Thứ Năm, 31 tháng 8, 2023

2 BÀI THƠ VÂN NGÀ

 

2 BÀI THƠ VÂN NGÀ 

van_nga

ANH ĐƯA EM ĐẾN PHAN RANG
Đưa em vãng cảnh tháp Chăm
Một nghìn năm lẻ xây tam cấp thờ
Thần Siva dạy làm thơ
Vạn trăm năm trước vẫn chờ hôm nay.
Anh quỳ cung kính chắp tay
Dạy em như thể thủa ngày nhập gia
Ba toà tháp đứng nguy nga
Người xây chẳng mạch vẫn ra Tháp Chàm.
Bốn bề mây nước trời lam
Những chân linh toạ gió ngàn thân me
Vãng vong nghe thỉnh chiều hè
Ban cho hậu thế tiếng ve dụ hồn

Thứ Tư, 30 tháng 8, 2023

MẤY SUY NGHĨ VỀ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ TỪ TÁC PHẨM

 


MẤY SUY NGHĨ VỀ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ TỪ TÁC PHẨM

  Tham luận của P. Gs, Ts Vũ Nho

Chúng tôi giới hạn từ tác phẩm bởi vì những suy nghĩ này được rút ra khi bản thân chúng tôi đã đọc và  phần lớn đã viết những bình luận về một số tiểu tuyết Lịch sử sau đây:
          Sóng hận sông Lô, Quỷ Vương, Kẻ sĩ thời loạn của Vũ Ngọc Tiến
          Đinh Tiên Hoàng của Vũ Xuân Tửu
          Mẫu Ỷ Lan, Vụ án Thái sư Lê văn Thịnh của Ngô Ngọc Liễn
          Mộng đế vương của Nguyễn Trường
          Nữ sĩ thời gió bụi của Lê Phương Liên
          Nguyên khí ngàn đời của Lục Hường
          Cuộc đời xa khuất  của Lê Hoài Nam
          Lá cờ thêu  sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng
          Tiếng vọng Hồ Xuân Hương của Nghiêm Thị Hằng
          Hoa Dạ hương của Nguyễn Xuân Nhuận
          Hội thề của Nguyễn Quang Thân
          Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh
          Bão táp triều Trần  của Hoàng Quốc Hải

  1. Những tiểu thuyết lịch sử có những điểm gì đáng lưu ý?
  2. Quan hệ giữa Văn chương và Lịch sử

Xưa kia có thời kì  văn - sử - triết bất phân. Rồi sau này mới tách riêng. Thế nhưng Văn với Sử vẫn duy trì sự gắn bó khá khăng khít.

Lịch sử cung cấp cho văn chương một nguồn  tư liệu và cảm hứng dồi dào không bao giờ cạn. Văn chương  viết về Lịch sử làm tăng tính thẩm mỹ, thêm phần  mới mẻ và lãng mạn khi truyền tải thông điệp lịch sử. Các tác phẩm văn học  viết về Lịch sử là những tác phẩm vừa truyền tải được thông điệp lịch sử vừa có tư tưởng, triết lý  riêng của nhà văn.

Thứ Ba, 29 tháng 8, 2023

NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ PHÙNG VĂN KHAI

 



9Q3A3142 (1)
    Hai thế hệ tác giả của tiểu thuyết lịch sử: Nhà văn Hoàng Quốc Hải và Phùng Văn Khai
 

NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ
PHÙNG VĂN KHAI

     Lại Ngọc Anh Thư

   Tiểu thuyết lịch sử Phùng Văn Khai đã tạo được phong cách và tiếng nói nghệ thuật riêng đặc sắc, giàu giá trị thẩm mĩ; đã góp mặt trong dòng chảy chung đa giọng điệu của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ năm 1975 đến nay. Lựa chọn khuynh hướng “Lịch sử hóa tiểu thuyết” với lối viết chương hồi, nhà văn góp phần làm sống lại một thời lịch sử đã xa, từ ngôn ngữ, hình tượng nhân. Càng đọc tiểu thuyết lịch sử của ông, ta càng thấy sự cố gắng và khả năng trau dồi kĩ thuật viết được nâng lên qua từng tác phẩm.

Nghệ thuật xử lý chất liệu lịch sử

Lựa chọn viết về đề tài lịch sử là nhà văn phải lựa chọn cách xử lý mối quan hệ giữa hư cấu nghệ thuật và tính chân thực lịch sử. Hư cấu nghệ thuật ở đây là bồi đắp chỗ trống trong các trang chính sử. Đối với Phùng Văn Khai, ông rất tôn trọng tính chân thực lịch sử và cũng rất coi trọng phần hư cấu, tưởng tượng nghệ thuật bởi điều đó sẽ làm nên giá trị văn chương cho tác phẩm: “Văn học lịch sử của chúng ta bị chậm do chúng ta không dám hư cấu. Thực ra các vĩ nhân trong lịch sử cũng là con người, cũng có lúc sai, có điểm xấu nhưng khi viết về một vị vua thì nhà văn cầm bút có hư cấu gì cũng là để tôn vinh nhân vật, đưa nhân vật trở về đời thường nhưng không được thóa mạ, không bôi đen lịch sử, làm giảm nhuệ khí người Việt… Hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử dù gì cũng phải hư cấu trên nền dân tộc, nền nhân dân và nền tiến bộ”.

