Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

Trần Trung bình bài thơ KHÔNG NÓI của Nguyễn Đình Thi





KHÔNG NÓI – TÌNH YÊU VÀ NỖI BUỒN
Trần Trung

Trong thơ ca kháng chiến chống Pháp của chúng ta, công bằng mà nói còn thiếu những bài thơ tình đặc sắc. Vấn đề là ở chỗ, làm sao thổ lộ cho chân thành nỗi đắm say trong tình yêu mà vẫn hàm chứa được tình cảm cùng trách nhiệm với cái chung của sự nghiệp vệ quốc gian lao mà cũng rất đỗi hào hùng của nhân dân, của dân tộc.
Bài thơ Không nói của nhà thơ Nguyễn Đình Thi, viết năm 1948 tưởng như gợi được thật nhiều cảnh huống, tâm trạng trong khoảnh khắc gặp gỡ của tình yêu giữa những tháng năm gian lao và anh dũng – những năm tháng “không thể nào quên” trong chặng đường cách mạng của dân tộc:

Dừng chân trong mưa bay
Ướt đầm mái tóc
Em em nhìn đi đâu?

Môi em đôi mắt
Còn ôm đây
Nhìn em nữa
Phút giây

Chiều mờ gió hút
Em
Bóng nhỏ
Đường lầy

Ngày cuối năm - Thơ của Nguyễn Bích Huyền





NGUYỄN BÍCH HUYỀN


NGÀY CUỐI NĂM

Lưng chừng giữa buồn vui
Tôi lặng lẽ kiểm kê tài sản

Bao nhiêu ước mong đã thành hiện thực
Bao nhiêu nghi ngờ đã hóa tin yêu
Bao nhiêu người dưng đã thành bè bạn
Loài hoa nụ cười
Tôi đã tặng bao nhiêu?

Xem kịch NHÀ Ô SIN của Nguyễn Huy Thiệp

Xem kịch NHÀ Ô SIN của Nguyễn Huy Thiệp
Dec 30, 2012 8:58 AMPublicPageviews 10


Xem kịch NHÀ Ô SIN của Nguyễn Huy Thiệp

Hội nhà văn Hà Nội mời tất cả hội viên xem kịch Nhà Ô sin của Nguyễn Huy Thiệp tại nhà hát Tuổi trẻ vào ngày 29/12/2012.

Gần chín giờ có mặt. Không thấy mấy ông bạn Hoàng Minh Tường, Nguyễn Hoàng Sơn, Trần Đăng Thao, Nguyễn Việt Bắc…

Chụp mấy kiểu ảnh với Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thị Ngọc Hà, Bích Thu…

Vào chỗ thì thấy mọi người đã ngồi kín tầng một của rạp. Sau mấy lời của Chủ tịch Hội Phạm Xuân Nguyên, vở kịch bắt đầu.

Không hiểu sao, tôi thấy cái kiểu dựng mở màn của Lê Khanh hệt như là “nhái” cái lối dựng “Tất cả đều là con tôi” năm trước cũng chính ở nhà hát này.

Kịch cũng làng nhàng, mấy câu triết lí vụn, mấy kiểu pha trò rẻ tiền kiểu : Thủy Trần tức là Trần như nhộng…

Câu chuyện về ông Đại tá, chủ căn nhà có gần hai chục ô-sin đã là một sự bịa tạc thái quá. Anh chàng Phú Điên, Cô Thủy Trần, bà Tơ hồng, cô Meluza, cô Liên Chi Hồ Điệp,… cũng chẳng có gì nổi bật. Kịch không có mâu thuẫn và cao trào. Phú Điên không nhận mẹ, Oanh Lớn, vốn là Ô sin, lấy con giai cả của Đại tá lừa chiếm ngôi nhà và đuổi mọi người, kể cả Đại tá ra ngoài. Cái chuyện vì tiền, bất chấp nghe nhàm, xưa như trái đất.

Tôi cho rằng vở kịch tầm tầm, nhạt nhẽo, cũng không đáng xem để giải trí, nếu tự bỏ tiền.



Phải qua: Vũ Nho, Tôn Phương Lan, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thị Ngọc Hà, Bích Thu cùng cháu
và bạn của Nguyễn Thị Mai, cũng một bạn trẻ chưa biết tên.

