Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2015

HẠNH PHÚC



HẠNH PHÚC
Trần Năng Tĩnh

1. Anh ấy tâm sự cùng tôi: dạo này vợ tớ hay cằn nhằn những chuyện đẩu đâu – nào là anh đi những đâu sau giờ làm việc ở cơ quan; ngày thứ bảy, nhà nước đã cho nghỉ rồi sao vẫn dắt xe đi – việc gì mà lắm thế; tháng lương vừa rồi của anh sao lại thiếu đến ngót trăm bạc. Thế thì tiền đi đâu… Thôi thì đủ chuyện cho “bà xã” cằn nhằn hoài, ở mọi nơi, mọi chỗ.
Anh đã thấy ong đầu lên biết bao nhiêu là chuyện: chuyện đời, chuyện cơ quan, chuyện quan hệ bạn bè… bây giờ lại đến chuyện quan hệ vợ chồng, gia thất. Mà nhất là từ ngày có bầu, cô ấy sinh ra lo lắng, bẳn gắt thật lạ.
Mới ba chục tuổi có dư mà trước tôi, anh đăm chiêu, trầm tư như một triết gia đau đời: cuộc đời này dường như là một cuộc kiếm tìm, săn đuổi hạnh phúc thì phải. Mà hạnh phúc tìm thấy ở cái gì? Tìm ở ai? Tìm ở đâu? Bao giờ tìm được?
Rồi anh lại thêm: tôi cũng như mọi người, tìm thì cứ tìm trên lộ trình khát khao hay tuyệt vọng; họa phúc vẫn trong tầm “Ngựa Tái Ông…” mà thôi.
2. Tôi muốn đi tìm lời đáp cho hạnh phúc. Những mong tâm sự, trao gửi cùng anh bạn của tôi – cũng là để bộc bạch đôi điều ngẫm ngợi về hạnh phúc, theo nghĩa rộng của từ này và cả theo nghĩa hẹp trong phạm vi gia đình.

Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2015

HÀ NỘI NGÀY HÓNG TẾT


Nguyễn Khôi
Thơ phóng sự :
HÀ NỘI NGÀY HÓNG TẾT
    (Tặng : Thái Diễm)
             ------
Hà Nội, ngày hóng Tết
Rủ nhau lên Làng Hoa
Smarphone mở ra 
chụp ảnh chơi cho sướng...
              *
Ơ này em áo trắng
nụ Đào hé môi hôn,
Em buông tóc hong nắng
bừng sáng cả khu vườn...
               *
Gió xuân chừng dịu dàng
tung bay tà áo mỏng
mùi Quất thoảng mê hồn
thịt da thơm ngần trắng...

Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

Tại sao lại “ĐÓI GIỖ CHA, NO BA NGÀY TẾT”?

Tại sao lại “ĐÓI GIỖ CHA, NO BA NGÀY TẾT”?

HOÀNG TUẤN CÔNG

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Đói giỗ cha, no ba ngày Tết”. Cái ý “No ba ngày Tết” thì hầu như ai cũng hiểu. Tuy nhiên vấn đề khó hiểu và gây tranh cãi tại sao lại “đói giỗ cha” hoặc “đói ngày giỗ cha”?


Mục “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” (Báo Lao Động Chủ nhật-2012)bài “Đói ngày giỗ cha, no ba ngày Tết” của PGS.TS Phạm Văn Tình (Viện từ điển học và bác khoa thư Việt Nam) nêu tình huống cụ thể ông từng gặp:


 “Thưa thầy, lớp chúng em vẫn tranh luận với nhau về ý nghĩa của câu tục ngữ đói ngày giỗ cha, no ba ngày Tết. Tranh luận nhiều nhưng mỗi người một ý. Em có đem câu này về nhà hỏi bố mẹ thì bố em cũng chịu. Bố em còn bảo: “Ông nội của con mất đã lâu, giỗ nhiều lần rồi nhưng con cái chưa phải chịu đói bao giờ cả”. Đây có phải là một câu nói cho vui không ạ?”. Đó là lời của bạn Trần Thu Thảo - lớp trưởng lớp Văn (2008-2011), Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội - hỏi tôi (nhân một sinh hoạt khoa học cuối năm có mời tôi làm báo cáo viên chính).
Không riêng gì bạn Trần Thu Thảo, thú thực, bản thân tôi nhiều lúc cũng không rõ nguyên do từ đâu dẫn đến câu tục ngữ này. Hầu hết các sách sưu tầm văn hoá dân gian chỉ thống kê chứ chưa giải thích kỹ câu đó (trừ một số câu khá đặc biệt). Đầu năm 2010, khi cuốn “Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2010) xuất bản, tôi vội vã tra ngay. Mục từ này được giải thích như sau: “Hay bị đói là vào dịp giỗ cha (vì đâu còn lúc nào mà nghĩ tới chuyện ăn trong khi đang mải lo chuyện cúng giỗ); hay được ăn no là vào ba ngày Tết (vì đó là một thông lệ vốn có tự ngàn xưa)”. Cách cắt nghĩa như vậy cũng thật chưa rõ ý.”

