Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2016

Thơ tình của thầy Hiệu trưởng với lời bình Nguyễn Thị Lan




ANH VỀ NƠI ẤY CHIỀU NAY
                                                     Đặng Bảo Thạch
Anh về nơi ấy chiều nay
Hanh hanh nắng, lá vàng bay cháy đường
Đâu rồi giọng nói yêu thương
Đâu rồi ánh mắt vấn vương mỗi chiều ...
Hàng cây đổ bóng liêu xiêu
Gió se se lạnh, nói điều gì đây ...

Anh về nơi ấy chiều nay
Muốn tìm lại buổi mưa bay tái người
Cái chiều hôm ấy em ơi
Run run chẳng nói nên lời trao nhau
Anh cố giữ chiều thật lâu
Mà hoàng hôn lại qua mau ghê người
Em – mặt trăng
anh – mặt trời
Cứ quay như tự lâu rồi đã quay
Em là đêm
anh là ngày
Chỉ hoàng hôn mới đong đầy yêu thương
Để rồi lại những đêm trường
Với bao khao khát vấn vương những ngày
Anh về nơi ấy ... Chiều nay ...


Lời bình  của Nguyễn Thị Lan      
            Trong những người làm thơ ở Hải Dương, thầy giáo Đặng Bảo Thạch – nguyên hiệu trưởng trường Trung học phổ thông dân lập Thành Đông là người làm nhiều thơ tình. “Anh về nơi ấy chiều nay” ( “ Tuyển tập thơ nhà giáo Việt Nam” – NXB Văn hoá dân tộc 2010, trang 745) là một trong những bài thơ tình hay nhất của người thầy giáo – thi sĩ viết nhiều thơ tình ấy.

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2016

CHÙM THƠ DUY KHOÁT



  


CHÙM THƠ DUY KHOÁT

ÁO DÀI EM MẶC

Ôi, màu hoàng yến thướt tha
Ôm đường cong của thịt da mịn màng
Đốt bao cặp mắt bàng hoàng
Trước màu sang trọng dịu dàng áo em


NGỌC TRAI

Thầm yêu những búp tay ngà
Tặng em viên ngọc chút quà biển xinh
Trai mang châu ngọc trong mình
Tim anh lấp lánh mang hình bóng em



SAU CƠN BÃO

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2016

SỐNG LÀM HÀNG XÓM BÊN CẠNH TRUNG HOA




Bè bạn sau khi đọc thơ Gửi Trung Hoa của nhà thơ Nguyễn Khôi, đã gửi bài viết này của tác giả Thu San Nguyễn Thế Hùng, coi như bình luận bài thơ bằng văn xuôi. Trân trọng giới thiệu. vunhonb.

SỐNG LÀM HÀNG XÓM BÊN CẠNH TRUNG HOA
Thu San Nguyễn Thế Hùng
Cái gì là cơ sở để Trung Quốc đang hành động hung hăng tại Biển Đông? Họ hành động như Biển Đông là ao nhà của họ, gần như không để ý luật pháp quốc tế là gì. Liệu có phải đây là mánh khóe chính trị của Tập Cận Bình? Nếu một người khác làm sếp Trung Nam Hải liệu ông ta có làm như vậy không? Có phải vì Trung Quốc giầu? Có phải vì Trung Quốc ham vọng bá quyền hay tại vì họ muốn dân tộc Trung Hoa trường tồn vĩnh cửu? Hay là do các yếu tố văn hóa truyền thống đã thúc đẩy họ hành động như vậy? Nếu là yếu tố văn hóa truyền thống thì không chỉ Tập Cận Bình mà ai làm sếp Trung Nam Hải cũng vậy thôi.
Vì vậy, cần phải tìm hiểu yếu tố căn cốt cơ bản nhất của nền văn hóa Trung Hoa để xem có phải đó là cơ sở thúc đẩy hành động hiện nay của họ hay chỉ là hứng khởi mang tính nhiệm kỳ của một nhà cầm quyền nào đó. Nếu thực có một yếu tố như vậy thì nó phải tồn tại một cách phổ quát đối với mọi người Trung Hoa. Dù là ai, cương vị nào, cũng đều mang trong máu cái yếu tốấy. Và ở địa vị càng cao thì yếu tốấy càng bộc lộ mạnh mẽ và càng chi phối toàn diện từ tư duy chiến lược đến hành vi hàng ngày của họ. Tức là yếu tốấy có tầm phổ quát vừa ở mức vĩ mô và vửa ở mức vi mô nữa. Nó tác động lên không chỉ một người mà cả hàng tỉ người Trung Quốc. Nếu quả thực có một yếu tố văn hóa như vậy thì chúng ta phải tìm ra nó để xây dựng nên phương cách ứng xử khôn khéo với Trung Quốc, để trở thành hàng xóm vĩnh viễn với họ một cách hòa bình và lịch sự, theo tư thế bình đẳng.

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2016

GỬI TRUNG HOA





GỬI TRUNG HOA
                     Nguyễn Khôi

"Cổn cổn Trường Giang đông thệ thủy
 Lãng hoa đào tận anh hùng"...
      trích Từ của Dương Thận (1)
                 --------
"Trường Giang cuồn cuộn chảy về đông
Bọt sóng xóa dấu anh hùng..."
Chao, Vạn lý Trường thành còn đó
sừng sững nỗi sợ Hung Nô ,
Tháp Đông Phương Minh Châu cao ngất bờ Hoàng Phố
chừng gờm "Giang lão Hổ" (2) ?
Ôi, Trung Hoa phương thảo thê thê
hờn Dịch Thủy
để Chu Du, Khổng Minh "thù" đến cả Trời xanh.
Ôi cao / thâm
Vĩ đại bất nhân !
Vĩ đại trả thù !
Vắng bặt tình thương nhân loại ?
Liễu Tây Hồ bơ sờ đình Chiết Liễu
Xả phá môi trường
đâu còn bãi cỏ thơm ?
còn ai là Lão Tử ?
Ôi, Trung Hoa
Những binh đoàn Nông dân
Lớp lớp Hồng Vệ Binh
theo gót Binh đoàn đất nung Tần Thủy Hoàng
Tiến về đâu cụ Khổng ?
                    *
Mây ơi, có theo gót ngựa Hồ về phương bắc
cho ta gửi thi tứ đôi vần :
-Từ thuở Nam chinh "hờn" bành trướng
Hoa Mộc Miên đỏ máu
Ải Nam Quan !
----
(1) Dương Thận (1488-1559) một trong "tam đại tài tử "đời nhà Minh, đây là bài từ "Lâm giang tiên" đề từ cho Tam Quốc Chí của La Quán Trung.
(2) Giang Trạch Dân
                                                  Lạng Sơn 19-2-2016
https://ssl.gstatic.com/ui/v1/icons/mail/images/cleardot.gif

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2016

NHÀ THÔNG THÁI TÍ HON – CUỐN SÁCH CHO TRẺ EM VÀ NHỮNG NGƯỜI YÊU TRẺ





NHÀ THÔNG THÁI TÍ HON –
CUỐN SÁCH CHO TRẺ  EM
VÀ NHỮNG NGƯỜI YÊU TRẺ
                                                                                                                           VŨ NHO

NHÀ THÔNG THÁI TÍ HON  là tập hợp 82 truyện cực ngắn của Hoàng Kim Bảo, vừa ra mắt tháng 5 năm nay, do nxb Hội Nhà Văn ấn hành.
Trước hết cần phải khẳng định rằng cuốn sách được viết bởi một người vô cùng yêu trẻ, gần gũi thân thiện với trẻ, biết cách lắng nghe, chuyện trò, thân mật  với những đứa trẻ. Những nhận xét, quan sát của tác giả về  những em bé vừa tinh tế, chính xác, vừa được diễn tả bằng một ngôn ngữ rất thơ, rất trong sáng. Ngôn ngữ ấy, tác giả đã từng thể hiện thành công trong tác phẩm Những cánh hoa tương tư  và ở đây càng nổi rõ. Một điều quan trọng khác là những câu chuyện này “cực ngắn”. Có thể đọc hai ba truyện liền một lúc cũng không mệt.
Tất cả các nhân vật tí hon ở đây đều rất đẹp, rất đáng yêu. Bởi vì các em được miêu tả bằng một trái tim yêu trẻ, nhân hậu, mộng  mơ và lãng mạn. Ví như chàng trai  Hùng sáu  tháng tuổi “ ngồi rất đẹp, lưng thẳng,  hai tay đang vẫy, cao ngang tầm một Búp bê tóc tết đuôi sam. Trông Hùng giống hệt một Búp bê nam” (Cho chị Tú đấy, tr. 44). Và như Tú tí chẳng hạn : “ Tú bé lắm, giống một con búp bê miệng nhỏ xíu như bông hoa và mắt sáng như sao” ( Em yêu ơi, em quý ơi! Ra đây với chị, tr.54). Còn đây là chân dung Hoàng Anh Minh : “…Đặc biệt, ảnh Hoàng Anh Minh đứng trong xe ba bánh màu đỏ, cổ chân và cánh tay đeo vòng vàng, trông oai như Na Tra thái tử. Đáng yêu nhất là ảnh chụp Minh lúc một tuổi, mặc áo gile trắng, tay vươn ra như Chúa hài đồng” ( Gau! Gau! Gau! tr. 104). Chân dung của hai bé gái khác : “ Cháu có biết Trà My là tên một loài hoa không? Cháu có nụ cười tươi như bông hoa đó. Phụng nói với cô gái nhỏ,
-         Còn cháu tên là An Giang đúng không? Phụng nói với cô gái lớn.
-         Vâng! Đúng ạ.
-         Tên cháu đẹp đấy. An Giang có nghĩa là con sông yên bình” ( Có phải để mơ không?, tr. 184).

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2016

NGHE CHIM,… TIẾP BẠN



                            


 NGHE CHIM,… TIẾP BẠN

Tặng  Cao Chí Định - Công Thị Dung, phường Đông Ngạc, quận BTL

ĐƯỜNG VĂN
Mắc võng, nghiêng tai: khướu hót,
Đà đưa, thánh thót, ru ru…
Chào mào ngoắt đuôi, lảnh lót,
Cúc cu! Đôi gáy thi 

Sớm hè, thiêm thiếp, yên bình,
Bềnh bồng, chở mộng huê tình… về đâu?!...
Chuông reo, báo khách lên lầu,
Chim khôn chợt lặng, nhường câu chào mời!

Nâng ly, hồ hởi phân ngôi,
Nếp thơm* nhắm với… bồi hồi tiếng chim!
Đàm tâm đối diện, lim dim…
Ngoài sân, giọng thổ hòa kim… rộn ràng!

Ngẩn ngơ, song lão mơ màng!…
* Rượu nếp (Đoan ngọ (5/5)
Vẽ - Trèm, sáng – chiều 10/6/2016. ĐV

BAN MAI CẢM TÁC
CAO CHÍ ĐỊNH

Tặng ĐV&LN
Rung đùi, nằm khểnh ngoài hiên,
Đong đưa cánh võng, mơ… quên cõi trần…
Đâu đây, ríu rít, trong ngần,
Thương đàn chim cảnh, ai cầm* lồng cao?!

Ngẫm đời nhàn, thú biết bao!
Chẳng giàu sang, cũng thanh tao, an bình!...
* Cầm: bắt, giam, nhốt
ĐN - TP, 10/6 - 10/7/2016. CCĐ

NGHĨ, CẢM TỪ BÀI THƠ ĐẦU TAY

CỦA BẠN

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2016

PHÁT TÀI SAO DỄ THẾ?



                                   
                                                               Nhà văn Vũ Công Hoan

 PHÁT TÀI SAO DỄ THẾ?



                                                            Quản Thập Toàn

                                                          Vũ Công Hoan dịch



         Tôi là nông dân biết phận mình ở miền  núi, đi học được vài ngày, biết viết  được vài chữ, lẽ ra không nên đến thành phố kiếm cơm ăn. Theo lối nói của các chuyên gia học giả trên vô tuyến truyền hình, tôi thuộc “lũ người kém tố chất”, đi đến đó là bôi nhọ thành phố, gây lộn xộn cho quản lý. Nhưng xem chừng hiện tại  có trông nom một mẫu ba sào ruộng, cũng không kiếm nổi vợ và dựng được nhà mới, tôi vẫn không kìm nổi sự thôi thúc của trái tim và thế là cuối cùng tôi đã  gia nhập đội ngũ của “những người đi làm thuê” và “bèo dạt mây trôi”. Đương nhiên gặp người nào khách sáo, thỉnh thoảng cũng gọi tôi là “nhân viên công vụ đến thành phố”, nhưng đấy phần lớn là trường hợp tương đối chính thức, còn nói chung, người thành phố không gọi tôi là “đồ nhà quê”, “đồ ma quỉ”,“kẻ vét đĩa” là đã khách sáo chán.

          Trên công trường, tôi làm hùng hục cốt là để sớm kiếm được ít tiền mang về quê xây nhà lấy vợ. Đâu có ngờ mới làm được 2 tháng đã bị máy nghiến mất 2 đầu ngón tay, lúc đó tôi đã rú lên và ngất xỉu, khi tỉnh lại câu đầu tiên tôi nghe được là: “chúc mừng cậu kiếm được 1 món tiền”.Thì ra cai đầu dài đã phát cho tôi 2 nghìn đồng.Thấy tôi còn định nói,1 thuộc hạ của cai đầu dài bảo:”Năm ngoái có 1 người bị nghiến mất cánh tay cũng mới được bồi thường có ngần ấy, coi như cậu được hời to”. Một anh khác bổ sung luôn: “Cậu nuôi được 1 con lợn béo ở nhà cũng không bán được ngần đấy đâu, thử nghĩ xem 2 đầu ngón tay của cậu đâu có được 1 lạng thịt”.

