Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

THI THOẠI, ĐẦU HẠ, BÊN BỜ NHUỆ GIANG


                     Đường Văn


THI THOẠI,  ĐẦU HẠ,

BÊN BỜ  NHUỆ GIANG

(Tản văn – Hồi ức)
ĐƯỜNG VĂN

-         Đố anh nhớ được bài thơ, đoạn thơ hoặc câu thơ đầu tiên đã gây ấn tượng đầu đời với mình… cho đến tận bây giờ đấy?
     Sau bữa phở điểm tâm, sáng đầu hè nhễ nhại mồ hôi, Lê có vẻ phởn chí, lại khơi ngòi bàn phiếm về thơ, vốn là những câu chuyện yêu thích liên miên, không bao giờ dứt của hai đứa tôi, mỗi khi ngồi với nhau.
     Tôi cười:
-         Hãy cứ pha café đi đã! vừa nhấm nháp vừa chuyện cũng không muộn!
-         Có ngay! có ngay đây!
     Lê vừa nói vừa mau mắn, tong tả mở tủ lạnh. Anh bạn tôi vốn hiếu khách và tính rất cẩn thận, dù chỉ là một việc rất nhỏ.
-          Anh quên hai tách sáng qua ta chưa dùng; vì anh bảo vừa uống xong ở nhà ông thông gia, tôi phải cho vào tủ lạnh đó sao?!
-         Ờ nhỉ! thời tiết này mà uống càfe đá là quá hợp rồi! Này, nó có thể khởi hứng cho 1 bài tứ tuyệt vịnh cà fê – phở được đấy!
-         Chịu! tôi chưa thấy hứng đâu, chỉ thấy nóng quá! Anh làm trước đi!
-         Để xem! Để xem!... Nhưng trở lại câu hỏi đầu tiên của anh. Đó là 1 vấn đề thú vị, ẩn chứa một thi thoại đích thực! Mỗi người yêu thơ đều có con đường đến với thơ riêng của mình. Tới tuổi ngấp nghé thất thập này mà cùng ôn, nhớ lại để cùng cười xòa cho cái thú vui đeo đẳng suốt đời mà chẳng đi đến đâu,… có lẽ cũng vui và hay đấy! Hay chí ít cũng làm tiêu, quên được phần nào cái nóng oi sớm sủa của những buổi sáng như sáng nay…
               Tợp 1 ngụm nhỏ café đen đặc sánh, mát lạnh, nghe tiếng lanh canh của đá cục va vào lòng cốc sứ, nhìn mông ra phía bờ sông Nhuệ đã bắt đầu bốc lên làn hơi trăng trắng mờ mờ, chẳng biết sương hay khói, hay mắt già hoa cà hoa cải, tôi trầm ngâm nhớ lại:
-         Không hiểu sao lại thế, và thật khó có thể cắt nghĩa rành rẽ nguyên do, đoạn thơ đầu tiên ám ảnh tôi suốt gần 60 năm qua là 1 đoạn thơ rất xoàng, của một tác giả nào đó, tôi cũng không để ý, trong sách Tập đọc lớp 3. Tôi còn nhớ như in những câu sau:

                                       CHÚ ĐI TUẦN
                                                                                            (?)
… Trong đêm khuya vắng vẻ,
Chú đi tuần đêm nay.
Nép mình dưới bóng hàng cây
Gió đông lạnh buốt đôi tay chú rồi!...
… Chú đi qua cổng trường,
Các cháu miền Nam yêu mến,
Nhìn ánh điện, qua khe phòng lưu luyến,
-            Các cháu ơi!
Các cháu ngủ có ngon không?
Cửa kính che kín gió,
Ấm áp dưới mền bông.
Các cháu cứ yên tâm ngủ nhé!
Trong đêm khuya vắng vẻ,
Chú đi tuần đêm nay!
Hải Phòng yên giấc ngủ say...
     Anh có biết và nhớ bài thơ ấy của ai không?
-         Chịu! Tôi thấy đoạn thơ cũng chỉ ở mức xêm xêm như thơ của đa số các vị ở CLB  xã – phường ta thôi! xét về nghệ thuật thể hiện. Nghĩa là đơn giản về ý, tứ, lời cũng mộc mạc, đơn nghĩa. Được cái vần vèo trơn tru. Còn tất nhiên, nội dung tư tưởng tình cảm thì chuẩn quá, nhân văn, nhân ái quá rồi! Có lẽ chính vì yếu tố này mà nó được tuyển vào SGK cho trẻ học. Nhưng một bài thơ trung bình, không có gì đặc sắc, đặc biệt như vậy, tại sao lại đủ sức neo giữ vào tâm hồn anh dai dẳng đến thế?

Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

Hết hồn,...Tiếng hú,...Ông voi hiền



CHÙM THƠ THIẾU NHI của Nguyễn Hoàng Sơn

Hết hồn
Bác trâu được buổi thả cày
Nhẩn nha dạo dưới bóng cây ngắm đồng
Con chi to lớn lạ lùng?
Mắt giương thao láo, da đồng đỏ au
Lấm bùn, có họ với nhau?
Sao im chẳng thấy một câu chuyện cùng?
Bác trâu nghiêng nghé cặp sừng
Hênh hênh cái mũi, lừng khừng bước chân
Dạo quanh coi bộ tần ngần
Ngắm ông bạn mới một lần gặp nhau
Tức cười là dáng bác trâu
Máy cày
              đúng thế!
                             rung đầu cười vang!
Tiếng lay tít ngọn tre làng
Đáy ao cá rúc vào hang , rụng rời!
Hết hồn, trâu chạy cong đuôi
Còn nghe khanh khách máy cười ròn tan!
17/6/1981

Tiếng hú

Bố nói thật ngọt ngào:
“Con Mây này lắm!”
Mây tròn đôi mắt sao
Môi hồng phô răng trắng.

Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

Vĩnh biệt TS Trịnh Thị Hải Yến!

Vĩnh biệt Tiến sĩ Trịnh Thị Hải Yến!
TS Trịnh Thị Hải Yến sinh năm 1964, tốt nghiệp khoa Vật Lí Đại học sư phạm Hà Nội, bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ phương pháp dạy học môn Vật Lý tại ĐHSP Hà Nội. Từng công tác tại trường CĐSP Hà Tây, Vụ Giáo dục Trung học, Bộ  GD và Đào tạo.
Do mắc bệnh hiểm nghèo, dù được gia đình và các thầy thuốc tận tình cứu chữa, nhưng đã từ trần. Hưởng dương 50 tuổi.
Xin chia buồn cùng gia đình!
Cầu cho linh hồn TS Trịnh Thị Hải Yến siêu thoát miền cực lạc!

                                                                      Tin buồn tại Nhà tang lễ Quốc gia

                                                                            Bạn bè, đồng nghiệp chờ viếng

                                                                                       Đoàn Vụ GD Trung học vào viếng

                                                                                    Đi quanh linh cữu : Vĩnh biệt!

                                                                                        Vĩnh biệt!

                      