BÀN VÀ TÁN VỀ TỨ KHOÁI Đường Văn - Hoàng Dân ( tiếp theo và hết)

BÀN VÀ TÁN VỀ TỨ KHOÁI
Đường Văn - Hoàng Dân
( tiếp theo và hết)
                                                                            Nhà giáo nhà văn Hoàng Dân

5.Tứ khoái:  ỈA.                           NHẤT  QUẬN CÔNG…!
Có câu “Thứ nhất quận công, thứ nhì ỉa đồng”. Quận công sướng như vua con, được thỏa mãn tối đa tứ khoái, trong đó có khoái ỉa. Xem bộ phim truyền hình “Hoàng đế cuối cùng”, nhớ chi tiết vua Phổ Nghi, hoàng đế cuối cùng nhà Thanh, ỉa như thế nào? Lũ hoạn quan, kẻ bê bô, người dán mắt vào từng cục cứt, ngắm nghía, xăm soi và dựa vào màu sắc, hình khối, mùi vị… của cứt để đoán sức khỏe thiên tử. Lại có kẻ hí hửng… nếm cứt và reo toáng lên: “chua… chua… hảo… hảo lớ…”! Lại nhớ trong phim “Tể tướng Lưu Gù”, cận thần Hòa Thân ngồi trên chiếc ghế có ngai, tựa và có một cái lỗ ở giữa mặt ghế. Dưới lỗ ghế, đặt một cái bô đựng cứt mạ vàng. Hai bên Thân là hai thị nữ trẻ đẹp, cầm quạt lông phe phẩy. Trước mặt Hòa là các thuộc cấp vẫn đang cúi gập mặt xuống đất để chờ lệnh… Xem thế đủ biết, “nghi thức ỉa” của các đấng bậc vua quan cũng sang trọng chẳng kém gì nghi thức… bang giao và nghi thức… ẩm thực!

Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015

BÀI THƠ ƠN MẸ


BÀI THƠ ƠN MẸ
            Nguyễn Đăng Luận
         Mẹ dạy con đạo lí làm người
         Đạo lí của mẹ nuôi con thành thi sĩ

Nhà không có thóc
Mẹ bảo trời làm mất mùa
Oi ả đến tàn khuya
Tàn khuya mẹ trằn trọc
Mưa mưa mưa
Mẹ vui cười ơn trời làm phúc
Tuổi thơ tôi ngơ ngác
Vì sao và tại sao?
Tất cả tại trời - Mẹ tôi giải thích
Cứ như không có trời không ai sống được



Mẹ  là người mẹ tuyệt vời của 8 anh chị em chúng tôi : Nguyễn Đăng Luân, Nguyễn Thị Thường, Nguyễn Thị Bớt,Nguyễn Đăng Luận, Nguyễn Đăng Ngữ, Nguyễn Thị Sáu, Nguyễn Đăng Nhường, Nguyễn Đăng Vựng.

Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

BÀN VÀ TÁN VỀ TỨ KHOÁI ( tiếp)

BÀN VÀ TÁN VỀ TỨ KHOÁI ( tiếp)
                 Đường Văn - Hoàng Dân
                                                                   Đường Văn

4.     Tam khoái: ĐỤ  

            Giao hợp (Hán Việt), tính giao, mây mưa, lên đỉnh Vu Sơn, hủ hóa, sinh hoạt (phòng the),… Dân dã, nôm na, suồng sã, tục tĩu, trần trụi thì có:  làm tình, trò đực - cái, địt, đụ, phít, tĩn, chơi, xơi (con gái, đàn bà), cưỡi, nhảy, phủ, lẹo (thường dùng cho động vật), hiếp (dâm),… Mời bạn tìm thêm những từ đồng (gần) nghĩa trong trừng từ vựng: Đụ, cho vui! Tôi là người dốt ngoại ngữ nên không biết trong các ngôn ngữ tiếng Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung, Nhật, Lào Căm pu chia… có bao nhiêu từ dùng để chỉ khái niệm này?
           Tôi nghĩ dân gian xếp đụ hàng tam khoái là thật chí lý. Vì nhiều lẽ:
  • So với ăn, ngủ, đụ không phải là nhu cầu sống còn. Con người không ăn, không ngủ có thể chết; nhưng người cả đời không  được giao hợp với  người khác giới vẫn có thể sống khỏe, sống vui, thậm chí hạnh phúc (độc thân vì quan niệm hay vì tu hành, dù đắc đạo hay chưa!)
  • Nhưng nếu thế, phải xếp đụ sau bài tiết (ỉa, ỵ) chứ! Vì tắc đường bài tiết (đại tiện, tiểu tiện và có thể cả trung tiện – đánh rắm) cũng có thể nguy tới tính mạng! Nhưng có lẽ giao hợp (đụ) được xếp trên là vì nó không bẩn thỉu, hôi thối, khai khú như khi thực hiện hành vi ỉa, đái, đánh rắm,… cũng là hoạt động (hành lạc) chăng? Còn về khoái cảm, tôi e rằng thật khó so sánh, khoái nào hơn khoái nào?!
  • Ăn uống, ngủ nghỉ, đái, ỉa…đều là những hoạt động thực hiện trên 1 cá thể. Tât nhiên, nhiều khi con người vẫn có nhu cầu ăn uống chung đụng, tập thể hay đối ẩm song ẩm (2 người). Và chỉ có lũ trẻ con tinh nghịch mới rủ nhau cùng đi đái, đi ỵ! Nhưng giao hợp thì khác hẳn. Nghĩa gốc của từ Hán Việt 2 tiếng này đã chỉ rõ: Giao: tiếp xúc, qua lại, đưa… giữa hai hoặc nhiều cá thể. Hợp: Hai hoặc nhiều cá thể kết nối, tiếp xúc, hòa đồng….với nhau, vào trong nhau. Hành vi giao hợp chỉ có thể được thực hiện khi có sự kết hợp xác thịt (và tinh thần) giữa hai cá thể khác giới nam – nữ. Sự kết hợp độc đáo này (tinh trùng (giống đực) + trứng (giống cái ) mang tính bản năng gốc mà kết quả là sự mang thai của cá thể nữ (cái), để 9 tháng 10 ngày sau, 1 cá thể người thế hê con sẽ chào đời. Ấy là chức năng  truyền giống của loài người và muôn loài.

Thứ Hai, 26 tháng 1, 2015

MÙA XUÂN CHÍN của HÀN MẶC TỬ với lời bình VŨ NHO


MÙA XUÂN CHÍN
                                               HÀN MẶC TỬ
Trong làn nắng ửng khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời
Bao cô thôn nữ hát trên đồi
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi
Hổn hển như lời của nước mây
Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc
Nghe ra ý vị và thơ ngây
Khách xa gặp lúc mùa xuân chín
Lòng trí bâng khuâng chợt nhớ làng
Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang ?

Lời bình của Vũ Nho
Không hiểu sao mỗi khi giở đến Mùa xuân chín, đầu óc lại mang mang những trái chín thơm của vườn quả, những cặp má ửng chín trong giá sương của những thiếu nữ, những vầng trăng chín trong thơ Xuân Hương. Ấy là những cái chín của sự vật. Còn sự chín của thời gian, chín của mùa xuân có lẽ chỉ riêng thấy trong thơ Hàn Mặc Tử, mặc dù xuân "xanh" đã thấp thoáng đây đó trong thơ Xuân Hương, trong thơ Nguyễn Du. Có cả mùa xuân xanh trong thơ Nguyễn Bính. Mùa xuân "thiều quang chín chục" thì lúc chín là khi nào ? Phải chăng là khi mà trong Truyện Kiều đã có thể nhìn thấy : "Cỏ non xanh tận chân trời", và ở đây, trong bài thơ này là :
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời
Cứ theo ý tứ mà suy thì xuân chín về mặt thời gian không thể là lúc đầu xuân. Vì ta nhìn thấy cảnh vật ở đây sáng lắm. Nắng ửng (phải chăng nắng xuân cũng đang sắp chín !) và khói mơ đang tan, để lộ ra mái nhà tranh lấm tấm vàng. Lấm tấm và sột soạt những từ láy tượng hình, tượng thanh gợi cảnh vật như cũng đang chuyển mình đang đi vào độ chín.

Chủ Nhật, 25 tháng 1, 2015

BÀN VÀ TÁN VỀ TỨ KHOÁI ( tiếp theo)

                                                                         Hoàng Dân

BÀN VÀ TÁN VỀ TỨ KHOÁI ( tiếp theo)
                                              Đường Văn - Hoàng Dân
3.     Nhị khoái: NGỦ
Ăn được, ngủ được là tiên!
Không ăn, không ngủ, mất tiền thuốc thang (hoặc sẽ (phát) điên có ngày!).
Như thế, đủ biết giấc ngủ đối với cuộc sống con người quan trọng và cần thiết không kém gì ăn, chỉ đứng sau ăn. Với trẻ em, thì:
Trẻ em như búp trên cành,
biết ăn, ngủ, biết học hành, là ngoan! (Hồ Chí Minh).
Có những khi ngủ lại cần hơn cả ăn. Không được chợp mắt 2, 3 đêm liền vì công việc túi bụi, gấp gáp, vì chăm con ốm, cháu sài… chỉ mong được 1 giấc ngắn chứ không cần ăn uống chi hết. Giấc ngủ không chỉ giúp cơ thể hồi phục sức khỏe, thần kinh và các hệ vận động được tạm thời nghỉ ngơi, thư giãn, tái sinh năng lượng mới mà còn có thể cho con người những giấc mơ (mộng) tuyệt vời. Ngủ đủ giấc, sau 1 đêm yên tĩnh, 1 buổi trưa nghỉ 30 – 40’ ngay trong phòng làm việc. Tỉnh dậy, thấy tâm hồn khoan khoái, cơ thể tràn đầy sinh lực, hứng phấn, muốn làm việc suy nghĩ, sáng tạo, hoặc lao động chân tay, tùy hoàn cảnh, sở thích mỗi người. Mất ngủ, khó ngủ, cả đêm chỉ chợp mắt được 1, 2 tiếng thì sáng dậy toàn thân uể oải, mắt đỏ kè, mỏi mệt, dật dà dật dờ, chẳng muốn làm việc gì… Một trong những căn bệnh khó chịu và đáng sợ nhất là bênh mất ngủ. Một trong những hạnh phúc nhất của những người đang trong độ tuổi làm việc là được nghỉ bù, ngủ bù.

Thứ Bảy, 24 tháng 1, 2015

ANH NGỌC CÂU CHUYỆN VỀ THƠ HAY - MẤY BÀI THƠ HAY VỀ MÙA XUÂN.



ANH NGỌC
CÂU CHUYỆN VỀ THƠ HAY - MẤY BÀI THƠ HAY VỀ MÙA XUÂN.
Trong một bài viết khá dài nhan đề “Mỗi bài thơ hay là một định nghĩa về thơ hay” tôi đã đặt ra vài vấn đề khi xem xét tiêu chí để xác nhận thế nào là một bài thơ hay. Vì đây là một khái niệm ôm trùm quá bao la, nói không ngoa thì đó cũng chính là cách ta định nghĩa thế nào là thơ nói chung, một định nghĩa đầy thách thức, mà nói như nhà thơ hiện đại Mỹ là W. Whitman thì “Thơ là lửa, mà lửa thì rất khó định nghĩa”. Vì vậy chúng ta đành làm cái việc rất “chày cối” là ném ra những câu, những bài thơ mà ta cho là hay, rồi tìm cách cắt nghĩa vì sao chúng làm ta hứng thú và nhớ mãi, thì rồi ra cũng góp phần lý giải cho nan đề nói trên – tóm lại là dùng phương pháp đi vòng, hoặc trong nghệ thuật quân sự thì gọi là “đánh vu hồi”…hihiii….
Và cũng nhân mùa xuân 2015 sắp đến, tôi xin giành bài viết này để dẫn ra đây mấy bài thơ, câu thơ hay VỀ MÙA XUÂN, vâng , chỉ về mùa xuân thôi, và tôi muốn nói thêm: Dù toàn là tác phẩm của những nhà thơ quen biết, nhưng tôi cố tình chọn mấy bài thơ mà tôi cho là hay này nhưng có vẻ như chúng chưa thật được phổ biến bằng những bài thơ hay khác cũng của các thi sĩ ấy, bạn thấy OK chứ ạ?
Vâng…
Một năm bắt đầu bằng mùa xuân. Một đời người bắt đầu bằng tuổi trẻ. Và tuổi trẻ thì chẳng có gì khác hơn là tuổi của tình yêu. Những chân lý ấy ngỡ như đã có từ thời khai thiên lập địa. Và cũng từ thuở ấy, các nhà thơ, những con người vốn đa cảm và nhạy cảm, đã thay chúng ta cất lên những tiếng tơ lòng say đắm của con người khi mỗi độ xuân về. Với vũ khí sắc bén là thứ Tiếng Việt tuyệt vời dường như sinh ra để giành cho các nhà thơ, hơn một lần ta đã nghe vang lên trên Thi Đàn Việt những tiếng thơ ca tụng mùa xuân, cũng là ca tụng tuổi trẻ và tình yêu.
Đó là thời Thơ Mới đang rực rỡ, với một Xuân Diệu, ông hoàng của thơ tình yêu đôi lứa và cũng là của tình yêu rộng lớn giành cho cả cõi đời này. Chúng ta hãy nghe tiếng reo vui bất tuyệt ấy trong một bài thơ của nhà thơ “mới nhất trong các nhà Thơ Mới”, bài “Nụ cười xuân” của Xuân Diệu:

TRẦN TRUNG- CHÙM THƠ 3 DÒNG (Theo điệu thơ Hai-Kư)


TRẦN TRUNG- CHÙM THƠ 3 DÒNG
        (Theo điệu thơ Hai-Kư)

1/Táo Ta
  Táo Tây...
  “Thị Mầu lên Chùa”.

2/Đông
  Đầy nắng
  Đợi- Mưa- Xuân.

3/Lưng còng
  Bóng đổ
  Mong...

4/Hồi hương
  Tìm bạn
  Trông vời...

5/Thăng Long
  Rồng-Trần
  Còn không?

6/Gái tơ-Nạ dòng
  Chập chờn
  Phố khuất...

7/Tham nhũng?
  Liêm khiết?
  Bao giờ Tường-Minh?

               Hà Nội-23/1/2015.



Thứ Sáu, 23 tháng 1, 2015

BÀN và TÁN về TỨ KHOÁI

Đường Văn

TỨ KHOÁI 
(Phiếm đàm tản mạn)
  ăn mới nên vóc người,
Ngủ ngon mới mạnh sức chơi trên giường.
Mây mưa: nhất dạ đế vương!
Ỉa đầy một bãi: nhẹ đường phao câu!
Đời người dài ngắn khác nhau,
Chỉ mong tứ khoái làu làu hanh thông! 
ĐƯỜNG VĂN – HOÀNG DÂN

Hoàng Dân
1.     Bàn chung
Cho đến nay, không biết đã có ai có thể trả lời một cách chính xác về nguồn gốc, xuất xứ, tác giả đầu tiên của khái niệm này?
Tứ khoái, một trong những nhân sinh quan dân gian cổ truyền, lâu đời nhất, đặc sắc, độc đáo cũng vào loại nhất của người Việt, và theo chúng tôi, còn có thể đúng với toàn thể loài người nói chung, trên trái đất, xưa và nay.
Tứ khoái được diễn tả  bằng 4 động từ hóa danh từ thuần Việt, như 1 câu tục ngữ ngắn gọn, cô đúc như một công thức khoa học tự nhiên sinh học, tâm lý học, có sức mạnh lan tỏa của 1 truyền ngôn, 1 chân lý thực dụng, giản dị, có vẻ rất dân dã, tầm thường, dung tục mà vô cùng ý nghĩa, cao quý, thiêng liêng.