PHÊ BÌNH VĂN HỌC TỪ TRẢI NGHIỆM VĂN HÓA

 PHÊ BÌNH VĂN HỌC TỪ TRẢI NGHIỆM VĂN HÓA

(Đọc Lý lẽ của trái tim, bình luận & chân dung của Cao Ngọc Thắng, Nxb Văn học, 2020)

 bui-viet-thang

                       NHÀ VĂN BÙI VIỆT THẮNG

   Phê bình văn học từ trải nghiệm văn hóa là phẩm chất đáng quý, không phải ai trong nghề cũng “chạm” tới được. Nó là phương pháp căn cốt, hữu hiệu hơn nhiều lần những phê bình Hậu hiện đại, Phân tâm học, Sinh thái học, Nữ quyền luận, Ký hiệu học, ...đang ào ạt đổ bộ từ nước ngoài vào Việt Nam thời gian gần đây khiến không ít người thiếu bản lĩnh hào hứng đến độ đê mê vì thấy chúng “mới” (lạ), thậm chí “khai tâm” (!?). Tôi được thụ giáo viết phê bình văn học vào cuối những năm bảy mươi thế kỷ trước từ người thầy uyên bác, tinh tế - GS, NGND, nhà văn Lê Đình Kỵ. Trong bước đầu chập chững làm nghề, thầy khuyên tôi phải cố gắng đọc của thiên hạ nhưng đừng bị “ám” bởi các lý thuyết vì “Lý thuyết thì xám, còn cây đời mãi mãi tươi xanh” (Gơt). Thầy cho tôi bài học nhập môn “viết bằng cảm xúc nhưng cần sự kiểm soát của lý trí”.

Thứ Hai, 28 tháng 8, 2023

CHIẾC THẮT LƯNG DA

 



CHIẾC THẮT LƯNG DA Sửa

Truyện ngắn của Hồng Huyên

  Tận cuối làng, dọc theo đường sông, khoảng hai mét, có một con đường nhỏ đi vào một mảnh vườn rộng hơn một sào đất. Những luống rau cải đã lên hoa bát ngát trải dài thẳng băng. Cuốn hút hết cả các dàn hoa bí, hoa mướp, dưa chuột, dưa lê. Những tia nắng hoàng hôn đang khuất sau lũy tre làng. Cuối vườn xuất hiện một ngôi nhà mái ngói màu đỏ, một phụ nữ bước trong nhà đi ra, tay cầm cái đấu đựng thóc, miệng gọi bật bật những đàn gà ra ăn, để chúng chuẩn bị lên chuồng. Những máng lợn to đùng, nàng xách từng xô thức ăn đổ đầy máng, rồi nàng gọi ỉn ỉn. Cả một đàn lợn khoảng chục con vừa đi vừa kêu ủn ỉn đàng sau gian nhà đi ra, nó cũng như xếp hàng thứ tự. Nàng vuốt vào đầu chúng nói: - ăn đi rồi vào chuồng, để cho bà còn dọn dẹp.

Chủ Nhật, 27 tháng 8, 2023

HAIKU MÙA THU ĐỨC

 HAIKU MÙA THU Đức

Chuyển ngữ 
TS Nguyễn Văn Hoa
( Tháp Dương- Bắc Ninh) 

Của Heike Baller 
( Nguồn Herbst gedichte công bố 27 /10/2020)
Bài 1
Bầu trời  thu màu chì
Những ngọn đuốc thắp sáng trong rừng
Từ ánh sáng  lá vàng
Herbstgrauer Himmel Im Wald leuchten die Fackeln
Aus Licht im Goldlaub
Bài 2
Cành thông sẫm màu
Thổi bay 
Lá trang trí  nhuộm vàng 


Dunkler Tannenzweig Dahergewehte BlätterSchmücken ihn mit Gold

Bài 3
Ánh sáng của trái đất
Lưu giữ thu
Phủ vàng từng tán lá
Das Licht der Erde
 Für den Herbst aufgespeichert 
Im Laub voller 


( hết dịch) Đà Lạt tp mộng mơ
 Mùa  thu 2023./.

nh_my_mh
 
 
 
 
 
 
 



Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2023

"HƯƠNG" CỦA SỰ TÌNH TỰ DÂN TỘC



"HƯƠNG" CỦA SỰ TÌNH TỰ DÂN TỘC

 ( Đọc tiểu thuyết “Hương” của nhà văn Nguyễn Thụy Kha, 

             Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, 2022 )

                                  Lê Anh Phong

 

         350 trang, tiểu thuyết “Hương” của nhà văn Nguyễn Thụy Kha được cấu trúc thành 10 chương và khúc vĩ thanh. Chiến tranh và hậu chiến, hiện tại và hồi ức vừa như đồng hiện vừa như đối thoại. Xoay quanh trục thời gian ấy hiện lên cái nhìn bao dung và nhân ái của tình tự dân tộc. Có lẽ đây là cuốn tiểu thuyết đầu tiên mà tinh thần hoà hợp dân tộc được một nhà văn chọn làm âm hưởng chủ đạo và đích đến của tác phẩm. Vì thế, dường như diễn ngôn của văn bản chịu ảnh hưởng của tính luận đề.

        Như tác giả tự bạch, “cốt truyện của tiểu thuyết được xâu chuỗi từ bao nhiêu câu chuyện đã nghe, đã đọc”. Tốt nghiệp Đại học Thông tin, vào lúc cuộc chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt (1971), chàng kỹ sư Nguyễn Thụy Kha lên đường ra trận. Anh là người trong cuộc, là chứng nhân của vùng giao tranh đẫm máu Thành Cổ Quảng Trị, đồng thời là nhà thơ - nhạc sĩ, nên những trang viết trong “Hương” vừa giàu chất tư liệu của chiến tranh, vừa thấm đẫm cảm xúc, chiêm nghiệm từ bài học của máu, từ vẻ đẹp của một thế hệ tài hoa ra trận. 

