Thứ Ba, 31 tháng 8, 2021

TRĂNG NGÂU MÙA COVID

TRĂNG NGÂU MÙA COVID

 


                  Tản văn của  Phạm Tâm Dung

 

            Tôi có người bạn văn, sau rằm tháng Bảy, anh liên tiếp chia sẻ những bức ảnh về  trăng tuyệt đẹp, đậu chênh vênh trên nóc của những tòa nhà cao tầng, nơi thật gần với tòa nhà HH Linh Đàm đang có mấy chục “ca F0” và đang phong tỏa. Sự tương phản của vẻ đẹp thanh bình giời ban và nỗi buồn đau của dân tình đã đem lại niềm xót xa không sao tả  xiết.

            Lại một rằm tháng Bảy không có mưa Ngâu! Đêm nay, tôi cũng giống như tác giả của những tấm ảnh đó, và cũng giống như bao người trên thế gian này, không ngủ.

 

Tôi không ngủ, không phải vì nhớ “mùa ngâu”. Nhớ những đêm mưa dài liên miên rả rích, có lúc như khóc, như than, như hờn, như giận, lại lúc nức nở, tủi thân, tủi phận của vợ chồng ai.

Tôi không ngủ không phải vì mưa ngâu khiến tôi nhớ lại những đêm còn thơ ấu, chợt thức dậy khi nghe tiếng quang gánh ngoài hiên đụng chạm vào nhau tầm đầu canh tư, ấy là lúc mẹ tôi lập cập lao mình trong gió mưa để đi cất hàng cho kịp phiên chợ sớm.

Tôi không ngủ cũng không phải như thời son trẻ, thèm nghe mưa ngâu mà thả lòng bềnh bồng với nỗi nhớ đầy vơi người đàn ông của mình trong cảnh cách xa...

Thứ Hai, 30 tháng 8, 2021

CHÙM LỤC BÁT VỀ MẸ

 


CHÙM LỤC BÁT VỀ MẸ

Thúy Hạnh

VẮNG MẸ...

Con về nhà cửa vắng tanh

Mẹ đi đâu vắng mái tranh rũ buồn

Bếp hồng khói chẳng còn vương

Cải già xơ xác rau vườn cỏ chen

Con về cửa gỗ cài then

Tường nhà ẩm mốc lem nhem bụi mờ

Hàng cau buông lá ngẩn ngơ

Bình trà, ấm nước cạn trơ thuở nào

Nhà không bóng mẹ buồn sao

Con ngồi bậu cửa tuôn trào lệ rơi

Mẹ đi vắng cả khoảng trời

Căn nhà vắng cả nụ cười thương yêu

Con về đợi mãi bên chiều

Ánh tà nghiêng bóng hắt miền xót xa

Lặng im ngắm mãi nếp nhà

Quạnh hiu trống vắng châu sa lệ buồn.

12-6=2021

T H (Hà Nội)

 

 

                Vũ Hoàng Phương

MẸ ĐI... RỒI...

Sáng nay mẹ đã... đi... rồi

Thênh thênh một chuyến đò đời nhẹ không

Chủ Nhật, 29 tháng 8, 2021

Một vài suy nghĩ về bài thơ “Bắt nạt”…

 


Một vài suy nghĩ về bài thơ “Bắt nạt”…

Vanvn- Xung quanh bài thơ “Bắt nạt” trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 có nhiều tranh biện, tiếp theo ý kiến của nhà thơ Nguyễn Hữu Quý xin giới thiệu tiếp ý kiến của nhà giáo Nguyễn Thanh Mai để có cách nhìn đa chiều, khách quan…

Bài thơ “Bắt nạt” trong sách Ngữ văn lớp 6, tập 1, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

1. Một bài thơ hồn nhiên và tươi tắn…

Lần đầu gặp bài thơ trong tập “Ra vườn nhặt nắng” của Nguyễn Thế Hoàng Linh, hẳn bạn và tôi, chúng ta đều không khỏi mỉm cười. Như gặp lại những khúc đồng dao thuở nào của những trò chơi con trẻ. Như đang được đứng giữa “một sân chơi với những câu chữ nhảy nhót vui đùa” (1). Vâng, ngay từ khổ thơ thứ nhất, tôi đã gặp hình ảnh một lũ trẻ đang nhảy lò cò, vừa nhảy vừa hát: “Bắt nạt là xấu lắm…”. Rồi hứng chí bật tung người, rồi xoay xoay, lắc lắc: “Tại sao không học hát/ Nhảy hip hop cho hay?”… Vừa hát vừa chơi, như những lời tự nhiên bật ra thôi, chưa cần phải quan tâm mình đang hát cái gì. Trẻ con là vậy, thích thì chơi, đó là cách tác giả đã chọn giọng điệu hồn nhiên, tinh nghịch của trẻ thơ để cuốn hồn ta, thị giác thính giác khứu giác của ta được băng mình như một khúc ngẫu hứng, “phi” một mạch từ câu đầu đến câu kết, trước khi nhận ra những điều sâu xa của ý nghĩa.

Cũng vì hồn nhiên như đang gắn với một trò chơi nào đó, nên ta sẽ thấy ý thơ cũng “nhảy nhót” những phi lí: “Bất cứ ai trên đời, đều không cần bắt nạt”. Sao lại không cần? Lẽ ra thì phải là “không nên”/“không được” chứ? Nhưng nếu “không nên”/ “không được” thì  là khuyên nhủ, mệnh lệnh mất rồi, lộ ra “cái bục giáo huấn” mất rồi. Vì là chơi, nên mới “không cần” – (không cần thiết đâu nhé, bỏ qua đi!). Vì tung tăng, nên đang chuyện bắt nạt lại ào sang “hip hop”, “mù tạt”. Đúng là các bé ở thôn quê có thể xa lạ với những khái niệm này, nhưng cũng nên nhân đó cho các em được biết thêm về những sắc màu mới mẻ chứ?

CHÙM THƠ ĐẶNG THÀNH TÔ

 


CHÙM THƠ ĐẶNG THÀNH TÔ

NGƠ NGẨN ĐẦU XUÂN

 

Cũng toan thơ thẩn đầu xuân

Mà tứ chẳng đến, mà vần chẳng ra

Chắc là tại Lão đã già

Tại vò hết rượu, tại trà nhạt hương 

Tại tình Xuân chẳng còn vương

Tại Nàng Thơ đã chán chường bỏ ta?

 

Lạnh lùng gió rét, mưa sa

Xuân sang mà cứ ngỡ là đang Đông!

 

ĐI ĐI EM*

 

Em đừng chờ đợi làm chi

Người em yêu có ra gì nữa đâu

Thứ Bảy, 28 tháng 8, 2021

PHẬN HỒNG NHAN

 


PHẬN HỒNG NHAN

                        TRUYỆN NGẮN CỦA VŨ THIỆN KHÁI                                     

           

 


Tôi nghỉ chân dưới bóng cây đề cổ thu đơn độc giữa cánh đồng. Ngồi bệt lên chùm rễ nồi bò qua nền miếu hoang lổn nhổn gạch vụn, bất giác tôi thấy lành lạnh chạy dọc sống lưng. Quang cảnh vô cùng vắng vẻ và u tịch, dễ gợi niềm hoài niệm buồn buồn. Có lẽ sự hiện diện của một cụ bà im lìm như pho tượng hai tay ôm hai ống chân khẳng khiu như chân hạc ngồi ở dấy tự lúc nào, đã góp phần làm nên tâm trạng ấy. Cảm giác như là cụ vẫn ở chỗ ấy hàng thế kỷ rồi. Lại có cảm tưởng cụ vừa từ cổ tích bước ra. Nếu cụ không ngúc ngoắc mái đầu choàng tấm khăn đen trùm hụp, chỉ chưa hai con mắt nhỏ tí dưới làn mi nhăn nheo nhoèn ướt thì tôi nghĩ đấy là cái xác ướp. Đã là thời buổi các chắt chít nội ngoại nhoay nhoáy bấm đi động mà bà cụ ấy vẫn mặc váy nơm nhuộm bùn rộng thùng thình, lại còn đeo vạt yềm sồi màu mận chín che kín phần trước ngực gầy tong teo. Tôi đoán trăm năm trước, y phục các cụ bà tổ tiên tôi cũng y như vậy. Biết tôi đang trên hành trình tìm về Sông Nguồn, cụ chỉ đường:

- Cháu phải đến làng Điềm. Làng Điềm thời nào cũng sinh ra những vị văn tài võ tướng lương đống của triều đình cả đấy. Làng ấy ở bên con sông to lắm, nghe họ goị Sông Nguồn, chả biết có phải con sông bà cháu đã nói không.