Thứ Năm, 22 tháng 1, 2015

TRẦN ĐĂNG KHOA KHÔN NHÀ DẠI CHỢ




TRẦN ĐĂNG KHOA 
KHÔN NHÀ DẠI CHỢ


Mấy ngày gần đây, trong những chuyện phiếm bên quán nước vỉa hè, hay trên các hãng truyền thông, đều xôn xao những chuyện không lấy gì làm đẹp trong phòng khám, phòng điều trị tư nhân có thày thuốc Trung Quốc. Điều đáng sợ hơn là đã xảy ra cả chuyện chết người. Nạn nhân là một phụ nữ chẳng có bệnh tật gì nghiêm trọng. Một cái chết vu vơ. Chết chỉ vì bị xốc khi truyền nước. Đó là một sơ xuất rất tối thiểu mà ngay cả một trạm xá cấp xã, cấp phường cũng khó vấp phải. Chúng ta không nghi ngờ nền y học Trung Quốc, đặc biệt là Đông y. Tuy nhiên, những thầy thuốc giỏi, những bác sĩ chuyên gia đích thực của họ đâu có sang ta để hành nghề. Việt Nam không phải là lựa chọn của họ. Làm việc trong mấy phòng khám tư nhân ở ta, có khi chỉ là mấy ông lang băm bán thuốc dạo, hay vài cậu sinh viên non choẹt vừa mới ra trường. Tay nghề không. Thực tiễn không. Kinh nghiệm không. Thế thì tránh sao được chuyện rủi ro, kể cả những cái chết bi thảm, những cái chết vu vơ rất không đáng có.

Điều chúng ta quan tâm, là tại sao những phòng khám tư nhân, với cái giá điều trị ngất ngưởng ở …trên giời mà vẫn có bao nhiêu người nghèo sẵn sàng dồn cơ nghiệp và cả tính mạng của mình vào đấy, để rồi cuối cùng chuốc lấy sự phiền toái, bùng nhùng, cả những cái chết vô cùng thảm khốc? Tất nhiên, ai rồi cũng sẽ chết vì bệnh. Nhưng những bệnh nhân đáng thương ấy không phải chết vì bệnh tật, mà vì bệnh …sùng ngoại. Cái gì của nước ngoài cũng tốt, cũng sang. Đến cả hàng hóa, vật dụng, hàng xách tay, hàng…ngoài luồng cũng đều …tốt cả. Còn những gì của ta cũng đều rẻ rúng, “hâm đơ”. Hãm. Từ hàng hóa, vật dụng, đến cả …con người. Các Hoa hậu, ca sĩ của ta, chỉ cần có chút nhan sắc, tiếng tăm, phần lớn cũng sắm…chồng ngoại. Thế thì trách gì mấy bác nông dân chân lấm, tay bùn cả tin, dễ bị lừa mị, thế nên chỉ nhức đầu, sổ mũi, hay cắt trĩ, truyền nước…, toàn những bệnh đơn giản, cũng muốn kén bàn tay của bác sĩ ngoại, dù sự kén chọn ấy có phải trả cái giá ngất nghểu ở xứ …cung giăng thì cũng “cứ chơi”. Không đủ tiền thì bán đất cát, nhà cửa. Tính mạng còn chả tiếc thì tiếc gì mấy chuc …triệu bọ. (Xin lưu ý giá cắt trĩ ở phòng khám tư có thầy thuốc Trung Quốc là 20 triệu đồng).

Những nước cờ kì diệu





 Cao Đức Tiến

NHỮNG NƯỚC CỜ KÌ DIỆU
                           Kính dâng Anh hồn Đại tướng của Nhân dân
                            
                            Đất Việt nghìn năm chung đúc nên Người
                             Rạng rỡ Tổ tiên con Hồng cháu Lạc
                             Một người đánh cờ vô cùng uyên bác
                             Chọn những nước đi lay động đất trời !
                            
                               “Phai Khắt, Nà Ngần(1) - nước cờ khai cuộc,
                             Làm vốn cho quân chiến đấu lâu dài,
                             Lấy ít địch nhiều phải cao mưu lược,
                             Thắng lợi thu về nhân một thành hai…

                             Điện Biên Phủ” (2) - nước cờ gay cấn nhất,
                             Đổi cách đánh để ta còn, giặc mất,
                             Pháo binh gầm : quân, tướng giặc thất kinh.
                             Năm sáu ngày đêm, chiến tích tài tình !

                             “Điện Biên trên không(3) - tính nước cờ hay,
                             “Rồng lửa Thăng Long” diệt “Pháo đài bay”,
                             Lưới lửa phòng không vây bủa kín trời,
                             Mười hai ngày đêm : giặc Mĩ tả tơi !