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2016

CHÙM THƠ DUY KHOÁT


 


CHÙM THƠ  DUY KHOÁT

HỎI ĐÁP

-Với em những lúc dỗi hờn
Sao anh lại dịu hiền hơn thường ngày?
-Mắt em mưa tạnh quang mây
Trời trong anh mới tỏa đầy nắng mai


Ô CỬA QUEN THÂN

Em đi công tác xa nhà
Hàng tuần anh vẫn lại qua mấy lần
Ngước nhìn ô cửa quen thân
Thấy lòng cũng vợi đôi phần nhớ mong


THIÊN ĐƯỜNG
             Tặng Th

Cũ kỹ một ngôi nhà
Khuất sâu trong ngõ nhỏ
Và ngôi nhà ấy có em
Thiên đường của tôi ở đó


LƯU HƯƠNG

Em theo chồng xa ngôi nhà của mẹ

Thứ Hai, 18 tháng 7, 2016

NẾM “QUÀ CHO CON”

 

Nghe dân mạng bàn tán về "Quà cho con", nay đọc bài của Đinh Y Văn trên trannhuong.net, bèn chép về đây, dành cho các bạn quan tâm. vunhonb.

NẾM “QUÀ CHO CON”

Đinh Y Văn
Thứ bẩy ngày 16 tháng 7 năm 2016 7:37 PM


Nhìn thấy “Quà cho con” với lời đề tựa “Vần thơ mộc mạc nôm na/Gom kỹ năng sống làm quà cho con”, lại được “nghe” những người khả kính giới thiệu, chưa chia quà cho các cháu, tôi đã … “nếm” liền!
Sau khi nếm mấy “gói”, tôi quyết định hoãn chia quà cho các cháu, dành hẳn mấy ngày “nếm” tất cả 100 “gói” trong “hộp” quà. Tôi xin bày tỏ một cách chân thực cảm nhận “Quà cho con” theo … “khẩu vị” của mình.
Là thơ hay không thì phải nhờ đến các nhà thơ, nhà phê bình văn học đánh giá, nhưng “Quà cho con” không mộc mạc nôm na vì gặp nhiều từ ngữ “lạ” khó hiểu hoặc có “tầm vóc” quá lớn so với chủ đề của bài. Nhiều bài không “dễ thuộc” như được giới thiệu vì dài và bố cục nội dung không mạch lạc. Nội dung các bài hầu hết không sai, nhưng mới chỉ là những lời dạy bảo có liên quan đến kỹ năng sống. Giữa những lời dạy bảo này và kỹ năng sống còn một khoảng cách không ngắn.
Nhìn chung “quà” không được “ngon”, nhiều “gói” còn có “sạn”, một số “gói” có nguy cơ gây … “ngộ độc thực phẩm” cho trẻ! Sau đây tôi xin nêu … 36 ví dụ cụ thể, mỗi ví dụ kèm theo một vài câu bàn luận từ góc nhìn của cá nhân mình.
Đinh Y Văn

Cái miệng xinh xắn, ngọt ngào/ Sinh ra là để xin chào, hê lô (hello) – Bài 1: Xin chào.
Hê lô trộn với xin chào
Nét đẹp truyền thống làm sao vẹn toàn?.
Cảm ơn từ thuở lên ba/Cảm ơn đến hết tuổi già chưa thôi – Bài 2: Cảm ơn.
Đến hết tuổi già chưa thôi
Cảm ơn cả lúc đã ngồi … chốn tiên?!.

ĐI TÂY VÀ ĐỌC THƠ NGUYỄN KHÔI Ở BÊN TÂY




  Nhà thơ Nguyễn Khôi

ĐI TÂY
VÀ ĐỌC THƠ NGUYỄN KHÔI
Ở BÊN TÂY
___

Tạp bút 
Kính Tặng Bác Nguyễn Khôi
Và Gửi Tới Các Bạn Tôi.



