Thứ Hai, 28 tháng 2, 2022

LƯƠNG Y ÁO TRẮNG MẸ HIỀN

 

LƯƠNG Y ÁO TRẮNG MẸ HIỀN
(Chào mừng Ngày Thầy thuốc VIệt Nam)

 bac_si_ao_trang

BÙI MINH TRÍ
Nhớ ngày hai bảy tháng hai
Lương y áo trắng miệt mài vì dân
Cũng người đâu phải thánh nhân
Vượt qua muôn nỗi gian truân vô thường
*
Gớm ghê Covid khôn lường
Chúng gieo thảm khốc tang thương toàn cầu
Ngọn nguồn mi đến từ đâu
Một miền Vũ Hán thảm sầu nhân gian!
*
Hiểm nguy biến thể tràn lan
Khắp nơi tiếng khóc tiếng than vang trời
Lương y - hoa nở giữa đời
Dịu dàng thân thiết với người bệnh đau
*
Đôi tay như một phép màu
Tim vàng áo trắng hồn giàu nghĩa nhân
Thương người như thể thương thân Hy sinh thầm lặng muôn phần khắc ghi
*
“Lương y – Từ mẫu” thần kỳ
Sớm khuya tận tụy giải nguy cứu người
Em vui để bệnh nhân cười
Nàng tiên áo trắng sáng ngời chữ Tâm
BÙI MINH TRÍ
 
 muaxuan1234
 
 

Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2022

NGẪU CẢM CHÙM HAI-KU VIỆT

NGẪU CẢM CHÙM HAI-KU VIỆT

                                   Trần Trung

 nhagiatrantrung

1/Lóe chớp lên

Tức thì

Hồn giăng vạn nẻo...

 

2/Tìm về Tứ-Quí

Kết đọng

Thương cái kiến, con sâu.

 

3/Hoa đào

Hay anh đào

Không quên Sát Thát cùng Sa mu rai.

 

4/Quả phụ

Giở thư ra đọc

Cú rúc đêm sâu...

 

Thứ Bảy, 26 tháng 2, 2022

CHÙM THƠ VINH BIẾU ( NGUYỄN LƯƠNG VINH)

 


Thả thơ!

 

Những câu thơ tuyển chọn
Nhờ những quả bóng bay
Đưa lên trời ngày hội

Tan biến vào khói mây!

 

(26/1/2019)

Sở thú!

 

Hươu vượn rừng cạn kiệt
Hươu vượn phố nay nhiều
Nhai lại đầy sở thú

Vẹt hót hay quá siêu!

(15/3/2019)

Con rắn độc!

 

Con rắn độc khổng lồ
Nối Cát Linh - Hà Đông

Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2022

CÁI PHAO CÂU CON ĐẠI BÀNG

 


CÁI PHAO CÂU

CON ĐẠI BÀNG

 Truyện ngắn của VŨ THIỆN KHÁI

 

 nh_v_thin_khi_1

                               NHÀ VĂN VŨ THIỆN KHÁI


Chuẩn bị cho chuyến hành trình tìm về Sông Nguồn của tôi, cha tôi nhét một hộp sâm Triều Tiên xuống đáy ba lô, dặn: Về tới quê con thay bố biếu cụ giáo Thiềng. Nhớ thưa với cụ bố gửi lời hỏi thăm và chúc thày trường thọ. Chú Hương sẽ đi cùng con. Chú Hương là con ông chú ruột của cha tôi, người buổi sáng cách nay mấy ngày đã  đón tôi ngoài cổng hậu làng Điềm.

Sáng nay, trên đường tới nhà cụ giáo, chú Hương kể sơ sơ với tôi: Năm nay cụ giáo Thiềng hơn trăm tuổi rồi, hai mắt loà rồi. Thời Pháp thuộc cụ đăng lính sang tận châu Phi. Hơn mười năm đồn trú qua mấy nước An giê ri, Ma rốc… thuộc Pháp, kiếm được cái lon cai xếp và tấm mề đay hạng bét thì cụ xin giải ngũ. Trước ngày măc áo lính cụ đã đậu bằng Sơ học yếu lược. Tương đương lớp ba bây giờ. Về làng, ông cai Thiềng mở lớp tại nhà dạy mấy đứa trẻ thò lò mũi xanh chưa đủ cứng cáp để ngày hai buổi đi bộ sang tận làng Diễm học trường nhà nước. Cái lớp Ăng phăng tanh ấy, ông cai vẫn duy trì tới lứa cha cháu và chú xin vào theo học. Chỉ nhì nhằng a bê xê rổ xề bánh đúc với mấy con toán cộng trừ nhân chia đơn giản vậy thôi. Nhưng thày dạy kỹ lắm. Viết ám tả không thẳng hàng, con chữ không ngay ngắn, cứ no đòn. Ngày ấy, tiếng súng kháng chiến chỉ nghe xa xa trong khu Bốn. Làng mình còn nằm trong vùng tề do địch cai quản. Lớp học của thày Thiềng như lớp giữ trẻ bây giờ. Nhưng mà cha mẹ chúng yên tâm. Hễ lính Tây, lính bảo hoàng mò vào làng càn quét, xục vào nhà thày, thày đứng nghiêm giữa cổng, trên người đủ bộ quân phục hạ sĩ quan toàn bằng dạ màu vàng tuy rằng đã cũ mòn, chiếc mề đay đeo chỉnh chiện trên ngực. Vậy mà chả thằng nào giám ho he.