Thứ Ba, 20 tháng 1, 2015

TẢN MẠN ĐÔI LỜI VỀ THƠ MINI (CỰC NGẮN)




TẢN MẠN ĐÔI LỜI

VỀ THƠ MINI (CỰC NGẮN)
ĐƯỜNG VĂN

Nhân vừa được đọc bài Thơ một câu, thơ một chữ của anh Nguyễn Khôi đăng trên nguyennguyenbay.com, một bài viết khá thú vị, tôi hứng thú viết ngay mấy dòng mail chia sẻ, đồng cảm và chúc mừng anh. Được anh gợi ý, động viên, tôi mạo muội viết kỹ hơn một chút, xin được tản mạn đôi lời về chủ đề lý thú và không phải đơn giản này, ngõ hầu trao đổi cùng bạn đọc gần xa.
         
    Trước hết, về khái niệm, tôi cho rằng, ở nước ta nói riêng, trên thế giới nói chung, cho đến nay, khái niệm thơ một câu, và khái niệm thơ một chữ chưa được ai sử dụng như những thuật ngữ chính thức về thể loại. Nguyễn Khôi có lẽ là người đầu tiên đã sử dụng 2 khái niệm này, nhưng một cách cảm tính nên thiếu chặt chẽ, chưa khoa học. Không những thế, anh lại bị lầm lẫn với hiện tượng chữ mắt, câu thần (nhãn tự, thần cú) trong bài thơ nói chung.

Nếu phân loại thơ trên cơ sở tiêu chí hình thức: dung lượng ngắn, dài, theo số lượng câu, số lượng chữ trong bài thơ và theo tiêu chí xu hướng phát triển của thơ về mặt thể loại, ta thấy có 2 xu hướng chủ yếu, trái ngược nhau:

Thứ Hai, 19 tháng 1, 2015

Công việc bẩn thỉu, Có khói mà không có lửa, Chuyện đơm đặt...

                                                                           Nhà thơ dịch giả Triệu Lam Châu

THƠ X.MIKHANCOV TRONG BẢN DỊCH  VIỆT, TÀY CỦA TRIỆU LAM CHÂU
 ( Tiếp theo và hết)
    
Công việc bẩn thỉu

Thần dối  trá và  thần vu oan
Cùng được mời đến nhà nào đó
Và cùng được xếp chung một chỗ
Bởi vì họ không thể tách rời.
Rồi chủ nhân nói với khách mời:
- Chúng tôi sống không thể thiếu các ngài
Các ngài giúp điều gì được nhỉ?

Thần dối trá trả lời:
- Những ai làm việc đen tối  nhiều lần
Trong lòng không yên bình
Họ đều gọi chúng tôi đến giúp
Chúng tôi nói bằng nhiều thứ tiếng
Trên tất cả báo đài
Và trong mỗi lĩnh vực
Đều được nói bằng phong cách riêng
Chỉ có điều phải được trả tiền
- Rồi hợp đồng các bên được ký –
Thần vu oan sắp xếp hành lý:
- Tôi vội đi Mađrít, đi Bôn.
Thần dối trá cũng lên tiếng nói:
- Còn tôi, đi Giơnevơ.
Rồi công việc sôi động quay cuồng
Những bản tin, nhũng bức ảnh hình
Bao lời dối trá trên sóng phát thanh
Thần vu oan cày trên mặt báo
Thần dôi trá nắm chắc diễn đàn

Chủ Nhật, 18 tháng 1, 2015

NHA VĂN VŨ BÌNH LỤC viết về VŨ NHO trên FB

CHÀO BAN THÂN MẾN !

Nhà phê bình văn học, PGS-Tiến sĩ Vũ Nho sinh năm 1948, quê gốc tỉnh Ninh Bình. Nhiều năm giảng dạy Đại học, rồi tu nghiệp ở Liên Xô, Vũ Nho lại chuyển về công tác ở Viện nghiên cứu giáo dục. Nhà văn tuổi Mậu Tý này tính tình khoan hòa, rất dễ mến. Ông từng viết nhiều sách chuyên ngành Ngữ văn cho Nxb Giáo dục. Các thầy cô giáo chắc nhiều người biết nhà phê bình Vũ Nho. VBL tôi chơi thân với ông nhà văn cùng tuổi này. Ngoài việc nghiên cứu và giảng dạy nhiều nơi theo yêu cầu (thỉnh giảng), Vũ Nho còn làm thơ nữa.. Khi được mời viết tham luận, nhà văn này bao giờ cũng chuẩn bị rất kỹ càng, bằng văn bản hẳn hoi, chứ ít khi chịu nói xuông...Một người đa tài và hình như cũng đa tình nữa đó!...
 — với Vu Nho.