Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016

ÔNG CỤ





                                                                            Vũ Nho chủ trang
ÔNG CỤ

Elenakrigianova – Brindova    ( Tiệp khắc)

          Vũ Nho dịch



Cạnh vườn trẻ là công viên. Công viên có bãi dành cho trẻ em trải cát mịn và đặt những chiếc ghế đu. Ngay cạnh đó có một chiếc ghế dài. Trên chiếc ghế này lúc nào cũng thấy ông cụ đội mũ ngồi. Khi trẻ em cùng với cô giáo đi chơi công viên, ông cụ đã ngồi trên ghế. Lúc tất cả đã ra về rồi, ông cụ vẫn cứ ngồi đó.

Một hôm I van nói về ông cụ :

-         Tớ biết ông cụ không biết đi.

Rồi I van ngồi xuống ghế khác, còng lưng xuống, đặt tay lên gối.

-         Tớ là ông cụ - cậu nói - Tớ chẳng biết đi.

Trẻ em cười vang.

Nhưng ông cụ biết đi. Lần đó lũ trẻ đến công viên sớm hơn thường lệ và bọn trẻ nhìn thấy ông cụ đi đến chiếc ghế của mình như thế nào. Nhưng ông cụ đi lạ lắm. Ông đưa chân chậm ơi là chậm. Cuối cùng, ông cũng tới được chiếc ghế của mình.

-         Tớ là ông cụ - I van lại kêu - Tớ chỉ biết đi như thế này thôi.

Và cậu cũng lê lê chân trên đường.

Lũ trẻ cười bò ra.

-         Ông cụ quái gì cậu? – Đu san kêu lên – Bây giờ tớ sẽ làm ông cụ. Xem đây này!

Cậu gù lưng xuống, chân lê đi, vừa thở vừa than vãn.

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

Tôi muốn đổi Giấy chứng minh



             

 Tôi muốn đổi Giấy chứng minh



                                                                     Quách Trấn Hải

                                                                   Vũ Công Hoan dịch



          Ông Quách  ra tỉnh ngoài làm thuê, sau khi trở về thôn, nghe bà con nói đồn công an yêu cầu thay đổi giấy chứng minh đời thứ hai, ảnh chụp bên trên vẫn là ảnh màu. Ông Quách cầm giấy chứng minh cũ đã nhàu nát của mình ra đồn công an. Vốn là một việc rất đơn giản, nhưng ông Quách đi không đúng lúc, nhân viên hộ tịch mới điều đến của đồn công an và bạn gái có khúc mắc, đang hục hặc với nhau.

          Sau khi ông Quách đi vào, nhân viên hộ tịch đang cúi đầu gửi tin nhắn bằng điện thoại di động. Ông Quách hỏi: “Đồng chí ơi, tôi muốn đổi một giấy chứng minh.! Đồng chí ơi, tôi muốn đổi một giấy chứng minh”! Ông Quách nói hai lần liền, nhân viên hộ tịch mặt đăm đăm, nhận giấy chứng minh cũ nhàu nát của ông nhìn qua loa, rồi ném ra ngoài nói : Tại sao không đến sớm hơn? Bây giờ là lúc nào, tuần sau đến, tuần này không làm”. Nói xong, anh ta vẫn cúi đầu tiếp tục gửi tin nhắn.

          Một việc cỏn con nhẹ nhàng như dơ tay đã bị  một câu nói của nhân viên hộ tịch đẩy sang tuần sau. Không biết làm thế nào, ông Quách có vẻ bực, đi lên gác hai gặp đồn trưởng. Đến trước phòng làm việc của đồn trưởng, ông Quách không dám vào, chỉ nhìn qua khe cửa bằng một mắt.Vừa lúc trưởng đồn từ trong buồng vệ sinh đi ra, trông thấy ông Quách liền hỏi, có việc gì thế ông? Ông  Quách đang chăm chú nhìn qua khe cửa bị tiếng hỏi của đồn trưởng làm giật mình sụn chân, như sắp ngã, ông Quách vội vàng nói: Tôi…tôi tìm đồn trưởng”. Đồn trưởng hỏi “Ông có việc gì”? Ông Quách đáp: “Tôi muốn thay giấy chứng minh có ảnh màu”. Nói xong đưa giấy chứng minh cũ cho đồn trưởng xem. Không nhận giấy chứng minh của ông Quách đưa cho, đồn trưởng nói: “Thay giấy chứng minh, ở phòng hộ tịch gác một, ông lên gác hai làm gì?” Ông Quách nói: “Người ở gác một không thay cho tôi, bảo tôi tuần sau lại đến, thưa đồn trưởng đại nhân, tôi ở rất xa, tuần sau lại đi lần nữa, ông xem …”. Đồn trưởng xua xua tay, lấy máy di động bấm gọi :Tiểu Lưu, quần chúng đến làm giấy chứng minh, cậu làm gì thế, đối với quần chúng phải có thái độ nghiêm chỉnh, phải nhiệt tình. Tôi đã nói với cậu bao nhiêu lần rồi, cậu phải làm ngay cho người ta, có một việc cỏn con mà sao cũng không làm đến nơi đến chốn…”

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

SAI LẨM CỦA MAT VÂY





SAI LẨM CỦA MAT VÂY
                          L. Laghin
                           Vũ Nho dịch từ tiếng Nga

L. Laghin từng viết truyện ngụ ngôn, kịch bản phim hoạt hình, tiểu phẩm châm biếm, tiểu thuyết và truyện vừa. Nổi tiếng nhất là truyện “Ông già Khốt-ta-bít”. Tác giả còn say viết truyện cổ tích châm biếm với tên gọi chung “ Truyện cổ tích mếch lòng”. Dưới đây chúng tôi giới thiệu truyện “Sai lầm của Mat vây”.
          Ngày xưa có một ông già tên là Mát vây. Ông sống khá giả.
Một buổi sáng nọ, Mát vây thức dậy và thấy những con gà của mình đang mổ tiền. Khi tất cả không mổ - thì không mổ, còn đằng này, tất cả lại đang mổ tiền. “Trời ơi! – Mát vây nghĩ – Giá ở đây gần biển, ta sẽ quăng xuống một tấm lưới và bắt lên con CÁ VÀNG, thế là trong chốc lát ta sẽ thành giàu có”.
          Ông nhìn, bỗng thấy sóng rào rào ngay cạnh chân mình. Mát vây lập tức quăng lưới vào đám sóng đó và lôi lên chú Cá Vàng. Nhưng mát vây là người có văn hóa. Ông yêu thích Puskin  từ ngày còn nhỏ, đặc biệt là truyện cổ tích “Ông lão đánh cá và con Cá Vàng”. Truyện cổ tích ấy có lẽ ông đã đọc hàng triệu lần. Ông nhớ nhập tâm.
          Dẫu sao, để chắc chắn, ông quyết định làm rõ.
-         Ngươi chính là cá Vàng đấy hả? – ông hỏi.
-         Chính tôi đó. Và tôi còn biết rằng, từ sáng hôm nay, những con gà nhà ông bắt đầu mổ tiền. Tôi hi vọng rằng ông nắm được tư tưởng chính câu chuyện cổ tích nổi tiếng của Puskin đấy chứ?
-         Còn phải nói!

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016

TẶNG EM ĐI CHỢ HOA XUÂN






TẶNG EM ĐI CHỢ HOA XUÂN
                         Đặng Bảo Thạch
Em đi giữa chợ hoa xuân
Hồng, tươi sắc thắm - trắng ngần cánh mai
Cành đào nâng nhẹ trên vai
Em mang về cả rộng dài mùa xuân
                                                        Xuân 1976

Lời bình của Nguyễn Thị Lan
Đó là bài thơ Đặng Bảo Thạch làm vào mùa xuân năm 1976 - mùa xuân đầu tiên của nước Việt Nam hòa bình, thống nhất. Anh giải phóng quân Đặng Bảo Thạch mới từ chiến trường ra. Hòa trong dòng người dân Thủ đô đi sắm Tết, anh vào một chợ hoa xuân. Cảnh chợ hoa đầy hương sắc đã gợi thi hứng cho nhà thơ.
Bài thơ là một bức tranh tươi đẹp, hài hòa. Cả tam tài (Thiên, Địa, Nhân) trong một bức tranh xuân. Trời, đất, con người tràn đầy xuân sắc: Trời “rộng, dài” đầy khí xuân; Đất đầy “hoa xuân”; Người (em) cũng như mùa xuân, hoa xuân trẻ trung, dồi dào sức xuân.
Không phải ngẫu nhiên mà bài thơ có ba mươi tư chữ thì đã có ba chữ “xuân” (kể cả chữ “xuân” ở nhan đề bài thơ ). Xuân trong cảnh vật, xuân trong lòng người.
Trong không gian “chợ hoa xuân” đầy màu sắc tươi sáng tác giả đã chọn hai màu: màu đỏ ấm áp, lộng lẫy, kiêu sa của hoa hồng; màu trắng dịu mát, thanh khiết, khiêm nhường của hoa mai. Hai màu sắc ấy tương phản mà hỗ trợ, bổ xung cho nhau làm cho bức tranh “hoa xuân” thêm đẹp đẽ, hài hòa, đầy sức sống.