Thứ Năm, 24 tháng 8, 2023

CHÙM THƠ ÁI NHÂN

 

CHÙM THƠ ÁI NHÂN Sửa

anh_ai_nhan

ÁI NHÂN
ĐC: 139 /399 Ngọc Lâm – Long Biên – HN
ĐT: 0984470914

CHÙM THƠ RU NGÂU – ÁI NHÂN
“Ngàn năm khóc một mối tình
Lệ ngâu rơi lõm mái đình thờ yêu”
RU NGÂU
Giời còn cho một đêm ngâu
Tình xưa ước gặp bên cầu trần gian
Kiếp người dâu bể nghiệt oan
Ngưu Lang - Chức Nữ hàng hàng lệ yêu
Cõi phàm đằng đẵng cô liêu
Ngưu Lang nát rượu muốn liều nhảy sông

Lục bình ngơ ngác trên sông
Bao nhiêu mưa gió trắng đồng phù hoa
Ngược mùa gom mớ lá đa
Làm con nghé thả đồng xa đồng gần
Mẹ ai mong bát canh cần
Tình xa giấu hận bần thần câu thơ
Lệ buồn đẫm ướt giấc mơ
Ngậm bồ hòn bước sang bờ cao sang
Đoạn đành thổn thức trái ngang
Âm thầm cam phận võ vàng… vu qui
Nhạc lòng tấu khúc lâm ly
Tình xưa giờ đã thiên di đường trời
Đắng cay gục mặt bên đời
Bóng yêu xưa giấu trong lời… ru ngâu

NHỚ NGÂU
Đã nào đâu đến mùa Ngâu
Mà tim mưa đổ đêm thâu ướt đầm

Thứ Tư, 23 tháng 8, 2023

Nhà thơ Văn Cao

 

Nhà thơ Văn Cao

Vanvn- Nếu như về âm nhạc, Văn Cao đã được khẳng định là bậc tài danh của Việt Nam trong thế kỷ 20 thì ở các lĩnh vực sáng tác khác, là họa và đặc biệt là thơ của ông dường như chưa có sự nghiên cứu thấu đáo. Qua bài viết này, người viết xin trình bày những ấn tượng về Văn Cao với tư cách là một tác giả có nhiều đóng góp trong việc cách tân thơ.

Nhà thơ Văn Cao (1923 – 1995)

Văn Cao sinh ra ở Hải Phòng trong một gia đình công chức. Cha của Văn Cao là đốc công nhà máy nước Hải Phòng. Thuở nhỏ, Văn Cao hoc ở trường tiểu học Bonnal, sau lên học trung học tại trường dòng Saint Josef, là nơi ông bắt đầu học âm nhạc. Năm 1938, khi mới 15 tuổi, vì gia đình sa sút, Văn Cao bỏ học sau khi kết thúc năm thứ hai bậc thành chung. Qua những tác phẩm còn lại thì 16 tuổi ông đã làm thơ, viết nhạc và giành được những thành công đầu tiên. Tuy nhiên, theo nhà thơ Văn Thao, con trai ông, thì Văn Cao làm thơ lúc chỉ mới 12, 13 tuổi. Văn Cao đến với thơ trước khi đến với nhạc, họa và thơ cũng là cõi riêng để ông thổ lộ những suy tư thăm thẳm về cuộc đời mình, những chiêm nghiệm trước hiện thực ngặt nghèo mấy mươi năm thăng trầm của một thế kỷ đầy bão táp.

Cuối những năm 30, đầu những năm 40 thế kỷ trước, phong trào thơ mới bắt đầu cạn dần dòng chảy của nó. Những sáng tác đầu tiên của Văn Cao (bài thơ đầu tiên giữ lại được sáng tác năm 1939) chịu ảnh hưởng của tư duy thơ mới, nhưng lối dùng chữ vẫn còn nặng về Hán Việt, nhạc thơ còn chưa thật nhuần nhuyễn. Nhưng, chỉ khoảng một năm sau, khi ông viết Một đêm đàn lạnh trên sông Huế (1940) thì độ điêu luyện, mượt mà đã không kém các bậc đàn anh trong thơ mới trước đó. Và cũng chỉ mấy năm sau, ông viết Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc thì không chỉ điêu luyện , mà còn cho thấy cách nhìn, cách miêu tả hiện thực sắc sảo, trực diện trước thảm họa khủng khiếp của dân tộc ta trong nạn đói năm 1945. Đó là thời điểm Văn Cao đã hoàn toàn vượt qua ảnh hưởng của thơ mới và nghiêng theo chủ nghĩa hiện thực. Nhưng rồi sau đó, Văn Cao chủ yếu chuyển sang nhạc, liên tiếp giành được những thành tựu lớn trong âm nhạc, còn đường thơ thì dần trở nên thưa thớt.

Nhà thơ Văn Thao cho biết, hồi còn học ở trường Saint Josef, Hải Phòng, Văn Cao tham gia làm một tờ báo cùng các bạn trong lớp. Lúc ấy, ông đã tự tay trình bày báo và biên tập thơ của bạn hữu đăng lên. Văn Cao cũng tham gia hướng đạo sinh, trở thành đại biểu của tổ chức này được mời đi dự hôi nghị toàn Đông Dương tổ chức ở Huế. Sau khi gia đình sa sút, bố ông bị mất, chị gái ông lấy chồng trong Nam ra chịu tang cha, Văn Cao có thời kỳ theo chị vào Sài Gòn kiếm sống, nhưng do có nhiều khó khăn, ông không muốn phiền đến gia đình anh chị nên trở lại miền Bắc. Khoảng cuối năm 1943, đầu 1944, Văn Cao rời Hải Phòng lên Hà Nội học thêm. Những năm lưu lạc ấy, đã giúp Văn Cao lăn lộn trong giông tố cuộc đời và hiểu thêm chuyện đời, chuyện thế sự. Nhưng rồi, như một tất yếu, hầu hết những nghệ sĩ lớn hồi đó đều tham gia Việt Minh, Văn Cao cũng thế. Ông được ông Vũ Quý giác ngộ và gợi ý ông dùng tài năng của mình phục vụ cho cách mạng. Trước đó, từ 16 đến 18 tuổi Văn Cao đã cắm những cái mốc trong âm nhạc với Suối mơ, Trương Chi, Buồn tàn thu, và sau khi theo cách mạng, 21 tuổi đã viết Tiến quân ca, để rồi chỉ một năm sau đó trở thành Quốc ca. Cũng từ đó, ông liên tục sáng tác nên những tác phẩm hào hùng Thăng Long hành khúc ca, Trường ca sông Lô, Không quân Việt Nam, Tiến về Hà Nội…

