Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

GIA ĐÌNH



                                                             



 GIA ĐÌNH

                                                                                                          Đặng Nhất Quang

                                                                                                         Vũ Công Hoan dịch

          Ở Tây Tạng được nghe một câu chuyện về gia đình của một chiến sĩ biên phòng.
          Chị là vợ chủ nhiệm ban chính trị trung đoàn X biên phòng Hoàng Bạch Hoa,  Đoàn biên phòng X đóng ở Sát Ngung. Đó một đoạn của tuyến Mạch Khắc Mã Hồng, điều kiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt, đi lại hết sức bất tiện. Một con đường cũ kỹ  ngoằn nghoèo xuyên giữa núi rừng cực kỳ nguy hiểm. Mùa đông tuyết lớn phủ kín. Khi thời tiết chuyển sang ấm áp thì mưa liên miên, lối đi bị tắc suốt hai ba ngày. Cho dù trong tình huống bình thường, cũng thường gây ra tai nạn sạt lở, đất đá hòa lẫn tạo thành dòng trôi. Lối đi kiểu ấy nếu nằm trong nội địa sẽ chẳng có ai đi.
         
          Nhưng con đường duy nhất ấy thông đến Sát Ngung. Hay nói một cách, từ Sát Ngung đỉ ra, chỉ cần bạn không phải chim, đành phải đi qua con đường ấy.
         
          Hoàng Bạch Hoa trấn giữ biên giới đã mấy năm nay không về thăm gia đình. Binh lính sĩ quan biên phòng không thể về phép thăm nhà theo thời gian bình thường. Đây là chuyện hết sức phổ biến đối với họ, phổ biến đến mức không biết nói gì hơn. Hoàng Bạch Hoa là một trong số những cán bộ chiến sĩ không thể đi phép bình thường. Không phải anh không muốn về phép thăm gia đình. Anh muốn lắm, muốn đến chết đi được, nhưng đành chịu.Đã mấy lần đơn vị cấp giấy phép cho anh về thăm nhà, anh cũng chuẩn bị lên đường, ngay đến quà đem về cho vợ -  cây hoa Đỗ quyên lá nhỏ nở trên núi lấy bùn đất Sát Ngung đắp buộc rễ cẩn thận bỏ trong túi lưới hẳn hoi. Nhưng đơn vị tạm thời lại có nhiệm vụ chiến đấu không đi nổi.
         
          Như là Tam Phiên, vợ Hoàng Bạch Hoa nghĩ, chúng mình là vợ chồng, không kể sớm tối bên nhau, không kể đầu sát má kề, thì cũng phải gặp nhau chứ! Anh không thể về nội địa gặp em, anh phải canh giữ tuyến biên giới nhà nước, thì em lên thăm anh!Không được sao?
         
          Vợ Hoàng Bạch Hoa nghĩ thế, liền xin nghỉ phép đi thăm chồng. Thu xếp xong hành lý chị lên đường.
         
          Muốn mua được vé máy bay từ Thành Đô đi Xương Đô rất khó, thường phải hơn một tuần. Nếu đi vào mùa hè,phải dừng ở Thành Đô dăm bữa nửa tháng là chuyện thường, Đương nhiên cũng có thể đi đường bộ. Nếu vào Tây Tạng từ tuyến Xuyên Tạng hiểm trở, thì từ Thành Đô đến Xương Đô cũng phải mất một tuần.

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Anh Vũ Đình Huân bảo vệ thành công luận văn THẠC SĨ

Anh Vũ Đình Huân bảo vệ  thành công luận văn THẠC SĨ
Chiều 28 tháng 11, anh Huân bảo vệ luận văn Thạc sĩ.
Người hướng dẫn khoa học là PGS TS Trần Ngọc Giao.
Có 7 người từ trường THPT dân tộc nội trú Nho Quan ra dự. Một số bè bạn cùng học thạc sĩ. Buổi bảo vệ suôn sẻ. Mấy câu hỏi hóc búa của hai phản biện, anh trả lời trôi chảy và thuyết phục. Chủ tịch Hội đồng đã nói trước là không được trình bày dài. TS Nguyễn Thị Hiền , người phản biện cũng nhắc thế. May mà anh nói vắn tắt.
Kết quả 5 thành viên đều cho điểm cao. Luận văn đạt 9,8 điểm, xếp vào loại xuất sắc.
Thế là họ Vũ ở Gia Minh có thêm một thạc sĩ.

Mấy hình ảnh tôi ghi lại.