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

CHÙM THƠ DUY KHOÁT






CHÙM THƠ DUY KHOÁT

MƯA NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SĨ

27 tháng 7 năm nay
Mưa thu sùi sụt suốt ngày không ngơi
Nỗi đau thổn thức đất trời
Tuôn mưa tảo mộ cho người hy sinh
                                     27/7/2013
PHONG THẦN

Máu xương rải khắp núi sông
Đoàn quân liệt sĩ giờ đông vô ngần
Các anh đã được phong thần
Hiền hơn bao kẻ dương trần rất ma

 CÁI MIỆNG

Miệng người không nọc độc
Cắn chết được ai đâu
Nhưng nó hót một câu
Mất mạng người như bỡn

 KHÔNG ĐỀ

Quan tham tài chém gió
" Ta vì dân vì dân"
Để cho đàn ma đói
Vẫn cứ tin vào thần


Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2016

Văn nhân và ả đào


Dưới đây là một phần nội dung của buổi thuyết trình:
Văn nhân và ả đào

Nguyễn Xuân Diện
.
....Và trong những đêm hát, đào nương hiện ra như từ trong mộng: Mặt tròn thu nguyệt. Mắt sắc dao cau. Vào - duyên khuê các. Ra - vẻ hồng lâu. Lời ấy gấm - Miệng ấy thêu - Tài lỗi lạc chẳng thua nàng Ban - Tạ. Dịu như mai - Trong như tuyết - nét phong lưu chi kém bạn Vân - Kiều. Ta lại cùng nhớ đến chút duyên xưa giữa văn nhân và ả đào, mối quan hệ quan trọng nhất của lối thưởng thức ca trù. Bởi quá trình tham gia sinh hoạt ca trù là quá trình văn nhân sáng tạo, thưởng thức, thể nghiệm các tác phẩm của mình.

1.
Văn nhân, trí thức xưa luôn gắn bó với các sinh hoạt làng xã, trong đó có việc soạn thảo các thư tịch để phục vụ sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của cộng đồng. Những thư tịch ấy đã có một đời sống riêng trong dòng chảy của văn hóa Việt, trở thành thông điệp trao chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác mang tâm hồn và căn cước Việt Nam.


500 năm về trước, tại đình làng Đông Ngạc, huyện Từ Liêm (Hà Nội) đã diễn ra lễ hội đầu xuân cầu phúc trong không khí đại lễ trang nghiêm, hào hùng. Một văn nhân hay chữ trong làng là Lê Đức Mao (1462- 1529) thay mặt 8 giáp viết 9 bài thơ để các giáp đọc và khen thưởng cho các cô đào. Đó là bài Đại nghĩ bát giáp thưởng đào giải văn soạn trước năm 1505, tức là khoảng cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI. Đây chính là tư liệu sớm nhất mang hai chữ “ca trù”. Đây cũng là bài thơ cổ nhất hiện biết có hai chữ ‘ca trù’ lần đầu tiên có mặt trong văn học viết, là tư liệu sớm nhất để khẳng định ca trù đã có mặt trong văn hóa Việt Nam từ thế kỷ XV.

Trải qua nhiều thế kỷ, tục hát thờ thần ở đình Đông Ngạc vẫn được duy trì và tạo thêm nhiều yếu tố văn hóa đặc sắc, trong đó có lệ thưởng đào thị yến trở thành một nét đẹp về sự trân trọng của cộng đồng đối với nghệ thuật và nghệ sỹ.

