Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2016

CHỈ NHÌN MÀ SAY NHAU



CHỈ NHÌN MÀ SAY NHAU
Vũ Nho
Trong kho tàng ca dao chóng ta bt gp nhiu c©u   liªn quan đến ming cười, đ«i m¸ lóm đồng tin, mái tãc đu«i gà, chiếc yếm thm, ri c¸i nãn thóng quai thao... Nhng c©u ca dao mi đẹp làm sao:
- M×nh v cã nh ta chăng
Ta v ta nh hàm răng m×nh cười
- Răng đen nhưng nhc ht dưa
Ming cười tm tm như chưa cã chng
 - Chng tham nhà ngói rung rinh
Tham v mt ni anh xinh ming cười
Tuy thế, nhng c©u ca dao nãi v con mt cã l là nhiu nht. Và nhng c©u ca dao hay v con mt cũng tht nhiu. Đã là điu d hiu. V× tc ng nãi: "Giàu đ«i con mt".
Chóng ta ngày nay quan nim: "Đ«i mt là ca s ca t©m hn". Tt c nhng màu sc ca thiªn nhiªn, ca c©y đời xanh tươi, và "sc màu ca t×nh cm đều t¸c động đến chóng ta qua "chiếc ca s" độc đ¸o ®ã.
Con mt được nãi đến nhiu nht là con mt liªn quan đến đời sng t×nh cm ca con người, liªn quan đến t×nh yªu la đ«i. Nhng c©u ca dao dưới đ©y tuy kh«ng nãi v con mt nhưng chÝnh là nãi v mt, nãi v "hot động nh×n" ca người đang yªu:
Ngày ngày em đứng em tr«ng
Tr«ng non non ngÊt tr«ng s«ng s«ng dài
Tr«ng m©y m©y kÐo ngang tri
Tr«ng trăng trăng khuyết tr«ng người người xa.
Nhng c©u kiu "em đứng em tr«ng", "tr«ng c¸ c¸ ln tr«ng sao sao m" là rt ph biến. Hãy ch k đến nhng c©u trc tiếp nãi đến mt, chóng ta thy cũng đ· nhiu. Bài thơ "Mười thương" nÐt đ¸ng thương đ¸ng mến th mười là con mt cã t×nh – t×nh trong con mt.

Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

Lửa thần, Nắng xuân...





CHÙM THƠ DUY KHOÁT

LỬA THẦN

Yêu em ngày tháng hao mòn
Bấy lâu chưa chạm nụ hôn một lần
Mắt em hay ngọn lửa thần
Đốt ta thân nến tan dần vào em


NÀNG XUÂN
Tặng Oanh
Quả ngọt hoa thơm ngày giáp tết
Tấp nập mang xuân đến nội thành
Anh lại ngược đường sang tả ngạn
Nơi có Nàng Xuân của riêng anh


NGÀY 23 THÁNG CHẠP

Táo quân nay được gặp trời
Mà anh chẳng gặp được người anh yêu
Cuối năm nợ đọng còn nhiều
Nợ em… là cái hôn liều hôm xưa


ĐÀO TIÊN

Cùng em ăn một trái đào
Bâng khuâng hương vị ngọt ngào Sa Pa
Từ nay anh mãi không già
Em như Vương Mẫu chia quà đào tiên*

*Truyện Tây Du Ký: Tôn Ngộ Không được Tây Vương Mẫu
Cho ăn trái đào tiênTrường sinh bất lão


VIÊN ĐÁ KỲ

Anh mang từ suối Hoàng Liên
Một hòn đá cuội tặng em làm quà
Mỗi khi kỳ tấm thân ngà
Thì em cứ tưởng như là…tay anh

Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016

Người Đức làm thơ haikư

 

                                    Ảnh của  PGS TS Nguyễn Ngọc Thiện

CHÙM THƠ 8 bài HAIKU ĐỨC

 CỦA  R. Brunetti, sáng tác 2016

Dịch giả thơ Đức Nguyễn Văn Hoa

Bài 1

Cá hồi

Nước sông hoang dã

Cá nhẩy vui mừng

Từ băng lạnh ướt

Bachforellen

Wildwasser im Fluss
Forellen springen vor Lust
Aus eiskaltem Nass
-----

Bài 2

Chim sẻ ngô xanh

 

