Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2016

Trao đổi về Truyện Kiều trên FB của chị LÊ KIM SAN

 Chị Lê Kim San, cùng công tác ở vụ Giáo dục Trung học với Vũ Nho có đưa lên FB lời cám ơn. Bạn Lại Hữu Miễn, cùng học khoa Văn ĐHSP Việt Bắc với VN có nêu băn khoăn. Ba người trao đổi về chi tiết trong Truyện Kiều. VN chép về đây để lưu.

SÁCH TẶNG : CÁM ƠN NGƯỜI BẠN QUÝ -
PHÓ GIÁO SƯ TIÊN SĨ VŨ NHO cùng công tác với tôi sau khi anh nhân bằng Tiến Sĩ Văn học từ Liên Bang Xô Viết trở về nước công tác. Anh đã tặng tôi một số sách và nhiều bài viết hay đã đăng ở các tạp chí. Tôi xin chia sẽ cùng các bạn một tác phẩm cực quý về TRUYỆN KIỀU mà chưa một tác giả nào viết tới. Đó là : TỪ KIM VÂN KIỀU ĐẾN TRUYÊN KIỀU



Bình luận



Lại Hữu Miễn Mình vẫn suy nghĩ Thuý Kiều - Thuý Vân có phải sinh đôi không ?

Le Kim San

Le Kim San Tôi chưa thấy sách nào nói TK và TV sinh đôi bạn ạ.



Vu Nho

Vu Nho Chị San ạ! Không có sách nào nói. Nhưng bài viết gần đây của VN đã khẳng định rằng Kiều, Vân là hai chị em sinh đôi. Kim Vân Kiều viết : "...hai vợ chồng cùng hiền hậu, gia sản vào hạng trung bình, sinh hạ được hai con gái đầu lòng và một con trai út tên là Vương Quan. Cậu cũng theo đòi nghiệp nho. Con gái trưởng là Thúy Kiều, gái thứ là Thúy Vân...". Nếu hai cô không sinh đôi thì sẽ thừa thông tin " HAI CON GÁI ĐẦU LÒNG". Họ sẽ viết " sinh hạ được con gái trưởng là Thúy Kiều, gái thứ là Thúy Vân và con trai út tên là Vương Quan". Nguyễn Du đã hiểu rõ nguyên văn, nên cụ mới viết : " Đầu lòng hai ả tố nga/ Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân". Họ sinh đôi nên cả hai mới được tính là ĐẦU LÒNG! ( bài viết này công bố trong sách " Cõi người ta" của Hội Kiều học, tập 3)

Le Kim San

Le Kim San Vũ Nho ạ, dựa vào câu :" Đầu lòng hai ả Tố nga " mình đã từng nghĩ l à 2 chị em sinh đôi. Kiều ra trước, Vân ra sau nhưng " Nói có sách, mách có chứng" mà chưa đọc thấy sách nào viết nên ko dám khẳng định với người khác. Giờ VN minh chứng vậy thì khẳng định được rồi. Cảm ơn VN nhé. Sách hay một phần là do vậy.

Vu Nho

Vu Nho VN có một bài viết về Tuổi của Thúy Vân và Thúy Kiều, bài khác là Kiều bán mình lấy Vàng hay Bạc? Cả hai đã in. Hôm trước ông bạn Thiện Vang ở Sài Gòn ra bảo đã nhìn thấy 2 bài đó. Hiện VN vẫn chưa được tặng cuốn " Cõi người ta" của Hội Kiều học.

Le Kim San

Le Kim San Bọn sai nha cướp bóc nhà Kiều, bắt bớ Vương ông cũng chỉ vì tiền" Có 300 lạng việc này mới xuôi" dù ko nói rõ là vàng hay bạc. Song ai cũng hiểu là vàng mới có giá trị với bọn cướp ngày của chế độ thối nát
Tới đoạn Mã Giám Sinh mặc cả thì mối rằng :" Đáng giá nghìn vàng " ( nghìn lượng vàng) nhưng MGS " Cò kè bớt một thêm hai / Giờ lâu ngả giá vàng ngoài 400". Có phải là 400 lạng vàng ko VN?

Vu Nho

Vu Nho Chị San ơi. Khi nói "ngàn vàng" là nói ước lệ thôi chứ không có ý " ngàn lượng vàng". Vì vậy ngoài 400 không hẳn là 400 lượng vàng. Tôi có dùng kết quả khảo sát của tác giả Thế Anh: trong 10 bản Kiều thì có 7 bản chép VÂNG ngoài 400, một bản chép RA ngoài 400. Chỉ có 2 bản chép VÀNG ngoài 400. Vấn đề là biết đâu, 2 bản chép kia mới là chép đúng với bản của Nguyễn Du! Theo nhà giáo Nguyễn Đức Định, đối chiếu với 4 bản nhận xét về Truyện Kiều vào thời Nguyễn Du và gần thời Nguyễn Du là Minh Mạng, Tự Đức và hai vị khác thì cả 4 đều viết dùng VÀNG để chuộc cha, làm lệch luật pháp. Vì thế có thể tin là Nguyễn Du viết VÀNG ngoài 400 và Kiều bán mình lấy Vàng. Mặt khác, khảo sát của VN trong sách cũng chỉ ra Nguyễn Du 9 lần nói đến VÀNG. chỉ 1 lần nói đến BẠC. Lần nói Bạc lại là lần viết về Thúc Sinh : "Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân/ Tạ lòng dễ xứng báo ân gọi là". Số bạc khổng lồ 1000 cân tức là 16.000 lạng bạc. ( Trong Kim Vân Kiều không có báo ân cho Thúc và không có số bạc khổng lồ này).

Le Kim San

Le Kim San Vũ Nho phân tích sâu sát lắm. Chị San bái phục sát đất . Chị trích dẫn" đáng giá nghìn vàng" hay " vàng ngoài bồn trăm" ... là muốn nói bán Kiều bằng vàng, ko phải bằng bạc, cũng ko phải nghìn lượng hay 400 lượng cụ thể đâu GS a.
Nho thấy tác phẩm của Nho giá trị ko. Chị đăng là mọi người đón nhận, đã trên trăm người  ủng hộ rồi mà chị chỉ có hơn vài trăm bạn kết nghĩa thôi. Chị thấy vui Nho ạ. Chị hỏi Nho sách XB ở nhà XB nào để chị đặt mua mấy quyên rồi họ chuyển đên ng nhận cho chị luôn như kiểu chuyên điện hoa Nho ạ.

Vu Nho

Vu Nho Chị San à. Sách Vũ Nho tự bỏ tiền in ở nxb Hội nhà Văn. Đã bán và tặng bạn bè gần hết. Vừa rồi khoa Văn kỉ niệm 50 năm thành lập, VN tặng khoa 50 cuốn để khoa bán cho người cần dùng, thu tiền trang trải hoạt động kỉ niệm. Hiện chỉ còn hơn 10 cuốn thôi. Mà cũng chỉ có ở nhà VN thôi, không có bán bất cứ đâu.

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2016

Anh Đom Đóm với lời bình





                                                            Vũ Nho - chủ trang
Anh Đom Đóm
       Võ Quảng
Mặt trời gác núi
Bóng tối lan dần
Anh Đóm chuyên cần
Lên đèn đi gác...

Theo làn gió mát
Anh đi rất êm
Đi suốt một đêm
Lo cho người ngủ

Bờ tre rèm rủ
Yên giấc Cò con
Một đàn chim non
Trong cây nổi ngáy
Ao không động đậy
Lau lách ngủ yên
Một chú chim Khuyên
Nằm mê ú ớ
Tiếng chị Cò bợ:
- "Ru hỡi! Ru hời!
Hỡi bé tôi ơi
Ngủ cho ngon giấc!"