Ngày hội làng, các ả đào đứng trước điện thờ, tay cầm lá phách hát các bài hát thờ như Thét nhạc, Bắc phản, Hát Giai, Độc phú... Giáo phường nhất định sẽ hỏi cho bằng được tên huý của các vị thành hoàng để khi hát đến những chữ ấy thì tránh đi. Các cô đầu hát đến những câu có chữ ấy thì hát thật nhỏ, và hát chệch đi. Nếu cô đầu không nhớ, cứ thế hát thẳng không kiêng thì người cầm chầu sẽ gõ liên hồi vào tang trống và cho ngừng cuộc hát. Khi ấy quản giáp của giáo phường phải đến nói khó với các cụ trong làng để xin cho làm lễ tạ với thánh và xin các cụ chiếu cố cho. Khi ấy, người đào nương sẽ biện cơi trầu, đến trước điện làm lễ tạ lỗi với Thánh và các quan viên.

Những sáng, chiều...Hấp hối sông Đào, ngắc ngoải Nhuệ Giang




NHỮNG SÁNG - CHIỀU, ĐƯA, ĐÓN PHÁO, SAN

Tặng bà Phú, mẹ Hoài Anh, bố Giang, Nguyên, mẹ Hương
và 5 cháu: Tễu, Pháo, San, Su, Na… Tặng các ông bạn: Ngà, Dụ, Định, Hoa, Cường…


                                   ĐƯỜNG VĂN

Những sáng – chiều xuân thật dịu dàng!
Hoe hoe, lành lạnh, gió mang mang…
Ông chở cháu râm ran, giòn chuyện,
Qua Đại Đồng, giong lối Nghĩa trang…

     - Bà Diệu, đêm qua, bị mất mèo!
Ba nhóc Tiểu hổ đến là yêu!
Nhử mồi, ham ăn; trộm rình bắt,
Ngã năm, còn vẳng tiếng: Meo! Meo!...

     - Hôm nay, San học rất là ngoan!
Tự xúc bát đầy; cô Hồng khen!
Không mắc tè dầm, không sủi bụng,
Xếp hàng thể dục, chẳng đua, chen!

     - Cho cháu chơi thêm một lúc… mà!
Nhào lăn, ném bóng, trượt cầu xa,
nô rỡn, vườn xanh xanh cỏ nhựa…
Ông ngắm San reo,… kính bỗng nhòa!

    - Nào, rẽ sang trường bên, đón Pháo!
San vào cửa lớp, vẫy anh ra.
Em trước, anh sau, ngồi thong thả,
Ếp ếp, nhong nhong, về với Bà!

… Nếu ông tận số, đêm tang ấy,
Nhắm mắt sao yên, khi thành ma?!
Còn ai đưa đón Hà San, Pháo?
Hai cháu yêu ông nhất cả nhà!

… Từ thẳm hỗn mang, chợt tỉnh bừng!
Đầu vẫn căng căng, mặt đỏ phừng,
Thì ra cấp cứu trong phòng viện,
Giang, Nguyên cùng đứng chăm bên giường…?!

Đường huyết tăng nhanh; thoát nạn rồi!
Cụ gọi… Ông chưa dám đáp lời!
Bởi thương con, cháu, thương bà Phú,
Tễu, Pháo, San, Su…, chửa nỡ rời…!

Thêm một dại khờ, ngu muội…, Ôi!!!
Nghỉ dưỡng dăm ngày…, chỉ thế thôi!
Lại đưa, lại đón San cùng Pháo,
Sẩm chiều dạo bộ, ngắm thuyền xuôi…

Chờ Pháo lên mười, ông bảy mươi,
San thì lên bảy, Tễu mười bốn,
Su vào mười một, Na lên sáu…
Ông phải thăng thiên… cũng cả cười!

Hóa làn khói mỏng,… kết đời… vui!...
Chiều chủ nhật 17/4/2016. ĐV

        HẤP HỐI  SÔNG ĐÀO!
- NGẮC NGOẢI  NHUỆ GIANG!


       (Thơ viếng sông quê)


                    ĐƯỜNG VĂN

Hấp hối sông Đào! - Nhuệ Giang ngắc ngoải!…
Dòng mộng mơ xưa mướt xanh, hoang hoải…

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2016

NHẬT KÝ TẾT TRỒNG CÂY



                                          