                                                      Trình bày luận văn trước Hội đồng


                                                      Những người tham dự


                                                             TS Nguyễn Thị Hiền đọc nhận xét của phản biện



                                                                              Chủ tịch Hội đồng kết luận

                                                                                      Tặng hoa thầy hướng dẫn  PGS TS Trần Ngọc Giao


                                                     Chụp ảnh với Hội đồng, thầy hướng dẫn và con trai


Với vợ, con và bè bạn





Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

LẠI MỘT MÙA THU ĐI



LẠI MỘT MÙA THU ĐI
Trần Năng Tĩnh

1. Ông nhà thơ Xuân Diệu từng có câu thơ ý vị, đa mang, đa tình… mà tôi rất thích: Mây đa tình như thi - sĩ ngày xưa.
Tôi lại chợt nhớ tới nhà thơ Chân quê - Nguyễn Bính - đồng hương cùng tôi, cũng từng có câu thơ vừa rất đỗi thành thực, lại vừa giăng mắc Tình Ái: Anh đi dan díu với Kinh thành
Vâng, kể cả Xuân Diệu và Nguyễn Bính, mà người đời đã phong tặng biệt danh “Hai ông Vua thơ tình trong Thơ Hiện Đại” - nhất là trong phong trào Thơ - Mới (Thơ Lãng mạn Việt Nam 1932 – 1945), đều có mẫu-số-chung của hồn cốt - hồn gốc: Đa Tình.
Chẳng cần phải giữ ý, giữ tứ, tôi cứ tự tình - tự phô bầy: Tôi - chính tôi cũng thuộc giống đa tình, nòi tình!
Từ những năm học lớp ba, lớp bốn gì đó, tôi đã mê nhạc Tiền chiến và thơ Lãng mạn. Bởi, tự thuở ấu thơ - cái thằng tôi, khi còn oắt con, đã được sống và thấm vào Máu - Thịt - Tâm - Tư những giọng điệu của Con thuyền không bến (Đặng Thế Phong); Suối mơ (Văn Cao); Thu quyến rũ (Đoàn Chuẩn); chưa hết… Cây đàn bỏ quên (Phạm Duy)… Bên cạnh đó là những thi sĩ hàng đầu của Phong trào Thơ - Mới, như: Thế Lữ, Nguyễn Bính, Huy Cận, Hàn Mặc Tử…
*
*                                        *
Con người đa tình, đa cảm nơi tôi, lại hay giăng mắc nỗi niềm hoài niệm…
Ấy là khi tôi nhớ lại, thế hệ cha mẹ tôi sao mà mê thơ văn lãng mạn và nhạc trữ tình Tiền chiến đến thế. Nhớ lại thuở xa xôi, mẹ tôi thường hát ru các em tôi bằng thơ Nguyễn Bính và nhạc xưa.
Rồi, cũng từ những năm lớp bốn, lớp năm, Tôi đã yêu thích đến nghẹn ngào xúc động trước những tình - khúc - truyện - ngắn. Ngoài nước có G. Đơ Mô-pa-xăng; An-phông-xơ Đô-đê; A. P. Sê-khốp… Và, trong nước với những tên tuổi lừng danh dịu dàng về giọng điệu mà cũng rất đỗi sang trọng. Đấy là các nhà văn Hồ Dzếnh; Thanh Tịnh… và, nhất là Thạch Lam.

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Vài lời nhân bài viết của nhà văn Tạ Duy Anh

Nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn gửi cho Chủ trang bài viết này. Cám ơn nhà thơ. Xin trân trọng giới thiệu bài viết cùng bạn đọc!


Vài lời nhân bài viết của nhà văn Tạ Duy Anh

                                                       Nguyễn Hoàng Sơn
  
Tôi nhận tin có bài viết gì đó của Tạ Duy Anh liên quan đến tôi (NHS), từ một cú điện thoại của nhà văn Lê Hoài Nam. Thời đại kĩ thuật số có khác, thông tin thật nhanh nhạy. Tôi còn loay hoay chưa tìm được trên mạng thì con gái lớn của tôi, vẻ rất bức xúc, đã đem về cho bố một bản in nhan đề “Nhân báo Tiền Phong 60 tuổi, tôi kể lại chuyện này”- Tạ Duy Anh. Trước khi đọc vào bài viết, độc giả được thưởng thức lời bình khá mùi mẫn của NQL ( Nguyễn Quang Lập, chủ blog Quê choa?) “ Chuyện thật đắng cay. Ôi cái tình của những người làm báo!” (!). Thành thực mà nói, trong trí tôi chẳng hề lưu giữ một tí ti nào về câu chuyện mà Tạ Duy Anh kể lại, hoàn toàn không! Không tin lắm vào trí nhớ tự nhiên của mình, tôi lục tìm các cuốn sổ tay năm 1987 còn lưu lại. Nếu sự việc đúng như Tạ Duy Anh kể thì có thể anh đến tòa soạn chiều ngày 11/6 năm 1987? Thế thì có thể sáng hôm ấy hoặc chiều hôm trước tôi đã đi Nam Định rồi? Nhật kí công tác của tôi ghi:
12/6/1987…
Làm việc với UBND tỉnh Hà Nam Ninh, anh Bùi Thế Bình, phó Chủ tịch . Xin Trung ương 5 vạn tấn lương thực! 54% là cán bộ viên chức của Trung ương…
13/6/1987 (xã) Nam Giang, Nam Ninh… Đ/c Trần Xuân Bối, Huyện ủy viên, Bí thư; Đoàn Trọng Khái, Chủ nhiệm; Nguyễn Minh Châu, Phó Bí thư…Buổi chiều, làm việc với Phòng y tế Nam Ninh, Trưởng phòng Bác sĩ Nguyễn Hữu Đạo, tổ trưởng dự án 2651 (PAM)…
14/6/1987 Làm việc tại Công ty xuất nhập khẩu Nam Ninh. 1/a. Hiên, Phó Giám đốc 2/a. Dương trưởng phòng kế hoạch 3/a. Hải Trưởng phòng Tổ chức…Chiều 14/6/1987: Làm việc tại Phong Định( HTX Phong Thành, xã PĐ). Vũ Tư Cấu ( Bí thư Đảng ủy xã); Vũ Dũng ( phó Chủ nhiệm); Vũ Đình Thi (nt); Vũ Đức Vọng (Ủy viên quản trị)… Tối 14/6/1987: Làm việc với Phó Bí thư  (?) Vũ Mộng Kiêm.28 vạn dân. 11 vạn lao động. 18 ngàn ha.
15/6/ 1987 ( không ghi gì?)
16/6/1987: Gặp  Giám  đốc Liên hiệp dệt Nam Định( ?)1889 người Hoa xây dựng nhà máy. 1900 Đuy-prê mua lại “ Công ty sợi Bắc Kỳ)…
17/6/1987 Gặp đ/c Hoàng Văn Lương, Giám đốc công ty thương nghiệp TP; đ/c Trần Văn Ninh, phó thường trực …Tối 17/6/1987: Làm việc với Sở Giáo dục…
18/6/1987 (làm việc với) Công ty sách và thiết bị trường học. ( ông) Hoàng Minh, Giám đốc. (ông) Nguyễn Kỷ, Phó Giám đốc; (ông) Đỗ Đình Tung, Phó Giám đốc, phụ trách xưởng sản xuất và sửa chữa đồ dùng dạy học…
Tóm lại, trong suốt một tuần (từ 12 đến 18 tháng 6/1987) tôi đi công tác tại Nam Định , không có hân hạnh ở nhà để diện kiến anh bộ đội Tạ Duy Đãng, tức nhà văn Tạ Duy Anh sau này. Có điều, có thể tôi quên do chuyến đi đầy ắp cảm xúc và công việc, nhưng không thấy Tạ Duy Anh nhắn hoặc liên hệ lại? Chẳng lẽ hồi ấy anh đã mắc bệnh quan trọng như bây giờ, tự đặt mình cao hơn người mà mình định nhờ vả? Có thể do anh chạy cửa khác, hiệu quả hơn nên không cần nhờ đến tôi nữa? Tôi có tiếc chắc cũng tiếc vừa thôi, vì hồi ấy tôi cũng chỉ là một phóng viên quèn, đúng nghĩa, dù có nhiệt tình đến mấy cũng chỉ có thể đề đạt với BBT, vậy thôi. Có điều, có lẽ Tạ Duy Anh nhớ lầm, chứ năm 1987 Dương Xuân Nam đã lên Tổng Biên tập đâu mà tôi đã có hân hạnh “làm việc với sếp Dương Xuân Nam về vụ của bố tôi” (TDA)?
Thành thực mà nói, sự việc của gia đình Tạ Duy Anh không mảy may để lại dấu ấn nào trong bộ nhớ của tôi. Sau này (cũng cách nay vài năm thôi) tôi có đọc trên mạng, đại khái cũng nắm được láng máng rằng những năm ấy, bố Tạ Duy Anh (theo lời anh) cũng bị hiểu lầm, trù dập gì đó, sau nhờ có ông con nổi tiếng can thiệp kịp thời thì mọi điều êm ả… Nhưng nhớ nhiều về thái độ, có thể gọi là hung hăng, của ông con – nhà văn Tạ Duy Anh, khi chì chiết về những sếp của ngành truyền thông trong tỉnh như các ông Lê Chúc, Đắc Hữu (nguyên là các TBT báo Hà Sơn Bình), nhất là với cô phóng viên tội nghiệp Bùi Bằng Giang, người trực tiếp viết bài về trường hợp của bố Tạ Duy Anh, hình như đăng trên báo Nhân Dân và được một cái giải báo chí gì đó? Sự việc cũng chỉ có thế, mấy chục năm rồi, có lẽ chỉ bố con Tạ Duy Anh nhớ lâu, nhớ kĩ, còn thiên hạ thì bao nhiêu việc, nhớ làm gì? Hình như sợ người ta quên, nên lâu lâu lại thấy Tạ Duy Anh lên mạng kể lể, rủa xả, còn đe sẽ xuất bản sách nữa, ghê chết…