Thứ Năm, 24 tháng 2, 2022

NHỮNG TỪ NGỮ LÝ THÚ BẤT NGỜ: “THỜI TIẾT VÀ LỄ TIẾT”, “GIA TỘC TIÊN TỔ VÀ CỬU HUYỀN THẤT TỔ”

 

NHỮNG TỪ NGỮ LÝ THÚ BẤT NGỜ: “THỜI TIẾT VÀ LỄ TIẾT”, “GIA TỘC TIÊN TỔ VÀ CỬU HUYỀN THẤT TỔ” – Đỗ Chiêu Đức


                                              Tác giả bài viết Đỗ Chiêu Đức                                                                                            

TỨ THỜI BÁT TIẾT canh chung thủy,                                           
Ngạn liễu đôi bồ dục điểm trang !        

Đó là đôi câu đối của Tam Nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến viết cho vợ chồng ông hàng thịt khi cận Tết; Vợ chồng nầy đã mang tặng cho cụ Nguyễn Khuyến một bát tiết canh và một đôi bồ dục (quả thận, miền Nam gọi là cật heo). Cụ đã xúc cảnh sinh tình viết đôi câu đối trên để tặng lại cho hai vợ chồng ông hàng thịt về treo trước của để mừng xuân đón Tết:
                  
四時八節更終始, TỨ THỜI BÁT TIẾT canh chung thủy,          
岸柳堆蒲欲點妝。 Ngạn liễu đôi bồ dục điểm trang.
 
Chú thích:
 
- Tứ Thời Bát Tiết 四時八節 : TỨ THỜI là bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông; BÁT TIẾT là Tám cái thời tiết chính trong năm, là : Lập Xuân, Lập Hạ, Lập Thu, Lập Đông, Xuân Phân, Hạ Chí, Thu Phân và Đông Chí.
- Canh Chung Thủy 更終始 : CANH là Thay đổi (như CANH TÂN là đổi mới). CHUNG là Cuối cùng là hết; THỦY là Bắt đầu. Nên CANH CHUNG THỦY là Sự thay đổi vận hành về thời tiết của trời đất hết một vòng rồi bắt đầu trở lại.  
- Ngạn Liễu Đôi Bồ 岸柳堆蒲 : NGẠN LIỄU là Hàng liễu mọc dọc theo ven sông; ĐÔI BỒ là Hoa Bồ Công Anh là rau bồ cóc, diếp hoang, diếp dại thuộc họ hoa cúc, nở hoa màu vàng nhỏ mọc lẫn lộn trong cỏ dại. Nên NGẠN LIỄU ĐÔI BỒ là bờ liễu xanh có những khóm hoa vàng lấm tấm mọc trong cỏ dại.
- Dục Điểm Trang 欲點妝 : DỤC là muốn; ĐIỂM TRANG là động từ chỉ sự thoa thoa chấm chấm để làm đẹp của các bà các cô. Nên DỤC ĐIỂM TRANG ở đây chỉ: Liễu bên bờ sông xanh hơn và hoa bồ nở lấm tấm như muốn chấm phá trang điểm cho mùa xuân đẹp hơn lên.
   
Nên, câu đối trên có nghĩa:

CHÙM THƠ TÌNH HOÀI

 

CHÙM THƠ TÌNH HOÀI

                  CHÙM TÌNH HOÀI

                                Trần Trung

 nhagiatrantrung

1/NGÕ VẮNG

Trưa đủng đỉnh...

            Chợt ngưng vệt nắng

Gà gáy đâu-Ngỡ tự xửa xưa

Hình như tà tím

                      Trôi ngang ngõ?

Thoảng gió hương đưa...

                       Khách ngẫn ngờ.

 

2/ĐỢI MÙA SAU

Nắng còn đây.Gió cũng còn đây...

Dịu dàng, mơn man

                         Trong ngày cuối?

Rồi,

    Thu lướt đi trong tiếc nuối...

Đất trời giăng lệ

                      Đợi

                          Mùa sau.

 

3/HOA SỮA

Thứ Tư, 23 tháng 2, 2022

BÀI THƠ “PHIÊN CHỢ DÀO SAN”

 


BÀI THƠ “PHIÊN CHỢ DÀO SAN”

CỦA TRƯƠNG HỮU THIÊM

*

PHIÊN CHỢ DÀO SAN

.

Vó câu khua rầm rập

Nhạc dập dồn lưng mây

Trai mười mường phầm phập

Gái chín bản phây phây.

.

Có vợ, đem theo vợ

Có chồng, rủ cả chồng

Chẳng có cứ đến chợ

Sẽ gặp người đi không.

.

Bát này rồi bát nữa

Rượu đầy như tình đầy

Vòng xoè làm bằng lửa

Tiếng đàn cháy trên dây.

.

Uống như chưa từng uống

Người say, núi cũng say

Bạn từ lưng trời xuống

Chân dính đầy mây bay.

.

Tiếng người xen tiếng lá

Tiếng lá lẫn tiếng chim

Tiếng chim chen tiếng đá

Tiếng đá hoà tiếng tim.

.

Áo bên hoa sặc sỡ

Khèn theo gió véo von

Thề nguyền trao giữa chợ

Nỗi niềm gửi lên non.