Ngoài sông thím Vạc
Lặng lẽ mò tôm
Bên cạnh sao Hôm
Long lanh đáy nước

Từng bước, từng buớc
Vung ngọn đèn lồng
Anh Đóm quay vòng
Như sao bừng nở
Như sao rực rỡ
Rung giữa vườn cam
Rung dọc bờ xoan
Vườn cau, vườn mít

Gà đâu rộn rịp
Gáy sáng đằng đông
Tắt ngọn đèn lồng
Đóm lui về nghỉ


Lời bình của Vũ Nho

Trong ca dao, tục ngữ, đom đóm là tín hiệu mùa màng, tín hiệu thời tiết gieo trồng của người nông dân.“Bao giờ đom đóm bay ra/ Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng”. Với nhà thơ Võ Quảng thì anh Đom Đóm là một người lính tuần tra chuyên  tâm, cần mẫn canh cho giấc ngủ bình yên của mọi người. Khổ thơ đầu giới thiệu anh Đóm  rất trang trọng về thời gian, tinh thần chuyên cần trong công việc:

          Mặt trời gác núi

          Bóng tôi lan dần

          Anh đóm chuyên cần

          Lên đèn đi gác

Bài thơ có hơi hướng phảng phất của bài thơ “ Chú đi tuần” ngày xưa trong sách tập đọc. Nhưng anh Đóm này tuần tra, lo cho người và những cư dân loài vật ngủ ngon.  Có thể thấy những chim non, cò con, cò bợ, chim khuyên,… cả những  lau lách hay ao hồ cũng vào giấc ngủ. Và không chỉ có thế, thím Vạc lặng lẽ mò tôm cũng dược anh Đóm canh cho công việc làm ăn được an toàn.

          Người lính tuần tra cần mẫn này đi rất nhẹ, rất êm, đi suốt cả đêm để giữ gìn sự bình yên, để không ảnh hưởng đến giấc ngủ của mọi người:

          Theo làn gió mát

          Anh đi rất êm

          Đi suốt một đêm

          Lo cho người ngủ

Tình yêu người lính tuần tra Đom Đóm đã được tác giả thể hiện thật khoáng hoạt khi miêu tả cách tuần tra với ngọn đèn lồng của anh:

          Từng bước từng bước

          Vung ngọn đèn lồng

          Anh Đóm quay vòng

          Như sao bừng nở

          Như sao rực rỡ

Thế là ngọn đèn lồng nhỏ bé của anh Đóm góp vào bầu trời thêm một vì sao rực rỡ! Chỉ đến khi gà gáy sáng thì anh Đóm mới lặng lẽ tắt đèn, lặng lẽ lui về nghỉ sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ.

          Bài thơ nhẹ nhàng, thú vị này luôn có mặt trong sách giáo khoa tiểu học. Nó đem lại cho thầy cô giáo và các em niềm vui khi được tiếp xúc với một anh Đóm chuyên cần, hào hiệp, tự nguyện tuần tra canh giấc ngủ ngon cho mọi người.

                                            Ngày 21 tháng 12 năm 2016

         


Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016

Thắng cố...Bún cá...Liêng Biêng




QUÁN TRÈM ( tiếp) 

Đường Văn


12. THỬ THẮNG CỐ SA PA



Tặng Ngà, Phúc, Định & Hiếu

                           1

Chớm đông, chiều,… tứ lão thong dong,

Nghe đồn món lạ chợ quê ngon,

Nổi cơn tò mò, hăm hở ghé

“Sa Pa quán” mới… sí - la - sòn!

                          2

Tung chiêu câu khách: mờ - tỏ - mờ,

Giả suối thông dòng róc rách mơ…

Nõn nường, chục bóng hồng hơn hớn,

Tẩy trần tửu – lạc, nhắp… đà  đưa!...

                         3

Thắng cố Sa Pa, ngựa phố Trèm,

Đưa cay Chivat, ngất ngư… khen

mép môi đôi chút vui lòng chủ.

Thử một lần coi,… có bõ thèm?!

                      4

Mới  vài chén đã dừng… ngây!

Lê về chở cháu học thêm đây!

Đăng vội bưng mâm, chờ… nịnh vợ,

Văn vơ vẩn tứ,  thơ gầy!

                     5

Cao lừ đừ, chỉ ngửi, phừng say!

Lâu lâu, hẹn hội,… thế càng hay!

                        - Cảm ơn! Chào nhé!... Liêng biêng phóng,

Hấp háy nhìn theo,… mặt ngẩn… hầy*…!



* Hầy dà, ầy dà, ôi chà, chà chà!...

Trèm, chiều sẩm – nửa đêm 15 – Láng Hạ, sáng – chiều 16/2016. ĐV

13. HẬU THẮNG CỐ



(Tứ liên hoàn ngâm Lục bát)



1. L

Ai khen Thắng cố: Tuyệt vời?!

Ta xài Cố thắng, than giời: Vô duyên!



2. P

Lung linh, Thắng nhái Thụy phường,

Sa Pa Cố xịn! Khách thương kiểu nào?!



3. H

Ẩm thực tùy khẩu, chẳng sao!

Tùy anh, tùy ả lao xao luận bàn…



4. Đ

Hợp, ngon, nhớ mãi cả đời!

Dở hơi, thì cũng chén chơi… một lần!

Sáng 18/10/2016



14. BÚN CÁ PHƯỜNG ĐÔNG*



Tặng Định, Ngà và Chủ quán Bún (mì) cá (mọc)

phường Đông Ngạc, phố Kẻ Vẽ, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội



Bằng lăng ngăn ngắt tím ban mai,

Bún cá lừng thơm, ngon quắt tai!

Bởi trót yêu hoa, dừng chút ngắm!

Yên chí!... hãy còn lưng lửng chai!...



Bún cá phường Đông thiệt đã đời!

Hôi hổi, chua, cay, béo, ngọt, bùi...

Tàn thu, nâng chén say hiền hữu,

Ngon gấp ba!... Chà!... Bún cá ôi!...

Chiều 18/10/2016

                               

                               15. LIÊNG BIÊNG!...





Chén chè, chén rượu, chén tình… chay!

Sơn hào hải vị khắp  đông – tây…

mơ chẳng thấy!... Vui này dân dã:

Lòng – tiết canh – cháo, phở, thịt cầy



Ăn được là bao! Uống mấy đâu?!

Nhăm nhắp đưa cay, vợi vạn sầu!*

Hắt hiu, hùi hụi, cô đơn lắm!

Ai thấu hồn tháng tháng mưa ngâu!?



Chén nhất: cạn! Chúc sinh nhật cháu;

Chén nhì: mừng trước, bạn tân gia;

Chén tam: mong lão bà khoe khỏe;

Chén tứ, nhìn nhau…, cụng cái… Khà!...



Chuyện tràn, chém gió,nổ,… ha ha!

Mặc kệ ngày trôi, chốc xế tà!

Còn sức, còn chơi, còn tụ hội!

Sống một ngày, lãi một ngày… a?!...*



Nghêu ngao, bài thù tạc mới,

Tứ, vần, câu, chữ… rõ nôm na!

Riêng khoản tình tang… càng ngoắt ngoéo!

Tặng mình, tặng bạn và tặng… Ma!



Ma đọc,… rùng mình!... cười ngặt nghẽo!

Đội mồ, nương gió tới thăm ta…





* Nỗi sầu (buồn) vạn cổ (từ xa xưa, vạn năm);

* Lời Chu Dung Cơ (Nguyên Thủ tướng Trung Quốc)





19/10/2016. ĐV