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA THỜI HỘI NHẬP – ĐÔI ĐIỀU SUY NGẪM




GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA THỜI HỘI NHẬP – ĐÔI ĐIỀU SUY NGẪM
                                                                  Vũ Nho

Có thể nói rằng không một người Việt nào từng cắp sách đến trường mà lại không biết đến  những câu nổi tiếng trong “Bình Ngô Đại cáo”:
          Như nước Đại Việt ta từ trước
          Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
          Núi sông bờ cõi đã chia
          Phong tục Bắc Nam cũng khác
          Từ Triệu , Đinh, Lí Trần bao đời gây nền độc lập…
Nước ta là một nước văn hiến từ lâu. Một đất nước có cương vực, có văn hóa, phong tục độc lập, khác biệt với nước láng giềng phương Bắc. Mặc dù chúng ta vẫn dùng chung một thứ chữ vuông với họ, nhưng văn chương của chúng ta vẫn là văn chương của người dân Đại Việt, thấm đẫm tinh thần dân tộc và bản sắc văn hóa của mình. Việc chế ra chữ Nôm, sáng tác  văn học bằng chữ Nôm ( song song với chữ Hán) thể hiện tinh thần độc lập, chủ động  giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
          Bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện trong  mọi lĩnh vực của đời sống như tôn giáo, tín ngưỡng,  lễ hội, phong tục tập quán, ẩm thực,  kiến trúc, âm nhạc, văn chương, hội họa,…Bản sắc đó kết tụ trong văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể.
Mỗi khi có những thay đổi lớn trong lịch sử, những nét bản sắc văn hóa đó sẽ được thử thách. Hãy cùng nhau xem lại thời khắc mà văn minh phương Tây  “ đi tới chỗ sâu nhất trong hồn ta” làm thay đổi nhiều điều mà nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã tổng kết trong sách “ Thi nhân Việt Nam”:
          “ Chúng ta ở nhà tây, đội mũ tây, đi giầy tây, mặc áo tây. Chúng ta dùng đèn điện, đồng hồ, ô tô, xe lửa, xe đạp…còn gì nữa! Nói làm sao cho xiết những điều thay đổi về vật chất phương Tây đã đưa tới giữa chúng ta! Cho đến những nơi hang cùng ngõ hẻm, cuộc sống cũng không còn giữ nguyên hình ngày trước. Nào dầu tây, diêm tây, nào vải tây, chỉ tây, kim tây, đinh tây” ( Thi nhân Việt Nam, nxb Văn học, Hà Nội, 1988, tr.10). Nhà phê bình đã không ngần ngại đánh giá rằng : “ Những đồ dùng kiểu mới ấy chính đã dẫn đường cho tư tưởng mới. Trong công cuộc duy tân, ảnh hưởng của nó ít ra cũng ngang với ảnh hưởng những sách nghị luận của hiền triết Âu Mĩ, cùng những sách cổ động của Khang, Lương” ( sách đã dẫn, tr. 10). Ngày nay chúng ta còn dùng nhiều phương tiện hiện đại hơn nữa : máy tính, truyền hình, máy ảnh kĩ thuật số, điện thoại di động, mạng intơnét…và dù muốn hay không, chúng ta cũng phải cùng nhân loại bước vào thời đại công nghệ thông tin, thời kì kinh tế tri thức, thời kì hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu…

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

TÍM BIẾC HOA THƠ LẶNG LẼ DÂNG NGƯỜI


TÍM BIẾC HOA THƠ

LẶNG LẼ DÂNG NGƯỜI

 Đường Văn
(Đọc bài thơ Cháu nhớ Bác Hồ - Thanh Hải)

          Tôi muốn ví bài thơ Cháu nhớ Bác Hồ như một đóa hoa thơ tím biếc, lặng lẽ mọc giữa dòng sông Hương ngắt xanh mà nhà thơ Thanh Hải đã thành kính dâng lên Chủ tịch Hồ Chí Minh và hiến cho đời như một nốt trầm xao xuyến, ngân nga…
          Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, kể từ cái đêm trang thu trong sáng bên dòng sông Hương, núi Ngự, mỗi lần đọc lại bài thơ, sao lòng mình vẫn thấy bồi hồi, bâng khuâng một niềm xót xa, cảm động!
          Gửi ra từ đất lửa Trị Thiên trong những năm đen tối nhất của cách mạng miền Nam (8 – 1956), Cháu nhớ Bác Hồ được bạn đọc miền Bắc đón nhận với biết bao hân hoan, đợi chờ và xúc động. Giản dị, mộc mạc như áng ca dao cổ truyền, không chút trau chuốt, đẽo gọt, 40 câu thơ lục bát giãi bày một cách hồn nhiên nỗi lòng, tâm sự khăc khoải của một cháu thiếu nhi xứ Huế, trong đêm trung thu trăng sáng như gương, càng nhớ, càng thương Bác Hồ mãi tận ngoài Hà Nọi, tận miền Bắc xa xôi. Những hình ảnh tả thực hiện tại: đêm trăng, bến Ô Lâu, hiển nhiên ở đây chỉ là cái cớ để nhân vật trữ tình hồi tưởng, nhớ thương, vọng ngóng và mơ ước. Cứ trở đi hình ảnh biểu tượng chòm râumái tóc bạc phơ tượng trưng cho vẻ đẹp sáng trong, nhân hậu, thần tiên của vị cha già dân tộc muôn vàn kính yêu. Nhớ Bác, chúng cháu nhớ biết bao những bức thư kèm thơ lại kèm cả những cái hôn trìu mến, âu yếm của Bác gửi cho các cháu khắp vùng gần xa. Nâng niu tấm hình Bác trên tay, mê mải ngắm khuôn mặt gày gầy, đôi mắt sáng như sao, cháu ôm ảnh Bác mà ngờ Bác hôn! Như cảm thấy mơn man, buồn buồn chòm râu mát rượi hòa bình  trên đôi má thơ ngây đã đầm đìa nước mắt. Nhớ Bác, cháu tưởng Người đã hóa thành ông Tiên, ông Bụt trong truyện cổ tích vụt bước ra, hóa phép thần kỳ đổi đời, hồi sinh quê hương cháu:

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

Không đề Tưởng nhớ nhà thơ Quang Dũng






Chu Th Linh Quang

      Không đ
                    Tưởng nh nhà thơ Quang Dũng

      Người mãi là hai mươi tui
      Đá ong ngn l nh Người
      Vng trán in tri Tây Tiến
      Trong xanh mùa xuân Mt Đi!
                        ( k nim 25 năm mt ca thi sĩ tài hoa, trung hu)

--
chu thi linh quang
0433831483 0979058375

Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2013

Mời bạn đọc Tân Văn Số 4 Tháng 12 - 2013





Mi bn đọc Taân Văn S 4 Tháng 12 - 2013

Tân Văn NXB Hội nhà văn là nơi sang trọng để các tác giả công bố những tác phẩm văn học của mình, đem đến bạn đọc những áng văn thơ giàu chất nhân văn và nghệ thuật. Tân Văn số 4 xuất bản tháng 12 năm 2013 có truyện ngắn: Trên đường đê của Lê Minh Khuê, Nhà ngoại cảm của Lưu Quang Minh, Hơi tình cay của Lê Huyền Trang, Lão Kiệm cò của Vương Tâm, Hoài Cổ của Phan Thị Vàng Anh, Chuyện của một thời đã qua của Phan Quế, Rừng xanh máu đỏ của Lý Thị Minh Châu , Thanh cầu hoen gỉ của Nguyễn Tiến Hóa. Có thơ của : Hàn Mặc Tử, Nguyễn Ngọc Vũ, Chung Tiến Lực, Đoàn Hồng Sơn, Hoa Đức Quang, Lê Bảo Long, Đỗ Thị Hoa Lý ( Ucraina), Nguyễn Xuân Nha, Nguyễn Ngọc Đạt, Trương Hữu Lợi và chùm thơ 8 bài tứ tuyệt của Phạm Công Trứ , đây là hai bài trong số đó:


                                      Buồn
Buồn từ chỗ ấy buồn ra
Buồn bỏ cửa nhà buồn lén buồn đi
Cảm ơn bạn hỏi " buồn gì "
Buồn mà nói được còn chi là buồn
                                     
                                      Sướng
Thú quê gì sướng nhất ta
Thả diều bắt cá hay là cưỡi trâu
Cưỡi trâu chưa sướng nhất đâu
Sướng nhất là được cùng nhau tắm truồng.

Văn học nước ngoài kỳ này đăng truyện ngắn: Ông trời có mắt, nhưng còn đợi của Tolstoy ( tác giả Chiến tranh và hòa bình), chùm thơ của nhà thơ tài năng mà đoản mệnh : Lermontov - vầng trái dương rực rỡ của thi ca Nga ( ông mất năm 27 tuổi) và bài thơ Thuốc giảm đau của thi sĩ Pháp Marie Laurence:
Thuốc giảm đau
Hơn cả chán : Buồn
Hơn cả buồn: Khổ
Hơn cả khổ: Đau
Hơn cả đau: Bị bỏ
Hơn cả bị bỏ : Lẻ loi
Hơn cả lẻ loi : Biệt xứ
Hơn cả biệt xứ : Chết
Hơn cả chết : Bị quên.
Phê bình giới thiệu : Đọc bình thơ của Vũ Quần Phương của PGS. TS Vũ Nho. Nhà lý luận phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên Giới thiệu văn học Áo ở Việt Nam. Đặc biệt Tân Văn số 4 đăng bài viết:  Suy nghĩ về trời tâm linh trong thế giới nhân quả Truyện Kiều qua bút pháp của Nguyễn Du do GS. TS Nguyễn Lai soạn, nhân Đại Thi Hào Nguyễn Du được UNESCO vinh danh : Danh nhân văn hóa thế giới ( 12/4/2013).
Mục giai thoại văn học có bài viết của Vân Long  kỷ niệm 65 năm  ra đời bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, bài của Nguyễn Ngọc Bích giới thiệu những điều chưa biết về 12 nhà văn nổi tiếng. Tân Văn số 4 còn có tản văn : Ý tưởng lạ đời của Nguyễn Đoàn bút ký: Ngã bà Đồng Lộc - chốn linh thiêng sâu thẳm tự hào của Trần Miêu. Tân Văn 4 giới thiệu : Lỗ Tấn - Người đặt nền móng cho văn học hiện đại Trung Quốc, những cách ngôn nổi tiếng của Stanislaw Lec.
Tân Văn số 4 tháng 12 năm 2013 in đẹp khổ 16x24 cm có 128 trang trình bày chuyên nghiệp trang trọng và hiện đại, giá bìa 30.000vnđ/1cuốn
** Tranh bìa 1 tất cả các số Tân Văn đều của các danh họa thế giới do Nhà sưu tập tranh Trần Minh Nghĩa - Bộ Ngoại Giao cung cấp (minhnghiatran@yahoo.com).
Mời các bạn mua Tân Văn số 4 qua Email: banbientaptanvan@gmail.com      Chúng tôi sẽ gửi qua bưu điện tới bạn  sau khi nhận được Tân Văn bạn thanh toán theo giá bìa.
                                       Nhà thơ Nguyễn Đăng Luận- Chủ biên Tân Văn


HỘP THƯ TÂN VĂN
banbientaptanvan@gmail.com
Ban biên tập Tân văn đã nhận tác phẩm văn học của Tác giả:

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

Tiểu thuyết mới của Diêm Liên Khoa



                                            

                                                                        Nhà văn Vũ Công Hoan

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI



LẠI MỘT TIỂU THUYẾT MỚI CỦA NHÀ VĂN DIÊM LIÊN KHOATRUNG QUỐC RA ĐỜI VÀ ĐI RA THẾ GIỚI



        Tháng 12 năm ngoái với truyện dài “TỨ THƯ”, nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Diêm Liên Khoa đã sang Pháp tham dự chung kết giải thưởng văn học Phéc mi na.  Tuy cuối cùng không trúng giải, nhưng tác phẩm “Tứ Thư” đã xuất bản hàng loạt và gây xôn xao dư luận cả nước Pháp yêu chuộng văn học. Rồi từ đó, “Tứ Thư” được lần lượt xuất bản ở Đài Loan, Hồng Kông,Hàn Quốc, Nhật Bản và thế giới tiếng Anh, thế giới nói tiếng Tây Ban Nha. Tại Việt nam cũng được Vũ Công Hoan dịch và đang chờ xuất bản.



        Tháng 10 năm nay 2013, nhà văn tài hoa Diêm Liên Khoa lại vừa cho ra đời cuốn tiểu thuyết mới mang tên “TẠC LIỆT CHÍ”. Cuốn truyện dài này vừa được Nhà xuất bản văn nghệ Thượng Hải liên hợp cùng Hãng xuất bản 99 Thượng Hải xuất bản lần đầu mười lăm vạn cuốn. Sách đựơc tiêu thụ và có tiếng vang rất tốt trong cả nước Điều này khiến tác giả có thêm nhiều lòng tin đối với tình hình đọc sách và xuất bản tại Trung Quốc.Vì sách mới tung ra thị trường chưa đầy một tháng, rất đông người đang viết phê bình, nhưng tác giả chỉ đựơc đọc có vài bài. Còn báo chí và tạp chí thì tới tấp đưa tin và phỏng vấn tác giả.

       

        Riêng việc dịch và xuất bản,vì sách của Diêm Liên Khoa đều phải dịch ra tiếng Pháp trước rồi mới có thể giới thiệu sang ngôn ngữ khác. Cho nên hiện nay tác giả vừa ký xong hợp đồng Pháp ngữ trao vào tay dịch giả. Còn ở châu Á thì vẫn là  Hàn Quốc và Nhật Bản vừa ký xong hợp đồng phiên dịch. Riêng Việt Nam thì tác giả đã ưu ái giành bản quyền cho dịch giả quen thuộc Vũ Công Hoan.



        Vũ Công Hoan cầu xin Đức Chúa Trời ban cho luôn luôn mạnh khỏe bình an, chiến thắng bệnh tim mạch, hen suyễn thường xuyên tái phát, để mau chóng dịch xong cuốn sách này.