Trai Điềm gái Diễm. Tôi sực nhớ hồi còn tại thế đã vài lần bà tôi vừa ngủ gật vừa rì rầm với tôi như vậy. Con gái làng Diễm đứa nào cũng đẹp như tranh tố nữ. Tuyệt thế giai nhân cả đấy. Nhưng vài ba đời mới nảy ra được một sắc nước hương trời con ạ. Hình như họ đều là con Trời cháu Phật được cử xuống trần gian để cho biển nước mắt thế gian thêm đầy thì phải. Chả có ai trong họ được hạnh phúc vuông tròn. Mỗi hồng nhan một bạc phận đớn đau sầu oán khác nhau. Thương xót lắm. Lớn lên con về làng Diễm mà tìm vợ. Đừng lo bị khổ lây. Quốc sắc thiên hương chả bao giờ đến phần con dân mình đâu. Toàn là của vua của chúa, mới hồng hồng một chút má đào họ đã bị bứng đi cung tiến mất rồi.

Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2021

VÀI CHUYỆN NGOÀI LỀ BÀI THƠ ĐỪNG ĐI

 


VÀI CHUYỆN NGOÀI LỀ BÀI THƠ ĐỪNG ĐI Sửa

VÀI CHUYỆN NGOÀI LỀ

BÀI THƠ ‘ĐỪNG ĐI’

*

ĐẶNG XUÂN XUYẾN


ng_xun_xuyn

"Đừng Đi" là bài thơ tôi viết rất ngẫu hứng, không phải ngẫu hứng từ chuyện tình cảm của tôi mà ngẫu hứng từ những than vãn dư lệ của một chàng trai trẻ, một người bạn trên facebook.

Đêm ấy, đêm 29 tháng 9 năm 2018, những cảm xúc của tâm trạng lâu ngày mới về quê làm tôi mất ngủ. Lang thang "dạo” facebook để giết thời gian tôi gặp những "tiếng nấc" của chàng trai trẻ Vũ Mai về mối tình thơ mộng 7 năm có “nguy cơ” bị tan vỡ. Vì "biết" Vũ Mai và bạn gái của cháu từ những ngày đầu mới chơi facebook (tháng 9 năm 2012) nên tôi nhắn tin hỏi: "Hai đứa lại có chuyện à? Con gái người ta có thì, yêu nhau cũng lâu rồi, cưới đi cháu.", thì Vũ Mai liền điện thoại tới tôi, nghẹn lời: -"Em ấy giục cưới nhưng con chưa muốn cưới vì công việc của con còn bấp bênh lắm. Con bảo vài năm nữa nhưng em ấy không chịu, dứt khoát chia tay con rồi, chú ơi...".

Chắp nối những chuyện tôi "biết" về chuyện tình 7 năm của 2 cháu, thêm nữa chút chuyện "của đời", tôi viết rất nhanh "Đừng Đi", định đề tặng chuyện tình 7 năm của Vũ Mai nhưng sợ cháu thêm buồn nên tôi post lên trang facebook cá nhân như một bài thơ tình của mình..

Thứ Năm, 26 tháng 8, 2021

CHÙM THƠ ĐẶNG QUỐC VIỆT

 


CHÙM THƠ ĐẶNG QUỐC VIỆT

 

BÀI HỌC CŨ 

 

Trả lại em

Quãng trò nghèo chụm đầu đội nắng

Phố dài đại học bóng liêu xiêu  

Trả lại điểm năm

Em chấm “người mơ mộng”  

Điểm một tính lỳ cộng thói hơi kiêu!

 

Anh hiểu ra

Một hay năm đều vô nghĩa

Một đâu phải mất em

Năm không thể níu em

Điều em mơ nằm ngoài thang điểm

Thang điểm đóng khung anh

Chẳng bõ em trót dại thề nguyền!