.

Họp ở trong không đủ

Thì kéo nhau ra đường

Ngựa hí dồn giục chủ

Lưng đầm đìa hơi sương.

.

Mật ong và thổ cẩm

Thuốc bắc và chè san

Thay vì làm tính nhẩm

Nhặt đá xếp lên bàn.

.

Đã bán, rẻ cũng bán

Đã mua, đắt cũng mua

Bán như là giời bán

Mua như là vua mua.

.

Ăn, ăn toàn thắng cố

Uống, uống toàn rượu ngô

Uống đến khi rượu đổ

Người đứng ngủ dưới ô.

.

Mỗi năm mười hai tháng

Mỗi tháng có bốn phiên

Suốt từ ba giờ sáng

Náo nức một vùng biên.

*

Sớm mai leo ngược dốc

Trở lại với non ngàn

Lòng như hòn đá hộc

Lăn xuôi về Dào San...

*.

TRƯƠNG HỮU THIÊM

.

LỜI BÌNH CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Bài thơ "Phiên chợ Dào San" của nhà thơ Trương Hữu Thiêm, đã hớp hồn tôi ngay từ những câu thơ đầu. Chất hoang dã đại ngàn đậm đặc trong 4 câu khổ đầu bài thơ đã tạo ấn tượng tức thì:

"Vó câu khua rầm rập

Nhạc dập dồn lưng mây

Trai mười mường phầm phập

Gái chín bản phây phây."

Các cặp từ láy: "rầm rập", "dập dồn", "phầm phập", "phây phây" được nhà thơ Trương Hữu Thiêm sử dụng thật đắc dụng. Chỉ với 20 chữ cho 4 câu thơ, ông đã khiến người đọc như đang chứng kiến những hình ảnh sống động của người của ngựa giữa đại ngàn lộng gió.

GIỚI THIỆU CUỐN SÁCH CỦA PGS.TS TÔN THẢO MIÊN

 



GIỚI THIỆU CUỐN SÁCH CỦA PGS.TS TÔN THẢO MIÊN

Sức sáng tạo qua Văn học Việt Nam
dấu ấn - giao lưu - tác động([1])

         TS. BÙI NHƯ HẢI

Tóm tắt:

Tiểu luận này, giới thiệu đến bạn đọc về cuốn sách Văn học Việt Nam dấu ấn - giao lưu - tác động của PGS. TS Tôn Thảo Miên - nhà nghiên cứu, phê bình văn học đương đại, chuyên nghiên cứu về những vấn đề lý thuyết, thực tiễn nghiên cứu phong cách nghệ thuật và tiếp nhận văn học.

Tiểu luận đã chỉ ra những đóng góp mới mẻ của tập sách về mặt lý thuyết phong cách và chân dung một số nhà văn, nhà nghiên cứu văn học Việt Nam hiện đại; về phê bình kịch bản văn học, hoạt động sân khấu, vỡ diễn và một vài kịch tác gia thế kỷ XX; về tác động của văn học Việt Nam đương đại đến những vấn đề "nóng' của xã hội trong bối cảnh giao lưu và hội nhập hiện nay.

Từ khóa: Tôn Thảo Miên; Văn học Việt Nam dấu ấn, giao lưu, tác động; phong cách nghệ thuật; tác động và chuyển hóa.

Summary:

This essay introduces readers to the Vietnam Literature Anthology about Impressions - Exchange - Impact of Assoc. Dr. Ton Thao Mien - contemporary literature researcher and critic, specializing in theoretical and practical issues, researching art styles and perceiving literature.

The essay has pointed out the new contributions of the book in terms of style theory and portraits of some modern Vietnamese literary writers and researchers; on literary criticism, theatrical activities, theater productions and a few writers of the twentieth century; on the impact of contemporary Vietnamese literature on "hot" issues of the society in the current exchange and integration context.

Keywords: Ton Thao Mien; Vietnamese literature imprint, exchange, impact; artistic style; impact and metabolism.


Trước khi tập tiểu luận - phê bình Văn học Việt Nam dấu ấn - giao lưu - tác động được công bố, PGS.TS Tôn Thảo Miên đã có gần 20 công trình in chung và chủ biên; làm chủ nhiệm một số đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, và có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành, kỷ yếu Hội thảo khoa học. Ngoài công tác nghiên cứu, bà đã tham gia giảng dạy, đào tạo nhiều Thạc sĩ, Tiến sĩ cho một số trường Đại học và Viện nghiên cứu trong cả nước. Số lượng bài viết, công trình nghiên cứu và sách xuất bản tuy chưa phải là nhiều, nhưng có thể nhìn thấy ở PGS.TS Tôn Thảo Miên một định hướng nghiên cứu rõ ràng và một tinh thần làm việc nghiên túc, cần mẫn, đam mê, đầy bản lĩnh, trách nhiệm với nghề nghiệp - sự nghiệp văn học nghệ thuật. Văn học Việt Nam dấu ấn - giao lưu - tác động có tổng số 524 trang, khổ 14 x 20,5, do Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2016. Quyển sách gồm 28 bài viết, được cấu trúc gồm ba phần: Phần I: Phong cách nghệ thuât - lý luận thực tiễn; Phần II: Kịch Việt Nam qua những chặng phát triển; Phần III: Văn học Việt Nam đương đại - tác động và chuyển hóa. Ở mỗi phần của cuốn sách tác giả đã tập hợp những bài tiểu luận về lý luận, phê bình đã được công bố chính thức trong các cuộc hội thảo, đăng trên các báo, tạp chí. Nội dung mỗi phần khá phong phú và đa dạng, xoáy sâu vào những vấn đề lý luận về phong cách học, phong cách nhà văn, thể loại kịch, thị hiếu thẩm mĩ,… trong đó có những vấn đề đang gây nên những tranh luận trái chiều như vấn đề thị hiếu thẩm mĩ, vì vậy nó đã tạo nên hưng phấn cho người tiếp nhận qua từng trang sách của tác giả.