Lá – Tập thơ Văn Cao

Nửa cuối thập niên 40 của thế kỷ trước, Văn Cao có vài bài thơ, mà đáng chú ý phải nói đến Ngoại ô mùa thu năm 1946. Sự biểu đạt về ngôn từ ở đây đã thoát thai ra khỏi lối ước lệ cổ điển và cập nhật những từ ngữ mới mang hơi thở đời sống. Cũng phải nói rằng, chính cuộc sống chiến đấu và lao động mới sau cách mạng Tháng 8 đã giúp nhào nặn lại ngôn ngữ thơ của Văn Cao và đưa ông lên tuyến đầu với những ước mơ và khát vọng sáng tạo mới cho thơ.

Trở lại với thời điểm bước ngoặt trong thơ Văn Cao, chính là khi ông viết trường ca Những người trên cửa biển năm 1956. Ở trường ca này, Văn Cao lấy Hải Phòng làm một hoán dụ như “Việt Nam thu nhỏ”. Hải Phòng hiện lên trong thác lũ của chiến tranh và trong mơ ước nhào nặn lại hình hài của mình vươn đến cuộc sống mới. Cũng chính ở đây, bên cạnh những thành công và mơ ước, Văn Cao đã không ngại ngần đề cập đến những hiểm họa khó trừ trong hàng ngũ những người cách mạng:

“Kẻ thù của chúng ta xuất hiện

Những con rồng đất khi đỏ khi xanh

Lẫn trong hàng ngũ

Những con bói cá đậu trên những dây buồm

Đang đo mực nước

Những con bạch tuộc

Bao tay chân cố dìm một con người”

“Đất nước đang lên da lên thịt

Đất nước còn đang nhỏ máu ngày ngày

Ta muốn gói cuộc đời gọn gàng như trái vải

Đã thấy loài sâu nằm dài trong cuống…”

“Những tên muốn ôm cây mùa xuân không cho mọc

Những tên muốn cây to che cớm mầm non”.

Và ông cũng đã thấy những bi kịch lặng thầm:

“Không có tiếng vỡ trong không gian

Sao có tiếng vỡ trong lòng tiếng vang âm rên rỉ”.

Bản lĩnh Văn Cao, sự trung thực của ngòi bút, tính dự báo sâu sắc bắt đầu được thể hiện mãnh liệt. Cũng tại thời điểm này, Văn Cao viết bài Mấy ý nghĩ thơ như một tuyên ngôn về thơ, đặt ra những vấn đề lớn cho thơ hiện đại. Văn Cao đặc biệt nhấn mạnh đến tính tư tưởng của thơ: “Chúng ta đã qua một thời kỳ dài thiên về cảm xúc và một thời kỳ cảm giác, cái thời kỳ thiên về tư tưởng có phải đang bắt đầu không?”

Tuyên ngôn rồi, Văn Cao bắt đầu có những đột phá cả trong khai thác đề tài và nghệ thuật biểu hiện.

Bài Anh có nghe thấy không là một cách đặt vấn đề về nội dung mới cho thơ. Trong lời đề từ Văn Cao ghi “gửi một nhà thơ”. Và ông viết:

 “Chỗ nào cũng có tiếng

Chưa nói lên”

Văn Cao không ngại ngần chỉ ra:

“Chung quanh còn những người khôn ngoan

Không có mồm

Mắt không bao giờ nhìn thẳng

Những con mèo ngủ yên trên ghế

Trong một cuộc dọn nhà

Những con sên chưa dám ló đầu ra

Những dây leo càng ngày càng tốt lá”

Kẻ thù lớn nhất của cách mạng chính là những kẻ xảo trá, cơ hội lẫn vào hàng ngũ những người cách mạng để phá hoại nó. Hiện thực mà Văn Cao cảnh báo, là một hiểm họa lớn, có lẽ vẫn còn nguyên tính thời sự.

Trong cái thời sung sức ấy, Văn Cao cũng chú trọng đến cách tân hình thức. Điều đáng nói là Văn Cao đề cao sự phù hợp giữa nội dung và hình thức thơ. Trong bài Gửi những nhà thơ, ông viết:

“Hãy xếp lại thang âm

A ba ca

Da đa la ma

Ôi vần thơ nhạc điệu

Trong trúc trắc nặng nề ngột ngạt

Trong chua chát ngậm ngùi hàng ngày quằn quại

Chết mòn chết mòn chết mòn”

Ở một chỗ khác, ông cũng ví cánh thơ du dương như “chiếc máy bay của người đầu tiên tập lái”. Ông cho rằng, nhà thơ “hãy giữ lại thang âm và đôi cánh/ Trong cuộc đời cao tiếng hát du dương”.

Từ những năm 60 của thế kỷ trước, cuộc sống của Văn Cao trở nên nặng nề, nhiều khó khăn. Ông gần như không làm nhạc, phải vẽ minh họa cho báo hoặc vẽ bìa sách để kiếm sống và thường phải chịu cảnh đói nghèo. Ông cũng ít làm thơ. Hầu hết thơ ông viết được lưu trong sổ tay, thỉnh thoảng mới được đọc lên chia sẻ với bạn hữu trong những cuộc rượu.

Mãi mấy chục năm sau, khi đất nước đã mở cửa, đổi mới thì thơ Văn Cao mới được in lại trong một tập “Lá”. Sau khi Văn Cao mất, những tuyển thơ của ông mới dần dần được in nhưng vẫn còn một số bài thơ gai góc đến giờ vẫn chưa xuất hiện chính thức trong tập nào.