Chủ tịch Hội nhà văn HN Phạm Xuân Nguyên phát biểu trước khi xem kịch

Khán giả- các nhà văn Hà Nội

Đại tá, Thủy Trần và bà Tơ

Phạm Xuân Nguyên cảm ơn NSND, đạo diễn Lê Khanh và các diễn viên

Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012

KHOE SÁCH MỚI RA LÒ


KHOE SÁCH MỚI RA LÒ

Có việc đi Bangkok nên không kịp khoe cuốn sách thứ 107 ( viết chung và riêng) của Vũ Nho.
Đây là một chuyên luận có tên THƠ VÀ DẠY HỌC THƠ do một mình VN viết. Sách dày 308 trang khổ 16 x 24. Giá bìa 85.000 đ.
Vừa được in xong vào tháng 12 năm 2012. Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên.

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

S.O.S !sông TRÈM! - tản văn của Đường Văn






SOS …! SÔNG TRÈM!
(Tản văn)
ĐƯỜNG VĂN
Quê hương tôi bên dòng sông Nhuệ,
Bãi dâu mươn mướt xanh bờ…
                       (Lời bài hát: Người con gái Việt (1958). Nhạc: Lân Tuất; Lời: phỏng thơ: Anh Thơ)
    
     Bao lâu nay, tôi vẫn tưởng đó là sáng tác của Đỗ Nhuận hoặc Đoàn Chuẩn… viết từ thời tiền chiến hoặc kháng chiến chống Pháp. Và tôi cũng chưa bao giờ thuộc quá 2 câu đầu! Cho đến khi xem chương trình Sao mai – Điểm hẹn (2007), nghe giọng nam cao Lê Anh Dũng hát rất hay bài này; lại đến lần tranh luận vụn với ông bạn văn cùng làng… vào Google tra cứu, mới tường: ca sĩ lừng danh đầu tiên thể hiện bài ấy là Trần Khánh. Còn dòng Nhuệ Giang, thì hiển nhiên, đã gắn bó với tuổi thơ tôi biết bao ấm lạnh, ngọt bùi…
     Sinh thời, có lần bố tôi kể: Con sông Đào chảy qua phía tây làng Trèm được Tây (Pháp) cho thi công vào đầu những năm 10 - 20 thế kỷ trước, sau trận vỡ đê Liên Mạc năm 1915; (khi đó cụ chưa ra đời; cũng chỉ nghe thân phụ kể lại). Cầu Sông – Cống Liên Mạc bắc qua đầu nguồn sông Đào thì tác giả thiết kế là một nữ kiến trúc sư Pháp tài hoa. Cầu – cống được xây dựng vào khoảng 1924; không biết hoàn thành năm nào!? Tôi tò mò hỏi: - Thế tại sao người ta gọi là sông Nhuệ? Ông cụ cười, chậm rãi phân giải với thằng bé con tọc mạch: - Gọi thế là lầm! Vì sông Nhuệ là dòng sông trời đào (thiên tạo) cỡ trung bình ở đồng bằng Bắc Bộ, nối sông Hồng với sông Đáy, chảy qua tỉnh Hà Tây (cũ). Còn đoạn sông nhân tạo thẳng tắp, dài cỡ trên dưới 20 km, nối sông Cái (Hồng) từ ngã ba Chùa Hoàng (xã Liên Mạc) – xóm Ngõ Đồng (nay là thôn Đại Đồng, xã Thụy Phương), đưa nước sông Mẹ nhập vào sông Nhuệ phía trong mạn Hà Đông; điều tiết lưu lượng của 2 sông. Gọi là sông Đào, vì nó do con người tạo ra. Nhưng không hiểu sao và từ bao giờ đoạn, nhánh sông này lại được gọi luôn thành sông Nhuệ, nhập với sông Nhuệ?!  Ấy, chuyện đặt tên, chuyển tên, nhập tên…có khi lạ lùng thế đấy! Ví như tên Cầu Sông – Cầu (cống) Liên Mạc - Cầu (cống) Chèm… gọi thế nào cũng đúng, đều chỉ chiếc  cầu – cống đầu tiên trong hệ thống cầu – cống bắc qua sông Đào. Cái tên thực nôm na, dân dã: cầu bắc qua sông, gọn lại thành danh từ riêng Cầu Sông! - Nhà tôi ở gần Cầu Sông - Cống Trèm. Chỉ cần nói với khách lạ lần đầu hỏi thăm về làng tôi như thế, là đủ! Vừa cầu vừa cống. Trên cầu, dưới cống, lưỡng lợi, bề thế, chắc chắn mà trang nhã, duyên dáng. Cách đây hơn nửa thế kỷ, có anh sinh viên ĐHSPHN về thực tế lao động ở quê tôi 2 tuần, khi chia tay đã cảm tác, lưu luyến tặng lại một bài thơ dài tả cảnh quan làng Thụy. Đến nay, tôi vẫn còn lõm bõm 2 câu:
Cầu Liên Mạc, cái tên quen thuộc,
Cống  5 ô đưa nước sông Đào

Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012

Những thu hoạch ấn tượng...

NHỮNG THU HOẠCH ẤN TƯỢNG TỪ MỘT KHÓA HỌC NGẮN TẠI CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC
Oct 26, 2009 10:13 AMPublicPageviews 30 0
Đầu năm 2008 tôi tham gia một lớp học-tham quan ngắn hạn tại Cộng hòa liên bang Đức. Sau khi về nước, tôi đã viết bài  này trên cơ sở những thu hoạch cá nhân. Bài đăng 3 kì trên báo Giáo dục thời đại số 39, 40,41 tháng 3 và 4 năm 2008. Tính thời sự của bài báo theo tôi vẫn còn sốt dẻo. Xin giới thiệu trên Blog cho các bạn quan tâm. Vũ Nho.




       Đoàn chụp ảnh dưới chân tượng Mác-Ăng ghen

   Theo hợp đồng đào tạo của Dự án phát triển giáo dục Trung học phổ thông với trường Đại học Potsđam (Cộng hòa Liên bang Đức), Đoàn cán bộ quản lí giáo dục của Việt Nam đã đến bang Brađenbuôc học tập trong thời gian 15 ngày ( từ 15 tháng 1 đến 29 tháng 1 năm 2008). Trưởng đoàn đã có báo cáo chung về kết quả học tập của Đoàn gửi lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các thành viên trong Đoàn đều viết thu hoạch gửi Ban điều hành Dự án. Riêng tôi, thấy có một số điều tâm đắc cần được trao đổi, vì vậy đã đọc thêm các tài liệu, trao đổi với TS Nguyễn Văn Cường, cán bộ phụ trách lớp học của Đại học Pôtsđam và cụ thể hóa các thu hoạch của mình thành các vấn đề để sẻ chia với những người quan tâm.

1.TỪ MỘT NỀN GIÁO DỤC PHÂN QUYỀN ĐẾN VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC YẾU TỐ TẬP TRUNG
           Theo báo cáo của GS.TS Bend Mayơ (Bernd Meier) và các tài liệu phát cho học viên, Cộng hòa Liên bang Đức là nước có truyền thống giáo dục phân quyền. Bộ Giáo dục Liên bang chỉ đóng vai trò tư vấn và khuyến nghị. Bộ giáo dục các bang là cơ quan quyết định toàn bộ phương hướng, nội dung giáo dục và chương trình khung của bang. Cơ quan trung gian giữa Bộ và trường là phòng giáo dục của các quận chịu trách nhiêm cung cấp và quản lí về cơ sở vật chất và nhân sự. Mỗi trường tự chịu trách nhiệm về phương hướng giáo dục,  nội dung giáo dục và kế hoạch dạy học và phát triển  của mình. Người điều hành trường và chịu trách nhiệm trước Bộ giáo dục là hiệu trưởng. Không giống như ở Auxtralia, hiệu trưởng chỉ được làm một nhiệm kì 5 năm ở một trường, nếu được tín nhiệm thì nhiệm kì sau phải làm hiệu trưởng ở một  trường khác; ở Đức, vị hiệu trưởng có thể làm suốt đời ở một trường, nếu vẫn muốn làm và được cấp trên tín nhiệm. Giáo viên ở Đức là người toàn quyền thực hiện các nhiệm vụ dạy học và giáo dục. Nếu không được sự thỏa thuận và đồng ý của giáo viên, hiệu trưởng hay bất kì vị quan chức giáo dục nào cũng không được phép bước vào lớp học. Giáo viên quyết định và chịu trách nhiệm về việc cho học sinh lên lớp hay không lên lớp, cho học sinh chuyển cấp hay không chuyển cấp. Trước đây, giáo viên tự ra đề, tự chấm bài thi tốt  nghiệp Trung học phổ thông và chịu trách nhiệm về tỉ lệ tốt nghiệp. Có điều vì không bị áp lực về thành tích nên học sinh đều nhận được kết quả tương xứng với nỗ lực học tập của mình.