Phần I: Phong cách nghệ thuật - lý luận và thực tiễn gồm 12 bài viết luận bàn về vấn đề lý thuyết của phong cách học, về chân dung của một số nhà văn, nhà nghiên cứu văn học tiêu biểu đã được định hình phong cách, được giới nghiên cứu và bạn đọc yêu mến, ghi nhận. Đọc các tiểu luận như Về khái niệm phong cách cá nhân của nhà văn, Phong cách học qua lý luận phê bình văn học Việt Nam, Vấn đề tiếp nhận và thực tiễn nghiên cứu phong cách nhà văn,... độc giả sẽ tiếp nhận được một lượng kiến thức rất cơ bản, mới mẻ về những vấn đề lý luận của phong cách và phong cách nhà văn, nhà nghiên cứu văn học. Điểm đáng chú ý, ghi nhận ở phần này ngoài cung cấp cho người đọc một kho tư liệu bổ ích về khái niệm phong cách, phong cách nhà văn, tác giả của cuốn sách đã đi vào thực hành, khảo cứu và dẫn chứng một số trường hợp cá nhân xuất sắc ở địa hạt nghiên cứu và sáng tác văn học đã góp phần xây dựng, tạo nên diện mạo của đời sống lý luận - phê bình và sáng tác văn học qua mỗi thời kỳ như Hoài Thanh, Trần Thanh Mại, Trương Chính, Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam, Nguyễn Tuân,… Trương Chính và một phong cách nghiên cứu - phê bình văn học là một bài tiểu luận nghiên cứu rất công phu, sắc sảo khi viết về nhà nghiên cứu, phê bình và dịch thuật văn học Trương Chính - thuộc thế hệ tiên khu mở đường của nền phê bình văn học Việt Nam hiện đại. Là một người rất nghiêm cẩn trong nghiên cứu khoa học, tác giả đã công phu khảo sát, để chỉ ra phong cách riêng trong lối phê bình của Trương Chính: Trương Chính là nhà nghiên cứu văn học có tài năng thực sự lớn, ông đã định hình được một phong cách riêng, một cá tính độc đáo. Dấu ấn của phong cách ấy được thể hiện rõ trong việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu, bút lực già dặn, uyển chuyển, đằm sâu, với một văn phong thâm hậu, truyền cảm: “Đối với nhà nghiên cứu phê bình văn học Trương Chính tôi vẫn nghĩ ông đã tạo được một phong cách riêng thông qua việc nghiên cứu một hệ thống các vấn đề về nền văn hóa dân tộc và chân dung các nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình mà ông yêu thích. Phong cách ấy không chỉ biểu hiện ở khối lượng tác phẩm mà còn ở văn phong sáng sủa, có sức hấp dẫn người đọc” (tr.78). Trong gần 70 năm cầm bút viết phê bình, nghiên cứu và dịch thuật “Trương Chính đã có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của văn học Việt Nam suốt một chặng đường dài từ văn học cổ trung đại đến hiện đại” (tr.78). Trần Thanh Mại và hai tác phẩm nghiên cứu phê bình văn học trước năm 1945 là một bài viết khá thú vị và sâu sắc của PGS. TS. Tôn Thảo Miên. Tác giả bài viết không bao quát toàn bộ sự nghiệp văn học của Trần Thanh Mại, mà chỉ tập trung nghiên cứu hai tác phẩm có tính chất chuyên luận viết trước năm 1945 về hai nhà thơ nổi tiếng Trần Tế Xương và Hàn Mặc Tử. Trông giòng sông Vị (1935) và Hàn Mặc Tử (1941) là hai tác phẩm điển hình, tiêu biểu cho lối phê bình tiểu sử của Trần Thanh Mại - một phương pháp phê bình có tính khai mở ở Việt Nam đầu thế kỷ XX. Chính nhờ có phương pháp phê bình mới này, mà Trần Thanh Mại đã để lại dấu ấn cá nhân sâu sắc. Theo bà: “Để đánh giá một tác giả, một tác phẩm là xem tác giả, tác phẩm đó có đóng góp gì mới cho đời sống văn học nước nhà, chứ không phải tác giả, tác phẩm đó thuộc trào lưu, khuynh hướng nào. Vì vậy, trước hết phải khẳng định Trần Thanh Mại là một trong những người có công khai phá, mở đường cho bộ môn nghiên cứu phê bình văn học vốn còn rất mới mẻ trong những năm đầu thế kỷ XX. Sau nữa, ông là người đầu tiên đặt bút khám phá thế giới thơ ca của Trần Tế Xương và Hàn Mặc Tử thông qua hai tác phẩm Trông giòng sông VịHàn Mặc Tử” (tr.82). Cuối cùng, tác giả bài viết đã đưa ra một nhận định rất chính xác về việc khẳng định Trần Thanh Mại chính là người mở đường cho khuynh hướng nghiên cứu chân dung tác giả: “Với hai tác phẩm vừa tiêu biểu cho trào lưu phê bình còn thưa thớt lúc đó, vừa có tính chất mở đường cho việc nghiên cứu chân dung hai nhà thơ Trần Tế Xương và Hàn Mặc Tử, Trần Thanh Mại thực sự trở thành người ghi công cho khuynh hướng nghiên cứu chân dung tác giả bằng phương pháp phê bình xã hội - tiểu sử” (tr.100). Nguyễn Tuân - Dấu ấn của cá tính sáng tạo là bài viết có nhiều điểm mới mẻ, thú vị trong việc lẩy ra, phân tích những khía cạnh tạo nên cá tính độc đáo trong sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân. Tác giả của bài viết đã giải mã, tìm ra được ngọn nguồn trong việc tạo nên một cá tính “độc đáo vô song” đã khiến cho người đọc của mọi thời đại đều yêu mến tác phẩm của nhà văn Nguyễn Tuân. Theo tác giả bài viết, cá tính sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Tuân được hình thành từ ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân, từ ý thức rất rõ về tài năng, từ điểm nhìn nghệ thuật và giọng điệu. Nhờ cá tính sáng tạo đó, mà Nguyễn Tuân “đã để lại dấu ấn cá tính trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của mình, và đó chính là sự nhất quán trong con người và văn chương”[tr.118].