        “TẠC LIỆT CHÍ” là tên tắt của cuốn sách mang tựa đề đầy đủ  “Lịch sử địa chí địa phương Tạc Liệt”. Tạc liệt là nứt nổ, bùng nổ hay nổ tung. Khi vùng núi Bả Lâu tỉnh Hà Nam, ngày xưa bị núi lửa bùng phát, dân cư vùng núi lửa đã sơ tán ra các nơi xung quanh lập thôn ấp mới. Nên thôn ấp này được mang tên Tạc Liệt.



        “TẠC LIỆT CHÍ” gồm 29 chương. Nội dung chính là miêu tả quá trình bùng nổ như vũ bão của Tạc Liệt, phát triển vùn vụt từ Thôn, lên Xã. lên Thị trấn, lên Huyện lên, lên thành phố và Thành phố trực thuộc bằng mọi thủ đoạn, chủ yếu là Tiền, Quyền và sự kết hợp giữa tiền bạc và quyền lực để giữ cho bằng được vị trí lãnh đạo độc tôn. Mọi tình tiết xin các bạn chờ xem nội dung cụ thể câu truyện sẽ đựơc dịch.

        Dưới đây là nội dung một trong những bài bình luận về cuốn sách tác giả vừa gửi cho dịch giả.



THỜI ĐẠI “TẠC LIỆT”

                                                        Lương Hồng

                       

                 Trước đương đại, một  nhà văn nên đối mặt như thế nào? Làm thế nào để bày tỏ lô gic nội tại của hiện thực và tinh thần đương đại? Nhất là  trước hiện tại phát triển như vũ bão mà chúng ta gọi là “ba mươi năm cải cách mở cửa”? Đây gần như trở thành thước đo quan trọng khảo nghiệm nhà văn, cũng là một thách thức nhà văn phải đối mặt. “Ếch”của Mạc Ngôn, “Đới đăng” của Giả Bình Ao,”Nhật dạ thư”của Hàn Thiếu Công, “Ngày thứ bảy” của DưHoa, “Hoàng tước ký ”của Tô Đồng vân vân đều là những tác phẩm đang công phá chính diện mạnh mẽ hiện thực.Ý vị nhất là những tác phẩm này đã gây nên sự tranh cãi khá lớn. Việc này khiến cho vấn đề quan hệ giữa nhà văn và hiện thực lại một lần nữa trở thành điểm nóng trong nghiên cứu thảo luận.

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

HƯƠNG NGỌC LAN



HƯƠNG NGỌC LAN
                                   
TRẦN NĂNG TĨNH

Con cứ nhớ mãi lần gặp thầy ở nơi sơ tán. Ấy là khoảng năm 1968. Chiều rồi.Con mải đạp xe về nhà mình. Một thoáng ngỡ ngàng...ai như thầy giáo của con thưở cấp một. Như có linh tính mách bảo, con vội vã quay xe trở lại.Một cụ già chống chiếc ba-toong đang bước đi chậm chạp. Con đỗ xe bên thầy. Một cái giật mình của thầy trước sự đường đột khi có người áp xe vào tận nơi giữa một con đường quê lúc chiều tối.Cái giật mình ấy làm con nhớ mãi và ân hận nữa. Con hỏi :"Thưa thầy, thầy còn nhớ con không ạ?".Thầy ngước nhìn con với cặp mắt đục và buồn buồn của người già :"Xin lỗi! Anh thông cảm.Mấy năm vừa rồi, tôi gặp nhiều chuyện buồn.Hơn nữa căn bệnh người già, nên dạo này trí nhớ của tôi đã kém đi nhiều...".
  Con thật là người vô tâm và vô lí phải không thầy.Sao con lại dám đòi hỏi thầy phải nhớ cậu học trò của thầy, đã hơn chục năm qua.Con nắm chặt tay thầy và hối hả trong niềm xúc động :"Thưa thầy! Con là Trần Quốc Trung, là học trò của thầy hồi lớp 1C trường Trần Quốc Toản đây ạ!".Thầy lặng đi một chút rồi bỗng như reo lên"Thầy nhớ rồi! Thầy nhớ ra rối! Anh đã đến nhà thầy để nhận giấy khen của nhà trường phải không?".
  Con nhắc lại kỉ niệm từ cái thưở còn là chú nhóc.Nhà thầy ở phố Hàng Song.Thầy hẹn con đến nhà thầy để lấy giấy khen vì hồi ấy con được là "Cán bộ lớp".Vào nhà thầy, qua một khoảng sân rộng và con nhớ mãi mùi hương thoang thoảng của cây ngọc lan...

                                                                                       ***
Cho mãi đến bốn năm sau, khi cuộc chiến tranh chống Mĩ tạm ngưng, mọi người lần lượt kéo nhau về Thành phố.Một dịp gần Tết,tôi mới trở lại thăm thầy. Tôi mang theo chục bánh cốm Hàng Than từ Hà Nội về. Tôi thầm nhủ: gọi là chút quà đặc sản Hà Nội biếu thầy.

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

NHỮNG VÒNG SÓNG TỎA LAN TỪ TRÁI TIM ĐAN KÔ



NHỮNG VÒNG SÓNG TỎA LAN
TỪ  TRÁI TIM ĐAN KÔ

(Đọc Trái tim Đankô
(trích truyện ngắn Bà lão Idecghin (1894)
của M. Gorki (1868 – 1936)
ĐƯỜNG VĂN

          Trong bài Trái tim Đankô, (Sách giáo khoa Văn 6, CCGD, 1986) lược trích từ truyện ngắn Bà lão Idecghin (1994) của M. Gorki (1868 – 1936) có một chi tiết nhỏ, dường như ít người để ý. Song, chính vì vậy nên nó khá bất ngờ và thường khiến các thầy cô giáo trẻ ở trường THCS lúng túng, khó xử. Chi tiết ấy nằm trong đoạn:
          … Chàng Đankô can trường và kiêu hãnh đưa mắt nhìn thảo nguyên bao la trước mặt, sung sướng nhìn khoảng đất tự do và bật lên tiếng cười tự hào. Rồi anh gục xuống chết.
          Đoàn người vui sướng và trần đầy hi vọng, không để ý rằng Đankô đã chết  và không thấy trái tim can đảm của anh vẫn cứ cháy bừng bừng bên cạnh xác anh. Chỉ có một người vốn tính cẩn thận nhận thấy điều đó, sợ xảy ra chuyện gì không hay, liền giẫm lên trái tim kiêu hãnh ấy. Trái tim lóe ra một tia sáng rồi tắt ngấm…
-         Đấy, duyên cớ của những ánh lửa xanh thường xuất hiện trên thảo nguyên vào trước lúc cơn giông, là như vậy…

          Về chi tiết có vẻ bất thường, bất hợp lý, khó lý giải này, đã có nhiều cách hiểu, cách gợi mở cùng là những thắc mắc khác nhau:
-         Với giáo viên: Một số bỏ qua, vì bản thân cũng lúng túng khi giải thích. Số khác giải thích qua loa, đại khái, như: Chi tiết chứng tỏ Đankô hy sinh anh dũng, thanh thản, không cần trả ơn, hoặc dứt khoát cho rằng đó là một hành động dã man, vô ơn bạc nghĩa…v.v…
-         Với học sinh: khi đọc đến đoan này, thái độ khá đa dạng:
          Có em chỉ ước gặp tên đê tiện dám giẫm lên trái tim người anh hùng để cho nó 1 bài học nhớ đời! Em khác rưng rưng xúc động vì thương anh Đankô chết rồi vẫn chẳng được yên! Có em định mang trái tim cháy ấy đến viện bảo tàng để lưu giữ muôn đời…!
-         Riêng tôi, có lúc muốn bắt chước Kim Thánh Thán xưa, dựng cụ Gorki dậy mà cin hỏi cho ra nhẽ! Rõ ràng, từ cái chi tiết người giẫm trái tim Đankô đã tự nó tỏa ra những vòng sóng khác nhau, truyền lan về những cách cảm nhận, giải thích không giống nhau, tạo nên tính đa nghĩa thú vị của hình tượng nghệ thuật.
          Dưới đây là những vòng sóng – câu trả lời của tôi thu nhận được trong quá trình đi tìm một lời giải tối ưu. Tuy nhiên, chắc chắn nó vẫn mang đậm tính chủ quan và khó tránh khỏi việc suy diễn ít nhiều!

Chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam!

Chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam!
Chúc các bạn Blog là nhà giáo  mạnh khỏe, nhiều niềm vui, hạnh phúc!

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

VŨ NHO trong chương trình THƠ VÀ CUỘC SỐNG của Đài TIẾNG NÓI VIỆT NAM




VŨ NHO trong chương trình THƠ VÀ CUỘC SỐNG của Đài TIẾNG NÓI VIỆT NAM
Trò chuyện về đề tài: “ Cảm xúc thơ về nhà giáo- nhà trường.” nhân ngày 20/11.
Phát trên kênh VOV2 vào 14h30 ngày 17 tháng 11, phát lại trên kênh này vào 22h00 ngày 18 tháng 11.
Phát trên kênh VOV 1 vào 23h 20 ngày 17 tháng 11. 
Đây là nội dung chính, khi nói có thay đổi chút ít.

1, Điều đầu tiên xin cảm ơn Phó giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho đã nhận lời tham gia chương trình Thơ và cuộc sống của Đài Tiếng nói Việt Nam với đề tài “ Cảm xúc thơ về Nhà giáo- Nhà trường” để cùng tìm hiểu về tình cảm khá đặc biệt này trong sảm xúc sáng tạo của các nhà thơ Việt Nam.

VN : - Xin chào biên tập viên Thu Viễn, xin chào thính giả Đài TNVN.

2, Thưa PGS, TS Vũ Nho,
Dân tộc ta có truyền thống “Tôn sư trọng đạo” và hình ảnh những nhà giáo mẫu mực trong lịch sử như Chu Văn An, Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phan Bội Châu, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Ái Quốc, Võ Nguyên Giáp…từ lâu đã trở thành hình tượng rất đẹp để các thế hệ nhà giáo noi theo. PGS TS có thể phân tích những điểm khái quát nhất của thơ viết về nhà giáo trong lịch sử.


VN: - Các danh nhân văn hóa Việt Nam như bạn vừa kể tên, đồng thời cũng là những người làm việc dạy học, làm nghề thầy.Tôi muốn bổ sung thêm ba nhà thơ lớn, cũng đã từng dạy học. Đó là nhà thơ Cao Bá Quát, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu và nhà thơ Nguyễn Khuyến. Cụ Nguyễn Khuyến không mở trường dạy học, nhưng có đi làm gia sư cho một vị quan to thời đó.