Càng về sau, Văn Cao làm thơ như là một cuộc độc thoại với chính mình. Có lần ông muốn hét to lên, cảnh báo về những hiện trạng nguy hiểm đang dần dần lộ diện trong đời sống:

“Khi tôi hú lên thật to

Không nghe tiếng tôi nữa

Như viên đá rơi vào im lặng

Những ngọn núi dựng lên đen trũi

Bờ một cái vực khổng lồ

Nơi cả mặt trời mặt trăng

Thường lặn xuống không tiếng động”.

 (Lòng núi)

Đến lúc chìm trong cô độc, ưu tư, Văn Cao chua xót nhận ra:

“Bỗng nhiên

Bóng người ấy che mất

Nửa mặt của tôi”

(Nguyệt thực)

Dù sao, thơ Văn Cao vẫn tiến những bước dài trong sự chiêm nghiệm về thân phận con người, về những nghịch lý của thời đại và trong nghệ thuật biểu hiện, ông đã chọn lối ẩn dụ, tượng trưng như một phương thức biểu đạt chính, tạo ra những bài thơ trùng điệp các tầng ngữ nghĩa, gợi liên tưởng và ngẫm suy không dứt.

“Sự thất bại thường gặp trong một bài thơ là khép lại: Khép tất cả sự muốn nghĩ và muốn nói”. Văn Cao đã từng quan niệm như vậy, và ông đã thành công khi biến mỗi bài thơ của mình thành một tác nhân kích thích suy nghĩ của độc giả. Có thể coi mỗi bài thơ như một câu hỏi nhức buốt về sự sống, hoặc một tấm gương để độc giả soi vào và tự ngẫm suy về chính mình, về thời đại mình. Bài thơ Văn Cao vì thế không phải là một văn bản chết, cứng đờ trên giấy, nó lung linh, sống động và biến hóa tùy theo sức cảm và nghĩ của độc giả. Đó chính là sự hấp dẫn đặc biệt của thơ Văn Cao, thâm trầm, sâu sắc và liên tục gợi mở. Tính hiện đại của Văn Cao biểu lộ rõ nét ở điểm này. Nó vượt thoát khỏi dòng thơ tuyên truyền đương thời. Nó xác lập một cá tính riêng, làm phong phú thêm cho Thơ Việt và mở đường cho những dòng chảy mới của thơ sau này.

Bài “Năm buổi sáng không có trong sự thật” là một thành công quan trọng trong nỗ lực hiện đại hóa thơ của Văn Cao. Bài thơ mở ra cái thế giới của tưởng tượng, của giả tưởng. Buổi sáng thứ nhất, khi tỉnh dậy bỗng “cả phố biến đâu mất” “Mặt đất đỏ màu gạch nung/ như miệng quả núi lửa”. Buổi sáng thứ hai tỉnh dậy “không nghe tiếng chim hót”, không nghe tiếng chân đi, “không ai nhìn miệng tôi gào thét”. Tất cả chỉ có im lặng. Và nhà thơ cảm thấy “Hình như nơi đây bị đày trong im lặng”. Buổi sáng thứ ba, nhà thơ thấy “không phải mình thức dậy/ một người nào đó trong tôi đang thở”, thế rồi từ đó, bao nhiêu điều khủng khiếp đã diễn ra. “Từ khi ấy, chúng tôi hai người suy nghĩ/ Hai kẻ thù nhau/Hai thái cực tâm hồn/ Hai người ấy trong một người chịu đựng/ mưu hại lẫn nhau”. Buổi sáng thứ tư, cả phố phường như mở hội. “Mọi con người đeo mặt nạ đi chơi” nhưng nhà thơ lại nhìn thấy “Nước mắt mồ hôi / chảy ra trên từng mặt nạ”. Bài thơ kết lại bằng buổi sáng thứ năm ấm áp. Trong căn phòng trong suốt thủy tinh, “Em ở đây với anh” “Da thịt em cho anh sưởi” “Chúng ta đi vào bí mật của mùa xuân”. Năm buổi sáng là năm tình huống, năm cung bậc của cảm xúc, suy tưởng, tưởng tượng. Dù nó được vẽ nên mang màu sắc giả tưởng nhưng lại không xa lạ với hiện thực. Bài thơ khép lại mà sức gợi của nó không dứt, tựa như một chất xúc tác nhào nặn lại những suy nghĩ của độc giả..

Nếu như “Năm buổi sáng không có trong sự thật” hướng ngoại, mô tả những cảnh ngộ chung của nhiều người, hoặc khái quát về cái chung, thì “Ba biến khúc tuổi sáu lăm” là một lối thơ nghiêng về ẩn dụ nói lên cảnh ngộ của một con người. Biến khúc thứ nhất, kể rằng, “một người cho tôi con dao găm” và tác giả vô tình ném con dao qua cửa sổ trong đêm. Bỗng có tiếng ngã ngoài sân, “một người trúng tim đã chết”. Tác giả thanh minh: “Tôi không hề biết người ấy/ Tôi là kẻ không muốn giết người/ Chỉ biết bóng tối/ mà tôi đã ném dao”. Biến khúc thứ 2, kể về một oan khiên: “Bỗng nhiên mọi người nhìn tôi/ một ai đó kêu lên thằng ăn cắp”. Thế rồi, khi chạy hết cả cuộc đời, sắp gục xuống, “tỉnh dậy mồ hôi chảy/ tôi lại thấy tôi là người chưa phạm tội”. Biến khúc thứ ba, kể: “Tôi rơi vào mạng nhện/ mạng nhện cuốn lấy tôi/ không còn cách gì gỡ được”. Đây là một bài thơ đau đớn, nói về sự vô tình nghiệt ngã, sự xô đẩy của thời thế tạo nên số phận oan nghiệt của một con người. Dù tất cả hình ảnh trong bài thơ đều mang tính biểu trưng, nhưng hầu như những mâu thuẫn, những kịch tích lại khá rõ ràng và có thể hiểu được khá rõ.

Trừ một số bài thơ dài, mà trường độ cảm xúc và tính khái quát không thua kém những trường ca, về cơ bản, thời kỳ những năm 60, 70 của thế kỷ trước, thơ Văn Cao trở nên ngắn gọn, cô đúc. Ông tìm sự liên kết trong ý tứ, hình ảnh, trong nhạc điệu, tức là sự liên kết từ bên trong chứ ít khi sử dụng những vần điệu vang vọng. Hình ảnh trong thơ ông thường biến nghĩa, cấu trúc câu cũng linh hoạt khơi gợi sự ngẫm ngợi. Hầu hết thơ ông quãng sau nghiêng về nghĩa bóng, mỗi bài thơ đặt ra những thách thức bí ẩn khiến người đọc phải giải mã điều thực sự nhà thơ muốn nói phía sau mỗi câu từ.

Dù không sáng tác nhiều thơ (khoảng 60 bài thơ và 1 trường ca), Văn Cao cũng đã ôm chứa trong ông bước dịch chuyển lớn lao mang dấu ấn của hơn nửa thế kỷ tìm đường của thơ Việt. Từ một nhà lãng mạn, Văn Cao đã nỗ lực để trở thành một nhà thơ hiện thực, từ một nhà hiện thực, Văn Cao đã tiến thêm một bước vào lãnh địa của thơ tượng trưng. Trong thơ ông người ta tìm thấy cả dấu ấn thân phận nhà thơ, những thăng trầm gấp khúc.

THIÊN SƠN

Tạp chí VHNT 

Xem thêm:

MAY DƯỚI CÁNH BAY

 


MÂY DƯỚI CÁNH BAY

    Đỗ Chiến Thắng

Bồng bềnh mây, máy bay rung lắc
Mây là là, mây vấp dúi vào mây
Máy bay với mây chơi trò đuổi bắt
Mây che mắt người đục trắng toàn mây

Máy bay xóc rung lên rồi hẫng xuống
Mây có ổ gà chơi tung hứng quãng đường bay
Chui vào mây xung quanh toàn màn tối
Ra khỏi mây chớp mắt lại sáng ngày

Đi máy bay như cược cùng số phận
Một chú chim bay va đập thế là thôi
Càng có ra không khi máy bay tiếp đất
Thời tiết thế nào vững tay nhé cơ trưởng ơi

Qua cửa sổ đất dần mờ mờ hiện
Trắng dòng sông đan chéo với con đường
Mấy mỏm núi nhô lên trên thảm biếc
Đất mẹ đây rồi ôi đất mẹ thi ca...

10-7-2019


Thứ Ba, 22 tháng 8, 2023

Lương Kim Phương & trong thế giới của Sương

 

Lương Kim Phương & trong thế giới của Sương

Vanvn- Đọc “Sương”, thấy Lương Kim Phương tránh được ba điều dễ mắc trong thơ, đặc biệt là thơ trẻ: cũ, sáo và sến. “Sương” mong manh nhưng sâu thẳm, mãnh liệt mà thầm kín, hiện đại mà thân quen. “Sương” xa vắng như làn khói chiều, giọt sương đêm, như ánh mắt hoang vắng của người con gái buổi chiều đông.

Nhà thơ Lương Kim Phương ở Hải Phòng

Nhà văn Dovgenko nói về bản chất của nghệ sĩ, đại ý: hai người cùng nhìn xuống, một người chỉ thấy vũng nước, người kia lại thấy những ngôi sao. Đọc thơ Lương Kim Phương, thấy bản mệnh người thơ của chị bắt nguồn từ sự nhạy cảm như thế, phải vậy chăng:

“hoa Hạ Lũng cuối vườn/ đọng những giọt ban mai trên cánh mỏng/ chẳng thấy bố cục/ chỉ vẳng một hồ nước trong vắt dưới chân núi/ nụ hôn cuối/ trên gương mặt đẫm sương đêm…/ cố nhìn chỉ thấy/ một đám mây bọc khung cửa” (Đọc sách của người cũ).

Lương Kim Phương làm nghề dạy học, nhưng có lẽ thuộc trong số ít những người dạy học còn đắm đuối với văn chương. Chạm ngõ phê bình bằng “Tái sinh trong ánh sáng” (NXB Hội Nhà văn, 2019) bước đầu gây được tiếng vang, tác phẩm đồng thời nhận Giải B của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam năm 2019.

Năm 2022, Lương Kim Phương ra mắt “Sương” (NXB Hội Nhà văn), tập thơ đầu tay của chị. Nhìn trên phương diện sáng tác, điều này không bất ngờ bởi Phương làm thơ và có thơ công bố từ lâu. Năm 2014, chị từng đạt giải Nhì (không có giải nhất) của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hải Phòng.

Với Phương, ngoài áp lực sáng tạo như một mẫu số chung của người cầm bút, có lẽ chị còn có những lý do riêng khiến mình “phải khác”. Thứ nhất là việc viết phê bình và môi trường học tập nghiên cứu sinh khiến Phương thường xuyên phải tiếp cận với tài liệu, ý tưởng mới về thơ, từ đó giúp chị hình dung đầy đủ về sự gian khổ của một con đường. Thứ hai là, sống trong không quyển văn chương Hải Phòng, mảnh đất sản sinh nhiều anh kiệt nên áp lực sáng tạo với Phương hẳn là lớn…

Sương – Tập thơ của Lương Kim Phương

“Sương” của Lương Kim Phương gồm 30 bài, mong manh, đầy huyễn mộng. Như tên nhan đề cho thấy, “sương” vừa là cảm xúc, vừa là thi điệu, không có bài nào tên “Sương”, nhưng “sương” là mã của tập thơ.

