Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2017

“Cô” Vương cưới vợ




“Cô” Vương cưới vợ
                       Đặng Xuân Xuyến

Vâng! Thì hẳn là “cô” Vương lấy vợ chứ làm sao có chuyện “cô” Vương lấy chồng! Tuổi “cô” tuy chưa nhiều, nhưng ở cái làng quê này, cỡ tuổi hăm mấy như “cô” mà chưa có nơi có chốn sẽ là nhiều lời đàm tiếu lắm. Vì thế, cụ Phúc lo dựng vợ gả chồng cho “cô” năm nay cũng phải.
Tuy “cô” không được cao ráo, mạnh mẽ như mấy cậu em nhưng bù lại “cô” rất khéo tay, chịu khó lam làm và đặc biệt “cô” là người rất tốt nết. Nếu không dấp phải tính khí đanh đá chua ngoa thì hẳn “cô” là người hiền thục nhất nhì làng xã. Kể cũng lạ, “cô” chẳng có gen di truyền về khoản “mồm năm miệng mười”, “cô” cũng chẳng tầm sư học đạo thế mà khiếu chửi nhau của “cô” lại hay đáo để, lại lừng danh thôn xóm. Làng trên xóm dưới, mọi người bảo nhau, trêu ai thì trêu, chọc ai thì chọc, nhưng chớ có động vào “cô” Vương mà khổ. “Cô” sẽ vén quần, nhảy tanh tách tanh tách rồi bắc ghế vênh mặt lên mà chửi. “Cô” chửi từ sáng đến trưa, từ trưa đến tối, từ tối đên đêm, chửi cho đến khi nào kẻ bị chửi phải tâm phục khẩu phục, phải mò đến tận nhà năn nỉ xin cô đừng chửi nữa thì cô mới thôi. “Cô” chửi có bài có bản, có lớp có lang, có vần có điệu chứ không vớ câu nào chửi câu đấy như mấy bà buôn gà bán vịt. Ca dao tục ngữ nhiều người đọc có khi còn sai, còn lẫn lộn, còn “râu ông nọ cắm cằm bà kia” chứ các bài chửi của “cô” Vương thì tuyệt không có một sai sót, tuyệt không lẫn lộn về câu từ, ý tứ. Thế mới tài! Thế mới xứng danh đệ nhất thiên hạ chửi của làng Đỗ Hạ!
Vương thích được gọi là cô, là chị. Vương khoái được mọi người mắng yêu câu: “Con đĩ Vương này xinh phết!”. Thích là thế nhưng Vương ghét cay ghét đắng kẻ nào lại thực tâm coi Vương là phụ nữ, là phận liễu yếu đào tơ, là thân gái chân yếu tay mềm. Tóm lại, Vương là đàn ông, là nam nhi chính hiệu, là chuẩn men đích thực nên Vương không chấp nhận ai đó cho rằng, nghĩ rằng Vương là phận nữ nhi! Ừ thì Vương thích gọi là cô, là chị. Ừ thì Vương thích nhảy dây, thích chơi ô ăn quan, thích chơi trò búp bê, thích buôn hàng, thích cãi lộn... Như thế thì đã sao? Những sở thích đó tuy có khác biệt với đặc trưng giới tính của giới nam nhưng cũng chẳng ảnh hưởng gì tới bản chất giới tính vốn có của Vương? Thật đấy! Vương vẫn là thằng đàn ông đích thực. Vương vẫn chưa bao giờ phải tụt quần ngồi xổm mà tiểu tiện. Vương cũng chưa bao giờ tùy tiện cho rằng mình không phải là thằng đàn ông nên vì thế đừng có ai vớ vẩn nghĩ Vương là đàn bà con gái. Vương ghét đấy. Vương chửi cho đấy. 

Vũ Quần Phương ra mắt tập thơ mới PHÍA NGOÀI KIA LÀ RỪNG

 Vũ Quần Phương ra mắt tập thơ mới PHÍA NGOÀI KIA LÀ RỪNG
Chiều thứ 5 ngày 30 tháng Ba, tại phòng bảo vệ luận án của trường Đại học Văn Hóa Hà Nội, Khoa Viết văn và Báo chí đã tổ chức gặp gỡ và trao đổi với nhà thơ Vũ Quần Phương, nhân tập thơ mới của ông vừa xuất bản. Đông đảo các nhà văn, nhà báo, bạn bè và người yêu thơ đến dự.
Vũ Nho được nhà thơ gọi điện chiều hôm trước và yêu cầu có vài lời phát biểu, vì có lẽ VN là người viết nhiều nhất về Vũ Quần Phương. Từ tiểu luận khái quát về thơ đến giới thiệu các tập thơ, bình một số bài thơ và cả giới  thiệu hai  tập Bình Thơ và Bóng mát dọc đường xa.
VN  ghi lại một số hình ảnh.

                             Nhà thơ kí tặng sách trước khi  bắt đầu

PGS TS Văn Giá, Chủ nhiệm khoa kiêm MC

 Khoa Viết Văn và Báo chí tặng hoa
 30 phút để nhà thơ nói về tập thơ mới

 Câu hỏi về tên tập thơ

 TS Chu Văn Sơn phát biểu
 Vũ Nho phát biểu

Thứ Năm, 30 tháng 3, 2017

Hà Nội quê tôi của Lê Mai với lời bình Nguyễn Ngọc Kiên





HÀ NỘI QUÊ TÔI

                      Lê Mai

Tôi là người lao động, thế thôi!
Nhưng quê tôi:
Hà Nội!
Nơi tôi có mẹ già, mảnh đông quê ngát hương đồng nội, thơm phố phường chật chội bon chen
Nơi tôi có người cha không quản phận nghèo hèn, gắng nuôi con không thua bè kém bạn.
Đất quê tôi không lũ cao nắng hạn
Chỉ chân trời trên nóc bếp cheo leo
Tuổi thơ tôi những năm tháng leo trèo
Bắt bọ ngựa,
dính ve,
trèo me,
ném sấu.
Lời rủ rê của lũ ve yêu dấu
Gọi hè về thúc nở những mùa chơi.
Cơm nguội vàng háo hức giục bàng rơi
Sông Hồng xoáy trong tôi dòng nước mát
Gió quê tôi đêm ngày vi vút nhắc:
Giếng Ngọc là của tôi
Giọt nước mắt tổ tông ngàn năm còn nhức nhối trong đời
Cho tôi hiểu vì sao người Hà Nội, huyền thoại rồi còn rời rợi yêu thương.
Văn Miếu là của tôi

Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017

Hai mươi câu trích của nhà triết học Đức Arthur Schopenhauer





HAI MƯƠI CÂU TRÍCH CỦA NHÀ TRIẾT HỌC ĐỨC
                                     Vũ Nho dịch từ tiếng Nga

Nhà triết học nổi tiếng người Đức thế kỷ XIX Arthur Schopenhauer được biết rộng rãi là kẻ yếm thế, một kẻ độc thân thâm căn cố đế và người yêu tự do. Ông  nghiêng về chủ nghĩa lãng mạn Đức, rất thích thần bí, đánh giá cao  các tác phẩm của Immanuel Kant, gọi chúng là "hiện tượng quan trọng nhất, mà  triết học trong  hai ngàn năm biết được", ông đánh giá cao những ý tưởng triết học của Phật giáo.
Arthur Schopenhauer gọi thế giới hiện có  là "điều tồi tệ  nhất của tất cả thế giới có thể,"  bởi thế mà ông  được mệnh danh là "nhà triết học của chủ nghĩa bi quan". Nhưng điều này không ngăn cản ông  khám phá bản chất con người trong mọi biểu hiện của nó, động lực và khát khao của nó một cách sâu sắc. Phong cách  tác phẩm của ông được coi như là cách ngôn - nhiều  câu  trích của ông  xứng đáng để học thuộc lòng:

• Trong cô đơn, mỗi người đều nhìn thấy trong mình những gì anh ta có trong thực tế.
• Chúng ta hiếm khi suy nghĩ về những gì chúng ta có, nhưng luôn luôn lo lắng về những gì chúng ta  không có.
• Mỗi  người thấu suốt  ở người khác chỉ những gì     ở chính mình.
• Sự độc lập của kết luận - một đặc quyền của số ít:  những người còn lại được dẫn dắt bởi  quyền uy  và tấm gương.
• Tính cách thật của một người  thể hiện chính ở trong những chuyện lặt vặt, khi  anh ta ngừng theo dõi  bản thân mình.
• Giữa thiên tài và kẻ điên rồ  có chung một điểm rằng cả hai đang sống trong một thế giới hoàn toàn khác biệt so với tất cả những người  còn lại.
• Đối với mỗi người, vật gần gũi là -  tấm gương, từ đó  anh  ta nhìn thấy lỗi lầm của chính mình; nhưng anh ta lại hành động chẳng khác nào con chó sủa vào gương khi  tưởng rằng nhìn thấy trong đó không phải nó mà là con chó khác.
• Sức khỏe có thể cân lại mọi phúc lợi còn lại của cuộc đời, tới mức gã ăn xin khỏe mạnh hạnh phúc hơn nhà Vua ốm yếu.

NGÀI LÀ AI?





                                                Nhà văn Vũ Công Hoan
NGÀI LÀ AI?

                                                                                      Vương Mông
                                                                                 Vũ Công Hoan dịch

          Một người bạn có tên tuổi của Lão Vương, cứ kéo bằng được Lão Vương đi dự một cuộc họp mặt những nhà nổi tiếng. Trong nhà họp, trông thấy nhiều danh nhân có tiếng tăm của giới chính trị, giới buôn bán, giới văn học nghệ thuật và giới nghệ sĩ biểu diễn. Lão Vương vừa hưng phấn vừa thất vọng. Hưng phấn là những ngôi sao có tên tuổi trước kia thường thấy trên màn hình, lại gần ngay trước mặt. Thất vọng là trước kia nhìn thấy họ trên vô tuyến truyền hình thường cảm thấy choáng váng, còn bây giờ đến gần lại cảm thấy chẳng có gì khác. Những ngôi sao nổi tiếng người nào cũng có một cái mồm, hai cái tai, không khác mấy bản thân lão.

          Các ngôi sao nổi tiếng hầu như đều quen nhau, họ cười với nhau, ôm nhau, ông ghé sát vào tai bà thì thầm, bà vui vẻ nói cười với ông…
          Chỉ có Lão Vương không ai quen biết. Lão tìm cho mình một  góc tốt nhất để nhìn bọn họ một cách ung dung khách quan. Thậm chí lão còn nghĩ đến câu thơ của Khuất Nguyên: Tất cả đều say một mình ta tỉnh. Qua ba mươi phút, quan sát đám đông ngôi sao nổi tiếng, Lão Vương đột nhiên phát hiện bọn họ cũng nhìn lão: Lão là ai? Lão tự đến đây? Lão là kẻ rúng rính tiền của? Là ông chủ lớn? Là bậc Đại gia?  Đại sư? Đại quan? Đại ca? Đảng bí mật? Kẻ hét ra lửa? Viên trinh thám? Hay tên sống vật vờ kiếm ăn?

Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017

Bàn tròn về chùm thơ Hồng Thanh Quang



Bàn tròn về chùm thơ Hồng Thanh Quang

Tôi nhận được các bài viết của nhà thơ Nguyễn Khôi, TS Nguyễn Ngọc Kiên và nhà biên khảo Lại Quảng Nam xung quanh chùm thơ của Hồng Thanh Quang trên Tinh Hoa, ấn phẩm của báo Đại Đoàn Kết. Tôi hiểu rằng các tác giả không có hiềm khích gì, mà lên tiếng chỉ vì THƠ. Song, anh Hồng Thanh Quang làm thơ cũng vì THƠ chứ. Tôn trọng ý kiến của những người yêu THƠ, chúng tôi đưa các bài viết này. Trộm nghĩ, giá cùng nội dung như vậy, nhưng tông giọng thấp đi một chút thì thật... tuyệt vời. Nhưng các mũi tên đã ra khỏi nỏ rồi...đã có trên các trang mạng rồi...  Xin mời bạn yêu thơ cùng xem bàn tròn tôi tự xếp. Chủ trang vunhonb.



ĐỌC THƠ HỒNG THANH QUANG - Nguyễn Khôi

Lời thưa: Xưa nay , Người có lòng tự trọng : không ai lại dùng Báo của mình (làm Chủ) để in Thơ văn của mình (tự quảng bá)... Ở ta hiện nay có lẽ chỉ có Hồng Thanh Quang- đương kim Tổng biên tập báo "Đại Đoàn Kết/ Tinh hoa" là dám làm như vậy ? báo Tinh Hoa số 48, ngày 23/3-10/4/2017 đã đăng 4 bài thơ của Hồng Thanh Quang như sau :

ĐỒNG VĂN

  Muốn hôn vẹt đá tai mèo
Tuổi thơ vất vả đói nghèo vắng anh...
  Muốn tìm tới những đêm xanh
Gieo duyên đắm gió ở quanh lối mòn

  Gặp em, muốn gọi là con,
Để vòng tay siết chỉ còn nâng niu...
  Chắc là muộn quá tìm yêu,
Thôi đành nắng quái chẳng thiêu đốt tình...
                  
PHỐ NÚI

Phố núi qua cầu em sớm mai,
Có nghe thung vắng thở hơi dài...
Em đi bước bước lưng chừng gió,
Để đúng tôi thành như vẫn sai...
                  
TỪ CHỐI KHAU VAI  (trích)

...Tạ ơn những người trước
Từng bắt mình quắt quay...
Giọt rượu thời quá vãng
Giúp mình không hãi say...

                   
ĐÊM ĐỒNG VĂN

Phố cổ Đồng Văn giăng tuyết trắng,
Em mang lạnh giá bớt về xuôi...
Tôi ngồi như đá rồi tôi đá
Nỗi buồn lên bám mảnh trăng trôi...
         HỒNG THANH QUANG
                  

-----------

Nguyễn Khôi sau khi mua Báo xem  & đọc Thơ, xin có đôi vần cảm tác để chia sẻ cùng Tác giả & các Bạn Thơ :

       Sợ không có độc giả
       Báo mình in Thơ mình ?
       - Đồng Văn...tim hóa đá
       tự đá vào Trời xanh...
              
Hà Nội 25-3-2017
Nguyễn Khôi


NHÂN ĐỌC BÀI “ĐỌC THƠ
HỒNG THANH QUANG”
 CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN KHÔI
 Nguyễn Ngọc Kiên
Khi đọc bài của Nguyễn Khôi “Đọc thơ Hồng Thanh Quang” viết về chuyện Hồng Thanh Quang in cái gọi là thơ trên tờ TINH HOA (phụ san báo Đại Đoàn Kết của MTTQ Việt Nam), chúng tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của Nguyễn Khôi, nhưng xin nhà thơ nên cảm thông với Hồng Thanh Quang vì theo chúng tôi biết, người đầu tiên “phát minh” ra việc làm này là ông Hữu Ước – người trước kia vừa là thủ trưởng vừa là thầy thơ của ông Hồng Thanh Quang. Bốn câu thơ nhà mà Nguyễn Khôi muốn chia sẻ với Hồng Thanh Quang, nguyên văn như sau:

Thứ Hai, 27 tháng 3, 2017

Ngày tảo mộ trên quê hương



VIDEO NHẠC “NGÀY TẢO MỘ TRÊN QUÊ HƯƠNG”

(Lại sắp đến ngày tảo mộ thiêng liêng mùng 3 tháng 3 âm lịch rồi, bạn bè ơi!
Tôi xin đăng lại video này lên đây để bạn bè gần xa cùng nhớ về tổ tiên nhé)

LỜI TÂM SỰ CỦA TÁC GIẢ TRIỆU LAM CHÂU:
Đối với các dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam, đặc biệt là hai dân tộc Tày, Nùng – thì NGÀY MÙNG BA THÁNG BA ÂM LỊCH hàng năm, là một ngày lễ hết sức trọng đại và thiêng liêng. Đó là ngày Tảo mộ tổ tông, ông bà, cha mẹ… của cả dòng họ và của mỗi gia đình.
Vào ngày ấy trên các ngả đường núi, dân chúng các dòng họ rủ nhau nao nức cùng đi tảo mộ, làm xao động cả núi ngàn. Hồi trước còn được phép đốt pháo, thì trong ngày tảo mộ ấy, tiếng pháo cứ nổ giòn râm ran, quyện với khói hương nghi ngút… Và mỗi người như thể được gặp lại hồn tổ tiên từ Mường Trời bay về gặp cháu, con, chút, chít…Thật là cảm động vô vàn…


Được đi tảo mộ trên núi cao cùng họ hàng, là một diễm phúc thiêng liêng về mặt tinh thần.
Mùa tảo mộ năm nay Triệu Lam Châu tôi lại bận công việc chung ở Tuy Hoà, Phú Yên xa xôi – không thể về cố hương Cao Bằng tham gia tảo mộ cùng họ hàng ở Khuổi Phước – Khau Mi-à – P’ò D’eng – Khau Lỷ - Đông Kho… nữa rồi.
Lòng hụt hẫng vô cùng ở nơi quê người đất khách xa vời, tôi lại nhớ một kỷ niệm cũ máu thịt của đời mình:
Đầu tháng mười Âm lịch năm 1996, tôi từ Phú Yên về quê Cao Bằng chịu tang mé (mẹ). Sau khi mai táng mé, theo phong tục quê nhà, chiều nào tôi cũng lên Khuổi Phước, Khau Mi-à thắp hương thắp đèn ở nhà mồ. Mộ mé nằm trên núi cao, cách nhà ngót bốn cây số đường rừng. Tôi cứ nghẹn ngào ngồi bên mộ mãi… Và khi trăng lên, tôi mới lủi thủi một mình trở về nhà ở bản Nà Pẳng theo đường Lăng Đông Bó Toòng, Roỏng Hẩu…

Chủ Nhật, 26 tháng 3, 2017

TÌNH YÊU – VẺ THANH TÂN, HUYỀN DIỆU



"Buổi sáng" của Lê Thị Kim với lời bình Trần Trung

BUỔI SÁNG

Lê Thị Kim

Buổi sáng như khuôn mặt trinh nữ sau làn sương

Mờ tỏ che nét cong nét thẳng

Trong suốt hơn

Tinh khiết hơn

Gọi chân em bước ra đường.

Buổi sáng tinh khôi như giọt nước mắt người con gái đang yêu

Đóa tình bung nụ trên những mầm cây búp chồi mới nhú

Buổi sáng kiêu kì bước vào lòng ta

bằng tiếng chim hót



Tiếng huýt sáo đột ngột

Không có khuôn mặt nào đẹp, dịu dàng

bằng khuôn mặt tình yêu



Buổi sáng cười vỡ tim

Khi ta tìm gặp nhau

(1990)




TÌNH YÊU – VẺ THANH TÂN, HUYỀN DIỆU

Trần Trung

Lấy cảm hứng từ buổi sáng thanh tân – buổi lê minh trinh nữ của đất trời, Lê Thị Kim đột khởi trong câu thơ đầu của bài “Buổi sáng” với một hình ảnh so sánh trực tiếp. Trong con mắt thơ của nữ sỹ, có một “Buổi sáng” thật đáng yêu và cũng quyến rũ đến lạ lùng. Ấy là khi nhà thơ bất chợt và ngỡ ngàng đối diện với khuôn mặt thiếu nữ thanh khiết và cũng diệu huyền tựa “làn sương sớm” của đất trời hé lộ. Kim có cách cảm nhận đất trời và con người thật ý nhị, thật tình tứ: “Buổi sáng như khuôn mặt trinh nữ sau làn sương”.

Thứ Bảy, 25 tháng 3, 2017

NHỮNG NGƯỜI THỢ LÒ TRONG QUẦNG SÁNG





                                               Vũ Nho đang đọc tham luận tại Mạo Khê

NHỮNG NGƯỜI THỢ LÒ TRONG QUẦNG SÁNG
             Đọc Ánh đèn lò của Vũ Thảo Ngọc, nhà xuất bản Lao Động, 2016
                                      Vũ Nho
Vùng than có một đội ngũ viết văn hùng hậu kể từ khi nhà văn Võ Huy Tâm khai sinh tác phẩm “Vùng mỏ” đến nay. Trong những tên tuổi quen biết với bạn đọc cả nước, Vũ Thảo Ngọc là một cái tên khác đặc biệt. Đặc biệt vì chị trưởng thành từ một người thợ. Hơn thế nữa, đặc biệt vì sức viết của chị. Xuất hiện năm 1997 với tập truyện ngắn “Đêm chuyển mùa”, đến năm 2016, chị đã có 18 đầu sách trình làng. Một điều đặc biệt nữa là cây bút nữ này rất “đa năng”. Truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, bút kí, nghiên cứu phê bình, chị đều đã thứ sức. Mặc dù, sở trường của chị là truyện ngắn và tiểu thuyết. Riêng về lĩnh vực tiểu thuyết, đây là tập sách thứ 5 của tác giả.
          Về những người công nhân mỏ đã có nhiều nhà văn của vùng mỏ viết thành công. Nhưng viết về thợ lò, những người “làm việc âm phủ, ăn cơm dương gian”  bằng một tiểu thuyết dày dặn thì có lẽ Vũ Thảo Ngọc là nhà văn đầu tiên. Đúng như lời giới thiệu của anh Đoàn Kiển, người tự nhận là “đồng nghiệp của gã thợ lò Đào Văn Đáo và Giám đốc mỏ Làng Bang Vũ Quốc Nam” : “Đã có truyện ngắn, truyện dài viết về thợ lò nhưng chưa có chuyện nào chạm sâu đến công việc chuyên môn dưới lòng đất cùng với đời sống của một gia đình và cộng đồng thợ lò ở phố thợ như “Ánh đèn lò” của nữ nhà văn thợ mỏ Vũ Thảo Ngọc” (Ánh đèn lò lấp lánh như những vì sao).
          Có lẽ không ai là không biết đến bài hát nổi tiếng về thợ lò qua giọng ca có một không hai của ca sĩ Trần Khánh: “Tôi là người thợ lò. Sinh ra trên đất mỏ…”. Nhưng nữ nhà văn không chọn  nhân vật thợ lò  trung tâm là con trai của một người thợ mỏ. Chị lại chọn Đào Văn Đáo, một chàng trai nông thôn ở làng Trong thuộc tỉnh Đông. Cái cậu trai nhà quê  hiếu động, mạnh bạo” nghịch ngợm, gan lì với các trò cuốc chuột, quấn trăn làm xiếc với gánh xiếc rong, lúc nào cũng đói… Nhân vật sau này trở thành anh hùng, nhưng có một lí lịch rất bình thường, thậm chí dưới bình thường.

Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2017

6 bài HAIKU Đức do TS Nguyễn Văn Hoa dịch




Chùm thơ Hai ku

 Bài 1

Của

Sigrid Baurmann

Mất điện 

Trong ngôi nhà hàng xóm

Ai đó chơi piano

Stromausfall.
In der Wohnung des Nachbarn
spielt jemand Klavier.

Sigrid Baurmann




 Bài 2

Của

Hubertus Thum

Gío lặng

Lá vàng rơi vào

Bầu trời đêm



Windstille.
Vom Ruderblatt tropft
der Abendhimmel.

Hubertus Thum


Thứ Năm, 23 tháng 3, 2017

Nhân đọc thơ nịnh vợ của Nguyễn Khôi


Nhân đọc thơ nịnh vợ của Nguyễn Khôi
                                                
                                                          Nguyễn Đăng Khôi

Ngày hôm nọ tôi nhận được thư của anh Nguyễn Khôi về Hạ Lũng, một làng hoa sắp mất.  Qua thư này anh chia xẻ hai bài thơ nịnh vợ của anh ấy với bạn bè.  Thành thực mà nói, tôi thấy hai bài thơ này cũng bình thường thôi, không gây cho tôi nhiều ấn tượng đáng chú ý.  Nhưng ta hãy dẹp chuyện bình thơ sang một bên nhé vì như anh Nguyễn Khôi đã thấy và có kinh nghiệm gần đây, việc bình thơ thường đưa đến nhiều chuyện cãi vã bá vơ không đâu vào đâu nhức cả đầu.  Trở lại việc anh Nguyễn Khôi làm thơ nịnh vợ, tôi có vài nhận xét như sau.  Thứ nhất đây là một việc làm rất đáng khen.  Hành động này chứng tỏ anh Nguyễn Khôi là người rất tân tiến, ga lăng, biết nịnh đầm.   Quý anh chị và các bạn thử ngẫm lại mà xem, trong đám anh em chúng mình có mấy ai đã làm thơ nịnh vợ?  Khi còn trong giai đoạn cua bồ thì có thể ta còn chịu khó làm thợ thơ mà rặn ra vài câu nịnh nọt để chứng tỏ ta đây cũng tình tứ lãng mạn một bầu thơ phú.  Nhưng một khi ván đã đóng thuyền rồi thì thôi chứ, sức người có hạn chả lẽ ta cứ đóng vai thợ thơ hoài?  Đâu phải ai cũng đầy một bầu thơ như anh Tâm Hàn, có phải thế không nào.  Nhưng nói cho cùng dường như anh Tâm Hàn cũng chỉ làm thơ nịnh những ai đâu đâu thôi chứ chả bao giờ anh ấy làm thơ nịnh vợ cả.  Thế có chết không.  Nếu tôi nói sai thì xin anh Hàn cải chính dùm ... hi hi.  Tôi xin nói thêm cho rõ.  Câu "chả bao giờ làm thơ nịnh vợ cả"  phải được hiểu là "chả bao giờ làm thơ nịnh vợ gì cả" chứ tôi hoàn toàn không có ngụ ý chuyện vợ cả với vợ lẽ ở đây đâu nhá.  Xin quý anh chị và các bạn chớ cố tình hiểu nhầm.  Thành thử so với anh em chúng mình anh Nguyễn Khôi có hai bài thơ nịnh vợ thì đấy là một điều rất đáng khen, không phải ai cũng làm được.  Đáng khen nhưng cũng hơi  ... đáng chê, vì đã ga lăng thì ta ga lăng cho trót luôn, ta nịnh vợ mỗi ngày chứ cớ sao anh ấy chỉ có vỏn vẹn hai bài thơ nịnh vợ thôi.  Không những thế anh Nguyễn Khôi lại ... hơ hơ ... hơi bủn xỉn trong việc ga lăng của anh ấy.  Làm xong được bài đầu, hơn bốn muơi năm sau anh ấy mới có bài thứ hai!  Thế có chết không!  So với thi sĩ Tú Xuơng tôi thấy anh Nguyễn Khôi chưa tân tiến, ga lăng bằng.  Vì tuy thi sĩ Tú Xuơng mới 37 tuổi đã mất nhưng trong khoảng thời gian này ông đã nhiều lần nhắc tới vợ trong thơ của tác giả.  Giọng điệu có vẻ bỡn cợt, tự mỉa mai mình, nhưng đằng sau câu thơ khôi hài, trào phúng là một sự tri ân thuơng sót vô bờ cho người vợ đảm đang đã lấy nhầm một anh chồng chẳng làm nên công cán gì.  Để làm sáng tỏ điều tôi vừa nói, tôi xin mời quý anh chị và các bạn đọc bài tiểu luận Mối Tình Tú Xương của Cô Tư Sài Gòn dưới đây.  Mấy ảnh minh họa và vài lời chú thích trong bài viết của Cô Tư Sài Gòn là do tôi thêm thắt vào cho bài viết thêm mắm muối:

(nguồn: https://vietbao.com/a262385/moi-tinh-tu-xuong)

Đẹp nhất trong thơ Tú Xương là gì? Hãy thử suy nghĩ về điều này… Đó là một hình ảnh rất nữ quyền, rất thơ mộng… khi một cụ Tú của thế kỷ thứ 19 làm thơ tặng vợ. Hãy hình dung, đó là một thời quý bà phải ngồi dưới bếp, trong khi quý ông ngồi ngâm thơ và uống rượu khề khà với nhau. Chỉ có cụ Tú Xương mới tôn vinh hình ảnh vợ tới mức độ phải làm văn tế sống vợ… Trang trọng tới thế là cùng.

Thứ Tư, 22 tháng 3, 2017

CHÙM MƯA XUÂN





CHÙM MƯA XUÂN
 TRẦN TRUNG

1/XUÂN
Tết đến cận kề như hơi thở
Nghe xốn xao trời đất giao hòa
Nghe mưa giăng tơ-Tình ấm lại.
Xuân mơ hồ...
Môi bén Rượu-Hoa.

2/NHỚ NGUYỄN BÍNH
Xuân này lại vẫn tha hương
Nhớ cô em gái môi hường...
Thuở xa.
Giầu cau xanh đến thiết tha
Cảnh xưa
Người ấy
Thế mà...
Vẫn thương!

3/ĐA-TÌNH
Rượu nâng...
Chợt chạm mưa xuân
Rưng rưng lá cũng tần ngần
Giọt mai
Đất trời nối nụ hôn dài
Ngẩn ngơ
Say...
Nhớ môi Ai
Bây giờ !?


4/TÌNH GẦN-THƯƠNG XA
Đầu xuân
Lại rượu
Tìm Ai?

Thứ Ba, 21 tháng 3, 2017

Nhà thơ và chuyện ‘gái gú’




Nhà thơ
và chuyện ‘gái gú’
*
Nhà thơ Đỗ Hoàng vừa về thì ông đến. Không bấm chuông, ông cứ đứng trước cửa toáng lên réo: - Hoàng ơi! Hoàng!... Sao không có ai ra mở cửa thế này. Cái thằng này! Hoàng ơi! Hoàng...
Đứng trên ban công tầng 2, tôi vội với xuống: - Chú ơi! Anh Đỗ Hoàng vừa về. Anh ấy nhắn lại nếu rảnh thì chú qua nhà anh ấy chơi.
Ông gắt giọng: - Cậu xuống đây gặp tôi đi. Đứng trên đấy mà trả lời người lớn thì mất lịch sự quá.
Cửa vừa mở, chưa kịp nói câu xin lỗi, ông đã hất hàm hỏi: - Này! Thế cậu với Đỗ Hoàng có quan hệ với nhau kiểu gì thế?
Tôi cười: - Cháu quen biết anh ấy từ thời học Đại học.
Ông nhìn tôi, vẻ nghi hoặc, dài giọng: - Cậu cũng học Đại học?
Tôi cố nhịn cười, trả lời: - Vâng! Cháu cũng trầy trật 4 năm mới xong Đại học đấy ạ.
Ông nheo mắt, hất hàm: - Thế có biết làm thơ không?
Tôi thật thà: - Dạ! Cháu cũng chỉ mượn thơ để giãi bày tâm sự của mình thôi. Mà... Chú là nhà thơ Trần Lý?
Ông nghiêm nghị: - Trần Đình Lý! Tiến sĩ, nhà thơ Trần Đình Lý. Cậu réo tên tôi kiểu đấy rất thô thiển và mất lịch sự. Thế cậu cũng có thơ đăng ở trang của Đỗ Hoàng phụ trách à? Mà sao cậu không mời tôi vào nhà ngồi nói chuyện, cứ để tôi đứng ngoài đường thế này thì tệ quá.
Tôi gãi đầu, thành thật: - Cháu tưởng chú vội, với lại, chú cháu mình chưa biết nhau nên cháu ngại. Giờ chú nói vậy, cháu mời chú lên tầng 3, chú cháu mình ngồi uống trà, hàn huyên đôi ba câu chuyện.
Vừa ngồi xuống ghế, ông vỗ vai tôi: - Này, bỏ xưng hô chú cháu đi, nghe xa cách lắm. Anh em cho tình cảm.

Thứ Hai, 20 tháng 3, 2017

MÙA LỄ HỘI HOA ANH ĐÀO NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM





                                   Tác giả Triệu Lam Châu (bìa phải)
Triệu Lam Châu
MÙA LỄ HỘI HOA ANH ĐÀO NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM

Theo Đài truyền hình Việt Nam đêm 15/3/2017 - mấy ngày nay Lễ hội Hoa anh đào Nhật Bản đang được tổ chức long trọng và rầm rộ ở Hà Nội – Hải Phòng và Quảng Ninh. Dân chúng nô nức đi trẩy hội và thưởng hoa anh đào,  một nét đẹp mới đậm đà sự giao thoa văn hoá Việt – Nhật.
Nhân dịp này, xin trân trọng  mời bạn bè gần xa cùng nghe bài hát:

ANH – SAKURA VÀ EM (NHẬT BẢN)
http://youtu.be/Gt9H4oRTsJo   (Video Anh – Sakura và em )

Lời tâm sự của Triệu Lam Châu:
Lần đầu tiên thấy bài thơ Anh – Sakura và em của Nguyễn Tuyết Mai xuất hiện trên Trang mạng văn học Con gái Người ven sông, ngày 2/4/2014 – tôi xúc động thực sự, bởi chất thơ bồng bềnh, huyền ảo của vầng hoa anh đào (Sakura) lồng lộng long lanh bao trùm khắp đó đây của đất nước Nhật Bản xa xôi.
Và tôi đã phổ nhạc cho bài thơ ấy vào  lúc 1 giờ 53’ sáng ngày 7/4/2014.
Sau một năm bài hát được dàn dựng ghi âm. Và bây giờ lòng  tôi vẫn lâng lâng cảm xúc tươi tắn như ngày nào. Cùng với nét nhạc và giọng hát long lanh, bồng bềnh của ca sĩ Minh Khương – Vầng Sakura thần tiên ấy vẫn đến với tôi trong giấc mơ say đắm đêm đêm…
Tuy Hoà, chiều 29/6/2015
Triệu Lam Châu
Đường trời:  trieulamchau@gmail.com

Trân trọng mời Quý vị và bạn bè cùng nghe bài hát theo các đường dẫn sau đây:
http://youtu.be/Gt9H4oRTsJo   (Video Anh – Sakura và em )

https://www.youtube.com/watch?v=Gt9H4oRTsJo   (Video Anh – Sakura và em )