NHẬT KÝ TẾT TRỒNG CÂY

                                                                             Thân Bình
                                                                       Vũ Công Hoan dịch
          Sáu giờ đã thức dạy, theo yêu cầu lao động, trang bị cho bản thân tử tế, lái xe phóng ba mươi phút đến địa điểm tập hợp.
          Chiếc xe ca  kềnh càng đơn vị thuê đã đậu sẵn tại chỗ, Lão Ngô văn phòng  đứng ở cạnh cửa xe, bên cạnh đặt một thùng giấy lớn, phát cho mỗi người một đôi găng tay trắng, lại phát thêm một túi thực phẩm, bên trong có dăm bông, bánh mi, dưa muối đủ cả, cần gì có nấy.Trong xe lập tức nổi lên tiếng nhai tóp ta tóp tép.
          Bảy giờ, tiếng nhai cơm thưa dần, chiếc xe ca cũng khởi động. Những người vừa ăn cơm hình như mới thức dậy, bắt đầu nói cười ồn ào. Lãnh đạo đơn vị đi đến phía trước, biểu dương mọi người hôm nay đến sớm, đến đủ, lại nói một hơi ý nghĩa vĩ đại của hoạt động trồng cây gây rừng, cuối cùng lãnh đạo nói với anh chị em: Để động viên khuyến khích các đồng chí đã tham gia hoạt động trồng cây hôm nay, sau khi trồng cây kết thúc, đơn vị sẽ bố trí mọi người ăn cơm tại khách sạn lớn Hải Hồ.

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2016

CHỈ VÌ SỰ THẬT





CHỈ VÌ SỰ THẬT

          Elenakrigianova – Brindova    ( Tiệp khắc)

          Vũ Nho dịch


Cô giáo kể chuyện về con bồ câu và con ong.

-         Một con ong ngã xuống suối va sắp sửa chìm. Chú bồ câu nhìn thấy. Chú thương ong, bèn thả xuống một chiếc lá. Các em nghĩ xem bồ câu vứt lá xuống cho ong làm gì?

-         Dễ thôi – Đu san thốt lên - Để cho ong có thể bò lên lá và hong khô cánh.

-         Đúng rồi, Đu san, nhưng lần sau phải giơ tay – cô giáo nói và tiếp tục  kể : -Ong bò lên chiếc lá, hong khô cánh rồi bay đi. Ong luôn nghĩ làm sao đền ơn cho bồ câu tốt bụng.

Mấy ngày sau. Một hôm ong nhìn thấy anh thợ săn nhằm bắn bồ câu. Lập tức nó sà vào mũi anh ta và đốt một phát. Tay anh thợ săn run lên và anh ta bắn trượt. Bồ câu bay thoát. Thế là ong đền ơn được bồ câu, vị ân nhân của mình.

          Đua san cựa quậy không yên. Cậu rất muốn xen vào, nhưng cố giữ mình và lặng lẽ giơ tay.

-         Có điều gì thế Đu san? – Cô giáo hỏi.

-         Điều đó không thể có – Đu san nói – Ong không thể đốt người thợ săn. Vào giây phút – Đu san ngắt hơi để cả lớp có thể đánh giá được lời lẽ thông thái đó – Vào giây phút khi con ong đốt người thợ săn hay người nào đó. Nó sẽ chết. Ở vòi của nó có hai sợi tóc xoắn lại thế này…

Đu san đi lên bảng, vẽ hai sợi tóc xoắn vào nhau – Khi ong đốt người ta, vòi của nó mắc lại, và không thể rút vòi ra được. Nó bay không có vòi và sẽ bị chết.

-         Do đâu mà em biết điều đó? – Cô giáo hỏi.

-         Em đã xem bức tranh như thế - Đu san nói – và khi người ta nói về ong trên đài em cũng nghe.

-         Giỏi lắm! Đu san – Cô giáo nói - Rất hay, khi em là người tỉ mỉ và ham hiểu biết đến thế. Tức là chúng ta sẽ sửa lại truyện cổ tích: Con ong không đốt mà chỉ làm người thợ săn hoảng sợ thôi. Đồng ý chứ?

-         Vâng ạ! – Đu san đồng ý – Em nói điều đó ra chỉ là vì sự thật.

                            Từ cuốn “Đu san”, bản dịch tiếng Nga, nxb Văn học thiếu nhi, Matxcơva, 1981. Trang 57-58.