Đôi sông - Tản văn của Nguyễn Hiếu





ĐÔI  SÔNG,
MỘT THỜI TA NHỚ

(Tản văn)
 Nguyễn Hiếu

         Làng tôi là một trong những làng cổ của Đại Việt. Chỉ riêng
cái tên Chèm rất nôm đã ghi nhận sự tồn tại hàng nghìn năm của căn làng nhỏ bé, xinh xinh này. Trước ngực làng có con sông Cái mùa nứơc cạn hay mùa nứơc lên khi nhạt, khi thẫm vẫn giữ nguyên một maù phù sa thao thao màu của ráng chiều ngày đẹp trời đỏ rực phía đầu nguồn. Phải chăng vì thế nên tên chữ của sông còn được gọi là Hồng Hà? Con sông mẹ mênh mông, dài rộng là thế, vậy mà cách thời ta sống đây chừng dư thế kỉ rưỡi,(?) cha ông ta lại cho đào thêm con sông nữa ở nách làng tôi.
Thoạt kì thuỷ tên con sông này lấy việc sinh ra sông mà gọi thành tên. Ấy là sông Đào. Sau này tên chữ mới là Nhuệ Giang.(?!) Thấy bảo sông Đào sinh ra để giữ mực nước sông Cái lúc cạn, lúc lũ. Người Pháp thủa cai trị xứ ta cho xây một công trình thuỷ lợi ở nơi hai dòng sông gặp nhau để làm một việc tối quan trọng giữ bình an cho làng xóm, ruộng đồng quê tôi tránh khỏi lũ khi nứơc sông lên, hạn hán khi nứơc sông cạn. Ấy là điều hoà con nứơc cho sông Đào nơi thượng lưu và sông Cái đoạn trung lưu. Người làng Chèm tôi gọi nôm công trình này là Cầu Sông. Thời ta, thấy gọi là công trình trung thuỷ nông Thuỵ Phương (ấy là tên chữ của làng tôi) gì gì ấy. (?)

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

CHÚC GIÁNG SINH AN LÀNH!



 Các bạn khách quý của quán!
Chúc Giáng sinh an lành!
Chủ trang vunhonb.blogspot.com

Người Trung Quốc móc túi giỏi!


 NGƯỜI TRUNG QUỐC  MÓC TÚI  GIỎI!
                                               
Vũ Nho

Khi nhóm nhà văn Hà Nội đi tìm hiểu thực tế bằng chuyến du lịch Nam Ninh, chúng tôi đề nghị mỗi người viết một thu hoạch ấn tượng nhất. Đối với tôi, ấn tượng nhất là người Trung Quốc móc túi giỏi. Tôi sẽ nói có sách, mách có chứng đàng hoàng. Nhưng đừng nghĩ rằng như vậy là tôi nói xấu người nước bạn láng  giềng. Tôi chỉ phản ánh đúng thực tế mà mình nhìn thấy rõ ràng, xác thực.
Qua cửa Hữu nghị quan đến Nam Ninh, hướng dẫn viên du lịch nhắc nhở rằng mọi thứ tiền nong, nhất là giấy tờ phải giữ gìn hết sức cẩn thận, tránh mất mát. Đặc biệt là giấy tờ. Ngày quay về, giấy tờ vẫn còn nguyên, không ai bị mất cả, nên đoàn đi  bao nhiêu về  bấy nhiêu. Có thể kết luận người và giấy tờ “nguyên đai nguyên kiện”! Nhưng kiểm tiền thì than ôi!  Hầu như tất cả các thành viên trong đoàn đều bị mất. Người ít thì khoảng dăm chục đến một hai trăm tệ. Người nhiều thì lên đến gần ngàn tệ. Có điều lạ là việc móc túi đã được thông báo trước để đề phòng. Nhưng  vẫn bị móc hàng loạt.

Các nhà lí luận phê bình đang ở đâu




Đây là tham luận tôi viết khi tham gia Hội nghị lí luận phê bình Đồ Sơn. Bài đã đăng báo  Tiền Phong, sau đó báo Văn Nghệ đăng lại. Nay đăng trên Blog này để các bạn quan tâm tham khảo. V.Nh.
CÁC NHÀ LÍ LUẬN PHÊ BÌNH ĐANG Ở ĐÂU?

Tham luận Hội nghị lí luận phê bình tháng 10/2006, Đồ Sơn, Hải Phòng

                                                          Vũ Nho
         
Thoắt cái, mới  năm nào Hội nghị Tam Đảo, nay đã lại bắt đầu Hội nghị Đồ Sơn.
          Tôi còn nhớ lần Hội nghị Tam Đảo, theo báo cáo thì có quãng 8 chục hội viên chuyên ngành lí luận, phê bình. Tạm tính, cứ mỗi người viết một cuốn sách về vấn đề mình quan tâm  và dăm bài báo thì bây giờ chúng ta cũng có khoảng gần trăm cuốn sách và gần nửa nghìn bài báo. Chưa kể một đội ngũ các nhà sáng tác làm phê bình, mà phê bình khá xôm bằng sách và bằng đủ các loại báo nói, báo hình, báo viết.
          Tôi chưa rõ báo cáo tổng kết công tác lí luận phê bình của Hội nhà văn sẽ đánh giá từ Hội nghị Tam Đảo đến Hội nghị này, chúng ta tiến hay lùi, dẫm chân tại chỗ hay đi ngang. Nhưng thực tình mà nói, tôi cảm giác sau khi “nóng” lên tí chút tại diễn đàn,  lí luận phê bình lại chìm xuống, tản mạn, rời rạc như là nó vốn xưa nay.
         
1. Nghề “bạc” hay là sự thiệt thòi của lí luận phê bình?
          Trước hết cần thấy rằng cái nghề lí luận phê bình là cái nghề “ bạc”. Thật khó có cơ hội để mọc mũi sủi tăm và được bạn đọc biết đến. Lí luận phê bình cũng là một loại sáng tác, nhưng mà không như các sáng tác khác. Làm thơ, anh có thể tham gia cuộc thi thơ, và sau khi được giải này, giải kia, anh được chú ý bồi dưỡng và có cơ hội khẳng định. Ấy là chưa kể anh có thể đọc thơ mình trước công chúng, thơ anh có thể được phổ nhạc và nếu ông nhạc sĩ tài hoa, chỉ một bài thơ cũng có thể trở nên nổi tiếng theo bài hát. Viết văn xuôi, anh cũng có thể thi truyện ngắn, tiểu thuyết rồi ẵm giải nọ, giải kia. Không giải của Hội Nhà văn thì giải của Hội Liên hiệp VHNT, không giải Báo này thì giải báo kia, không giải Trung ương thì giải tỉnh. Cái truyện ngắn hay, cái tiểu thuyết hay có khi còn được chuyển thể thành kịch, thành phim.

Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012

CHÙM THƠ CUỐI NĂM 2012



CHÙM THƠ CUỐI NĂM  2012
của ĐƯỜNG VĂN
---------------------------

TỰ BẠCH
Tặng anh khơ69
Một đời dạy học,
Cả đời đam mê;
          Công thành thân thoái,
     buông phấn về quê:

       Yêu cháu, vui mèo,
      đàn, thơ, cờ, sách…,
        bạn già ngẫu chuyện,
        lướt net, vào mail,
 
Thân sẽ tàn, hồn quyết không tan!
Với trời mây, cỏ cây làng Thụy!
Chiều 29 – 7 à 22 – 9 - 2012
NHỚ ANH ĐỖ
(3 dị bản)
                  1A

Một đời dạy học, một đời anh!
Chưa chạm 80 đã chẳng đành…
Từng chê kẻ ngốc lên đường sớm*
Sao bỗng đùng đùng hóa gió xanh?!
                    B
Bảy mươi tám tuổi đã già chi?
Thiên đình chợt lệnh, thoắt vùng đi?
Thân phàm, thôi thế thành tro bụi!
Hồn vút ngang trời - một áng thi!      
                   2
Bảy mươi tám tuổi đã già chi?
Sao trời chợt gọi, thoắt vùng đi?
Chẳng đoái vợ hiền lau mắt đợi,
Làm lơ, đàn cháu khóc râm ri,
Sững sờ, bầu bạn sầu ngơ ngẩn,
Xót xa, phường phố tới chia ly.
Thân phàm, thôi thế thành tro bụi!
Hồn vút ngang trời - một áng thi…
  • Ý thơ Đỗ Trung Côn (1935 –8 – 8- 2012):
 Xuẩn ngốc thay!có kẻ xui ta lên thiên đường,
biết đâu trên trần gian, ta còn bao bè bạn!   

NGUYỄN VĂN THẠC,NGUYỄN QUANG THIỀU, HOÀNG VIỆT HẰNG

NGUYỄN VĂN THẠC, NGUYỄN QUANG THIỀU, HOÀNG VIỆT HẰNG
Sep 14, 2012 7:11 AMPublicPageviews 123 2
Nguyễn Văn Thạc, Nguyễn Quang Thiều, Hoàng Việt Hằng

Nguyễn Văn Thạc
Thư tình thời hoa lửa
Phạm Thị Như Anh giới thiệu
NXB Giáo dục Việt Nam, 2011
Sách dày 304 trang khổ 16 x 24



Đây là những bức thư mà liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc đã gửi cho người yêu là Phạm Thị Như Anh.
Tập sách có Lời tựa, Lời người biên soạn, Lời cảm ơn và Một vài nét về liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc.
Hai phần chính là Mối tình học tròNhững lá thư từ hai đầu xa thẳm.
Cuối sách là bài viết ”Thạc của Như Anh đã hi sinh như thế nào?”.
Một tư liệu quý về liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc và tình yêu của anh dành cho người bạn gái.


Nguyễn Quang Thiều

Có một kẻ rời bỏ thành phố
Tiểu luận và tản văn
Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2012
Sách dày 180 trang khổ 13 x 21

Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2012

Mấy suy nghĩ về nhà văn và văn hóa nói năng





  MẤY SUY NGHĨ NHỎ VỀ NHÀVĂN VÀ VĂN HÓA NÓI NĂNG

                                Vũ Nho

Không phải ngẫu nhiên mà văn chương là một bộ phận quan trọng làm nên văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Bởi văn chương phản ánh tâm tư tình cảm, ước mơ và khát vọng của mọi người. Nó cũng phản ánh lời ăn tiếng nói của mỗi cá nhân và mỗi thời đại. Ngày xưa, ông bà, tổ tiên ta đã coi lời ăn tiếng nói là thước đo để đánh giá phẩm hạnh con người:

                Người thanh tiếng nói cũng thanh

                Chuông kêu sẽ đánh bên thành cũng kêu

Hoặc :

                Chim khôn tiếng kêu rảnh rang

                Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe

Không ai ưa kiểu ăn nói cục cằn, thô lỗ kiểu “dùi đục chấm mắm cáy”. Và tất nhiên không thể ưa lối ăn nói tục tằn, mỗi câu là một lời chửi thề, văng tục.

                Nhà văn cũng là một người bình thường như mọi người, nhưng anh ta phải khác mọi người ở ý thức về lời ăn tiếng nói của mình. Bởi nhà văn là một người tích cực sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với mọi người trong tác phẩm và trong đời sống thường ngày.Đứng về một khía cạnh nào đó mà xét, nhà văn là người của công chúng.

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

Trò chuyện với nhà văn-dịch giả VŨ CÔNG HOAN

Trò chuyện với nhà văn dịch giả Vũ Công Hoan



Vũ Nho hỏi chuyện nhà văn Vũ Công Hoan ( Vũ Xuân Quản chụp)

Vũ Nho ( V.N.): -    Bác Vũ Công Hoan thân mến!
Anh em  ta gặp nhau từ thời trại viết Việt Bắc đến giờ cũng lâu rồi. Mấy bận Hội nghị quốc tế, Đại hội nhà văn lần nào cũng vội, không có dịp chuyện trò, tâm sự. Là người có dịch sách tiếng Nga, Vũ Nho rất khâm phục và  nể trọng những tiểu thuyết và truyện ngắn rất ngắn của Trung Quốc mà bác Hoan dịch. Nay xin nêu lên một số câu hỏi  với bác, coi như là trò chuyện của hai người. Trước là đăng ở trang vunho.com. Sau nữa có thể đăng báo. Vậy bác đồng ý  trả lời cho tôi nha.

 Nhà văn Vũ Công Hoan ( V.C.H. ) : -Vâng, xin anh Vũ Nho cứ hỏi!

V.N. : -  Bác Hoan ạ, tôi biết bác từ thời “Việt Bắc boong hây” trong trại viết gồm Ngọc Bái, Dương Quang Tỏa, Nguyễn Hoàng Đạt, Võ Nhu... Khi ấy chỉ thấy bác làm thơ và viết kịch . Tôi còn nhớ  bài thơ Cây đèn và kịch  ngắn Cái đầu húi cua của bác. Bẵng đi một thời gian mấy chục năm, khi gặp bác ở Hà Nội thì hóa ra bác trở thành dịch giả tiếng Hán – Vũ Công Hoan. Bác có thể cho biết  cơ duyên nào dẫn bác đến với dịch thuật ?

XUÂN DIỆU với TRẦN ĐĂNG KHOA


Xuân Diệu với Trần Đăng Khoa
Apr 27, 2010 12:06 PMPublicPageviews 53 0
VU NHO NINH BINH. Trong khi làm cuốn sách "Trần Đăng Khoa thần đồng thơ ca" ( nxb Văn hóa thông tin, 2000), tôi tiếp xúc với Trần Đăng Khoa, và nảy ra ý định viết về mối quan hệ của anh với nhà thơ, người thầy Xuân Diệu. Bài viết này hoàn thành khi cuốn sách đã được in. Đợi bao giờ tái bản "Trần Đăng Khoa thần đồng thơ ca" thì đưa vào. Tôi cũng đã in bài viết này trong Đi giữa miền thơ tập 2, nxb Văn hóa thông tin, 2001. Nay  hãy tạm đưa lên Blog cho  người quan tâm cùng đọc.

XUÂN DIỆU VỚI  TRẦN ĐĂNG KHOA
                                                          Vũ Nho
                                     
          Có thể nói nhà thơ Xuân Diệu là người có công lớn góp phần phát hiện ra tài năng Trần Đăng Khoa, quảng bá và giới thiệu thơ Trần Đăng Khoa không chỉ ở trong nước, mà còn cả ở nước ngoài. Chính ông đưa đoàn vô tuyến truyền hình Pháp về làng quay phim Thế giới nhỏ của em Khoa năm 1968.Và cũng chính ông dịch một số bài thơ Khoa ra tiếng Pháp.
Xuân Diệu đã cùng Huy Cận về tận Hải Dương thăm nhà Khoa, thăm cái sân "cái thế giới đầu tiên của bé Khoa", xem xét tỉ mỉ các "nhân vật" trong thơ Khoa. Mẹ Trần Đăng Khoa kể : " Bác nhà báo đã mượn cây đèn bão xách ra vườn, soi từng giàn trầu, gốc cau, luống mía và mấy cây bưởi". Chiều hôm sau, trong khi Huy Cận nói chuyện với mọi người thì Xuân Diệu đã kéo Khoa ra ngoài, thực hiện cuộc chuyện trò đầu tiên." Ông ngồi bệt xuống góc sân trước cửa chuồng gà và bắt đầu chất vấn tôi. Mồ hôi ông vã đầm đìa, ướt đẫm cả cái áo sơ mi kẻ sọc".

So sánh ở trong thơ

So sánh ở trong thơ
Nov 1, 2010 3:41 AMPublicPageviews 148 2






SO SÁNH Ở TRONG THƠ
(Trích Kỹ thuật làm thơ với các nhà thơ)

Vũ Nho


 Trong đời sống, nhà thơ nói năng chẳng có gì khác người thường. Trong thơ anh ta nói theo ước lệ của thơ, tuy có khác thường nhưng người thường vẫn hiểu. Có một loại ngôn ngữ thơ, có một loại ngữ pháp thơ. Song nhiều câu thơ cũng chỉ như là lời nói thường, vì thế cái vách ngăn, sự phân chia giữa ngôn ngữ thơ ca và ngôn ngữ đời sống chỉ là có tính chất hoàn toàn tương đối.
- Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
- Đau đớn thay phận đàn bà
- Năm nay cày cấy vẫn chân thua
- Dậy dậy dậy
- Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Đó là những câu thơ, nhưng đó cũng là câu nói thường.

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

NGÀY ĐẸP NHẤT - Thơ của Nguyễn Bích Huyền





Nguyễn Bích Huyền




NGÀY ĐẸP NHẤT



Ngày đẹp nhất

Là ngày sẽ đến

Khi em tỉnh giấc ban mai

Nụ cười thắp bình minh lên rạng rỡ



Ngày đẹp nhất

Là ngày sẽ đến

Khi em soi gương

Không thấy thời gian

Chỉ niềm vui trong mắt ngập tràn



Ngày đẹp nhất

Là ngày sẽ đến

Khi những hạt mầm em ươm gieo, ấp ủ

Cùng nảy chồi xanh biếc

Một sớm mai



Ngày đẹp nhất

Mùa xuân của riêng em

Ngày sẽ đến

Từ trái tim

Em biết...
















Vũ Bình Lục bình thơ Gia Dũng



Vũ Bình Lục



MỘT CHÚT THU DÌU DỊU

(Về bài thơ “Chừng nao em mới về làng Đót” của Gia Dũng)



Chừng nao em mới về làng Đót?

Dòng Sa Lung nay khác xưa rồi

Thi thoảng có người qua bến cũ

Nhưng mà ít lắm, thoảng thi thôi!



Chiều không đổ bóng trên lưng mẹ

Xóm xưa buồn mẹ có còn đâu

Ngõ nhỏ ngày xưa tôi ngóng mãi

Hắt hiu chỉ gặp hắt hiu sầu



Chiều qua chợt thấy trời se lạnh

Hình như chim nhạn gọi thu sang

Chắc em không nhớ mùa thu nhỉ

Thu chỉ đồng quê, chỉ xóm làng!



Chừng nao em mới về làng Đót

Hỏi xong tôi chợt thấy thẹn lời

Làng Đót xưa em về có mẹ

Bây giờ làng Đót mấy xa xôi…



Với thi nhân, trong thất tình (bảy thứ tình cảm thường có của con người) thì hình như nỗi buồn thường chiếm tỷ lệ cao hơn các thứ tình cảm khác. Âu cũng là một sự thường tình. Nhà thơ Gia Dũng vừa xuất bản tập “Cuối trời mây trắng bay”  (NXB Văn Học) ở cái tuổi “Thất thập cổ lai hy”, bài nào cũng thấy man mác buồn. Dẫu cung bậc những nỗi niềm mỗi bài có khác nhau, nhưng đều thấy hiện lên một nỗi cô đơn, đôi khi xa xót. Bài thơ “Chừng nao em mới về làng Đót” cũng man mác buồn, trong một hoàn cảnh cụ thể, phổ biến, nhưng mà cũng khá riêng tư…