Trong không gian thơ Lương Kim Phương, “sương” có hai hàm nghĩa. Một là “giọt sương”, biểu tượng của ban mai tinh khôi, cũng là sự triển hiện tứ thơ khởi nguồn “tái sinh trong ánh sáng”. Chỉ dùng phương pháp thống kê, có thể nhận ra, “sương” như một thi ảnh phủ tràn không gian mong manh, giọt đậm, giọt mờ, dùng dằng, bảng lảng, vấn vương: “sương mờ quấn phủ”, “những giọt ban mai”, “giấc mơ bay cùng sương”, “giọt sương chắt cho thân cành”, “gương mặt đẫm sương đêm”, “lãng đãng mù sương”, “mộng mị sương thu”…

Gắn với sương, là những giấc mơ hư ảo, hoang đường, huyễn dụ: “những giấc mơ từ thời niên thiếu”, “giấc mơ em không muốn tỉnh”, “những cơn mơ đã biến thành lá khô”. Và do thế, có thể nhận ra nghĩa thứ hai của sương: những xúc cảm mong manh, xa vắng, mơ hồ trong tâm hồn người con gái. Cũng bằng phương pháp thống kê, có thể thấy, những mảng từ vựng, danh – động – tính từ cùng trường nghĩa phủ kín tập thơ, chập chờn như “sợi tơ sen”, gợi cảm, nữ tính, phảng phất u buồn: mùa thu, lá khô, hoa lạc tiên, heo may, chạng vạng; trầm tích, thánh đường, giọt chuông; bầy chim ngói, chuồn chuồn; cơn mơ, hoang đường, ảo ảnh, ảo giác, mộng mị, giấc ngủ; rơi, đánh rơi, vỡ, chìm; sợ, tuyệt vọng, cô độc, tiếc nuối…

Nhan đề thơ Lương Kim Phương vừa gợi cảm, vừa gợi nghĩ. Ở đó, có mã ký ức thân quen, dễ chạm vào thương nhớ (“Mùa chim ngói”, “Khi vòm xoan đã tím”, “Đêm Cô Tô”, “Thị trấn bên kia sông”…), lại có những suy tưởng hiện đại rất riêng (“Ngày rất lạ”, “Trong khu vườn thư viện cổ”, “Thác”, “Nỗi buồn”, “Như giọt sương”, “Ảo mộng”, “Suy tưởng về ý nghĩ”, “Trôi trong đêm rừng”, “Gương mặt”…).

Không gian thơ Lương Kim Phương là một khung trời huyễn mộng. Nó đủ xa để tạo ra miên viễn, nhiều ban mai và đêm, và những chân trời xa thẳm. Những vệt nhòe về kỷ niệm, về tình yêu, bàng bạc, sương khói mơ hồ. Tính thơ trong “Sương” khởi sinh có lẽ từ những điều mong manh ấy: “vốc mùa đông lên lòng tay/ K có thấy những cơn gió xám hóa thành những đường chỉ tay nhằng nhịt/ những cơn mơ đã biến thành lá khô/ thả rơi đầy gối” (K và những dạ khúc).

Thơ Lương Kim Phương diễn đạt tinh tế thế giới hoang liêu trong tâm hồn người con gái. Như nỗi buồn mơ hồ trong buổi chiều nắng nhạt. Chút thoáng xót xa. Những mang mang tiếc nhớ điều gì xa xăm đã mất. Cảm giác hoang hoài trước những rạn vỡ thầm thì của thời gian: “cánh đồng sau nhà giờ thành chung cư/ bầy chim ngói không về nữa/ tháng mười đã vỡ” (Bầy chim ngói); “thị trấn êm đềm năm xưa giờ lộng lẫy thành đô thị qua cầu/ chuyến phà cuối cùng/ chở ký ức về thị trấn/ có người lên hoảng hốt/ đánh rơi cả hoàng hôn” (Thị trấn bên kia sông).

Cảm xúc trữ tình trong thơ Lương Kim Phương khá đa dạng, khi như khăn mới thêu, khi tựa nắng qua đèo, đôi khi là chút thoáng trách trầm, chút xót xa: “có những lúc/ con chỉ yêu tình yêu của mình thôi/ mải đuổi theo những điều mong manh nhất” (Chiếc roi của bố).

Phương trong “Sương” phiêu lãng như gió thoảng, vừa nghe những tàn phai. Không phải ngẫu nhiên, “Sương” có nhiều thi tứ, thi ảnh gắn với những chiêm nghiệm già dặn bất ngờ: “sáng thức giấc thấy mình mọc thêm nhiều con mắt/ con mắt trên lưng/ vẫn thấy mình ảo tưởng phía trước là tất cả/ ai nhìn giúp mình phía sau/ lại thấy thêm con mắt dưới gan bàn chân/ mỗi bước đi lại thêm phần dè dặt/ nhắc bước qua những lời nhọn sắc/ khéo dẫm vào nỗi buồn của người” (Ngày rất lạ); “những ý nghĩ bao bọc chủ nhân ru ấm làn môi/ ta hoang tưởng về hạnh phúc và sự đổ vỡ/ nào hay những ý nghĩ vẫn bên ta/ những người chết có ý nghĩ không/ có thể/ trồi lên thành cỏ” (Suy tưởng về ý nghĩ).

Như nhịp đập tất yếu của một trái tim đa cảm, giàu nữ tính, trong “Sương”, các bài thơ tình chiếm số lượng ưu trội. Thơ tình Lương Kim Phương không lẩy từ thường nhật áo cơm, cũng không hờn tủi, ghen tuông mà chỉ là những khắc khoải, mong manh, tận hiến, những quyến luyến, u hoài: “khế ước giữa chúng ta được dệt từ tơ sen; những sợi tơ sen níu vào anh”… Và rồi, trong chút thoáng xót xa, anh cũng chỉ như một cơn mơ giữa chợ hoa tan sương, còn em mong manh “như giọt sương chắt cho thân cành”.