Hàng rào táo gai

Chim sắp làm tổ

Vui vẻ nhìn xa

Kleine Blaumeisen

In Weisdornhecken
Planen Baumeister ein Haus
Luftig - mit Fernblick
-----

Bài 3

 Phong cảnh

Cánh diều đỏ

Soi bóng xuống kênh

Cá tìm bữa  sáng

Naturidylle

Der rote Milan
Sucht am Ufer des Baches
Fische zum Frühstück
-----

 

Bài 4

Lãng mạn

Thiên nga

Dập dềnh trên biển

Lấp loáng thuyền trăng

 

Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

Một bài thơ tình độc đáo nồng nàn sắc hương


Một bài thơ tình độc đáo nồng nàn sắc hương

TÌNH QUA
 
Tôi dạo thanh bình giữa phố đông
Tự cười sao chở núi và thông
Về đây áng trở người qua lại
Bỗng lướt ngang tôi một thoáng hồng.
Tâm trí còn kinh trận gió người!
Bốn bề không khí bỗng reo tươi
Một luồng ánh sáng xô qua mặt
Thắm cả đường đi rực cả đời.
Tôi trải yêu thương dưới gót giày,
Ôm chừng bóng lạ giữa mê say.
Lòng buồn lững thững vương sau áo
Bước đẹp mà sao khéo tỏa dây.
Thiên hạ về đâu? Sao vội đi?
Bao giờ gặp nữa? Có tình chi?
Lòng tôi theo bước người qua ấy,
Cho đến hôm nay vẫn chẳng về
Xuân Diệu

Tranh của Đào Anh Khánh (ảnh Khánh)

Lời bình của Vũ Nho
Trong bài thơ “đa tình”, Xuân Diệu tự giới thiệu mình đã yêu từ khi chưa có tuổi và cả khi chết rồi thi sĩ vẫn còn yêu. Đó chẳng qua là một cách nói để khẳng định cái tôi đa tình cuồng nhiệt.
Giở những trang thơ “Mênh mông như vũ trụ - Đầy khói hương xưa tràn ân ái cũ” ta bắt gặp một Xuân Diệu khao khát tình ái, yêu si mê, yêu điên cuồng, yêu hối hả, yêu vội vã, yêu đến mức phải “riết” phải “ôm”, phải “uống” phải “cắn” cho “chếnh choáng”, cho “đã đầy” mà vẫn chưa thoả. Thi nhân tự nhận mình là một “Kẻ uống tình yêu dập cả môi”.
Mang trái tim chứa cả “một kho ân ái” nên lúc nào Xuân Diệu cũng dễ dàng chìm đắm vào biển yêu. Có khi chỉ có ngắn ngủi phút giây cũng đủ xao xuyến một đời người:
Một phút gặp thôi là muôn nỗi nhớ
Vài giây trông khơi mối vạn ngày theo

Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016

ĐẶT LÀM



                                                            
                                                                             Nhà văn, dịch giả Vũ Công Hoan
 ĐẶT LÀM



                                                                               Lăng Đỉnh Niên



Trong số các ông chủ ở Lâu thành, ông chủ Tô không thuộc loại giẩu nhất, song  chí ít  cũng đứng hạng hai ba.

Ông chủ Tô thường nói: Phật cần mạ vàng, người cần ăn dịên, ba phần dáng người, bảy phần ăn mặc. Cho nên xưa nay ông chủ Tô rất coi trọng ăn dịên. Giầy da không quá năm, com lê không quá quí, áo ngoài không quá tháng, áo lót không mặc lại, có nghĩa là giầy da sang năm thứ hai không bao giờ dùng lại, com lê nhiều nhất mặc một quí là dứt khoát bỏ đi.Từ đó suy ra, áo ngoài sau một tháng loại bỏ, áo lót chỉ mặc một lần, quyết không giặt mặc lại. Ông cảm thấy như thế mới oách, mới có đẳng cấp.

Một hôm ông gặp ông chủ Ngưu trên thương trường, hai ông uống vài chén rươụ tán hươu tán vượn lung tung. Ông chủ Ngưu lại mượn chén châm chọc ông chủ Tô, ông nói: Kể ra ông cũng là ông chủ thân giá một hai tỉ, trông ông mặc trên người, đi trên chân đều là thứ mua ngoài cửa hàng, có xịn đến mấy cũng đều là hàng chợ. Ông nhìn tôi mà xem, từ đầu đến chân đều là loại đặt làm. Đặt làm ông hiểu không? Có nghĩa là toàn thế giới chỉ có chiếc này, chỉ có đôi này. Đây mới thật sự là đẳng cấp, thật sự có danh giá, có thân phận…

Ông chủ Tô vốn ngạo mạn xẹp xèm như quả bóng xì hơi, lại không nói một lời, uống liền mấy chén rượu buồn, suýt nữa thì say.