Người Việt có truyền thống tôn sư trọng đạo. Tôn sư là tôn kính thầy dạy. Trọng đạo là coi trọng đạo học, trọng kiến thức thầy truyền dạy, cũng là coi trọng đạo làm trò, đạo làm người. Vai trò của thầy dạy học được tôn trọng còn hơn cả người sinh thành vì thầy dạy học là người thầy về tinh thần, là người khai tâm. Nước ta trong lịch sử đề cao vai trò người thầy dạy học chỉ sau đức quân vương. Quân – Sư – Phụ ( Vua- Thầy dạy – cha đẻ). Đối với thầy giáo, người học coi là cha tinh thần của mình. Thời phong kiến, dù người học trò có lớn tuổi thế nào đi nữa, vẫn gọi thầy là thầy và xưng mình là con. Tinh thần tôn trọng ấy còn thể hiện trong tết lễ: Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết Thầy.Thơ viết về các nhà giáo trong lịch sử đều ca ngợi tài năng, đức độ của người thầy, quyết noi gương, nối chí của thầy để giúp dân, giúp nước. Tiếc là thơ ca về đề tài này ít được các nhà biên khảo sưu tập. Những vẫn có những bài tiêu biểu cho tinh thần như đã nói. Xin dẫn ra đây bài thơ của nhà thơ Trần Nguyên Đán viết về nhà thơ, nhà giáo Chu An nổi tiếng đức độ. Bài thơ chữ Hán có nhan đề:
HẠ TIỀU ẨN CHU TIÊN SINH BÁI QUỐC TỬ TƯ NGHIỆP
Mừng ông Chu Tiều ẩn được bổ chức Tư nghiệp Quốc tử giám
Học hải hồi lan tục tái thuần
Thượng tường sơn đẩu đắc tư nhân
Cùng kinh bác sử công phu đại
Kính lão sung nho chính hóa tân
Bố miệt mang hài quy khứ nhật
Thương nhan bạch phát dục Nghi xuân
Hoa Huân chỉ thị thùy ư trị
Tranh sắc Sào, Do tác nội thần

Dịch nghĩa
Làn sóng bể học trở lại phẳng lặng
Mừng được người mô phạm ở trường Quốc tử như núi Thái Sơn và sao Bắc Đẩu
Ông biết hết các sách kinh, thông hết các sách sử, công phu rất lớn
Kính trọng người già, sùng chuộng đạo Nho, chính hóa ngày nay mới mẻ
Tất vải, giày cỏ, ngày lui về khi xưa
Mặt xanh, tóc bạc, tắm mát sông Nghi
Vua Nghiêu, vua Thuấn chỉ rũ áo ngồi yên mà vẫn trị được nước
Đâu được như ngày nay có vị cao ẩn như Sào Phủ, Hứa Do làm tôi ở trong triều.
Ta thấy thầy giáo Chu An được Trần Nguyên Đán ca ngợi như Thái Sơn, Bắc Đẩu; học vấn uyên thâm, đạo đức trong sáng, sinh hoạt giản dị, tài năng không kém gì Hứa Do, Sào Phủ bên Tàu.

3, Tình cảm kính trọng, tôn vinh các nhà giáo chính là tôn vinh những giá trị đạo đức truyền thống “dạy làm người” trong cuộc sống . PGS TS có thể làm rõ hơn khía cạnh đạo đức trong câu “Tiên học lễ, hậu học văn” được khai triển trong cảm xúc thơ như thế nào?

VN : - Nhà giáo được kính trọng, tôn vinh bởi chính đạo đức trong sáng của mình. Đó là đạo đức “mài chẳng khuyết, nhuộm chẳng đen”. Thầy còn được tôn vinh vì kiến thức sâu rộng “ thiên kinh, vạn quyển”, như thầy Chu An trong bài thơ chúng ta vừa nhắc: “biết hết các sách kinh, thông hết các sách sử, công phu rất lớn”. Các nhà giáo đều dạy học theo phương châm nổi tiếng trong rừng nho biển thánh. Đó là : “ Học nhi bất yếm; Hối nhân bất quyện” ( Học không biết chán; Dạy không biết mỏi). Nhà vua Lê Thánh Tông của chúng ta sau này có câu thơ:
Trống dời canh còn đọc sách
Chiêng xế bóng chửa thôi chầu
Tự thuật
Chính là Vua đã học tập tinh thần làm việc không mỏi mệt từ những người thầy dạy đáng kính của mình.
Về vấn đề “ Tiên học lễ, hậu học văn”.
Người xưa nhấn mạnh chữ Lễ ( lễ nghĩa, đạo đức) cần phải học trước. Còn văn ( văn hóa, chữ nghĩa) thì học sau. Tôi nghĩ rằng câu có tính chất như phương châm, khẩu hiệu, triết lí giáo dục đó chỉ phù hợp và đúng đắn trong thời giáo dục phong kiến.
Trong thời hiện đại, nhà giáo luôn thấm nhuần tinh thần “dạy chữ kết hợp với dạy người” thì cái ý nghĩa “ tiên- hậu” ( trước-sau) đó có vẻ không thật thích hợp. ( Đáng buồn là không ít nhà trường mới của chúng ta vẫn hãnh diện kẻ dòng chữ không phù hợp lắm đó trên chỗ trang trọng của ngôi trường). Mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học bây giờ không giống thời phong kiến. Học văn hóa, học đạo đức, học tinh thần cần cù, hết lòng vì con người ( cụ thể là vì học sinh thân yêu). Dạy chữ đi liền với dạy người. Học văn hóa kết hợp chặt chẽ và sâu sắc với học đạo đức. Đó là nội dung của một nền giáo dục mới. Đó cũng là nội dung các bài thơ mà các nhà thơ chuyên nghiệp vốn là học sinh, các nhà thơ là thầy cô giáo, và các nhà thơ – nghiệp dư học sinh – số lượng đông vô kể đã thể hiện trong các bài thơ viết về thầy giáo và nhà trường. Nhà trường là vườn ươm kiến thức. Nhà trường là vườn ươm đạo đức, tài năng. Các thầy cô như những người chở đò đưa học sinh tới bến bờ hiểu biết; cũng giống như người ươm trồng - ở đây là trồng người; lại cũng là những kĩ sư tâm hồn. Công ơn của các thầy cô mãi mãi được học trò khắc ghi, được các bậc phụ huynh trân trọng; được xã hội thừa nhận, tôn vinh và điều ấy đã thể hiện đậm nét trong thơ về nhà giáo, nhà trường.


4, Mời các bạn nghe bài thơ “ Trước mộ thầy Chu Văn An” của tác giả Hoàng Huy qua giọng đọc nghệ sĩ Ngọc Thọ để hiểu thêm sự tri ân thầy học và đạo học đã được tiếp nối trong thơ ca:
( Băng thơ 1071- 2’38’’).