 

Giữ âm ỷ cõi lòng lụi đuốc

Trả “sông cạn núi mòn” trân trọng bấy lâu 

Bài học đầu đời xin học thuộc  

Làm thông hành

Dấn thân vào “Vương quốc hiểm sâu”!

 

ĐÊM QUÊ

 

Thưở ấy

Sân đình vui đá bóng

Nhà em dâm bụt đỏ ngõ ngoài

Thứ Tư, 25 tháng 8, 2021

NHÀ THƠ BÙI KIM ANH với tập thơ “NHẶT LỜI CHO BÓNG LÁ”

 

NHÀ THƠ BÙI KIM ANH với tập thơ “NHẶT LỜI CHO BÓNG LÁ”

                          BÙI MINH TRÍ

nh_bi_kim_anh

            NHÀ THƠ BÙI KIM ANH

Nhà thơ Bùi Kim Anh sinh năm 1948, quê nội Nam Trực - Nam Định, quê ngoại Tiền Hải - Thái Bình, hội viên Hội nhà văn Việt Nam, hội viên Hội nhà văn Hà Nội. Chị đã tốt nghiệp Đại học sư phạm Hà Nội, là giáo viên dạy văn tại một số trường Phổ thông trung học ở Hà Nội (Cổ Loa, Bạch Mai, Trần Phú).

 

Bùi Kim Anh là một trong các nữ sĩ được nhiều người hâm mộ, mỗi người một vẻ có những nét riêng, thơ rất hay, xin dẫn ra để các độc giả cùng biết, kể theo thứ tự thời gian là:

1)Hồ Xuân Hương (1771-1822) là "Bà chúa thơ Nôm", bút pháp điêu luyện với thơ thất ngôn bát cú hoặc thất ngôn tứ tuyệt . Tập thơ nổi tiếng được đánh giá cao là "Lưu hương ký" gồm 24 bài thơ chữ Hán và 28 bài thơ Nôm. Một số bài thơ tiêu biểu của Hồ Xuân Hương mà ai cũng thuộc như: Bánh trôi nước, Mời trầu, Cái quạt, Đánh đu, Chơi hoa,…

2)Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848) tên thật là Nguyễn Thị Hinh. Một số tác phẩm thơ Đường luật mẫu mực để đời của bà được lưu truyền cho đến ngày nay như: Qua đèo Ngang, Chùa Trấn Bắc, Thăng Long hoài cổ, Cảnh chiều hôm, Chiều hôm nhớ nhà, Cảnh thu. Chúng đều là những bài thơ mượn cảnh để tả tình.

3)Sương Nguyệt Anh (1864-1921) vừa là nhà thơ và là nữ chủ bút đầu tiên của Việt Nam. Bà sáng tác nhiều, một số bài thơ tiêu biểu như: Đoan Ngọ nhật điếu Khuất Nguyên, Tức sự, Chinh Phụ thi, Thưởng bạch Mai, Vịnh ni cô,...

4)Ngân Giang (1916 - 2002) tên thật là Đỗ Thị Quế, nổi tiếng là một nhà thơ nữ thời tiền chiến. Các tác phẩm tiêu biểu như: Giọt lệ xuân NXB Tân Dân 1932; Tiếng vọng sông Ngân, NXB Lê Cường 1944; Ba tập Thơ Ngân Giang, NXB Phụ Nữ 1989 - NXB Trẻ 1991 - NXB Phụ Nữ 1994....

5)Anh Thơ (1921 - 2005) tên thật là Vương Kiều Ân. Thơ của bà đậm chất đa tình, đa đoan. Các tác phẩm tiêu biểu của bà là: Bức tranh quê (1939), Xưa ( in chung, 1942), Hương xuân( in chung, 1944), Theo cánh chim câu ( 1960).

6)Xuân Quỳnh (1942 - 1988).Thơ Xuân Quỳnh giàu nữ tính, nhiều cung bậc cảm xúc. Xuân Quỳnh là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1967, ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá III. Những bài thơ đã nổi tiếng như: Thuyền và biển, Sóng, Hoa cỏ may, Tự hát, Nói cùng anh. Các tác phẩm chính:Tơ tằm – Chồi biếc (thơ, in chung phần Chồi biếc, NXB Văn học, 1963), Hoa dọc chiến hào (in chung, 1968), Gió Lào, cát trắng (1974),Lời ru trên mặt đất (1978),Cây trong phố – Chờ trăng (in chung phần Chờ trăng, 1981),Sân ga chiều em đi (1984),Tự hát (1984),Hoa cỏ may (1989), Thơ Xuân Quỳnh (1992, 1994), Thơ tình Xuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ (1994),Không bao giờ là cuối ( 2011). Chị được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001.Năm 2017, chị được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

7)Phan Thị Thanh Nhàn (sinh năm 1943) viết đa phần là thơ tình. Năm 1999, bài thơ “Hương thầm” đoạt giải nhì cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ.Tác phẩm tiêu biểu như: Tháng giêng hai (1969), Hương thầm ( 1973), Chân dung người chiến thắng (1977), Bông hoa không tặng (1987),..

8)Ý Nhi (sinh năm 1944) là nhà thơ phái nữ phía Nam. Thơ của chị được dịch ra nhiều thứ tiếng với những tác phẩm tiêu biểu như: Nỗi nhớ con đường (thơ - in chung với Lâm Thị Mỹ Dạ), NXB Văn học 1984; Đến với dòng sông (thơ), NXB Tác phẩm mới 1978; Cây trong phố chờ trăng (thơ - in chung với Xuân Quỳnh),..

9)Lâm Thị Mỹ Dạ (sinh năm 1949). Chị được Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật vào năm 2007.Các tác phẩm tiêu biểu của chị là: Trái tim sinh nở (thơ, 1974), Bài thơ không năm tháng (thơ, 1983), Hái tuổi em đầy tay (thơ, 1989), Mẹ và con (thơ, 1994),...

10)Đoàn Thị Lam Luyến (sinh năm 1953).Xuyên suốt các tập thơ của chị là tình cảm yêu thương đằm thắm của người phụ nữ đa đoan đầy truân chuyên và bất hạnh trên con đường đi tìm hai chữ "hạnh phúc".Một số tác phẩm thơ tiêu biểu của chị là: Khát vọng; Đà Nẵng; Đàn bà; Đêm cành đa; Đến hang; Bồ Nâu học đánh cờ; Đợi; Đừng hứa sẽ cho nhau;..

 

Thứ Ba, 24 tháng 8, 2021

BÀN VỀ BÀI THƠ “BẮT NẠT”

 


BÀN VỀ BÀI THƠ “BẮT NẠT” CỦA TÁC GIẢ NGUYỄN HOÀNG THẾ LINH ĐƯỢC ĐƯA VÀO SÁCH GIÁO KHOA LỚP 6 - Châu Thạch




BẮT NẠT
 
Bắt nạt là xấu lắm
Đừng bắt nạt, bạn ơi
Bất cứ ai trên đời
Đều không cần bắt nạt
 
Tại sao không học hát
Nhảy hip hop cho hay
Thời gian trong một ngày
Đâu để dành bắt nạt
 
Sao không ăn mù tạt
Đối diện thử thách đi?
Thử kẻ yếu làm gì
Sao không trêu mù tạt?
 
Những bạn nào nhút nhát
Thì là giống thỏ non
Trông đáng yêu đấy chứ
Sao không yêu, lại còn...?
 
Đừng bắt nạt người lớn
Đừng bắt nạt trẻ con
Đừng bắt nạt nước khác
Trên khắp trái đất tròn
 
Đừng bắt nạt mèo chó
Đừng bắt nạt cái cây
Đừng bắt nạt ai cả
Vì bắt nạt dễ lây
 
Bạn nào bắt nạt bạn
Cứ đưa bài thơ này
Bảo nếu thích bắt nạt
Thì đến gặp tớ ngay
 
Cứ đến bắt nạt tớ
Bị bắt nạt quen rồi
Vẫn không thích bắt nạt
Vì bắt nạt rất hôi!
 
Nguyễn Thế Hoàng Linh

Thứ Hai, 23 tháng 8, 2021

CHỚM THU

 

CHỚM THU

VŨ ĐỨC NGUYÊN

Chớm Thu lá đã đua vàng
Trăng treo rặng liễu mơ màng Hằng Nga
Đìu hiu bóng ngả đường tà
Mùa hoa cải trổ ruộng xa đồng gần

Thu vàng lấp ló ngoài sân
Chờ phai nắng hạ quàng chân bước về
Dòng sông vẫn chảy lê thê
Bên song lá đổ tỉ tê nước nguồn

Chớm Thu mây trắng rưng buồn
Bão giông mưa gió dập dồn bờ khơi
Sắc thu vàng võ đất trời
Vàng thu lá rụng lá rời xa cây

Chớm Thu nắng đã hao gầy
Không còn bỏng rát như ngày hạ qua
Thu về mùa cải trổ hoa
Nắng thu nức nở lá xa cho đành

Chớm Thu mà đã khát xanh
Lối thu ngập lá quấn quanh gót giày

Vũ Đức Nguyên-Khu Phố-Vạn Lợi-Phường-Quảng Tiến
Thành Phố-Sầm Sơn-Tỉnh-Thanh Hóa-Phone-0919170345
nh_my_mh

 

Chủ Nhật, 22 tháng 8, 2021

ĐẠI TƯỚNG HUYỀN THOẠI

KỶ NIỆM 110 NĂM NGÀY SINH ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP (1911-2021)

 


ĐẠI TƯỚNG HUYỀN THOẠI

Người vào hàng hiếm hoi danh tướng
Lịch sử đang đi phải chuyển dòng

Chủ nghĩa thực dân thành dĩ vãng
Điện Biên Thế giới thoả chờ mong!
*
Thiên tài xứng đáng người Anh Cả
Gom đủ trí trung dũng tín nhân
Tư lệnh toàn quân cờ đại nghĩa
Thắng to hai đế quốc lừng danh
*
Ra ngoài vạn dặm văn thành võ
Vào trướng thiên uy võ hoá văn
Huyền thoại vang danh trong bốn biển
Người là Đại tướng của lòng dân
*
Dân quý dân yêu vì chữ nhẫn
Hoà đồng giản dị, sáng tâm trong
Thiên nhiên quy luật âu đành nhẽ
Đưa tiễn Người đi lệ chảy dòng...
*
Gương soi hậu thế đo tầm cỡ
Ngưỡng mộ 
cổ kim có mấy lần
Danh tướng làm non sông rạng rỡ
Người còn sống mãi giữa nhân gian.

Bùi Minh Trí

___________________________

Đại tướng Võ Nguyên Giáp với cách mạng Việt Nam

Thứ Bảy, 21 tháng 8, 2021

Chung chiêng nét bút hồn làng ngõ quê

 


Chung chiêng nét bút
 hồn làng ngõ quê([1])

     TS. BÙI NHƯ HẢI

Tôi quen biết anh Trần Bình trong một lần tại nhà thư pháp, nhà thơ Hoàng Tấn Trung tổ chức gặp mặt nhóm anh, chị, em văn nghệ sĩ thân thương nhân dịp Xuân 2009. Sau buổi giao lưu đó, tôi và anh Trần Bình cho nhau số điện thoại, facebook, Zalo để liên lạc, trò chuyện, trao đổi với nhau về những vấn đề liên quan đến thơ văn và thi thoảng “trà dư tửu hậu”, từ đó tình cảm giữa tôi và anh ngày càng gắn kết, thân thương hơn. Tháng 1, năm 2010 Trần Bình trình làng tập thơ đầu tay của mình, có tên là Chiêm bái quê nhà. Tập thơ vừa mới xuất bản, Trần Bình liền làm một cuộc hành trình vào tận Hải Lăng, trước là để hội ngộ cùng anh, chị, em,... thân hữu văn nghệ phía Nam, sau là để mến tặng tập thơ và mời dự buổi ra mắt tập thơ đầu tiên này tại tư gia - làng An Nhã, xã Gio An, tỉnh Quảng Trị. Cầm tập thơ và giấy mời trên tay, tôi liền đùa giỡn với anh rằng: Anh trai nhà mình cũng có điều kiện khá giả nhỉ. Vừa mới xuất bản thơ, thì liền làm một cuộc tiệc thơ nữa. Tôi vừa dứt lời, anh đáp lại rằng: Khá giả gì đâu chú, thậm chí nghèo rớt mồng tơi nhưng vì yêu mến thơ ca, quý trọng thân hữu văn nghệ, nên nhân tiện xuất bản tập thơ, anh tổ chức để bạn bè văn nghệ tỉnh nhà và một số anh, chị, em phương xa có dịp giao lưu nhau. Qua lời nói chân thành, chất phác của anh tôi mới thấu thị thêm về con người, về sự khó khăn, vất vả của gia đình anh, khi mà đời sống kinh tế còn eo hẹp, con cái hiện đang đi học nhưng vẫn không từ bỏ đam mê sáng tác thơ ca, mà còn dấm thân vì nó nữa. Càng nghĩ, tôi lại càng quý trọng, cảm mến Trần Bình biết dường nào!

Thứ Sáu, 20 tháng 8, 2021

NỮ SĨ PHAN THỊ THANH NHÀN

NỮ SĨ PHAN THỊ THANH NHÀN Sửa

NỮ SĨ PHAN THỊ THANH NHÀN

                         BÙI MINH TRÍ

0.0.20._phan_th_thanh_nhn

Phan Thị Thanh Nhàn sinh 9/8/1943 tại phường Tứ Liênquận Tây HồHà Nội - là một nhà thơ nữ nổi tiếng của Việt Nam. Chị kết hôn với nhà thơ Thi Nhị, đã mất năm 1979. Hiện nay, chị đang sống cùng con gái duy nhất tại Hà Nội.

Phan Thị Thanh Nhàn nguyên là Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà văn Thành phố Hà Nội; Phó Chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp Văn học và Nghệ thuật Thành phố Hà Nội. Chi là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Uỷ viên Ban chấp hành Hội trong giai đoạn 2001-2005. Ngoài làm thơ, chị còn viết báo, truyện ngắn, truyện cho thiếu nhi.

 Chị đã có 13  tác phẩm in ở các Nhà xuất bản.


Từ năm 2000 đến nay, Phan Thị Thanh Nhàn đã tham gia làm giám khảo nhiều cuộc thi, mà nổi bật nhất là cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU dành cho Thiếu nhi. Chị  là một trong 10 Giám khảo Chung kết có công lao lớn nhất trong việc chọn lựa những tác phẩm văn học có chất lượng nhất, đại diện Việt Nam dự thi Quốc tế và đoạt nhiều giải thưởng danh giá. Qua hơn 15 năm liên tục tham gia cuộc thi với cương vị là Giám khảo, Phan Thị Thanh Nhàn cùng một số nhà văn nổi tiếng khác như Tạ Duy AnhLê Phương LiênPhong Điệp, v.v... đã góp phần không nhỏ trong việc giúp học sinh Việt Nam thể hiện tài năng, bản lĩnh của mình trên trường Quốc tế với 11 giải Quốc tế do UPU và UNESCO trao tặng (trong hơn 25 năm Việt Nam tham gia).

Thứ Năm, 19 tháng 8, 2021

RU CHA VỚI LỜI BÌNH

 


RU CHA

                                           Phạm Ngọc Họa

(Viết nhân ngày giỗ đầu của Cha)

À ơi Cha ngủ giấc ngàn

Buông xuôi mọi việc, tìm miền nghỉ ngơi

Trút bao vướng bận cõi đời

Bồng Lai dạo gót, qua chơi suối vàng

Đời Cha số phận trái ngang

Năm quê, bốn chốn, họ hàng lắm bên

Năm 59 Cha ghi tên

Tòng quân đánh giặc trận tiền lập công

Năm 65 tổng động viên

Chích tay thư huyết vượt miền đi B

Nam Lào - Đường 9 chẳng nề

Quân nhu đơn vị, làm nghề tải lương

Giặc tan, về với đời thường

Như bao người lính chẳng vương bụi trần

Không bon chen lợi với danh

Vượt qua bao đận đoạn trường sinh nhai.

Nay Cha về cõi thiên thai

Thảnh thơi một giấc chẳng hoài thế nhân

Ngủ đi Cha, giấc mộng lành

Như xưa Cha đã dỗ dành, ru con...

                                                                          Tháng 12/2017

Nguồn: Trang facebook cá nhân Ngoc Hoa 12/2017

LỜI BÌNH CỦA NGUYỄN THỊ THIỆN

“NGỦ ĐI CHA GIẤC MỘNG LÀNH”

Thứ Tư, 18 tháng 8, 2021

THU SANG

 


THU SANG

       BÙI MINH TRÍ

Cuối hạ màu sen đã nhạt hương

Mùa thu e ấp với con đường

Heo may vừa thổi tre xao xác

Bên bến lam chiều thoảng tiếng chuông

 

Vạt nắng hoàng hôn đùa mái tóc

Buông chùng tơ liễu đón thu sang

Ngả vàng khóm lá pha vào biếc

Một tiếng chim kêu vẻ muộn màng

 

Vườn cũ ngậm sương hoa cúc nở

Bận lòng khắc khoải nỗi niềm riêng

Sông Ngâu cầu bắc khung trời nhớ

Mái gội trăng soi bóng tỏa nghiêng

 

Lữ khách nhớ nhà về chốn cũ

Ngập ngừng chân bước giữa non xanh

Hồn mùa ngây ngất tình ngơ ngác

Gột áo phong sương rũ bụi trần.

 

Bùi Minh Trí

nh_my_mh

Thứ Ba, 17 tháng 8, 2021

ĐÔI LỜI XUNG QUANH BÀI THƠ BẮT NẠT



ĐÔI LỜI XUNG QUANH BÀI  THƠ BẮT NẠT

 

                   Vũ Nho

 

BẮT NẠT

Nguyễn Thế Hoàng Linh

 

Bắt nạt là xấu lắm

Đừng bắt nạt, bạn ơi

Bất cứ ai trên đời

Đều không cần bắt nạt

 

Tại sao không học hát

Nhảy híp-hóp* cho hay

Thời gian trong một ngày

Đâu để dành bắt nạt

 

Sao không ăn mù tạt**

Đối diện thử thách đi?

Thử kẻ yếu làm gì

Sao không trêu mù tạt?

 

Những bạn nào nhút nhát

Thì là giống thỏ non

Trông đáng yêu đấy chứ

Sao không yêu, lại còn…?

 

Đừng bắt nạt người lớn

Đừng bắt nạt trẻ con

Đừng bắt nạt nước khác

Trên khắp trái đất tròn

 

Đừng bắt nạt mèo, chó

Đừng bắt nạt cái cây

Đừng bắt nạt ai cả

Vì bắt nạt dễ lây

 

Bạn nào bắt nạt bạn

Cứ đưa bài thơ này

Bảo nếu cần bắt nạt

Thì đến gặp tớ ngay

 

Cứ đến bắt nạt tớ

Bị bắt nạt quen rồi

Vẫn không thích bắt nạt

Vì bắt nạt rất hôi!

 

*Híp-hóp: Một điệu nhảy được giới trẻ yêu thích

**Mù tạt: Loại gia vị có vị cay nồng

 

Tôi  chỉ đọc bài này khi  nó được đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn 6 mới, đươc cư dân mạng bàn tán.

Đã đọc  bình luận  của nhiều người chê, khen. Cũng đọc tác giả trao đổi lại những ai chê mình.

Đã đọc bài của nhà văn Hồ Anh Thái viết về thơ của Nguyễn Thế Hoàng Linh.

Đã đọc bài của một giáo viên có tên tuổi  trong làng giáo Thái Nguyên khen bài này.( Và có nhiều người khen, cũng không ít người chê, nhưng đều nhận được sự cám ơn!)

Và đọc bài của anh Hoàng Dân, một giáo hữu mà tôi nể trọng.

Dưới đây là vài lời của tôi.

Thứ Hai, 16 tháng 8, 2021

CHÙM THƠ NGUYỄN LƯƠNG VINH

 


CHÙM THƠ NGUYỄN LƯƠNG VINH

 

Xin chào!

 

Cây nhà Biếu Vinh
 
Rung rinh trước bão
 
Cúi chào bn thơ!

 

                                            13/7/2020

                        Rung rinh

 

V chiu thường ni bão
Cây c th rung rinh
 

T tin thân, gc, r

Chng s chi đ knh.

 

                                   7/7/2020

Trường tồn

 

Nm vàng, khc đá kim cương, 
 
 Đng đen tc tượng khó yên lâu dài. 
 
 Câu thơ sáng đp tương lai,

Lưu truyn, quyến sướng tai,

sướng đi.

 

2/8/2018