỳ Mộng được đổi tên thay cho nhan Kim Vân Kiều truyện thời giữa nhà Thanh. Vì các ông không để ý đến "nhân vật chính trải qua cuộc đời nhiều chìm nổi chính là cuộc đời là Vương Thuý Kiều " Theo cách nói của Trần Ích Nguyên, mặc nhiên Song Kỳ Mộng không phải là KVKT. -TIN mâu thuẫn vì : Trước đồng ý đến cuối đời Thanh không có di lục nhắc tới: KVKT và TTTN. Sau lại nói: Đổi tên giữa đời Thanh.!? -Khi nói: "2 học giả trên không nhận ra những tình tiết sóng gió của nhân vật chính, ấy là cuộc đời Kiều." Với cách nói đó thì Song Kỳ Mộng không có tên Thuý Kiều và số phận nhân vật cũng không giống Kiều. Tiếp đến Benoit khảo chứng: Song Kỳ Mộng là lược bản toàn tập Tiểu Thuyết Câu Trần, tức là tóm tắt 33 truyện mà Tề Như Sơn sưu tập năm 1937. Tức không phải KVK Truyện. Cuốn này khuyết danh, chứ không có tên TT Tài nhân. Mâu thuẫn sờ sờ của TIN và không hề có BTT M. (Nếu có họ đã chụp ảnh cho xem rồi)


    Vũ Nho trả lời

    Thưa anh Lê Nghị
    Anh nói Trung quốc sao in lại, nhưng căn cứ vào tài liệu nào, in ở đâu, năm nào? Chỉ khi ghi rõ nguồn xuất xứ thì mới có thể tin một phần. Còn phải trực tiếp xem tài liệu, kiểm chứng cẩn thận nữa. Ví như người nào đó dẫn anh Lê Nghị nói Trung Quốc làm giả Kim Vân Kiều. Anh nói ở đâu, có được giới nghiên cứu đồng ý không? Chứng cứ đâu? Bao nhiêu người tin, bao nhiêu người phản đối? Điều ấy khả tín ở mức độ nào? Không ai nghiên cứu tin ngay tư liệu mà không qua kiểm chứng, khảo sát.

    Anh dẫn ra năm Đổng Văn Thành đề cập Bách Tải Thư mục là năm 1981, rồi Trần Ích Nguyên nói theo vào năm 2003. Không có chứng cứ sách nào, báo nào, in ở đâu. Liệu có tin được không? Ông Trần Ích Nguyên nghiên cứu chuyên về tiểu thuyết Minh Thanh, ông ấy không dựa vào Đổng Văn Thành. Thêm nữa, anh dẫn rằng Trần Ích Nguyên mâu thuẫn vì “ Trước đồng ý đến cuối đời Thanh không có di lục nhâc tới : KVKT và TTTN. Sau lại nói : Đổi tên giữa đời Thanh?”.
    Thưa anh, ông Nguyên trong sách tôi dẫn cụ thể nói rõ ràng là KVKT của TTTN xuất hiện cuối đời Minh, được đưa sang Nhật năm nào, được Nguyễn Du tiếp thu năm nào. Đâu có chuyện lộn xộn, mâu thuẫn như anh gán cho ông ấy!
    Những điều tôi trao đổi với bác LQN có tài liệu in thành sách rõ ràng, dẫn chứng cụ thể.
    Hai vị người Việt là GS.TS Trần Đình Sử và PGS TS Đoàn Lê Giang đều được Nhật tặng bản dịch KVKT của Thanh Tâm Tài Nhân, người dịch làTây Điển Duy Tắc, dịch thành Nhật văn và xuất bản, lấy tên là Tú tượng thông tục Kim Kiều truyện gồm năm quyển. ( Cả 2 vị đều công bố ảnh cuốn sách dịch đó). Chẳng lẽ người Nhật lại không biết Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân hay sao? Hai vị GS của Việt Nam cũng không biết hay sao?
    Anh đọc tài liệu của Trần Ích Nguyên là sách nào, báo nào nói ở trang nào, dòng nào?

    Những Tôn Khải Đệ, Tề Như Sơn, Khải Đông và Beinot với các năm kèm theo không có bao nhiêu ý nghĩa khi anh không nói được nguồn!
    Anh có thể dẫn bao nhiêu tên tuổi, nhưng không có chứng cứ thì không thể thuyết phục ai cả.
    Tôi chỉ dẫn cho anh tài liệu Việt Nam của Hội Kiều học về đôi câu đối của một người cùng thời với Nguyễn Du để anh thấy:
    Trích thư gửi bác LQN (chắc anh có biết)
    “Bác cho rằng thông tin của GS Trần hé lộ một cách tiếp cận khác. Tôi đã thấy điều này khi GS Trần cho rằng cụ Phạm Quỳnh đã từng cho Truyện Kiều, Nguyễn Du dựa vào Truyện Vương Thúy Kiều của Dư Hoài (sách có trước KVKT của Thanh Tâm Tài Nhân) và một học giả Trung Quốc nói Nguyễn Du có tham khảo hý khúc Song Thúy viên của Hạ Bỉnh Hoành. GS Trần cho rằng 2 thuyết này cần bàn bạc thêm.
    Chúng ta có thể kiểm chứng về truyện của Dư Hoài, vì cụ Phạm Quỳnh đã dịch và công bố trên Nam Phong năm 1919.
    Một chứng cứ mà bác N. chắc phải tin là Nguyễn Du dựa vào KVKT của Thanh Tâm Tài Nhân, đó là câu đối của một vị ở Hà Tĩnh, sống gần như cùng thời với Nguyễn Du. Đó là cụ Vũ Thì Mẫn 1795 – 1866, quê ở Hội Thống, Nghi Xuân, đỗ Tiến sĩ khoa Bính Tuất (1826). Nguyễn Du sinh 1765, mất 1820. Câu đối đó nói về Truyện Kiều như sau:
    Bạc mệnh trầm nhân, giai tác do ư ngoại sự
    Kì tài diệu bút, Thanh Hiên viễn quá Thanh Tâm
    Mệnh bạc dìm người, tác phẩm hay nhờ truyện hay mới có
    Bút hoa tài lạ, ông Thanh Hiên vượt xa ông Thanh Tâm
    Nguồn: Hội Kiều học Việt Nam, kỉ yếu nhiệm kì 2011- 2016, trang 169.
    Tôi cho rằng, ngoại sự nên dịch là câu chuyện bên ngoài ( của nước ngoài).


    Tôi nghĩ không phải là ngẫu nhiên mà từ xưa tới nay, các bậc cao nhân đều không mảy may nghi ngờ Nguyễn Du dưa vào KVKT của Thanh Tâm Tài Nhân để sáng tác nên Truyện Kiều.
    Nếu bác và cộng sự chứng minh được Truyện Kiều Nguyễn Du không dựa vào KVKT của Thanh Tâm Tài Nhân, mà dựa vào Dư Hoài là một điều rất hay. Tuy vậy, cũng chỉ có tác dụng phủ nhận sự so sánh khập khiễng của Đổng Văn Thành (so sánh KVKT với bản dịch thơ chữ Hán còn nhiều bất cập của GS Hoàng Dật Cầu). Ta vẫn không đảo ngược được sự thật là Nguyễn Du mượn cốt truyện Trung Quốc.
    Mấy lời vắn tắt thông báo” ( Hết thư)
    Người ta không ai tin vào “tìm tòi” và “giải mã” của anh Lê Nghị. Có vị còn gọi anh là “kẻ cuồng ngôn” chắc anh đã biết. Nói tóm lại là lập luận của anh mơ hồ, chả có lí lẽ gì thuyết phục ngoài một loạt những dẫn chứng không có nguồn rõ ràng.
    Anh cứ việc tin vào những phát hiện của mình, còn tôi thật lòng chả bao giờ có thể tin anh được.
    Chúc anh sức khỏe, an lành!
    Vũ Nho


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét