Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

Thành tích chính trị



                                             



 THÀNH TÍCH CHÍNH TRỊ

                                                                                                    Hầu Phát Sơn
                                                                                               Vũ Công Hoan dịch

          Chốn rừng thiêng nước độc con người dễ hư đốn.Đúng thế, xã Thạch Miếu đia thế hẻo lánh, trật tự trị an xã hội vô cùng hốn loạn. Chuyện đánh nhau cãi nhau, trộm cắp cở bạc xảy ra thường xuyên như cơm bữa. Năm ấy Trương Tam được điều dến xã này làm đồn trưởng công an.
         
          Trương Tam là người tốt, anh hạ quyết tâm phải lập thành tích, để không phụ lòng mong mỏi của dân chúng và trọng trách của lãnh đạo trao cho. Trươmg Tam yêu nghề cần mẫn với công việc, luôn đi đầu, nêu gương sáng, không kể ngày nghỉ ngày lễ, dù trời nóng trời trời rét, khoác trăng đội sao, vượt đèo leo dốc, tìm manh mối, chứng cứ cho vụ án, lùng bắt trộm cướp, truy đuổi tội phạm… Trong thời gian mười tháng, toàn xã xảy ra tám mươi vụ các loại, đồn công an đã phá được sáu mươi lăm vụ . Tỉ lệ phá án đột phá tám mươi lăm phần trăm, hoàn toàn chưa từng có trong lịch sử của đồn công an xã Thạch Miếu. Đương nhiên đằng sau tỉ lệ phá án này là những câu truyện cảm động cuốn hút lòng người.

          Một hôm, hai con buôn bày hàng bán trên phố  tranh chiếm địa bàn  đã  đánh nhau. Đúng lúc Trương Tam đi tuần qua đây, Trong tình huống khuyên can không xong, anh đã lao vào, rút coòng tay ra  khống chế hai kẻ gây sự, một trong hai tên đã lấy gạch đập vào đầu Trương Tam, anh bị chảy máu lêng láng ngã gục tại chỗ, phải vào bệnh viện điều trị nửa tháng, không chờ tháo gỡ dây khâu vết thương, anh lại về đồn làm việc.
         
          Có một đêm đông, gió bắc gào thét, tuyết bay lả tả,, nhà một nông dân bị mất cắp trâu. Sau khi được báo vụ án, anh tức tốc cùng một đồng chí trực ban trong đồn  dùng đèn pin bước thấp bước cao chạy đến tận nơi (đường rừng dốc đứng, tuyết đọng rất dày, không lái được xe), do con trâu cày đã bị dắt mất ba bốn tiếng đồng hồ,, sau khi tìm hiểu sơ bộ, hai anh em chia ra mấy ngả đội mưa tuyết  truy tìm. Trương Tam chọn lối đi thông sang trái núi phía sau. Mưa tuyết mối lúc một to, đường càng đi càng dốc, đêm mỗi lúc một khuya…Mãi đến tờ mờ sáng, cuối cùng Trương Tam đã thở hổn hà hổn hển đuổi được kẻ dắt trộm trâu.Anh quát một tiếng rõ to, lao đến như mũi tên, song đã bị đâm một nhát dao vào bụng… Về sau được bệnh viện hết lòng  cứu chữa mới thoát khỏi nguy hiểm trở lại bình an…
           
          Đương nhiên, Trương Tam được nêu tên trên báo chí. Trên vô tuyến truyền hình cũng có hình ảnh của Trương Tam. Trên đài phát thanh có tiếng nói của Trương Tam. Cuối năm nay Trương Tam được đề bạt làm phó cục trưởng cục công an huyện bởi thành tích nổi bật.Trưởng đồn công an nhiệm kỳ trước của xã Thạch Miếu chính vì thành tích hiển hách được đề bạt làm chính uỷ cục công an thành phố. Người của chính giới ai cũng nói,xã Thạch Miếu là một vùng đất phong thuỷ quí giá,luôn luôn xuất hiện quan to.

Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013

ĐƯỜNG TRÈM



               Đường Văn ( ảnh VN)


ĐƯỜNG TRÈM
(Tản văn)
ĐƯỜNG VĂN
Giếng Thụy Phương vừa trong vừa mát,
Đường làng Trèm lắm cát, dễ đi!

          Tôi chắc đây là một trong những môtip khá phổ biến của ca dao cổ truyền Việt Nam về quê hương, đất nước. Cấu trúc thơ dân gian kiểu: Giếng X vừa trong vừa mát/ Đường X lắm cát, dễ đi! có thể thay X bằng địa danh bất cứ làng quê Việt nào từ Bắc chí Nam, đều không sợ sai, nhưng cũng không hoàn toàn chuẩn, chỉnh. Như làng Trèm quê tôi chẳng hạn. Câu đầu, tạm coi là được; nhưng lại chưa tả rõ nét riêng, đặc sắc riêng của giếng làng Trèm so với giếng các làng khác như thế nào? Còn câu thứ hai thì sai một nửa! Bởi đường làng tôi xưa nay chưa bao giờ lắm cát, chưa bao giờ là đường cát, mặc dù bây giờ cũng đã rất… dễ đi! Nhưng nếu ai đó, kể cả dân Trèm, mỗi lần đọc và thưởng thức 2 câu ca dao ngợi ca quê hương ấy, đều lâng lâng, dễ chịu, ngọt tai, mà hầu như chẳng thấy gì gợn, cộm, chưa ổn?! Có lẽ đó là xuất phát từ tấm tình yêu quê làng 1 cách tự nhiên trong mỗi người Việt chăng? Hay là tâm lý thích khen, tự khen của hầu hết mọi người chúng ta?
          Đường làng Trèm hiện nay so với 50 – 60 năm trước quả là một trời một vực. Ngày tôi học tiểu học, cuối những năm 50, đầu 60 thế kỷ trước, không kể đường xóm, đường làng mà ngay cả đường quốc lộ, đường cái quan chạy qua địa phận làng tôi (từ nội thành Hà Nội, từ cột Đồng hồ, Yên Phụ  qua Nghi Tàm, Nhật Tân, Xù, Gạ rồi Vẽ, Trèm, ngược lên Kẻ, Giày, Phùng, tỉnh Đoài; nay gọi là đường An Dương Vương) cũng chỉ là những con đường hẹp, lổn nhổn đá răm xám xịt. Mỗi ngày cuốc bộ 2 lần từ nhà tới trường Đông Ngạc, làng dưới không chỉ mỏi mà còn rát cả bàn chân. Đoạn đường 69, xưa gọi là đường Cái Dinh, nối từ dốc Ô Tô, đường đê sông Hồng, xuyên giữa hai cánh đồng Trèm, Vẽ, vào Cổ Nhuế (Noi) thông ra tới Cầu Giấy cũng vậy.
          Trục đường chính của làng, cả rãnh, rộng khoảng 2, 5m. Phần lát gạch đỏ già, nhẵn thín khoảng 1, 2m nối từ Dốc Đá tới cổng xóm Đông Chi. Từ đó ra tới cổng Chùa là đường đất. Những con đường xếp gạch nghiêng khác nhỏ hơn (chỉ khoảng 80 – 90cm, như các đường thôn Đông Sen, Đại Đồng ngày nay), nhiều đoạn vòng vèo, đi xe đạp rất sợ va vào người khác hay trẻ con bất thình lình nhô ra chỗ ngoặt. Gạch lát đường này chủ yếu là số gạch nộp cheo của các chàng rể ngoài làng. Nghe ông, bố tôi kể thì biết vậy, chứ bản thân chưa được mục sở thị một lần chuyện này! Còn lại, các đường xóm, ngõ đều rất nhỏ hẹp, hoàn toàn là đường đất, hai bên um tùm những bụi tre kẽo kẹt vặn mình vào những đêm hè, đêm thu trở gió nghe như tiếng ma đưa võng ru con. Trẻ em dưới 15 tuổi, cứ đêm xuống, rất sợ đi qua đoạn đường nhà cụ Cửu Thuần, cụ Lý Quát, cụ Tâm Bông, qua điếm đại Ngõ Đồng vì nhiều ma lắm! Một bên, tường xám, nhọn hoắt mảnh chai cao nghệu, bên kia, bụi tre gà gật, tối um um. Cây đại cổ thụ thân, cành lừng lững, nghều ngào như lão quái hay dọa trẻ con đang vẫy tai chờ. Vắng ngơ vắng ngắt. Rảo chân cho mau qua. Tiếng ống quần chạm nhau loạt xoạt, tiếng chó sủa bất thần rộ lên. Nhiều bận sợ đến rúm người, chỉ chực chạy mà sao chân cứ ríu lại! Lẩy bà lẩy bẩy, hay lây và thực buồn cười cái bệnh sợ ma hồi thơ dại. Nhưng vào những đêm trăng sáng, lũ trẻ con chúng tôi vẫn rất thích chơi nhiều trò quê trên đường làng: chồng nụ, chồng hoa, ngựa bình khấu, bình toong, trốn tìm, đuổi bắt, bắn nhau (trận giả)…Tiếng chân trẻ chạy rình rịch, tiếng chíu, bụp, giả tiếng súng, lựu đạn, tiếng cười nô, vang cả một đoạn đường. Có khi mải chớn mắt, đâm sầm vào cả người lớn. Thế mà vừa nghe câu mắng chưa dứt đã chạy vút đi rồi! Bao nhiêu năm làng chưa có lưới điện về. Đêm buông. Cả làng chìm trong màu đen âm u, ngầm ngập. Những con đường làng mờ mờ, hun hút. Ai có việc cần đi sang xóm khác, làng khác cũng ngại. Nhiều lần cầm theo ngọn đèn hoa kỳ khêu to cũng chỉ rọi ánh sáng vàng đục được 1 quãng đường ngắn. Sau này các đội thanh niên, dân quân, du kích được trang bị đèn pin Trung Quốc bấm loe lóe hai bên đường, dọc đường tuần đêm, đã cảm thấy oai vệ, kiêu hãnh lắm! Mùa mưa thì bực mình và khốn khổ vì đường lầy lội, bẩn thỉu, nước bẩn ăn chân, ngứa ngáy. Cái cảnh cứ đi một đoạn lại gặp những đống phân trâu bò, phân chó phóng uế bừa bãi, chẳng biết tránh đằng nào! Nhưng ngày mùa phơi rơm, phơi thóc thì đường làng phủ kín, lồng phồng rơm, rạ, thơm mức mùi gặt hái, ấm no. Chơi trò vật nhau mà xới dàn ngay trên mặt đường, bất cứ chỗ nào, tha hồ ôm nhau, ghì nhau, quật nhau ngã oành oạch xuống mặt rơm cũng chẳng thấy đau tí nào. Hít một hơi dài thơm mùi rơm rạ lấy sức, cố vùng lên chiến thắng keo này!

Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

NHỮNG VẦN THƠ TẠC VÀO LỊCH SỬ






NHỮNG VẦN THƠ TẠC VÀO LỊCH SỬ

PHÓNG VIÊN VĂN NGHỆ TRẺ (PV): - THƯA ANH, NHÂN KỈ NIỆM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 22 – 12, XIN ĐƯỢC PHỎNG VẤN ANH – MỘT NHÀ PHÊ BÌNH VĂN CHƯƠNG “THUẦN DÂN SỰ” - ĐÔI ĐIỀU VỀ TÁC PHẨM CỦA CÁC NHÀ VĂN CHIẾN SĨ. NẾU ANH CHO PHÉP, XIN ĐƯỢC BẮT ĐẦU BẰNG CÂU HỎI: ẤN TƯỢNG SÂU ĐẬM NHẤT CỦA ANH VỀ THẾ HỆ CẦM BÚT THỜI CHIẾN TRANH GIÀNH VÀ BẢO VỆ NỀN ĐỘC LẬP DÂN TỘC TRONG THẾ KỈ QUA?
Vũ Nho: - Để ngắn gọn ta hãy nói hẹp lại, về...thơ, trong khoảng thời gian những năm 60, 70 chẳng hạn?
PV: - Vâng, cùng tác giả của “Đi giữa miền thơ”, xin trở lại với miền thơ thời kì chống Mĩ: Điều ấn tượng nhất đối với anh về thơ của giai đoạn này là...?
 Vũ Nho: - Giai đoạn này là giai đoạn thơ Việt Nam đạt được những thành tựu không thể phủ nhận với sự xuất hiện của một đội ngũ các nhà thơ chiến sĩ: Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu, Nguyễn Duy, Phạm Ngọc Cảnh, Vương Trọng, Trần Mạnh Hảo, Anh Ngọc...Hoàng Nhuận Cầm. Đội ngũ “các nhà thơ mặc áo lính” thời kì này đông đảo, xin nêu vài tên tuổi làm thí dụ như thế. Đông đảo mà mỗi người một vẻ. Với đóng góp của riêng mình các anh đã làm nên một thơì kì có thể nói là rực rỡ của thơ. Thơ, thời kì này nhiều người thuộc, vẫn còn thuộc cả. Ấn tượng về nó, cũng nói ví dụ thôi: thơ Phạm Tiến Duật là khói lửa, bom đạn chiến trường. Bom càng nổ to, thơ anh càng vang lớn. Tiếng thơ như “tiếng hát át tiếng bom”. Với tôi, một trong những cái đặc sắc nhất của thơ Phạm Tiến Duật là sự trẻ trung, tươi tắn, lạc quan. Thơ anh có cái vui vui, đùa đùa, tếu tếu một tí...Đó chính là cái lạc quan. Trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, lạc quan là cần chứ. Hữu Thỉnh lại có cái mới, cái đặc sắc riêng của anh ấy. Tuy rằng hai anh là đồng hương, cùng là bộ đội. Thơ Hữu Thỉnh một nửa là tiền tuyến, một nửa là hậu phương. Ngay những bài thơ nổi tiếng đầu tiên như là bài “Mùa xuân đi đón” thì cũng là những câu chuyện anh bộ đội nhớ về cỏ mùa xuân ở nhà nó thế nào. Đang mùa xuân như thế thì ở nhà “cỏ đội bờ thoả sức”. Thấy cỏ non tơ thì bỏ hết cả dép ra để bước lên cỏ mềm. Ngay từ đầu thơ Hữu Thỉnh đã tiến lên là tiền tuyến, lùi lại là hậu phương như vậy. Theo mình, thơ anh Hữu Thỉnh nó bền bỉ một phần là vì thế. Trong khi đó, Phạm Tiến Duật tập trung toàn lực để tiến lên phía trước. Hậu phương của thơ Phạm Tiến Duật có thể nói là...để hơi trống. Hay là thơ Hoàng Nhuận Cầm chẳng hạn. Hoàng Nhuận Cầm đóng góp bằng cái trẻ trung, trong sáng của một thanh niên vừa rời ghế nhà trường vào quân đội. Trong khi Phạm Tiến Duật đã “Gửi em, cô thanh niên xung phong” thì Hoàng Nhuận Cầm vẫn còn “vòng bi mới lăn hết vòng tuổi nhỏ”, “vào trận khi mùa ve đang kêu”...Bên cạnh đó là các bậc đàn anh chuyên trận mạc như Nguyễn Đức Mậu chẳng hạn. Có lần mình đã thử tìm một bài thơ tình yêu theo cái nghĩa tình yêu thực sự nam nữ của anh Mậu mà không tìm ra. Có lẽ cũng cần kiểm tra lại xem, nhưng hình như là thế: trường ca thì “Trường ca sư đoàn”, bạn thì bạn chiến đấu, là “Nấm mộ và cây trầm”...
Mỗi người mỗi nét, đều đóng góp vào sức viết, bằng cái đặc sắc, cái mới của mình cho thơ, cho văn chương.
PV: - Thưa anh, như thường nói, đó là thời của những tài thơ, thời của niềm vui ra trận?
Vũ Nho: - Thời của những người dám hi sinh vì sự nghiệp lớn của dân tộc. Ví như anh thanh niên vừa mới cưới vợ xong, cưới xong là ra trận. Hoàn cảnh ấy ai mà chẳng buồn? Người ra trận, bước chân đi là chẳng thể hẹn ngày về. Ví như trong một gia đình, người con thứ nhất ra mặt trận, rồi bặt tin. Cuộc chiến dài như thế, bặt không tin tức, thì người ở nhà biết là xảy ra chuyện rồi. Con nhà bên cạnh, cái anh ở làng bên có tin về. Không có tin về, không có giấy báo về, người ta linh cảm được sự hi sinh. Nhưng người con thứ hai vẫn có thể tiếp tục ra trận...Người con cuối cùng vẫn có thể tiếp tục ra trận. Đi, vì một lẽ lớn của dân tộc. Nếu không ra trận, thì ai sẽ trả thù cho người đã ngã xuống? Ai sẽ giữ vững nền độc lập cho non sông đất nước? Nếu ai cũng nghĩ rằng: tôi phải ở nhà để phụng dưỡng cha mẹ già, tôi phải ở nhà vì tôi là con một, là người cuói cùng của dòng họ...thì lấy ai ra chiến trường? Bây giờ cuộc chiến lùi xa rồi, người ngoài cuộc thật khó mà cắt nghĩa được, thật khó mà hiểu trọn điều này. Thơ có thể giúp người ta tìm hiểu, cắt nghĩa. Anh Hữu Thỉnh có viết một câu, ý rằng: không có thơ, thì chúng tôi làm thơ để ghi lại cuộc đời mình. Làm thơ lúc ầy vì một cái lẽ giản dị thế thôi! Anh Phạm Tiến Duật cũng viết: “Giữa chiến trường tiếng bom nghe rất nhỏ”. Thế đấy, nếu đứng ngoài cuộc, ra ngoài cuộc...mà nghe thì tiếng bom kinh quá, hãi quá. Cả nước vào trận chiến, triệu người như một. Mình thấy rằng, thời ấy, những bài thơ của các nhà thơ mang áo lính – những nhà thơ quân đội – và cả thơ của những nhà thơ không trực tiếp đứng trong quân ngũ, tất cả đều hướng về mặt trận. Lúc đó, làm thơ mà có ai không nói đến chiến trường, có ai mà không nói đến sự hi sinh đâu? Cứ đọc lại mà xem, từ những nhà thơ ngoài mặt trận, cho đến các nhà thơ ở hậu phương, đều thế.

Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013

HẾT TẢ BÀ LẠI TẢ ÔNG



                                                                           Ảnh do tác giả gửi vunhonb

Quốc Toản

HÃY ĐỂ CON TRẺ CÓ SAO NÓI VẬY


Hết tả bà, lại tả ông
Em ngồi cắn bút và không nói gì
Cô giáo có vẻ nghi nghi
Em liền cúi xuống và ghi: Bài làm
Làm thơ em vốn không ham
Nhưng đành bắt chước cả làng làm thơ
Tả ông nội khó quá cơ
Nhưng em chắc mẩm là cô cho 10 (mười)
Thơ về ông, cô đừng cười
Bây giờ em viết, cô ơi...bắt đầu
Em không “lục bát nữa đâu”
Làm thơ “năm chữ” cho mau nộp bài
Lục bát nó rất là dài
Nếu không cẩn thận, lai rai...hết giờ
Ngẩng lên em rất bất ngờ
Cô bấm điện thoại nhắn chờ đợi ai
Mọi chuyện em bỏ ngoài tai
Bây giờ em viết một bài về ông

Ông em đi bộ đội
Mươi hai năm mới về
Không có lương chi hết
Mở quán và ghi đề

Ông em tóc đã bạc
Có bộ râu rậm rì
Ông em cười nham nhở
Hút thuốc lào rất kì

Ông em ngồi bán nước
Có bàn cờ để bên
Nếu mà ai thua cuộc
Là có bia uống liền

Ông em đi xe đạp
Xe máy có tiền đâu
Thỉnh thoảng nghe ông hát
Nơi tình yêu bắt đầu

Ông vẫn mặc áo lính
Sờn vai và bạc mầu
Bà bảo ông lập dị
Ông cười... chìa răng vâu

Có lần thấy ông khóc
Em hỏi ông lặng im
Bà bảo bạn ông chết
Từ cái thời đạn bom

Ông kể, chôn nắm đất
Mang từ nơi rừng sâu
Bạn đi còn rất trẻ
Ngẫm sự đời mà đau

Ông em ngồi bán nước
Thêm đồng ra đồng vào
Thỉnh thoảng ông lại hát
Cuộc đời...vẫn đẹp sao?

16h30, ngày 25-4-2013. QT


Ông em bán nước bên thành cổ Sơn Tây. Em tả đúng thế mà. Cô cho mấy điểm thì cho.

Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

ĐẤT NƯỚC






Về bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi

                                               

                                             Vũ Nho
Theo yêu cầu của Đài truyền hình, VN đã ngồi với người dẫn chương trình khoảng nửa tiếng về bài thơ này. Nay ghi lại đây như kỉ niệm trả lời phỏng vấn.





MC dẫn :Vâng thưa quý vị và các bạn, chúng ta vừa đến với bài thơ “Đất nước” của nhà thơ Nguyễn Đình Thi qua giọng ngâm của nghệ sĩ ......,và qua sự cảm nhận của riêng mình chắc hẳn  quý vị đã phần nào hiểu được vẻ đẹp và giá trị của bài thơ, tuy nhiên để giúp quý vị có cái  nhìn khách quan và  toàn diện hơn, chúng tôi muốn cùng quý vị trao đổi với nhà phê bình Vũ Nho về  bài thơ “Đất nước” và tác giả của bài thơ này .

Xin chào nhà phê bình Vũ Nho

 Vũ Nho - Xin chào bạn và chào các vị khán giả màn ảnh nhỏ.



 PV :- Thưa nhà phê bình Vũ Nho, rất nhiều người cho rằng nhà thơ  Nguyễn Đình Thi là một ngôi sao sáng trên nhiều lĩnh vực, thế còn ý kiến của riêng ông thì thế nào?



 V.N. - Tôi cho rằng không phải ngẫu nhiên mà người ta nói như vậy. Nguyễn Đình Thi  là một nghệ sĩ đa tài. Ông là nhà thơ với những bài thơ nổi tiếng. Ông là nhà soạn kịch, với nhiều vở có tiếng vang. Ông là nhạc sĩ, tuy viết không nhiều, nhưng có những nhạc phẩm có thể xếp vào hàng kiệt tác. Ông còn là cây  văn xuôi với các tác phẩm như  Xung kích, Vào lửa, Mặt trận trên cao, Vỡ bờ,…Ngoài ra ông còn viết phê bình, tiểu luận  với nhiều ý kiến sắc sảo và xác đáng. Cũng có ý kiến cho rằng Nguyễn Đình Thi dàn trải, không nổi trội. Nhưng theo tôi, ở lĩnh vực nào, Nguyễn Đình Thi cũng có những tác phẩm nổi bật, xuất sắc. Có lẽ  một trong các lĩnh vực nổi bật nhất là thơ. Về thơ, ông có cả một chủ trương đổi mới thơ từ những năm kháng chiến chống Pháp và những thành tựu về thơ của ông  với các tập thơ :  Người chiến sĩ,  Bài thơ Hắc Hải,  Dòng sông trong xanh, Tia nắng,  Trong cát bụi, Sóng reo là không  thể phủ nhận.



PV: - Ông có cho rằng chính bài thơ “Đất nước” đã góp phần làm nên tên tuổi Nguyễn Đình Thi trong lĩnh vực thơ ca không ?



V.N. - Tất nhiên bài thơ Đất nước góp phần làm nên tên tuổi Nguyễn Đình Thi trong  lĩnh vực thơ ca. Nhưng cũng phải kể đến nhiều bài thơ khác nữa. Đặc biệt là bài Nhớ.  Đây là một bài thơ  cách tân đầu tiên trong lĩnh vực thơ tình của Việt Nam ( cũng là một trong vài bài thơ tình hiếm hoi trong tuyển tập thơ Việt nam 1945-1956). Rồi bài thơ dài Bài ca Hắc Hải có những câu bình dị mà vô cùng cảm động :

          Việt Nam đất nước ta ơi

          Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

          Cánh cò bay lả rập rờn

          Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

          Quê hương biết mấy thân yêu

          Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau

Mặt người vất vả in sâu

          Gái trai cũng chỉ áo nâu nhuộm bùn…

Cảm hứng về đất nước là cảm hứng dào dạt và mãnh liệt ở Nguyễn Đình Thi, nó hội tụ sâu sắc và tập trung trong bài Đất nước.



PV:- Thực ra để hiểu   được bài thơ không thể không nhắc tới hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Trong bài thơ  tác giả nhắc đến thu xưa và thu nay, như thế nếu không biết  hoàn cảnh lịch sử của đất nước khi đó chắc sẽ không thể cảm đựoc một cách trọn vẹn tinh thần  của bài thơ  cũng như cảm xúc của người viết ? Ông có thể nói qua về hoàn cảnh ra đời của bài thơ này?

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

THAO THIẾT MÀU XANH







THƠ TRẦN TRUNG
1/ TỈNH-SAY
Uống rượu với mấy Thằng say
Cười cười khóc khóc...tây ngây như rồ.
Trời sâu mây trắng lô xô,
Muốn vươn tay hái ngẩn ngơ lại sầu...
        ***
Thương cho em gái dòng sâu
Sang ngang lỡ bước...một mầu...tương tư
Cây cau đứng thẳng bao chừ?
Ghi-Ta trầm tưởng như Sư tại Chùa.
         ***
Thị Mầu đã uống rượu chưa?
Mà em rừng rực như vừa...khế chua.
Mầu năng đi lễ lên Chùa
Phải lòng Thị Kính...mây mưa...cứ giòn
        ***
Người ơi! Say-Tỉnh chon von
Nâng ly chưa bõ hãy còn Buồn-Vui.
Nước-Non, Non-Nước ngùi ngùi...
Mấy Thằng Say-Tỉnh...chưa nguôi Nhân-Tình.

2/THAO THIẾT-MẦU XANH?
Ta
Độc bộ
Ngơ ngác
Lộ trình dài
Nơi nao
Hạnh phúc?
       ***
Ta
Ghé Hoa-Trinh-Nữ
Bên đường
Loài Hoa dễ thương
Mà hỏi
Mà soi
Mà tìm...
Khắc khoải :
-Hoa ơi!
Khép mở Tình hoài
Trinh-Nữ-Hoa hồi âm
Bằng lặng im-Cánh khép.
       ***
Ta
Đi tìm đồng thuận
Giữa ngổn ngang Cơ-Chế-Thị-Trường...
Ta ném vận may vào hư không
Chẳng mong hồi đáp.
Có còn không Tình-Người
Giữa Sa-Mạc-Hoang-Mông...?
       ***
Ta
Độc bộ
Về Miền-Biên-Giới
Cột mốc chuyển di?
Đè trĩu lòng Dân Tộc.
      ***
Ta
Độc bộ-Tâm tưởng
Từ Mục Nam Quan
Suốt Mũi Cà Mâu
Thao thiết
Một Mầu-Xanh-Vĩnh-Viễn...

                HÀ NỘI- 8/4/2013.
-


Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013

CÓ CẦN ĐỐT ĐUỐC ĐI TÌM NHÀ PHÊ BÌNH ?






CÓ CẦN ĐỐT ĐUỐC ĐI TÌM NHÀ PHÊ BÌNH ?

          Trò chuyện với Nguyễn Hoàng Sơn nhân  đọc “Văn Đàn thời sự và bình luận” Nhà xuất bản Văn Học 2003
Cuốn Văn đàn- thời sự và bình luận của Nguyễn Hoàng  Sơn vừa được nhà xuất bản Văn học ấn hành. Một cuốn sách hơn 500 trang bàn về nhiều vấn đề của đời sống văn chương đương đại.  Mặc dù hầu hết các bài trong tập, tôi đã đọc ngay khi còn là bản thảo vi tính, nhưng không khỏi ngỡ ngàng khi  cầm cuốn sách dày dặn trên tay. Đọc một mạch, sẽ viết một bài để nhận định , đánh giá về cuốn sách theo kiểu cụ Trương Chính : dưới mắt tôi ! Nhưng trước khi viết bài,  để có thể  nói có sách, mách có chứng,  cũng để bạn đọc và chính tôi hiểu rõ cuốn sách, tôi  gặp tác giả Nguyễn Hoàng Sơn làm cuộc phỏng vấn hay gọi là  hỏi chuyện cho đỡ tính quan phương.
Vũ Nho ( V.N): -Ông Sơn này! Có thể gọi cuốn sách của ông là sách Lí luận- phê bình được không, mặc dù ngoài bìa đề là thời sự và bình luận? Về chữ bình luận, xin nói trước rằng có người đã từng ngụ ý chê Chân dung và đối thoại của Trần Đăng Khoa và nói rằng người viết cố ý đề bình luận văn chương vào là để nâng giá trị cuốn sách  đấy!
Nguyễn Hoàng Sơn ( N.H. S): - Sao lại không? Đây không là lí luận phê bình thì còn là sách gì ? Cũng cần nói thêm rằng Hoài Thanh rất ngại hai chữ phê bình. Nhưng tôi thì không. Tôi  nghĩ cái gì dở thì phê, thì chê . Cái gì hay thì khen, thì bình để biểu dương. Ngay cái dở cũng phải phẩm bình, phải chỉ rõ nó dở ở chỗ nào, tại sao cho nó là dở. Tất nhiên chỉ ra cái hay khó hơn nhiều, nhưng chỉ ra cái dở cũng là cần thiết, vì bây giờ đôi khi có chuyện loạn chuẩn, một vài người cứ khen vống lên.
Viết lí luận, phê bình thì tất yếu phải bình luận rồi. Tôi không nghĩ là đề thêm hai chữ bình luận vào sẽ làm sang cho cuốn sách. Nếu anh không biết bình luận hoặc bình luận tồi thì có viết , có in chữ bình luận với co chữ 72 thì cũng chẳng vì thế mà cuốn sách sang trọng lên.
V.N.:-  Trong một bài viết ông có nói phải đốt đuốc đi tìm nhà phê bình. Phải chăng vì quá sốt ruột với tình trạng phê bình hắt hiu mà ông bỏ thơ cho trẻ con ( vốn là một thứ mà ông rất sở trường và đã đạt được thành tựu được bạn đọc ghi nhận, được giải thưởng của Hội nhà văn ) để đi làm phê bình?
N.H.S :- Làm gì có chuyện đó. Tôi vẫn viết thơ cho các em. Tôi vẫn làm thơ cho người lớn ( Sẽ in hai tập thơ này trong năm tới ). Và tôi viết phê bình văn học. Tất nhiên với cương vị là phóng viên văn học, tôi có thể tổ chức, đặt bài cho các nhà văn, nhà phê bình. Tôi đã làm. Nhưng tôi muốn ngoài cái việc đó, mình phải tham gia trực tiếp vào đời sống văn học thì hay hơn. Sáng tác và viết phê bình, hai việc đó không hề mâu thuẫn  mà còn bổ trợ cho nhau nếu khéo thu xếp. Tôi viết phê bình vì thường xuyên tiếp xúc với các sự kiện văn học. Cũng phải nói rằng việc Hội Nhà văn trao tặng thưởng lí luận phê bình cho cuốn sách “ Tranh luận văn học “ của tôi cũng có phần động viên, khích lệ tôi. Nhưng nếu như không có cái giải thưởng đó thì tôi vẫn viết. Nó là một nhu cầu của một người cầm bút, nhất là một nhà văn làm báo như tôi.
V.N. :- Người ta bảo nói thì dễ, làm mới khó.  Làm phê bình cũng có cái khó riêng của nó. Có người làm phê bình, nhưng người ta bảo đó là bài đọc sách, điểm sách. Liệu những bài ông viết đã phải là bài phê bình chưa, hay đó cũng chỉ là những bài “ chưa vượt qua tầm một bài đọc sách, nặng về nhấm nháp một câu, một chữ nào đó, rất nhiều khi là vì nể nang” ?
N.H.S. :-  Tôi cho rằng điểm sách, đọc sách nếu viết công phu, nghiêm túc cũng là một cách phê bình. Văn hay lọ phải viết dài. Một bài điểm sách , một bài đọc sách hoặc phê bình viết hay thì tôi đánh giá cao hơn cả một bài lí luận  dài , thậm chí cả cuốn lí luận tràng giang mà viết dở. Tôi chê là chê những bài nặng về nhấm nháp, khen tặng thiếu khách quan, nhiều khi là vì nể nang. Tôi đã từng gặp nhà văn khen nắc nỏm cuốn sách X của chị Y trên mặt báo, nhưng khi chuyện  quanh bàn trà thì anh hùng hổ bảo : Cuốn ấy chả ra quái gì! Vứt!
          Tôi cho rằng những bài viết của mình là những bài  phê bình thực sự.
V.N.: - Những bài phê bình của ông có tính lí luận hay không ?
N.H.S : - Bất cứ một người nào, khi bình phẩm hay phê bình một điều gì đó đều phải có một cái gu , một quan điểm, một niềm tin của mình. Khi người ta nói lên ý kiến về một tác phẩm nghệ thuật nào đó, họ có thể không dùng đến bất kì một khái niệm lí luận nào nhưng họ vẫn nhân danh một lí luận, nhất là nhân danh trên kinh nghiệm nghệ thuật của họ. Không phải cứ dẫn ông ốp hay ông ép, ông smit ra mới là lí luận. Lí luận là những vấn đề mà người viết đã thẩm thấu, đã thành thục trong những trang viết của mình. Tôi ưa thích những bài viết có tính lí luận mà tự nhiên, nhẹ nhõm, sâu sắc chứ không phải là bài có những cục lí luận vón hòn chỉ có mỗi  chức năng là cho người đọc biết ở đây đang dùng lí luận.
V.N.: - Người ta đánh giá ông mạnh về tranh luận.  Phẩm chất nổi bật của ông là trung thực, thẳng thắn, thiện ý. Những bài ông tranh luận với các bậc  “trưởng lão” về những vấn đề lớn lao  được viết chững chạc, chặt chẽ, khiến cho các vị đó dù khẩu chưa phục nhưng tâm phải phục. Ông có nghĩ  như  vậy không ?
N.H.S. : - Việc tranh luận có khiến cho người đối thoại tâm phục hay không đó không phải là mục đích chính của tôi. Có lẽ người ta đã nhận xét đúng về thái độ trung thực, thẳng thắn và thiện ý. Tôi không thích tranh cãi với người nổi tiếng để nổi tiếng. Về một phương diện nào đó thì tôi cũng có tiếng ( tốt) rồi. Sở dĩ tôi phải tranh luận vì những bậc mà thiên hạ kính nể, ngưỡng mộ lại có những sơ suất không đáng có. Tranh luận cũng ngại lắm. Nhưng với tinh thần thẳng thắn, tôi không thể không nói ra. Việc đúng , sai đã có độc giả. Nhưng nói ra được điều mình nghĩ, tôi cho là đã làm đúng bổn phận của một người công dân, người cầm bút có trách nhiệm với bạn đọc.