                                                                                               Tang quyến

                                                                         TS Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học ghi sổ tang

Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

Bản năng mẫu tử

             Hoàng Dân

Bản năng mẫu tử

                            Kính tặng linh hồn các liệt sĩ Trường Sa

                                       Hoàng Dân

1.
Tháng ba năm nào mẹ cũng ra Trường Sa. Thoắt cái đã hai mươi sáu năm. Ngày ấy con trai của mẹ tròn 20 tuổi, còn mẹ 49 tuổi. Giờ mẹ đã 75 tuổi. Thời gian phủ lên mái đầu của mẹ một lớp mây trắng bồng bềnh, nhưng dường như trái tim của mẹ thì vẫn vẹn nguyên như cái ngày cách đây hai mươi sáu năm, ngày mà con trai của mẹ đã ngã xuống trên một hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa... Khi ấy con trai của mẹ cùng với những đồng đội của nó đã quấn quốc kì quanh người, xiết chặt tay nhau, làm nên một bức tường thành chủ quyền bằng xương bằng thịt cho Tổ quốc… Còn kẻ thù thì vẫn lạnh lùng xả súng vào những người lính công binh, tay không có vũ khí, chỉ có cờ đỏ sao vàng và những lời ca tha thiết: “… Việt Nam, Hồ Chí Minh… Việt Nam, Hồ Chí Minh…”… Cờ Tổ quốc thêm một lần nhuộm đỏ máu tươi của hàng chục chàng trai ưu tú nước Việt, trong đó có con trai của mẹ…
Mẹ khóc. Khóc vì thương nhớ con. Vì ân hận xót xa. Chồng mẹ chẳng may bị bệnh hiểm nghèo mất sớm để lại cho mẹ hai mụn con, một gái, một trai… Lần ấy, mẹ vừa lãnh lương tháng, trên đường về, bất ngờ gặp bọn đạo chích, bị chúng cướp giật cái túi xách trong đó có toàn bộ số tiền tuy ít ỏi nhưng cũng đủ để ba mẹ con tằn tiện qua ngày… Mẹ thất thểu dắt chiếc xe đạp cà tàng về nhà trong tâm trạng hoang mang cực độ… Khi ấy, con trai mẹ mới mười hai tuổi, thấy mẹ về thì vẫn hồn nhiên như mọi khi, reo lên:
- A! Mẹ đã về…
Rồi vẫn hồn nhiên như thế, nó níu tay mẹ, rụt rè:
- Mẹ ơi, cho con năm hào để con mua tờ báo Thể thao, mẹ nhá…
Không hiểu sao, lúc ấy mẹ chỉ muốn trút tất cả nỗi uất hận vào một ai đó cho hả… Thì đây, kẻ đó chính là… con trai của mẹ… Rồi như ma xui quỉ khiến, bất ngờ mẹ hét lên, lạc cả giọng:
- Cút đii…iii… Sắp rã họng cả lũ ra đây… Báo với bóng gì… Hả trờ… iii….
Con trai mẹ mặt tái xanh, run cầm cập, lặng lẽ lủi dần trước cơn thịnh nộ chưa từng có của mẹ…
Nhưng cũng dường như ngay lập tức, mẹ nhào tới, vồ lấy con trai của mẹ, ghì chặt và oà khóc…
Con trai mẹ ngơ ngác nhìn mẹ. Rồi cũng khóc theo…

Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

Lòng mang theo,...Vào dịp lễ,...Ôi, Puskin...

 CHÙM THƠ RAXUN GAMZATOV TRONG BẢN DỊCH VIỆT, TÀY CỦA TRIỆU LAM CHÂU



76. Несу раздумий ношу на подъем,
Как мне достичь удастся перевала?
Ведь их, раздумий, больше с каждым днем,
А сил моих все меньше… вовсе мало.

76. Lòng mang theo phân vân đi lên
Làm sao vượt qua đèo được nhỉ
Bởi phân vân mỗi ngày cứ nặng thêm
Mà sức lực cứ cạn dầnnhỏ lại

76. Slăm thư ăn d’ẩp d’àng d’ám khửn
Hất rừ pin khảm quá keng slung
Nhoòng d’ẩp d’àng nhẩt uằn nhẩt nắc
Pỏn rèng rà bốc rủa… p’ần eng…

77. Какой-то праздник, Господи, прости.
Забрел. Меня в передний угол пряча,
Бокал вина должны бы поднести
К моим губам, но… микрофон подносят.

77. Vào dịp lễ, trời ơi, xin lỗi
Người đã đưa tôi lên phía trước mọi người
Nhẽ ra cần đưa tôi cốc rượu
Họ lại đưa micrô cho tôi.

77. Khảu slì lẹ, bân ơi, xo xá
Gần t’ài hây khửn tó nả lai gần
Ngở gạ rà đảy căm chẻn lẩu
Boong t’iẻo au mác phuối hẩư hây.

78. Ах, Пушкин, Пушкин! Митинги вокруг,
Листовки, крики, ругань, вопли, споры…
Но ты со мною, мой любезный друг,
У нас еще орлы парят. И тишина. И горы.

78. Ôi, Puskin, Puskin; mít tinh vây quanh

Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

CHÚNG TÔI NGHE THẤY TIẾNG HÁT CỦA ẾCH XANH



                    

                                                                       Nhà văn Vũ Công Hoan

CHÚNG TÔI NGHE THẤY TIẾNG HÁT CỦA ẾCH XANH



                                                                                                        Lưu Quốc Phương



                                                                                                       Vũ Công Hoan dịch



          Tôi thường hay cùng bạn đi đến một nơi gọi là Phạm Gia ở dưới núi. Chúng tôi men theo lối cổng làng, đi vài trăm mét thì đến núi. Chỉ là một số trái núi nhỏ. Trên núi dưới núi chỗ nào cũng trồng đào, lê, quýt. Rất nhiều lúc chúng tôi leo lên những trái núi thấp lè tè. Lúc ấy hoa đào nở, chúng tôi sẽ trông thấy một rừng hoa rực rỡ. Thật ra, xa xa có những trái núi che khuất, tầm nhìn của chúng tôi bị chặn lại. Nhưng tất cả quang cảnh bày ra trước mặt cũng khiến chúng tôi vui lòng đẹp mắt, giống như một chậu cảnh khổng lồ xinh đẹp. Dưới núi có một cái ao chỉ rộng bằng bãi bóng rổ. Chung quanh ao mọc kín cỏ, cũng mọc rất nhiều cây.Nhiều khi chúng tôi nhìn thấy ao nước nằm yên tĩnh tại chỗ, không chút tiếng động, đem lại cho con người một cảm giác thần bí.

         

          Một hôm chúng tôi đến bờ ao. Năm ấy hạn hán, tuy chỉ là giao điểm giữa xuân hạ, trong ao cũng có một ít nước, phần lớn nhìn thấy đáy, chỉ có nước ở giữa ao. Đương nhiên còn có một số hố nhỏ có nước nông. Anh nào trong chúng tôi mắt tinh còn nhìn thấy trong hố nước có những con nòng nọc, trong những hố nước cạn cũng có nòng nọc, nhưng nòng nọc đều đã chết.Trong một số hố nước cạn đến mức chỉ còn bùn, bên trong cũng có nòng nọc, nhưng chúng đang thở thoi thóp. Trông những con nòng nọc đang thở thoi thóp, lòng chúng tôi trĩu nặng. Một bạn nói:

Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014

ĐỌC CHÙM THƠ VỀ MẸ


                         Đường Văn

ĐỌC  CHÙM THƠ VỀ  MẸ
CỦA  ĐƯỜNG VĂN
ĐẶNG QUỐC VIỆT 
          Chúng ta ai cũng có Mẹ!
          Ai cũng yêu quý Mẹ, nhưng mỗi người biểu hiện  một khác!
          Đường Văn bày tỏ lòng mình với “Chùm thơ về Mẹ” thật cảm động và chân tình!
          Hạnh phúc thay cho những ai còn Mẹ! Hạnh phúc hơn nữa, khi Đường Văn đã khoe  đã sáu sáu” mà vẫn còn Mẹ “tròn chín mươi”! Cho nên anh:
                   Lại muốn sà vào lòng Mẹ
                   Như hồi lên hai, lên ba!
          Một tâm lý không xa lạ; ý thơ không mới nhưng làm cho người ta đồng cảm và phải ghen tị với anh. Lại càng thêm cảm phục khi:
                   Sáng: biếu Mẹ cặp bánh giò ngon
                   Chiều: dâng Người bát cháo tim hôi hổi.
          Vẫn biết rằng “chuối chín cây”giờ chẳng còn ăn uống được bao nhiêu!
          Ta thấy hiện lên trước mắt hình ảnh: Một người gần tuổi “cổ lai hy” vẫn hún hớn, tung tăng, mừng vui như trẻ nhỏ khi được dâng Mẹ “ đồng quà, tấm bánh” ! Dâng quà cho Mẹ chỉ là việc làm cụ thể. Cái “thần” của câu thơ ở chỗ: Thường xuyên, hằng ngày (sáng, chiều) gần gũi, chăm sóc Mẹ già !

Thứ Bảy, 24 tháng 5, 2014

Giời cho, Bất tử, Ngước lên mây trắng...



CHÙM THƠ ÂM-DƯƠNG
                   (Trần Trung)

1/GIỜI CHO
Một ngày giở lại hình xưa
Chợt reo trong dạ : Tuổi thơ đây à !?
Thế mà, giờ tóc sương phơ,
Giời cho sao vậy...
Buồn ngơ làm gì !

2/NÕN-NƯỜNG
Đời Người được mấy tấc gang
Gặp được nhau, kẻo lỡ làng tiếc thương
Thì thương cho bõ...Nõn-Nường
Dâng Tình tới bến
Khôn lường Hư-Vô.

3/SAO?
Ta tự thả lên trời...khát vọng
Lại nhủ thầm: có gì mới đâu!

Lược thuật buổi tọa đàm A.Puskin ở Việt Nam


TỌA ĐÀM A.PUSKIN Ở VIỆT NAM

                                  Võ Nhu lược thuật

Kỉ niệm 215 năm sinh của Đại thi hào Nga A.Puskin, Quỹ hỗ trợ quảng bá văn học Nga, Hội Hữu nghị Việt Nga, Phân viện A.Puskin Hà Nội và Viện nghiên cứu văn hóa Thăng Long đồng tổ chức cuộc tọa đàm “ A.Puskin ở Việt Nam” tại Trụ sở Hội nhà văn Việt Nam, số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội. Đến dự có nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Phó chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, cùng đông đảo các nhà văn, dịch giả, nhà giáo và các bạn yêu thơ, các cơ quan thông tấn Trung ương và Hà Nội.
          Nhà văn, dịch giả Thúy Toàn nói qua về hoạt động kỉ niệm trong đó có trưng bày bộ sưu tập A.Puskin ở Việt Nam, thi đọc thơ A.Puskin; xuất bản sách về Puskin. Sau đó ông  điều khiển buổi tọa đàm.
          PGS.TS Vũ Nho nói về việc tiếp xúc với văn xuôi của A.Puskin trước khi đến với thơ. Diễn giả nói về kỉ niệm thơ Puskin trong nhà trường, về việc mình đã lí giải “ Truyện cổ tích về người đánh cá và con cá nhỏ” viết bằng thơ của A.Puskin được dịch thành văn xuôi “ Ông lão đánh cá và con cá vàng” như thế nào. Chuyện cái máng gỗ ( để cho gia súc ăn hoặc để giặt giũ) được dịch thành “cái máng lợn” ra sao. Vũ Nho cũng kể chuyện đã sống bốn năm ở Xanh Peterbua và đến thăm ngôi nhà Puskin sống, không đến sông Đen nơi nhà thơ đấu súng, nhưng ghé quán cà phê có manơcanh Puskin uống cà phê trước khi đấu với Đan tét. Đặc biệt là lần thăm Nga năm 2010, diễn giả đã mua được một tài liệu của nhà báo N.Paina viết về người chắt trai của A.Puskin và đã dịch công bố trên báo Văn Nghệ.

Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

CHÙM THƠ BIỂN ĐÔNG

                                                                                             Hoàng Dân

       
 CHÙM THƠ BIỂN ĐÔNG    của  HOÀNG DÂN


  Nghĩ về con “quái vật” Hải Dương 981

Giữa đại dương bao la một màu xanh bình yên
Bỗng lù lù một dàn khoan như con quái vật
Sặc mùi bá quyền
Cắm vào giữa lòng tự tôn dân tộc

Chúng mang tới cả trăm loại tàu lớn nhỏ
Phô trương cả những nòng đại bác đen ngòm
Và không ngớt tuôn ra những giọng điệu la làng
Của phường ăn cướp

Luật biển của loài người văn minh
Luật pháp của một láng giềng hữu nghị
Tiếng nói của những người có lương tri
Với chúng? Chỉ là tờ giấy lộn...

Chúng ta phải làm gì
Trước một gã khổng lồ hung bạo
Nếu không chịu sống quì
Thì chỉ còn một cách... chấp nhận hiểm nguy!

Những con tàu chấp pháp Việt Nam
Ít hơn nhiều lần và nhỏ hơn về vóc dáng
Vẫn hiên ngang trên vùng biển chủ quyền
Lướt sóng dọc ngang ngoan cường kì lạ

Giữa đại dương bao la một màu xanh bình yên
Con quái vật như một gã côn đồ ngông ngạo
Tay cầm dao và miệng la hét điên cuồng
Ngàn năm Tổ quốc đau thương
Cái giá cho lòng tự tôn chưa bao giờ là rẻ!

                                               Thạch Bàn
                                                22.5.2014


                            Nguyên vẹn Hoàng Sa ­1

Kính tặng Đại tá phi công, AHLLVTND và các đồng đội của anh

“Đáng lẽ tụi mình chết cho Hoàng Sa thì vinh dự hơn!” 2
Đó là nỗi dằn vặt trong tâm hồn của những con dân nước Việt
Bốn mươi năm trời biền biệt
Gặp nhau trong những khoảng lặng thật buồn

Thứ Năm, 22 tháng 5, 2014

Tọa đàm “A. S. Pushkin ở Việt Nam”

 » Tin tức

Gửi thư    Bản in

Tọa đàm “A. S. Pushkin ở Việt Nam”

Tin và ảnh: Phong Lan - 22-05-2014 02:41:34 PM
VanVN.Net – Hướng tới kỷ niệm 125 năm ngày sinh đại thi hào A. S. Pushkin (6/6/1797 – 6/6/2014), sáng 22/5/2014, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội), buổi tọa đàm với chủ đề “A. S. Pushkin ở Việt Nam” đã được tổ chức trong không khí ấm áp và trang trọng.
Toàn cảnh tọa đàm
Tọa đàm về đại thi hào A. S. Pushkin là buổi sinh hoạt văn chương nằm trong những hoạt động tưởng nhớ, tôn vinh tài năng và những đóng góp của Pushkin đối với văn học Nga, văn học Việt Nam và thế giới. Đến tham dự cuộc tọa đàm có các đại diện của Hội Nhà văn Việt Nam (nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – Phó Chủ tịch Hội và các ủy viên BCH Hội), Quỹ hỗ trợ quảng bá văn học Việt Nam – văn học Nga (nhà thơ, dịch giả Thúy Toàn), Hội Hữu nghị Việt Nam – Liên bang Nga, Viện nghiên cứu văn hóa Thăng Long, Phân viện tiếng Nga A. S. Pushkin… cùng nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình, các giảng viên văn học, những người đã từng học tập, công tác tại nước Nga và bạn đọc nhiều thế hệ yêu mến đại thi hào A. S. Pushkin.
Nhà phê bình Vũ Nho
Nhà phê bình Vũ Nho chia sẻ những cảm xúc đặc biệt của một cậu bé ở làng quê Bắc bộ trong lần đầu tiên được tiếp xúc với tác phẩm của A. S. Pushkin, đó là truyện ngắn “Người con gái viên đại úy”. Sau này được đọc nhiều bài thơ của Pushkin qua bản dịch của dịch giả Thúy Toàn, ông mới cảm nhận được phần nào tài năng kiệt xuất của một “mặt trời thi ca nước Nga”. Đó cũng chính là lý do tác phẩm của A. S. Pushkin chưa bao giờ vắng mặt trong chương trình sách giáo khoa văn học tại Việt Nam. Nhà phê bình Vũ Nho cho biết thêm, ông đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu truyện ngắn “Ông lão đánh cá và con cá vàng” được nhiều bạn đọc Việt Nam yêu thích và muốn chỉ rõ chi tiết chiếc máng lợn sứt trong bản dịch chỉ là một chiếc máng để người nông dân Nga dùng vào việc giặt giũ. Tên tác phẩm nguyên bản trong tiếng Nga được dịch chính xác là “Truyện cổ tích về người đánh cá và con cá nhỏ”, truyện này được A. S. Pushkin viết bằng thơ và không liên quan đến truyện cổ tích “Cá vàng” của Nga mà dựa vào một câu chuyện của Grimm.
Nhà giáo Vũ Thế Khôi
Nhà giáo Vũ Thế Khôi (một trong năm thành viên sáng lập Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây) giới thiệu cùng bạn đọc tập sách song ngữ Việt – Nga “Thơ A. S. Pushkin”. Tập sách tuyển chọn 93 bài thơ của Pushkin bằng tiếng Nga và 163 bản dịch của ba thế hệ dịch giả Việt Nam. Cuốn sách ra đời đúng vào dịp kỷ niệm 125 năm ngày sinh đại thi hào Nga, góp một phần vào việc lý giải sự ảnh hưởng sâu rộng của văn học Nga, đặc biệt là văn thơ A. S. Pushkin đến nền văn học Việt Nam trong suốt những năm qua.
Dịch giả Xuân Duy
Nhà thơ, dịch giả Xuân Duy bày tỏ: “Tôi đã đem cả tuổi trẻ và tình yêu của mình dành cho A. S. Pushkin”, liền sau đó ông đọc thuộc lòng từng đoạn trong trường ca “Người tù xứ Kapkaz” do nhà thơ Hoàng Trung Thông dịch từ bản tiếng Trung. Dịch giả Xuân Duy đánh giá rất cao tình yêu nước và tinh thần cách mạng của đại thi hào cũng như vẻ đẹp tâm hồn, tính cách đặc trưng Nga ở A. S. Pushkin.
 
Ông Nguyễn Đức Trường thể hiện ca khúc phổ thơ A. S. Pushkin
Ngoài những hồi ức, kỷ niệm về A. S. Pushkin qua lời kể của các cử tọa, những bài thơ, ca khúc phổ thơ Pushkin được nhiều người say sưa thể hiện bằng cả tiếng Nga và tiếng Việt đã khiến người tham dự tọa đàm thực sự xúc động. Trước cuộc tọa đàm được tổ chức tại Hội Nhà văn Việt Nam đã có cuộc thi đọc thơ A. S. Pushkin giữa các trường đại học, bên cạnh đó còn có những buổi trưng bày sách, báo, tạp chí viết về A. S. Pushkin tại Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua.
Những ấn phẩm về A. S. Pushkin tại Việt Nam
 Chép lại từ Vanvn.net

UỐNG RƯỢU VỚI BỐ VỢ


                      Đường Văn

BÀI THƠ

UỐNG RƯỢU VỚI  BỐ VỢ

VỚI LỜI BÌNH  ĐƯỜNG VĂN
------------
                        
                        UỐNG RƯỢU VỚI  BỐ VỢ

THÁI LƯƠNG
(1939 – 2014)
Bố vợ ngà ngà, giục con rể:
Đàn ông mà, ta uống đi anh!
Chẳng sợ vợ, cánh mình chỉ nể,
Họ có đây, ta không uống, đã đành!

  - Anh chưa say, anh sao từ chối?
Hay là anh sợ nó, phải không?
Với bà ấy, tôi không dám nói!
Với con tôi,
                tôi dạy:
                      -   Phải chiều chồng!


* LỜI BÌNH:  ĐƯỜNG VĂN

          Trong 4 bài thơ Việt mà tôi được biết, có nhan đề bằng từ cụm từ Uống rượu thì Uống rượu với Tản Đà (Trần Huyền Trân), Uống rượu với vợ (Nguyễn Duy), Uống rượu dưới trời (Nguyễn Hiếu) là 3 bài thơ trữ tình thuần khiết, giàu ngẫm ngợi. Qua chén men cay, cùng ly rượu nồng, đắng đót, các nhà thơ sẻ chia tâm tình với những số phận người, hoặc nổi tiếng tửu đồ thi sỹ - ẩm giả lưu kỳ danh hay người vợ hiền tấm mẳn, tao khang hoặc lũ bạn bè văn chương một lứa bên trời lận đận. Riêng Uống rượu với bố vợ (Thái Lương) rẽ sang mạch trữ tình - thế sự, nổi giọng hài vui, hấp dẫn người đọc theo cách riêng của mình, mặc dù trên thi đàn, nó không nổi tiếng bằng 3 bài trên.

Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014

Bắt đền, Hai anh cùng cơ quan, Con chim-mặt trời...



CHÙM THƠ THIẾU NHI của NGUYỄN HOÀNG SƠN

Bắt đền

Cơn mưa đang đến gần
Chị ra thu quần áo
Em chạy ríu cả chân
Chỉ lo mình mất phần!

Cái áo hoa vừa tầm
Chị tiện tay rút xuống
Em vùng vằng đã ghê
Bắt chị đền mới nghe!

Nhưng biết đền cách chi?
Chị tức dường muốn khóc!
Vắt trả áo lên dây
Đúng ý
               em cười ngay!
12/10/1986

Hai anh cùng cơ quan

Chó, mèo cùng cơ quan
Phân công thật rõ ràng:
Chó làm chân thường trực
Mèo là nhà tổ chức
Cùng bảo mật, trừ gian.

Thứ Ba, 20 tháng 5, 2014

Hồ Gươm trong ống kính của Vũ Nho

                                                                                         Hồ Gươm trong ống kính của Vũ Nho

Tôi là người..., Tờ giấy trắng tinh..., Bản tự khai...



Chùm thơ Raxun Gamzatov trong bản dịch Việt, Tày của Triệu Lam Châu


71. Я был из тех, кто камень добывал,
Чтобы чертогам светлым возноситься.
Но каменщик, который стены клал,
Построил не чертоги, а темницу.

71. Tôi là người khai thác đá
Đ xây dựng lâu đài tráng lệ
Những phiến đá này, bao người thợ  xây
Lại mang đi dựng thành gian ngục tối.

71. Hây lẻ gần pây kẻ au thin
Sle tẳng có bại rườn luông mjảc
Bại thin mỉn, lai gần chảng tẳng
T’iẻo thư pây hất bại rườn xăng.

72. Бумаги чистый лист так жаждет слов,
Перо в руке, и я писать готов.
Но вспомнил вдруг о ней, о ней, о ней…
Молчанье стало песнею моей.

72. Tờ giấy trắng tinh, khao khát ngôn từ
Quản bút trong tay, tôi sẵn sàng viết đấy
Nhưng bất chợt nhớ đến nàng, đến nàng, đến nàng ….
Im lặng này hoá bài ca riêng .
72. Piếng chỉa khao xinh, gò khấư gằm mai
Mảc slể chang mừng, hây xày slim mai nỏ
T’ọ rằm rựt chứ noọng slao đáo rỏ…
Ăm uặm cúa rà t’iẻo piến tèo sli…

73. Обманут я, но мне себя не жалко,
Обманутые песни — вот что жалко,        
Поверишь — плохо, и не веришь — плохо,
Будь проклята ты, лживая эпоха.

73. Tôi lừa đảo, nhưng không tiếc cho mình