Thứ Ba, 22 tháng 2, 2022

Ngày 22/2/2022 có gì đặc biệt?

 

Ngày 22/2/2022 có gì đặc biệt?

Chuyện bốn phươngThứ Ba, 22/02/2022 08:44:00 +07:00
(VTC News) -

Ngoài sự đặc biệt đến từ những con số lặp lại, ngày 22/2/2022 có điều gì thú vị nữa?

Twosday 22/2/22 là ngày palindrome, ngày "trước sau như một" - nghĩa là khi người ta đọc con số thời gian theo chiều xuôi hay ngược thì con số ấy vẫn không thay đổi. Ngày palindmore vì vậy rất hiếm gặp. Cách đây 11 năm, ngày 11/1/11 và 11/11/11 cũng từng gây sốt trong giới trẻ. Sau ngày 22/2/22, chúng ta sẽ phải chờ hơn 11 năm nữa, đến ngày 3/3/33, ngày palindmore mới quay trở lại.

Do 22/2/22 được xem là  ngày đẹp, may mắn và tốt lành, lại dễ nhớ nên ở nhiều nước, các đôi tình nhân trẻ rất thích chọn ngày này để tổ chức đám cưới. Người ta cho rằng, con số này dù được đọc ngược hay xuôi thì vẫn y nguyên trước sau như một nên có thể giúp cuộc hôn nhân của họ vững bền, hai người yêu thương, chung thủy mãi mãi.

Trong các khía cạnh khác của đời sống, sự lặp lại ổn định của các con số mang lại cảm giác yên tâm về sự bình yên, vững vàng.

CHÙM THƠ PHẠM NGỌC TÂM DUNG

CHÙM THƠ PHẠM NGỌC TÂM DUNG

tm_dung

Xuân 2

 

Ta yêu mùa xuân - tình yêu non tơ

Không gian mênh mang sương giăng như mơ

Nao nao nhành cây ru chim đong đưa

Vương vương mưa rơi mầm xanh tương tư

Hoa tươi trinh nguyên hương phong trong vườn

Chàng ong phiêu phiêu tìm nguồn yêu thương.

 

Mùng 1 tháng Giêng Canh Tý 2020

 

  

Chuyện tình cũ đảo hoang

 

Thân tặng biển Cồn Đen

và các Thi nhân Miền Cổ Tích

Thứ Hai, 21 tháng 2, 2022

CHÙM THƠ NGUYỄN XUÂN THẮNG


 

CHÙM THƠ NGUYỄN XUÂN THẮNG

 

Xuân muộn


Lạnh không phải đông mà xuân vần vũ

Tiếc thời gian giữ cóng khi đâm trồi

Muối tiếc giận hờn bắt xuân ôm ấp

Ngỡ tháng chạp, xuân thẹn má phai


Thoáng xa vẳng mái đầu xanh đầu bạc

Tiếc xuân giữ mãi ánh bạch kim

Mang hơi ấm tuổi thanh xuân vang vọng

Khẽ đùa vui xuân ấm áp trong hồn.


Tháng giêng 2022

NXT

--
THANG 093.472.6666
 
 

Áo bào Quân vương

Chủ Nhật, 20 tháng 2, 2022

NHỮNG TỪ NGỮ LÝ THÚ BẤT NGỜ

 

NHỮNG TỪ NGỮ LÝ THÚ BẤT NGỜ: “CHÚC, THỊ PHI, TĂNG QUẢNG HIỀN VĂN, CHUNG THỦY” – Đỗ Chiêu Đức


CHÚC TẾT  

       
Gần Tết, ta hay nghe những lời chúc tụng lẫn nhau, chúc khỏe mạnh, chúc giàu sang, chúc sống lâu, chúc mua may bán đắt , chúc mọi điều như ý... Vậy, CHÚC là gì ? Ta sẽ truy nguyên để tìm hiểu nghĩa gốc của chữ CHÚC nầy nhé !
    
Theo "CHỮ NHO... DỄ HỌC" thì CHÚC thuộc dạng chữ tổng hợp của Tượng Hình, Chỉ Sự và Hội Ý, có diễn tiến chữ viết như sau :
 
                        
 Giáp Cốt Văn    Đại Triện     Tiểu Triện       Lệ Thư       Khải Thư

Ta thấy:
           
Từ Giáp Cốt Văn, Đại Triện đến Tiểu Triện : Bên trái có một gạch ngang ba gạch xuôi là cái bàn thờ ông Thiên, phía trên có một gạch ngắn như cái dĩa đựng đồ cúng là bộ THỊ , có nghĩa là Bày Tỏ. Bên phải là hình tượng của một người quỳ trước bàn thờ, phần trên là chữ KHẨU là Cái Miệng, phần dưới là chữ NHÂN () là Người; Cái Miệng của Người muốn bày tỏ khi cúng tế, tức là VAN VÁI. Nên CHÚC là Những lời Van Vái khi cúng tế, thường thì đều là những lời tốt đẹp, đâu có ai vái những điều xấu xa bao giờ, nên nghĩa gốc của Chúc là "Những lời van vái". Sau nầy dùng rộng ra, hễ "Nói Những lời Tốt Đẹp Cho Người Khác " thì cũng gọi là CHÚC. Như:
     
- Tôi CHÚC cho anh được bình an trong mùa Cô-vít. Tức là...    
- Tôi VAN VÁI cho anh được bình an trong mùa Cô-vít đó !

CHÚT TẢN MẠN VỀ NHÀ THƠ NGUYỄN HƯNG HẢI

 

CHÚT TẢN MẠN VỀ NHÀ THƠ

NGUYỄN HƯNG HẢI

 

ĐẶNG XUÂN XUYẾN

 

ng_xun_xuyn

Ngày 1 tháng 6 năm 2021, nhà thơ Nguyễn Hưng Hải viết "tâm thư" trên trang facebook cá nhân ở chế độ công khai: - "Người làm thơ bây giờ cô đơn lắm, làm thơ về Bác Hồ lại càng cô đơn. Chả thế mà một số người thân quý đã phải khuyên Nguyễn Hưng Hải đừng viết về Bác Hồ nữa. Và có một sự thật là những bài thơ viết về Bác Hồ, Nguyễn Hưng Hải gửi cho các báo, tạp chí, kể cả các báo Đảng ở Trung ương và các địa phương ít khi được đăng lắm. Thế mà đâu đâu cũng bảo học tập và làm theo Bác Hồ. Không hiểu sao nữa!?"

Đọc những ấm ức rất hồn nhiên như thế mới thấy nhà thơ Nguyễn Hưng Hải kính yêu Bác Hồ là thật.

Rồi nhà thơ Nguyễn Hưng Hải cũng lại rất hồn nhiên comment trải lòng với bạn thơ về sự "thờ ơ rất đáng trách" của các tòa soạn với các sáng tác mới về Đảng, về Bác của anh: - "Có một số người không viết được nên vì đố kỵ và tức quá nên mới không thích ai viết về Đảng và Bác Hồ, kể cả một số người làm biên tập cũng vậy."

Khi đọc những ấm ức của nhà thơ Nguyễn Hưng Hải, nhà thơ Khang Quốc Ngọc đã chia sẻ qua messenger với tôi: - "Thơ ông Nguyễn Hưng Hải viết về Đảng, Bác thô và mòn sáo, chỉ là thơ tuyên truyền, vậy mà nói dỗi như trẻ con thì thật là buồn cười."

Thứ Bảy, 19 tháng 2, 2022

Dịch giả VŨ CÔNG HOAN trong mắt nhà văn nổi tiếng Trung Quốc DIÊM LIÊN KHOA

 Nhà văn  dịch giả tiếng Hán Vũ Công Hoan đã rời cõi tạm ngày 9 tháng Hai.

Hôm nay 19 tháng Hai, gia đình tổ chức Tang Lễ tại nhà tang lễ Bộ Công An. Sau đó an táng tại quê Thái Bình.

Xin đưa bài viết của nhà văn Trung Quốc Diêm Liên Khoa như nén nhang tiễn biệt!

Vũ Nho

NHÀ VĂN DIÊM LIÊN KHOA VIẾT VỀ DỊCH GIẢ VŨ CÔNG HOAN

                           CHÂN DUNG NHÀ HÁN HỌC

 

                                                 Tản văn của Diêm Liên Khoa

                                                       Vũ Công Hoan dịch

     v_cng_hoan_nheo_mt  

      NHÀ HÁN HỌC - DỊCH GIẢ VŨ CÔNG HOAN

        Dù cho tình hình hư hay thực nhiều hay ít, liệu có phải giống như chúng ta nói, văn học Trung Quốc đã có vị trí ngày càng rõ nét trong văn học thế giới, nhưng có một sự thực không tranh cãi, giống như ngày xuân chưa đến cỏ cây đã lên xanh, các nhà Hán học, nhà phiên dịch  hoàn toàn được chúng ta quan tâm coi trọng.Không quan tâm chú ý họ, tôn trọng họ sẽ giống như một người muốn sang bờ bên kia lại không nhìn thẳng vào cây cầu dưới chân. Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha, cũng kể cả các nước Nhật Bản và Hàn quốc láng giềng chúng ta,  những nhà Hán học của họ có mối quan hệ mật thiết với các nhà văn Trung Quốc và văn học Trung Quốc, có thể nói khăng khít như anh chị em ruột và con cô con cậu. Mối giao lưu qua lại siêng năng giống như nhà hàng xóm gọi nhau sang chơi, các cuộc họp mặt vui vẻ nẩy sinh giữa đôi bên với lý do học thuật, rúc rích như những quả táo tươi ngon năm nào cũng trĩu cành sai quả.

Thứ Sáu, 18 tháng 2, 2022

NẺO VỀ

 

 

NẺO VỀ

(tặng N.T.Y)

             ĐẶNG XUÂN XUYẾN

ng_xun_xuyn

Gió thừa luấn quấn ngõ trưa

Và mưa luẩn quẩn góc vừa chạm rơi

Tiếng cười trớt quớt lả lơi

Đủ se sắt, đủ rã rời ngõ mưa.

 

Nắng chừa một rẻo xa xưa

Rủ mưa giăng quẩn ngõ trưa nẻo về.

*.

Hà Nội, sáng 07-02-2022

unnamedmn

Thứ Năm, 17 tháng 2, 2022

LỤC BÁT CHO "ĐÁM ĐAU TÌNH"

 

LỤC BÁT CHO "ĐÁM ĐAU TÌNH"


Nhân ngày Valentine, khóc cho “đám đau tình” mấy câu!
(Lần trước,bay mất chú thich 3 và 4 ! Sorry!)
LỤC BÁT CHO ĐÁM ĐAU TÌNH
 
               Đỗ Trung Lai
 
Cùng là dưa khú cà thâm(1)
Đem lòng tri kỷ tri âm bao đời
Thưa thành lục bát đôi nhời
Vịnh người đằng trước, gửi người đằng sau:
Hôm nào ta ngã, mình đau
Bây giờ ta ngã, ta đau một mình!
Con chim nó hót cành chanh
“Cho chừa cái thói mình mình, ta ta!”
Hôm nào mình ngã, đau ta
Bây giờ mình ngã, ta đà vô can!
Con chim nó hót cành lan
“Cho chừa cái thói loan loan phùng phùng!”

Thứ Tư, 16 tháng 2, 2022

SỐNG VỚI VĂN CHƯƠNG CÙNG THỜI

 

 

 

SỐNG VỚI VĂN CHƯƠNG CÙNG THỜI

(Ấn tượng đọc Trên sóng & trong lòng bè bạn,

phê bình - tiểu luận - cảm nhận - trả lời phỏng vấn của Vũ Nho, NXB Thanh niên, 2021)

                                                                               BÙI VIỆT THẮNG

bui-viet-thang

             NHÀ NGHIÊN CỨU BÙI VIỆT THẮNG

Sống với văn chương cùng thời

Thuộc U80, nhưng nhà văn Vũ Nho chưa hề có cái tâm thế “rửa tay gác kiếm”, dù đã có nói đâu đó với bạn bè văn chương rằng, sau cuốn sách này ông sẽ nghỉ viết. Con số (biết nói) 114 đầu sách (gồm viết/ dịch riêng / chung), hơn 600 bài báo về lĩnh vực giáo dục và văn học nghệ thuật trong vòng hơn 40 năm tác nghiệp (tính từ tác phẩm dịch đầu tay công bố 1979, đến cuốn mới nhất xuất bản 2021), là dấu chỉ của một người lao động chữ nghĩa nghiêm túc, đã đành, nhưng trong lòng như thể  tiềm ẩn một “hỏa diệm sơn” lúc nào cũng chực phun trào thì mới lưu được một văn sản hoành tráng như vậy.Vũ Nho là kiểu “ 3 trong 1”: nhà giáo - nhà văn - nhà báo, năng động, biến hóa, nhưng vẫn chính cương, nề nếp.Ông luôn lạc quan yêu đời, yêu nghề và đặc biệt là một người hiền, nụ cười thường trực trong ánh mắt. Tuy nhiên, ở phần “Vài thông tin về tác giả”nhà văn cũng rất khiêm tốn tự chọn 14 cuốn thuộc diện “Các tác phẩm chính đã xuất bản” , trong đó có 10 cuốn căn cốt hơn cả: Thơ chọn và lời bình (2 tập), Đi giữa miền thơ (3 tập), Thơ - những vẻ đẹp, Trần Đăng Khoa thần đồng thơ ca, 33 gương mặt thơ nữ, Thơ và dạy học thơ, Bình thơ, Từ Kim Vân Kiều đến Truyện Kiều, Thơ cho tuổi thơ, Hà Nội văn chương từ một góc nhìn. Sự tự lựa chọn này vừa mang tính chủ quan vừa mang tính khách quan. Thiết nghĩ, nếu cán đích được một phần mười (1/10) tổng số những gì làm được đã là một thắng lợi của người làm văn chương - một nghiệp hơn là một nghề như người ta thường nói. Không chỉ "viết”hấp dẫn người đọc, nhà văn Vũ Nho còn “nói”thuyết phục người nghe, vì bẩm sinh là một nhà giáo vì có gần 20 năm đứng lớp. Năm 2017, nhà văn đã thuyết trình thành công trước cử tọa (hội viên Hội Nhà văn Hà Nội) về Từ Kim Kim Vân Kiều đến Truyện Kiều trong một buổi sinh hoạt chuyên đề - nghiên cứu so sánh văn học, vốn được xem là một phương pháp đắc dụng hiện nay. Nhà văn từng có chân trong Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ văn chương của Hội Nhà văn Việt Nam, đã cùng đồng nghiệp tổ chức nhiều sinh hoạt nghề nghiệp thú vị và bổ ích. Ai đó nói không sai, Vũ Nho thuộc số nhà văn làm lý luận, phê bình có tinh thần sống với văn chương cùng thời, một tấm gương điển hình của lao động chữ nghĩa, thực hành tốt phương châm “đi -đọc - viết”.

Thứ Ba, 15 tháng 2, 2022

NGỒI BUỒN NHỚ MẸ TA XƯA

 


NGỒI BUỒN NHỚ MẸ TA XƯA

                       NGUYỄN DUY

Bần thần hương huệ thơm đêm

Khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn Chân nhang lấm láp tro tàn

Xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào

 

Mẹ ta không có yếm đào

nón mê thay nón quai thao đội đầu rối ren tay bí tay bầu

váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa...

 

Cái cò ... sung chát đào chua câu ca mẹ hát gió đưa về trời ta đi trọn kiếp con người

cũng không đi hết mấy lời mẹ ru


Bao giờ cho đến mùa thu

trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm bao giờ cho tới tháng năm

mẹ ta trải chiếu ta nằm đếm sao

 

Ngân hà chảy ngược lên cao

quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng bờm bờ ao đom đóm chập chờn

trong leo lẻo những vui buồn xa xôi

 

Mẹ ru cái lẽ ở đời

sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn bà ru mẹ... mẹ ru con

liệu mai sau các con còn nhớ chăng

 

Nhìn về quê mẹ xa xăm

lòng ta - chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa

miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương...


 


LỜI BÌNH CỦA NGUYỄN THỊ THIÊN

 

“TA ĐI TRỌN KIẾP CON NGƯỜI VẪN KHÔNG ĐI HẾT MẤY LỜI MẸ RU”

 

Thơ viết về mẹ, nhất là những người mẹ đã qui tiên thường dễ chạm đến những tình cảm sâu lắng nhất của con người. Bài thơ "Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa" của Nguyễn Duy sáng tác năm 1986 in trong tập “Mẹ và em” (1987) là một trong những bài thơ cảm động nhất, hay nhất viết về người mẹ. Thi phẩm là tiếng nói đầy cảm xúc về tình yêu thương, lòng quý trọng cùng với niềm biết ơn mẹ vô cùng sâu sắc, chân thành.

Thứ Hai, 14 tháng 2, 2022

NHỮNG HỒI CHUÔNG...

 


NHỮNG HỒI CHUÔNG...
Bài đăng trên trang 9 báo QĐND cuối tuần số 834 ra ngày 25-12-2011
 
                    NGUYỆT VŨ

 anh_vu-nguyet-2-696x696
                  TÁC GIẢ NGUYỆT VŨ
 
Đêm, chiếc đồng hồ quả lắc cổ thong thả đánh từng tiếng. Mỗi một tiếng chuông trong đêm khuya lặng nhói vào tim con, dội vào miền tiềm thức. Trên chiếc giường ở gian bên tiếng thầy ho khúng khoắng khó nhọc…Chiếc đồng hồ quả lắc của Pháp cổ lỗ sĩ lắm rồi, chỉ có mình thầy biết cách sử dụng. Trước đây mỗi lần con về thầy thường hãm chuông, không cho nó kêu vì sợ con không ngủ được.
Cơn đột quỵ bảy tháng trước đây đã biến thầy từ một ông cụ gần 90 tuổi đẹp lão nhất làng thành một nắm xương bọc da, liệt gần như toàn phần chỉ còn sống nửa thực vật dù chúng con đã xoay xở hết cách rồi, thuốc gì hay, thầy nào giỏi chúng con cũng đã tìm để thầy sống thêm được ngày nào hay ngày đó. Nếu chúng con không xoay xở kịp thì cũng chưa chắc đã giữ được sự sống cho thầy như bây giờ.
Hồi chuông thứ nhất đưa con về cái ngày con chập chững bước về làm dâu. Con sinh cháu xong gửi về cho ông bà, ở lại làm luận văn tốt nghiệp. Thầy là giảng viên của học viên quân sự Đà lạt về hưu để trông cháu cho con. Ngày con về nước, lơ ngơ như một đứa trẻ, chào các bác các chú, bố mẹ chồng trong bữa liên hoan đón con. Đêm đó mất điện, đèn dầu lờ mờ, sáng hôm sau thầy về quê sớm con chưa kịp nhớ mặt. Một tuần sau thấy một bác đứng trước cửa nhà cười rất tươi, con nhanh nhẩu chào:
- Bác hỏi ai đấy ?
- Con à, thầy đây. Lúc đó con chưa quen với cách gọi bố chồng là thầy ở quê mình nên ớ người ra...
Con đâu biết rằng nụ cười ấm áp đó đã chở che cho con suốt cả cuộc đời…