1.
Thế là mình đã được đi Tây, đã đang ở một thị trấn nhỏ yên bình cổ kính miền Đông Bắc nước Pháp.
Một chuyến đi chẳng danh giá gì vì không phải là một chuyến tùy tùng đoàn quan chức nào của Nhà nước, cũng không phải một chuyến đi thăm thân theo lời mời vì gia đình đâu có ai sống ở Pháp; và đơn giản nhất, cũng không phải là một tua du lịch tự bỏ tiền túi ra mà chỉ là một chuyến đi theo chân bà chủ người Sing gốc Đài với danh phận nhân viên cty của bà . Vậy mà trong lòng vẫn thấy sướng âm ỷ từ lúc được bà chọn cho đi khi công ty có hàng chục người làm.
Ngày đầu tiên trên đất Pháp, sau bữa cơm chiều ở nhà một người bà con của bà chủ, được bà cho phép tự do đi chơi phố trước khi về khách sạn ngủ. Không hiểu sao, khi đôi chân dạo trên những con phố vắng giữa hai dãy nhà với bờ tường phủ đầy dây leo và hoa đẹp, lòng dạ lại cứ vẩn vơ với hai tiếng Đi Tây rồi chợt nhớ lại hồi mình thi được học bổng sang Sing học NUS.
Chiều hôm trước ngày bay, mình rủ bốn đứa bạn thân đi rong chơi phố phường và ăn vặt vài thức quà Hà Nội. Năm đứa mình thân với nhau từ hồi Tiểu học, xưng với nhau mày tao chứ không ông, bà, bạn, tôi như nhiều đội teen khác và thường gọi nhau bằng biệt danh của mỗi đứa: Cái Hằng dịu dàng như một đóa hoa là Thục Nữ, cái Nga trắng trẻo như con thiên nga Bắc cực nhưng khảnh ăn nom hơi còm là Vịt Còi, thằng Nhân hay hỏi trăm thứ bà giằn là Tò Mò Sĩ, thằng Vinh, hai mắt kính cận dày như trôn bát, thông hiểu khá nhiều chuyện Đông Tây kim cổ là Con Mọt Sách. Còn mình, Ninh Ninh thì chúng trại ra là Ninh Hầm.
Khi ăn xong chầu bánh tôm Hồ Tây, cả bọn ngồi lại bên hàng cây hoa ban tím ven hồ Trúc Bạch. Thục Nữ đưa đôi mắt bồ câu nhìn làn nước hồ trong xanh, phẳng lặng, buồn buồn nói:
- Thế là ngày mai Ninh Hầm nó đi Tây rồi.
Tò Mò Sĩ hỏi vặn ngay:
- Nó sang Sing sao lại bảo là đi Tây ?
Thục Nữ chưa biết trả lời ra sao thì Con Mọt Sách đáp hộ:
- Nó nói đúng đấy nhưng chuyện đó tao sẽ nói sau. Giờ nhân nói đến hai tiếng đi Tây, tao đề nghị chúng mình thử cùng tìm hiểu xem hai tiếng ấy có trong sách báo từ bao giờ?

Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2016

NIỀM RIÊNG NGƯỜI LÍNH






NIỀM RIÊNG NGƯỜI LÍNH

                                                 Vũ Nho



Do công việc nghiên cứu và phê bình của mình, tôi đã từng tiếp xúc với hàng ngàn tập thơ của nhiều người  đủ  mọi thành phần, nhiều  lứa  tuổi  và  làm các nghề nghiệp rất khác nhau. Nhưng có lẽ tiếp xúc với thơ của một vị tướng thì là trường hợp khá hiếm hoi. Lời tựa tập thơ cho biết Trần Bá Dũng là một vị tướng trong quân đội. Nhưng tôi coi thơ của anh chỉ là niềm riêng của một người lính, trong hàng triệu người mặc quân phục màu xanh. Tôi muốn nhấn mạnh điều này bởi vì trước khi mang quân hàm cấp tướng, chắc chắn, anh cũng trải qua  những cấp bậc bình thường tuần tự của một người lính. Mặt khác chính anh viết tâm sự  rằng “ Cuộc sống đa chiều của người lính đã hun đúc cho tâm hồn mình thành vần thơ, nét nhạc”. Xem những ngày tháng ghi dưới mỗi bài thơ, được biết bài thơ sớm nhất trong tuyển tập này được viết năm 1988. Như thế, tính đến thời điểm này, Trần Bá Dũng đã có  gần 30 năm duyên nợ với thơ ca.

          Trong một bài thơ viết năm 2008, tức là sau 20 năm làm thơ, anh dứt khoát:

                   Nhất quyết từ rày tớ bỏ thơ

                   Chẳng buồn, chẳng giận, chẳng mộng mơ […]

                   Kiếp sau cho tớ làm thi sĩ

                   Tớ cũng xin từ “nỏ giám mơ”.

                                      Bỏ thơ