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

Đang chơi BANGKOK

 ĐANG CHƠI BANGKOK
Có việc phải đi Bangkok.
Con gái cả mua hộ vé tàu bay và đổi cho ít tiền Thái giắt lưng. Con gái thứ hai khuyên nên đem điện thoại nhờ mở  liên kết quốc tế để chủ động. Nhưng khi ra cửa hàng, các chú ấy khuyên rằng không nên chơi tốn tiền. Tốt nhất đến Bangkok mua cái sim Thái Lan và nạp 200 bạt. Gọi mệt nghỉ. Buổi sáng đi lên Nội Bài khá lạnh. Đi xe hãng Đại Nam chỉ hết 240.000. Thì đưa 250.000 cho tiện khỏi trả lại. Máy bay hạ cánh Bangkok lúc 11h 15. Sớm hơn dự kiến 5 phút. Làm thủ thục nhập cảnh, lấy xong va li. Thấy đề taxi  service, rút cái địa chỉ ra, cô bé bấm máy tính và chỉ cho thấy 1500 bạt. Cám ơn, rồi hỏi chỗ bán Sim ĐT.

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

CÓ MỘT CHIỀU…



CÓ MỘT CHIỀU…
(Tạp văn)
Trần Năng Tĩnh

Chiều hè. Trời vẫn nóng như nung. Tôi tạt vào quán trà – cà phê có nhiều biển quảng cáo, ngay đối diện khách sạn Daewoo. Tôi gọi một cốc nước mát sinh tố và lơ đãng nhìn sang bên đường. Giữa đô thành tấp nập, hiển thị trước tôi là một hình ảnh chân quê: một cô gái quê, còn trẻ với một gánh hàng quê – khoai lang luộc, lạc luộc. Cô ngồi lặng lẽ và bình thản, dưới một bóng cây. Ngay phía sau cô hàng, sừng sững và bề thế cái khách sạn của doanh nhân nước ngoài, cao tới 19 tầng. Những dòng xe cộ ngược xuôi không dứt. Và còi xe luôn inh ỏi.
Cô hàng khoai bắt đầu giở tấm bánh mì trong một cái túi ni – lông ra ăn. Tôi lẩn thẩn đoán chừng: cô ấy đang ăn tấm bánh không có nhân. Tôi lại thấy cô hàng khoai nọ, không mấy chăm chú vào chuyện ăn. Cô không hề quên hướng tới chuyện đời, chuyện mưu sinh. Bởi, ánh mắt mời chào và chờ đợi của cô vấn hướng tới những người qua lại. Nắng dẫu ngả sang chiều mà như vẫn giục bước người đi miết mải. Hình như chẳng có ai đoái hoài tới gánh hàng quà của cô.

Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012

Dế mèn phiêu lưu kí 70 năm...

Dế Mèn phiêu lưu ký” 70 năm rồi vẫn thấm đẫm tình yêu thương
Nov 22, 2012 3:10 PMPublicPageviews 31 2
“Dế Mèn phiêu lưu ký” 70 năm rồi vẫn thấm đẫm tình yêu thương
QĐND - Thứ Ba, 20/11/2012, 18:28 (GMT+7)
QĐND Online – Buổi lễ kỷ niệm 70 năm ra đời tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký” của nhà văn Tô Hoài diễn ra tại Hà Nội vào sáng 20-11 đã mang đến cho độc giả những cảm nhận thú vị về giá trị của một tác phẩm văn học dành cho thiếu nhisức sống vượt thời gian, đã được dịch ra hàng chục thứ tiếng trên thế giới.
Nhà văn Tô Hoài sinh năm 1920 tại Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội. Năm 1941, ông viết truyện “Con Dế Mèn” cho sách Truyền Bá của Nhà xuất bản Tân Dân. Năm 1942, ông viết tiếp 2 tập “Dế Mèn phiêu lưu ký”. Đây là tác phẩm đầu tay viết cho thiếu nhi của nhà văn Tô Hoài và cũng là tác phẩm quan trọng đánh dấu sự nghiệp sáng tác của ông.
70 năm qua, “Dế Mèn phiêu lưu ký” đã trở thành người bạn của tuổi thơ nhiều thế hệ thiếu nhi Việt Nam. Cuốn sách thấm đẫm tình yêu thương, ca ngợi lý tưởng hòa bình và tình bạn cao đẹp.
Nhà văn Tô Hoài phát biểu trong buổi lễ kỷ niệm70 năm ra đời tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký”
Tại buổi lễ kỷ niệm, những tham luận và phát biểu của các chuyên gia, nhà phê bình văn học đã làm nổi bật giá trị của tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký”.