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2016

Phương Tây viết về chiến thuật của các phi công “Ace” của Việt Nam

Phương Tây viết về chiến thuật của các phi công “Ace” của Việt Nam

Với chiến thuật sáng tạo, phi công Việt Nam sử dụng máy bay cũ hơn đối phó hiệu quả với lực lượng không quân đông đảo và dày dạn kinh nghiệm của Mỹ.
 >> Những bức ảnh hiếm về chiến tranh Việt Nam
 >> Chiến tranh Việt Nam qua ống kính nước ngoài

VOV.VN xin giới thiệu với độc giả bài viết của tác giả Diego Zampini trên trang acepilots.com nói về không quân nhân dân Việt Nam và một số phi công hạng Ace (những phi công đã bắn hạ từ 5 máy bay của đối phương trở lên) của Việt Nam trong cuộc đối đầu với các lực lượng không quân hùng hậu của Mỹ thời kỳ chiến tranh Việt Nam:
Ngày 23/8/1967, Mỹ tiến hành ném bom thủ đô Hà Nội của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Phía Mỹ tung vào trận một đội hình hùng hậu gồm tới 40 máy bay, trong đó có oanh tạc cơ Thunderchief, F-105F chuyên “xử lý” các radar tên lửa SAM, và máy bay Phantom hộ tống.
Tiêm kích cơ MiG-21 của trung đoàn 921 chuẩn bị vào trận nghênh chiến với máy bay Mỹ. Ảnh tư liệu của Việt Nam.
Tiêm kích cơ MiG-21 của trung đoàn 921 chuẩn bị vào trận nghênh chiến với máy bay Mỹ. Ảnh tư liệu của Việt Nam.
Tổ lái của một chiếc F-4D, gồm Charles R. Tyler (phi công) và Ronald M. Sittner (phụ trách hỏa lực), tỏ ra chủ quan. Họ không ngờ sẽ có máy bay MiG chặn đánh...
Tuy nhiên Tyler được một phi công F-105D (Elmo Baker) thông báo qua vô tuyến điện rằng anh ta đã bị một chiếc MiG-21 đánh trúng và sắp bung dù. Trong lúc Tyler quan sát xung quanh xem có đối phương nào không thì một tiếng nổ lớn làm máy bay của anh ta rung mạnh. Tyler sau đó mất điều khiển đối với máy bay và buộc phải nhảy dù. Lơ lửng trên không cùng với dù, Tyler thấy chiếc F-4D của mình bốc cháy như đuốc và rơi xuống rừng rậm. Tyler không thấy đồng đội Sittner nhảy dù – anh ta đã chết tức thì do trúng tên lửa. Hai phi công Tyler và Baker đã bị quân đội Việt Nam bắt giữ ngay khi họ chạm đất.

Đốm - Hoa



              

   ĐỐM-HOA
                                        Trần Trung
1/Nó là một con chó cái.Con cái này lai Tây hay Ta-Tầu, chẳng biết nữa;Nó lạ  từ mầu lông ,vừa sang sáng lại vừa xam xám.Mà, hình như chẳng ra bộ mầu vốn có, hay phải pha chế nữa.Con-Hoa, ngoài mầu lông lại có những đốm xoáy quanh mình, mà những người giầu tưởng tượng lại tiếp nhận ra xoáy đốm trên mình nó cong cong, ngồ ngộ như hình dấu hỏi (?).
  Con chó ấy vốn rất nhạy cảm và đặc biệt là trung thành đến mức xúc động với chủ nó-Nhà thơ tài tử có bút danh Đức Hoàng.Nếu cần (hoặc phải) giới thiệu về Con-Đốm-Hoa này, thì “cô nàng” lại có những đặc điểm thật là ấn tượng.Thật  khó quên :
  Các cụ ta xưa, từng có những câu đúc kết về chó thật thích-Ấy là “Chó sủa ma”, rồi “Chó sủa trăng”; lại nữa “Khuyển mã chi Tình” (chữ Tình có lẽ nên viết hoa !)...Con-Đốm-Hoa của nhà thơ Đức Hoàng  thật thú vị.Nó dường như hội tụ đủ đầy những “phẩm chất” của loài khuyển-cẩu.Chạy quanh đâu đó thì chớ... Cứ về đến nhà, ngay từ cổng, đốm  đã vẫy đuôi nhặng xị. Thế rồi, nó tìm chủ . Đến tận nơi. Mà vẫy đuôi. Mà liếm chân chủ. Vừa liếm vừa rên lên, ư ử. Lạ thế, biểu hiện thân tình với chủ của đốm hoa-đã thành...quen dạ! Và, tất nhiên ông chủ của đốm tiếp nhận tình cảm của chó cũng thành...quen dạ nốt.
  Đốm hoa của nhà thơ tài tử lại còn có một đặc tính nữa-cứ như Giời cho (mà cũng có thể là Giời đày!).Ấy là khi có chuyến tàu đêm (nghe đâu đầu máy làm ở Trung Quốc-mang tên Hữu Nghị) đi qua-nhất là những đêm trăng... là con đốm hoa lại chạy ra đầu ngõ mà tru lên một hồi dài. Cứ như hồi âm với tiếng còi tàu Hữu Nghị. Và thế là tiếng chó tru, tiếng coi tàu như đồng nhất cất lên.Đồng nhất “song ca” vậy.

Thứ Tư, 20 tháng 4, 2016

TIẾU LÂM GABROVO 7 ( TIẾP)





TIẾU LÂM GABROVO 7 ( TIẾP)

MẤT SƯỚNG
Một vị khách du lịch ghé vào Gabrovo đến một cửa hiệu mua đồ lưu niệm. Sau khi chọn một món đồ trang sức, anh ta hỏi giá, trả tiền và bước ra.
          - Này, đợi đã, quay lại! – Người bán hàng gọi với – Anh hãy trả lại hàng cho tôi và cầm lấy tiền!
          - Vì sao?
          - Bởi vì rằng anh không mặc cả. Anh cần phải mặc cả, nếu không thì lợi nhuận buôn bán sẽ làm tôi mất sướng!

ĐO LƯỜNG
Người ta hỏi một người Gabrovo:
          - Làm ơn xem hộ mấy giờ rồi?
          -  Mười giờ … hai mươi lăm phút …năm chục giây!
Anh ta vừa liếc nhìn đồng hồ vừa đáp.

NÓ ĐÃI
Ba người bạn vào hiệu ăn. Họ ngồi quanh bàn. Hai người say sưa tán chuyện. Người thứ ba dân gốc Gabrovo, cầm lấy thực đơn và gạch hết những món đắt tiền, rồi thì thào với người phục vụ đang ngạc nhiên:
-         Lần này tôi sẽ trả tiền chiêu đãi…

LỜI KHUYÊN MIỄN PHÍ
Người Gabrovo gặp một bác sĩ quen trên phố, muốn tranh thủ lời khuyên không mất tiền, liền hỏi:
-         Bác sĩ ơi, ông sẽ làm gì khi bị cảm lạnh?
Tôi hắt hơi – Bác sĩ gốc Gabrovo trả lời.

BÀI HỌC
Người hàng xóm của cha MiNhiu đánh bạo hỏi vay tiền của cha khi chưa trả xong món nợ cũ. Ông già nghe anh ta trình bày và cho phép anh ta mở trap lấy số tiền cần vay.
-         Nhưng trong trap không có tiền! – Người hàng xóm kêu lên sau khi mở cái trap rỗng.
-         Đào đâu ra tiền, nếu như anh chưa hoàn lại chúng? – Cha bình thản trả lời.

GIỮA NHỮNG NGƯỜI GABROVO
-         Cái nhẫn đính hôn của cậu đâu?
-         Tuần này thuộc phiên vợ mình đeo.

ĐÁNH LỪA
Chàng Gabrovo ngủ trong khách sạn rẻ tiền. Ban đêm, anh ta bị rệp cắn. Anh chàng vùng dậy, bật đèn sáng, mở toang cửa, sau đó len lén đóng lại và lại nằm xuống ngủ. Người cùng buồng tỉnh dậy ngạc nhiên nhìn chàng Gabrovo. Anh chàng kia giải thích:
-         Tôi đánh lừa lũ rệp. Cứ để chúng ngỡ là tôi đã đi rồi!

TRONG HIỆU ĂN
Người Gabrovo:
-         Bồi bàn, tôi đánh rơi đồng mười chinh. Nếu anh tìm thấy thì trả lại cho tôi, còn nếu không tìm thấy thì giữ lấy mà trả tiền chè.

NGƯỜI SỐNG LÂU
Một nhà báo đến gặp một cụ già Gabrovo sống lâu trăm tuổi chăn dê và cừu trên núi để phỏng vấn.
-         Thưa cụ, cụ uống sữa cừu hay sữa dê ạ? – Nhà báo đặt câu hỏi đầu tiên.
-         Cái gì rẻ tiền hơn thì ta uống, con trai ạ! – Cụ già đáp.

Nho dịch ( Còn tiếp)