Tình yêu trong thơ Phương, do thế, luôn xa cách, thoáng chút “nửa hồn thương đau”: “tôi ươm những hạt tình yêu/ trong chiếc lọ thủy tinh/ lượt đầu tiên/ vãi lên khu vườn anh/ gió đã thổi những chiếc hạt của tôi bay mất” (Trong suốt); “thả kí ức anh vào biển vắng/ mai em theo chồng/ thả những con ốc biển anh gửi ngày xưa/ thôi người nằm lại…/ những dấu chân cuối cùng ta đã dẫm lên nhau/ kỷ nguyên nào biển cạn một đại dương muối khô/ còn những hạt muối từ nước mắt em/ từ những ban mai run rẩy” (Biển đã xóa); “giấc mơ em không muốn tỉnh/ sợ không có anh ở bên/ em ôm ngực lấp loáng trăng/ thả những nụ hôn đẫm sương đêm lên khuôn mặt anh… em chỉ tồn tại khi bên anh/ dẫu chỉ là tưởng tượng/ mong manh” (Ảo mộng)…

Trong thơ Lương Kim Phương, hình tượng “anh” trở đi trở lại, như nỗi khắc khoải xót xa về một ảnh hình, một giấc mơ xa xăm, một chân trời dĩ vãng không bao giờ trở lại: “cây tình yêu/ mọc trên nỗi nhớ chưa có bao giờ”. Dường như luôn có một khoảng trống chẳng thể lấp đầy trong tâm hồn người con gái: “mộng mị sương thu buồn những ý nghĩ của tôi/ sắp tàn như những ngọn nến bồng bềnh trôi trên nền nhà buổi tối đôi ta quấn quýt hoan lạc/ cả khi ngủ vùi trong lòng tình nhân sao vẫn thấy cô độc quá chừng” (Suy tưởng về ý nghĩ).

Thơ Lương Kim Phương giàu cảm xúc, nhưng không dễ đọc. Điều này có lẽ do chị chăm chú khá nhiều vào phương diện “tính thơ” của ngôn từ. Để làm được điều này, sự lạ hóa ngôn ngữ, làm cho ngôn ngữ trở nên mang tính thẩm mỹ hẳn là một yêu cầu tất yếu. Lạ hóa khiến thơ Phương không bị chìm trong giọng cũ, nhưng nó sẽ trượt ra khỏi đường ray mỹ cảm thông thường, và như thế, sẽ có một chút khó đọc, đương nhiên: “những mùa hoa bên những linh vật/ thở hổn hển/ chiếc lò nung lạnh lạnh/ hun lên mùi nhớ/ đôi bàn tay nghệ nhân ở xưởng nặn/ hứng lấy mùa thu/ vừa ngang qua” (Mùa thu ở làng gốm 2); “tìm đâu chiếc cốc môi anh/ em hằng uống những khao khát” (Ngày anh xa)…

Tính thơ trong ngôn ngữ thơ Lương Kim Phương còn đến từ những sáng tạo từ ngữ, những ẩn dụ chuyển đổi cảm giác giàu mỹ cảm, cái làm nên sắc diện của “Sương”: “mùi nhớ”, “những giọt ban mai trên cánh mỏng”, “nghe mùi quỳnh đang nở”, “gió đổ hương thành cơn mưa tím”, “những cơn gió đuổi nhau còn vấp/ đêm em mơ toàn mùi cỏ hăng”, “vốc một thời thiếu nữ trong tay/ khỏa những vòng hoa xoan trên nước”…

Đọc “Sương”, thấy Lương Kim Phương tránh được ba điều dễ mắc trong thơ, đặc biệt là thơ trẻ: cũ, sáo và sến. “Sương” mong manh nhưng sâu thẳm, mãnh liệt mà thầm kín, hiện đại mà thân quen. “Sương” xa vắng như làn khói chiều, giọt sương đêm, như ánh mắt hoang vắng của người con gái buổi chiều đông. Đặt cược tập thơ đầu vào “sương”, vào cái điều mong manh nhất ấy, là một sự mạo hiểm, chênh vênh, nhưng đọc “Sương”, bạn đọc có cơ sở để tin rằng, “Sương” đã không phụ công Phương. Và chúng ta cùng hi vọng.

PHÙNG GIA THẾ


2 BÀI THƠ CỦA PHAN NGÂN GIANG

 


2 BÀI THƠ CỦA PHAN NGÂN GIANG

Nhớ con “Rái cá”

(Yêu quý tặng con Ánh Nguyệt nhân ngày đầy năm 13/9/1985)

         

Tuổi thơ bố ở Đoan Hùng

Bên dòng sông Lô trong xanh

Chiều chiều những con rái cá

Lặn ngụp dưới sông vẫy vùng

Lúc chúng ngoi lên lắc lắc

Cái đầu trông ngộ quá chừng

 

Lớn lên bố theo kháng chiến

Rồi về công tác Thủ đô

Hà Nội chỉ có lắm hồ

Tìm đâu thấy con rái cá

 

Mừng con nay đầy một tuổi

Láu lỉnh có lắm trò vui...

Dễ thương cái đầu lắc lắc

Đây rồi rái cá con ơi!

 

Đùa vui với con mệt rồi

Bố nhớ sông xưa bồi hồi...

Lòng bố hóa thành rái cá

Nhân tình yêu con gấp đôi!

 

                                           Hà Nội những ngày mưa lụt

                                                          13/9/1985



Bàn tay của bố

         

 Tay bố - tay lao động

Một năm ròng vất vả

Hôm nay bỗng nhận ra

Bàn tay mà sửng sốt