Thứ Ba, 26 tháng 1, 2016

“PHỎNG VẤN NÓNG”, CHIỀU CUỐI ĐÔNG




“PHỎNG VẤN NÓNG”,  CHIỀU CUỐI ĐÔNG

Nhóm Cựu học trò –“Phóng viên Tự phong”:
CÔNG HOA - VĂN HOẠCH - ĐƯỜNG VĂN

          Chiều cuối đông, tháng củ mật năm Ất Mùi (17/1/2016) hửng nắng vàng mật ong. Ấm áp. Trên lộ trình chuyến đi thay bạn Nguyễn Sỹ Hiền (hiện đang ngụ cách hơn nửa vòng trái đất – bang Latvegat, HCQ Hoa Kỳ) tới thăm và biếu quà chúc Tết các Ân sư kính yêu thời học cấp 3 Xuân Đỉnh, ba chúng tôi tạm dừng chân ở tư gia hiện đại của thầy giáo dạy Toán lừng danh Lê Tất Tôn, (khu chung cư Tây Hồ). Khi nâng chén hàn huyên, chúc mừng thầy cô vui, khỏe, trẻ chẳng khác mấy thời còn đang dạy lũ chúng tôi hơn 50 năm trước, chúng tôi bỗng nảy ra ý định làm một cuộc “phỏng vấn nóng”, nhỏ, bất ngờ về ca khúc Xuân Đỉnh, trên đường hành quân do thầy sáng tác. Bài hát từng làm nức lòng bao thế hệ học sinh, giáo viên Xuân Đỉnh và Hà Nội những thập kỷ 60, 70 thế kỷ trước. Hiện ca khúc này đã được đưa vào sách Kỷ yếu: 50 năm ấy… Bút mực một thời (sẽ ra mắt tháng 11/2016). Thầy Tôn rất vui và hào hứng, ngay lập tức trả lời những câu hỏi (cũng tức thời bật ra) của anh em chúng tôi.  Dưới đây là nội dung cuộc “phỏng vấn” ngẫu hứng, hy hữu đó.

* Trò: CHVHĐV: - Thưa thầy! Xin thầy cho chúng em biết thầy đã sáng tác bài hát Xuân Đỉnh, trên đường hành quân vào ngày tháng năm nào? Trong hoàn cảnh nào? Cụ thể là bài ca được khơi từ những nguồn cảm hứng nào?
* Thầy Lê Tất Tôn (LTT):
            - Ngày, tháng cụ thể thì…?! (cười xòa) Có thể nói, bài hát về trường Xuân Đỉnh… ấy, là kết tinh và thăng hoa từ tổng hợp 3 nguồn cảm hứng. Quả thật, nhớ lại, bây giờ vẫn còn thấy bồi hồi, náo nức về một thời miền Bắc: Nửa công trường, nửa chiến trường... xôn xao! (Tố Hữu). Ngày 5/8/1964, sự kiện Vịnh Bắc bộ bùng nổ. Máy bay USA ném bom bắn phá miền Bắc. Cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân do đế quốc Mỹ phát động thực sự bắt đầu. Trường cấp 3 Xuân Đỉnh khẩn trương tổ chức đào, đắp hệ thống hầm hào phòng, tránh bom đạn, luyện tập báo động, rèn luyện sức khỏe bằng những cuộc hành quân đêm (dã ngoại). Tôi là giáo viên chủ nhiệm lớp 9B nên cũng là 1 Trung đội trưởng dẫn đầu trung đội mình nhịp theo khẩu lệnh hành quân. Trong và sau những buổi hành quân như thế, bỗng một giai điệu chưa có lời cứ chập chờn, rạo rực, ngân nga, ẩn hiện trong đầu tôi, thôi thúc tôi phải viết một bài hát tập thể nào đó để kịp thời động viên các đồng đội của mình. Đó chính là nguồn cảm hứng đầu tiên, cú hích đầu tiên, quan trọng nhất, khơi nguồn cho ca khúc đang càng lúc càng manh nha rõ nét trong tâm hồn tôi.
* Trò: - Thưa thầy! Thế còn nguồn cảm hứng thứ hai, thứ ba là gì ạ?
* Thầy LTT: