Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

GHI Ở THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ


GHI Ở THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ
                                                     Nguyễn Thị Việt Nga

Những gương mặt sạm đen khói súng
Hiện lên trong nắng ảo mờ
Những ánh mắt bao năm còn khắc khoải
“Có câu này chúng tôi muốn hỏi nhà thơ”

Đất mênh mông, cỏ run mềm từng sợi
Những non tơ từ máu đỏ mà xanh
Mây Thành cổ từ thịt xương mà trắng
Nước Thạch Hãn từ cay đắng mà lành

Những ánh mắt bao năm còn khắc khoải
“Có câu này chúng tôi muốn hỏi nhà thơ”
 Vâng, câu hỏi. Tôi chờ nghe câu hỏi
“Con người đã tìm ra cách gì để sống với nhau chưa?”

Lời bình của Nguyễn Thị Lan
Bài thơ “Ghi ở Thành cổ Quảng Trị” của tác giả Nguyễn Thị Việt Nga nằm trong tập thơ “Ra ngõ ngóng mây” (NXB Văn học, 2012). Có thể đây chưa phải là bài hay nhất của tập thơ, nhưng nó khá tiêu biểu cho giọng thơ của tác giả ở tập thơ này.
“Ghi ở Thành cổ Quảng Trị” như một biên bản ghi lại những điều mắt thấy, tai nghe (trong tâm tưởng) của người làm thơ ở Thành cổ Quảng Trị.
Bắt đầu là khổ một:
Bài thơ gây “sốc” cho độc giả - “cú sốc thẩm mỹ” ngay từ những câu thơ đầu tiên:
“Những gương mặt sạm đen khói súng
Hiện lên trong nắng ảo mờ”
Vong hồn những người lính đã hy sinh ở Thành cổ Quảng Trị “hiện lên trong nắng ảo mờ” với khuôn mặt “sạm đen khói súng”. Họ như vừa bước ra từ chiến trường khói lửa. Trong cõi yên nghỉ vĩnh hằng ấy, cái gì đã khiến các vong hồn phải hiện lên gấp gáp giữa thanh thiên bạch nhật? Hai câu thơ đầu dự báo một cái gì không yên.

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

TÌNH QUA của XUÂN DIỆU với lời bình Vũ Nho

Vũ Nho chủ trang

TÌNH QUA
                               XUÂN DIỆU
Tôi dạo thanh bình giữa phố đông
Tự cười sao chở núi và thông
Về đây áng trở người qua lại
Bỗng lướt ngang tôi một thoáng hồng.
Tâm trí còn kinh trận gió người !
Bốn bề không khí bỗng reo tươi
Một luồng ánh sáng xô qua mặt
Thắm cả đường đi rực cả đời.
Tôi trải yêu thương dưới gót giày,
Ôm chừng bóng lạ giữa mê say.
Lòng buồn lững thững vương sau áo
Bước đẹp mà sao khéo tỏa đây.
Thiên hạ về đâu ? Sao vội đi ?
Bao giờ gặp nữa ?Có tình chi ?
Lòng tôi theo bước người qua ấy,
Cho đến hôm nay vẫn chẳng về

Lời bình của Vũ Nho

Trong bài thơ "đa tình" Xuân Diệu tự giới thiệu mình đã yêu từ khi chưa có tuổi và cả khi chết rồi thi sĩ vẫn còn yêu. Đó chẳng qua là một cách nói để khẳng định cái tôi đa tình cuồng nhiệt.
Giở những trang thơ "Mênh mông như vũ trụ - Đầy khói hương xưa tràn ân ái cũ" ta bắt gặp một Xuân Diệu khao khát tình ái, yêu si mê, yêu điên cuồng, yêu hối hả, yêu vội vã, yêu đến mức phải "riết" phải "ôm", phải "uống" phải "cắn" cho "chếnh choáng", cho "đã đầy" mà vẫn chưa thoả. Thi nhân tự nhận mình là một "Kẻ uống tình yêu dập cả môi".
Mang trái tim chứa cả "một kho  ân ái" nên lúc nào Xuân Diệu cũng dễ dàng chìm đắm vào biển yêu. Có khi chỉ có ngắn ngủi phút giây cũng đủ xao xuyến một đời người :
Một phút gặp thôi là  muôn nỗi nhớ
Vài giây trong khơi mối vạn ngày theo
Trong số những muôn vàn giây phút sống mãnh liệt cho tình yêu của thi nhân, Tình qua tựa như một chứng chỉ đặc biệt để người đọc hiểu thêm Xuân Diệu - một tình nhân.

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

Bài thơ tình trong ngôi mộ cổ


Bài thơ tình trong ngôi mộ cổ
Hoàng Dân
                                            
Theo Tạp chí Kiến thức ngày nay, số 361, ra ngày 20.8.2000 thì ngày 6 tháng 10 năm 1998, các nhà Khảo cổ học Trung Quốc tình cờ khai quật được một ngôi mộ "táng kép" ở Thiên Tân, có niên đại khoảng 6000 năm. Ngôi mộ ấy có hai chiếc quan tài đặt liền kề bên nhau. Đó là hai chiếc quan tài được làm bằng loại gỗ cực tốt, cho đến nay vẫn còn toả hương thơm ngan ngát. Hai chiếc quan tài ấy được đậy chung bằng một tấm bia đá lớn, trên tấm bia có những đường hoa văn chạm khắc tinh xảo, đáng chú ý nhất là hình ảnh đôi chim câu gối cánh vào nhau bay về phía trước. Điều khiến các nhà Khảo cổ học đặc biệt kinh ngạc và thú vị là trên tấm bia đá ấy có khắc một bài thơ tứ tuyệt nhan đề Thiên cổ hận, nguyên văn như sau:
Quân sinh ngã vị sinh
Ngã sinh quân dĩ lão
Quân hận ngã sinh trì
Ngã hận quân sinh tảo
            Dịch nghĩa:
Khi chàng ra đời thì thiếp chưa ra đời
Khi thiếp ra đời thì chàng đã già rồi
Chàng thì hận vì thiếp sinh quá muộn
Thiếp thì hận vì chàng sinh quá sớm

Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015

THƯỢNG THƯỢNG ĐẠI CÁT



                                             


 THƯỢNG THƯỢNG ĐẠI CÁT

                                                          Phi Hoa Phi Vụ(không phải hoa không phải mù)

                                                                                Vũ Công Hoan dịch

          Trân và Hải cùng tuổi.Hai người quen nhau đã một năm.Có nhiều chuyện lãng mạn  muồn kể ra cũng không kể hết.Ví dụ Hải bí mật để tiền vào góc tường nhà Trân, để khi Trân quét nhà cứ tưởng là của vị khách nào trước đó đánh rơi, có thể trợ cấp cho nhà mình tạm dùng. Trân đội mưa đi khắp phố thời trang chọn mua cho Hải một chiếc quần hợp thời lại không nói bung ra. Khi trận mưa tuyết đầu tiên năm ấy, Hải mua cho Trân một chiếc áo nhung len mà Trân ao ước từ lâu. Đến ngày ba tháng ba năm nay, hai anh chị cùng đi chơi xuân ở Chùa Phong Tuyết, Trân đã thầm hỏi Phật việc nhân duyên của hai người. Quẻ thẻ viết bốn chữ “thượng thượng đại cát”.
          Nghe truyền Đức Phật ở đây linh thiêng vô cùng.Trân liền quyết tâm ly hôn.
         
          Tối hôm ấy Hải lại đến thăm Trân. Anh vừa buôn một phi vụ trúng quả, đề nghị Trân cùng chúc mừng. Trân uống một vại bia, ngồi cách bàn nắm tay Hải hỏi:
-         Có muốn chung sống với em không?
Hải không hề do dự đáp:
          -  Được ngủ với em một đêm đã là ước vọng hiếm hoi, được sống với em cả một đời đúng là không dám mơ.

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

CHÙM TÌNH-THẾ SỰ


CHÙM TÌNH-THẾ SỰ-THƠ TRẦN TRUNG

1/TÌM MÁT
Dịu mưa chút lại chang chang nắng
Nhìn đâu
        Cũng rừng rực
                          Lửa nung.
Tự tìm mát
        Thuở hương đồng gió nội,
Trăng xõa đầm sen
                  Tóc mướt
                              Lưng ong...

2/GỌI-TRAO
Vắt ve lá thắm trên cao,
Treo vào tiếng hót
                  Ngọt lành
                         Sóng đôi.
Xanh trong vắt vẻo bên trời...
Gọi Hồn-Du-Tử
                  Trao lời Ái-Ân.

3/BỀN
               (Gửi Quê-Ta)
Thêm một ngày
            Lặng lẽ tìm Yên.
Quê-Ta trải màu xanh bình thản.
Giãn nếp nhăn
             Đất trời-Nhân thế,
Thêm một lần xanh
             Bền-Lặng Xưa-Sau.

4/KHÔNG ĐỀ 1

Thứ Năm, 25 tháng 6, 2015

TRÊN ĐƯỜNG ĐI TÌM QUẶNG


TRÊN ĐƯỜNG ĐI TÌM QUẶNG

TÂM SỰ CỦA TRIỆU LAM CHÂU:
Chị Nguyễn Thị Thu Nhạn, phu nhân của Tác giả thơ - Nhà địa chất Nguyễn Anh Tuấn (Đã mất năm 2013) – có gửi cho Triệu Lam Châu cuốn nhật ký – thơ địa chất của chồng mình dày hơn một trăm trang. Đây là một tập bản thảo có giá trị tư tưởng và nghệ thuật. Do đó tôi đã phổ nhạc cho hai bài thơ điển hình trong ấy là: Trên đường đi tìm quặng – Nếu em đến bên anh…
Trích thư Triệu Lam Châu gửi chị Nguyễn Thị Thu Nhạn ngày 14/6/2015:
“…Bài Nếu em đến bên anh nêu lên tâm tình của một chàng địa chất rất trẻ trung đối với người yêu của mình đang ở phương xa. Một tình yêu nồng nàn, lãng mạn, lạc quan, yêu đời của người địa chất ở nơi núi rừng xa thẳm và xa người yêu ở cuối trời vời vợi mà tình cảm luôn nồng cháy bên nhau. Anh ấy yêu đến nỗi gọi người yêu của mình là “Mặt trời nhỏ của anh”.
Em vô cùng cảm động khi đọc những dòng thơ chan chứa sau đây:

Anh muốn đổi tất cả những tháng năm tuổi trẻ
Để lại được thấy em mỉm cười e lệ
Như ngày nào anh đến bên em
Một buổi Tà Lùng nắng đẹp trời êm…

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

ĐI TÌM “HẠT VÀNG CUỐI MÙA” VỚI TRỊNH DŨNG


ĐI TÌM “HẠT VÀNG CUỐI MÙA”
VỚI TRỊNH DŨNG
(Tập thơ - Truyện ngắn - Hạt vàng cuối mùa –
Trịnh Dũng- NXB Văn học, Hà Nội 2003)

Nguyễn Thị Lan

“Hạt vàng cuối mùa” là tên bài thơ sáng tác tháng 6/2003 trong tập thơ cùng tên của Trịnh Dũng. Có những câu thơ tựa như kiểm kê “nửa đời nhìn lại”
“Tôi đi tìm hạt cuối mùa
Nắng trưa quá nắng - chiều chưa hết chiều!
Ngẫm mình, tóc đã muối tiêu
Chấp chơ sóng đổ, bờ liêu xiêu bờ!
......
Mải mê tìm hạt thóc sau
Qua thì mưa nắng, thấm màu mặn chua…”
“Đi” và “tìm” gắn liền với quá trình sống, quá trình “hiểu biết, khám phá và sáng tạo” của người nghệ sĩ đồng thời cũng có nét riêng của Trịnh Dũng. Đó là trưa, chiều, mưa, nắng mặn, chua, một cảm giác thường thấy ở thơ Trịnh Dũng.
Cũng bài thơ trên, khổ thơ sau đã hé mở cho người đọc thấy phần nào cuộc đời không mấy suôn sẻ, bình lặng của người làm thơ.
“Bâng khuâng nắng đổ ngọn cây
Nửa đời xuôi ngược, tháng ngày lửng lơ
Nửa nào thực, nửa nào mơ
Giữa đường trăm ngả, bao giờ gặp nhau”
Như vậy có thể xem phần thơ trong “Hạt vàng cuối mùa” là nhật ký tâm sự của Trịnh Dũng. Đúng như lời tác giả đã nói cũng bạn đọc: “… cùng với những tháng năm biến động, đầy ắp những kỷ niệm buồn vui trăn trở, tôi gửi vào thơ văn tình cảm của mình với mọi miền quê thiết tha, với cuộc sống đa cảnh sắc, với tình yêu đôi lứa cùng gia đình bạn bè thân thương”.
“Hạt vàng cuối mùa” trước hết là bức chân dung tinh thần tự họa của chính tác giả.

Thứ Ba, 23 tháng 6, 2015

CẢM NHẬN “ CHIỀU QUA THUNG NHỚ”


CẢM NHẬN “ CHIỀU QUA THUNG NHỚ”

          Đọc CHIỀU QUA THUNG NHỚ của Đinh Thường, nxb Hội Nhà văn, 2015

                                                  Vũ Nho
Tập thơ được chia làm hai phần với phụ đề : Vọng biểnTôi kể chuyện tôi. Vọng biển là chủ đề rộng, chung viết về đất nước, quê hương, cuộc sống. Còn Tôi kể chuyện tôi là những bài thơ có tính riêng tư, chủ yếu là thơ tình, thơ viết về mình.
          Như bao người dân khắp từ Bắc chí Nam trong những ngày qua hướng về biển đảo của Tổ quốc, tác giả Đinh Thường cũng viết về chủ đề này. Những câu thơ mộc mạc nhưng thấm đẫm tinh thần tự hào về truyền thống giữ gìn biển đảo muôn đời của nước mình :
                   Ngoài kia biển cả bao la
                   Trường Sa gió giật Hoàng Sa bão dồn
                   Giang san muôn thuở trường tồn
                   Mồ hôi và máu quyện…hồn nước non
                                        Vọng biển
Là một người lính biên phòng nên ý thức về sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước thường trực một cách sâu sắc. Đồng thời với các chiến hữu, đồng đội, tình cảm của  tác giả thật sâu nặng:
                   Biên cương muôn thuở gió vồn vã reo
                   Bâng khuâng chạm đá tai mèo
                   Nhắc tên đồng đội đau theo tháng ngày
                                      Thăm lại điểm cao
Với tinh thần của một người lính, một công dân, một người dân thường, tác giả còn đau xót nỗi đau của di họa chiến tranh đối với những người mẹ, người vợ  khi tiếng súng từ lâu đã lặng:
                   Đất ta bao xóm bao làng
                   Một phen hóa đá bạt ngàn vọng phu
                                          Vọng phu

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015

MỘT CHÙM THƯƠNG

     


 MỘT CHÙM THƯƠNG
       THƠ TRẦN TRUNG
     
                            1. HOA DẠI             
                                                         

                                (  Hoa dại-Tôi thầm gọi Hoa buồn.)

                   Không mảnh vải che thân
                         Em múa may
                                giữa dòng qua lại.
                   Em khóc. Em cười mê dại
                         Bông hoa trắng cầm tay...
                                     &
                   Vây quanh Em
                         tiếng cười lũ trẻ
                    Người già xây lưng
                                           dụi mắt.
                                     &
                    Em rung lên chuỗi cười ngằn ngặt
                           chơi vơi
                                       riêng
                                             Một-Cõi-Của-Mình.
                                      &
                    Có một Người đứng lặng
                               nhìn theo Em mãi
                     Em vẫn trên tay bông hoa trắng dại
                     Một tiếng gọi thầm:
                                Bông-Hoa-Buồn-Ơi!..
        

                       2.  BẤT CHỢT...NGUYỄN BÍNH

Mời đọc VĂN MỚI số 7


Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2015

MỘT SỰ PHÚNG VIẾNG THIÊNG LIÊNG VÀ CẢM ĐỘNG




Triệu Lam Châu

MỘT SỰ PHÚNG VIẾNG
THIÊNG LIÊNG VÀ CẢM ĐỘNG


Chị Bùi Thị Mỵ là một tác giả thơ có nhiều triển vọng. Mới đây chị đã có bài thơ Con lại về quê mẹ yêu thương nói lên tình cảm của mình đối với quê hương Xích Thổ, Ninh Bình thật là đằm thắm. Chính vì vậy bài thơ ấy đã được phổ nhạc và được nhiều thính giả nhiệt thành đón nhận. Bùi Thị Mỵ là em gái vàng của nhà giáo, nhà báo, nhà văn liệt sĩ Bùi Nguyên Khiết của chúng ta.


Nhân Ngày nhà báo Việt Nam (21/6)  chị đã có một sự phúng viếng thật là thiêng liêng, thật là thành kính đối với người anh ruột Bùi Nguyên Khiết yêu quý của mình: Chị thắp nhang trước linh hồn người anh liệt sĩ và khấn nguyện như sau:
“…Nhân ngày 21- 6 ngày báo chí cách mạng Việt Nam, đã 36 năm qua anh Bùi Nguyên Khiết, không viết được nữa, không làm con ong đi lấy mật về làm ngọt cho đời nữa rồi. Dưới suối vàng anh có linh, anh mời các bạn bầu, những đồng đội cùng chiến hào ngày ấy nghe ca khúc này, tấm lòng tri ân vì đồng nghiệp của các anh văn nghệ sỹ nhớ về anh. Thơ : Nhà thơ : Nhuệ Giang Lê , Phổ nhạc : Nhạc sỹ nhà thơ Triệu Lam Chau ..... Cầu mong anh ở đó an lành …”


Đọc những lời khấn nguyện tâm huyết như vậy của một người em gái có một không hai của đất nước Việt Nam chín mươi triệu dân này  - Triệu Lam Châu tôi không kìm lòng nổi nữa. Và bỗng nhiên một vần thơ thành kính vụt đến ngay với lòng tôi bên biển sóng Tuy Hoà lấp lánh ánh sao đêm như linh hồn bao vị tiền bối đang toả ngời lồng lộng…


KÍNH DÂNG HƯƠNG HỒN
NHÀ VĂN, LIỆT SĨ BÙI NGUYÊN KHIẾT


Ngày này lại nhớ về Anh
Phượng đang đỏ thắm – long lanh ánh trời
Suối vàng rực một Vầng ngời
Bùi Nguyên Khiết sáng nụ cười toả lan….
Tuy Hoà, lúc 3 giờ 29’ sáng 20 tháng 6 năm 2015
Triệu Lam Châu


Đường dẫn của bài hát Bùi Nguyên Khiết Phố:

http://youtu.be/YOU5bssHbzg  ( Bùi Nguyên Khiết Phố - Video nhạc)


https://www.youtube.com/watch?v=YOU5bssHbzg&feature=youtu.be   ( Bùi Nguyên Khiết Phố - Video nhạc)




Vùng tệp đính kèm


Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2015

4 Thạc sĩ văn học và những bài văn mẫu đầy sạn-Kỳ 2

17-06-2015


4 Thạc sĩ văn học và những bài văn mẫu đầy sạn-Kỳ 2


Hoàng Tuấn Công

Trong phần I của bài viết chúng tôi đã chỉ ra những  sai sót nghiêm trọng của Nhóm soạn giả khi biên soạn bài thuyết minh về con trâu và cây lúa. Có bạn đọc sẽ nghĩ rằng: sinh học không phải là địa hạt của các Thạc sĩ văn học, bởi vậy, nhóm soạn giả khó tránh khỏi sai sót, chúng ta nên thông cảm. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy. Khả năng cảm nhận, phân tích, hành văn của Nhóm soạn giả cũng có nhiều điều đáng nói. Ví dụ bài thơ "Nhớ rừng", đoạn con hổ hồi tưởng về những tháng ngày tự do:



"Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật
-Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu!"

Nhóm soạn giả đã phân tích như sau:

“Đó là những ngày mưa dữ dội như "chuyển bốn phương ngàn" làm núi rừng thay da đổi thịt mà con hổ lặng ngắm sự đổi thay của muôn vật trong niềm hân hoan phấn khởi. Đó là những ngày đầy nguy nan khi sống trong rừng bị con người truy sát, con hổ run sợ nép vào nơi bí mật đợi chết với cảm giác mặt trời chói gắt trên cao, thiêu đốt gan ruột mình. Tất cả những cảnh tượng ấy, mỗi cảnh tượng mang một vẻ riêng, có lúc thật rực rỡ huy hoàng, có khi êm đềm lãng mạn, có khi mạnh mẽ, dữ dội và có lúc đầy kinh hãi lo lắng nhưng đã làm nên cái quá khứ tự do huy hoàng oanh liệt của con hổ, là thủa con hổ được tung hoành làm chủ núi rừng trong sự vùng vẫy vô cùng khoáng đạt thênh thang.” (Đề 58-Bài “Nhớ rừng” tr.81-tập II)

Đoạn văn với những ý diễn xuôi, câu từ sáo rỗng, dài dằng dặc rất khó chấp nhận (câu cuối dài tới 77 chữ). Đáng trách hơn, các soạn giả đã hiểu câu thơ: "Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt" thành "con hổ run sợ nép vào nơi bí mật đợi chết với cảm giác mặt trời chói gắt trên cao, thiêu đốt gan ruột mình" "Đó là những ngày đầy nguy nan khi sống trong rừng bị con người truy sát", "đầy kinh hãi lo lắng"?  

Bốn Thạc sĩ văn học và những bài văn mẫu đầy sạn

Bốn Thạc sĩ văn học và những bài văn mẫu đầy sạn

          
          HOÀNG TUẤN CÔNG
               

                  Kỳ I
Sách “Những bài tập làm văn mẫu lớp 8” của Nhóm tác giả: ThS Trương Thị Hằng-ThS Nguyễn Thị Tuyết Nhung-ThS Đào Thị Thủy-ThS Nguyễn Thị Dậu. Sách có 2 tập, tái bản lần 2, do NXB Văn hóa thông tin ấn hành quý II và III năm 2014. Trong “Lời nói đầu”, Nhóm tác giả cho biết: "Có thể nói, mục đích cao nhất của cuốn sách này là hướng tới làm sáng rõ các vấn đề văn chương trong chương trình Ngữ văn 8 và gợi ý cách thức làm các dạng bài tập làm văn cho các em. Trọng tâm vẫn là phương pháp làm bài. Đọc một bài văn mẫu là để tìm ra hướng giải quyết một bài làm nào đó hay cách làm các dạng bài tương tự."



Theo chúng tôi, một bài "tập làm văn mẫu", ngoài "mẫu" về phương pháp làm bài, chuẩn về kiến thức, thì câu từ, hành văn nếu chưa được gọi là hay cũng phải đảm bảo rõ ràng, mạch lạc, trong sáng. Tuy nhiên, có lẽ do chỉ chú trọng đến "phương pháp làm bài" nên Nhóm tác giả đã phạm không ít sai lầm về kiến thức phổ thông; hành văn lủng củng, từ ngữ thiếu chính xác. Sau đây là một số dẫn chứng của chúng tôi (phần gạch đầu dòng, chữ nghiêng trong ngoặc kép trích từ "Những bài tập làm văn mẫu 8")

Đề 16: "Thuyết minh về con trâu trong công việc nhà nông."

- Phần "Dàn bài" nhóm soạn giả viết: trâu có “thời gian mang thai 11 tháng.” (tr.58) Phần "Bài làm" (tr.59) lại viết: “Thời gian mang thai của trâu kéo dài 12 tháng.”

Chỉ trang trước, trang sau, cùng nói về thời gian mang thai của trâu nhưng hai số liệu chênh lệch nhau tới 1 tháng. Vậy các em học sinh biết tin vào đâu? Quan trọng hơn, cả hai thông tin này đều không chính xác. Bởi thời gian mang thai của trâu trong khoảng từ 10-11 tháng, tùy giống (giống trâu sông mang thai khoảng 305-307 ngày, trâu đầm lầy 320-325 ngày) Chưa thấy tài liệu nào nói trâu mang thai 12 tháng.

-“Trâu cái mỗi năm có thể đẻ một lần..."

Thứ Năm, 18 tháng 6, 2015

MÍ NGOAN HƠN CÁI NẤM của Xuân Quỳnh với lời bình Vũ Nho




MÍ NGOAN HƠN CÁI NẤM
                      Xuân Quỳnh

Hôm qua đi ra nắng
Bạn Kiên chẳng che đầu
Thế là bị cảm sốt
Suốt cả đêm kêu đau

Bạn Kiên chẳng ngoan đâu
Không được bằng cái nấm
Cái nấm là ngoan lắm
Luôn ô, mũ chỉnh tề
Lúc trời mưa trời nắng
Nấm lúc nào cũng che

Mẹ bảo Mí ngoan ghê
Luôn che đầu mưa nắng
À Mí còn ngoan hơn
Vì khi ngủ mỗi đêm
Là không cần mũ nón
Thế mà các bạn nấm
Khi ngủ vẫn che ô

Lời bình của Vũ Nho
 Có ba nhân vật để so sánh mức độ ngoan là bạn Kiên, bạn Nấm và Mí.
Bạn Kiên tất nhiên là bêu nắng, không che đầu nên bị cảm sốt, suốt cả đêm kêu đau. Bạn ốm làm cho cả nhà lo lắng và không vui. Chuyện này không có trong văn bản.
Bạn Nấm ngoan hơn Kiên. Bởi vì luôn ô mũ chỉnh tề. Lúc nào cũng che, cả trời mưa trời nắng. Như thế thì nhất định là không bị ốm như Kiên.
Còn Mí thì cũng giống như Nấm, “luôn che đầu mưa nắng”. Vậy là Mí xứng đáng được khen “ngoan ghê”. Nhưng Mí còn ngoan hơn Nấm, giỏi hơn Nấm là khi đi ngủ, Nấm vẫn che ô, trong khi Mí, không đội mũ mà cũng không đội nón!

          Mẹ yêu Mí mà khen Mí ngoan hơn Nấm. Nhưng khen có cơ sở chứ không phải là cảm tình riêng.

Thứ Tư, 17 tháng 6, 2015

THĂNG LONG-MƯA-XANH


THĂNG LONG-MƯA-XANH
                       Trần Trung

Ùn ùn
Vần vụ
Xám mây...
Trời xanh bỗng chợt
Hóa ngay mưa gào...
             ***
Thăng Long
Rồng ngự
Trên cao,
Sau ngày ngạt ngột
Lại ào mưa sa...
             ***
Hội-Nước
Dân-Trí hơn xa
Cơn-Mưa-Chất-Vấn
Ngẫm ra
Vẫn cường !
“Dân là Gốc”-Vốn lẽ thường,
Người-Xưa đã dạy
               Kỉ cương-Sinh tồn.
              ***
Đất này giông gió vẫn luôn,
Trời xanh
           Xanh đến ngọn nguồn
                          Còn Xanh...


                   Hà Nội-13/6/2015.

Thứ Ba, 16 tháng 6, 2015

VĂN DUY, NHÀ VĂN CỦA "ĐẤT"


VĂN DUY, NHÀ VĂN CỦA "ĐẤT"

  Nguyễn Thị Lan

            Trên dải đất Việt Nam, từ bao đời nay nông dân vẫn là lực lượng cơ bản, hiện nay chiếm hơn 70% số lượng dân cư. Bởi vậy, trong văn học đề tài nông thôn bao giờ cũng là đề tài lớn, luôn có nhiều khoảng trống, hứa hẹn và thu hút sự quan tâm sâu sắc của nhiều thế hệ cầm bút. Ai đó đã nói một câu minh triết: "Nông dân là phần sót lại của nhân loại "cổ điển", nông thôn cũng là cố hương của con người, là cuống nhau của những thai nhi văn học". Hơn nữa giờ đây nông thôn là một cộng đồng kiểu mới đặt ra nhiều thách thức, xung đột và bi kịch. Đó là "mảnh đất" rất quý cho các nhà văn khai thác.
            Trong các bậc "lão nông văn học" ở Hải Dương, Văn Duy là người son sắt với nông thôn. Sẽ dễ hiểu hơn về sự gắn bó ấy nếu biết Văn Duy sinh trưởng ở nông thôn, suốt đời sống ở nông thôn, một nửa gia đình ông, vợ ông làm nông nghiệp. Mọi lo lắng về nông nghiệp, nông thôn, nông dân đều tác động trực tiếp tới gia đình ông. Có lẽ vì vậy nó đã để lại trong văn chương của Văn Duy những dấu ấn nhói buốt. Văn Duy như người mắc nợ (vả cả duyên nợ) với đất và người nhà quê. Đề tài này đã trở đi, trở lại với ngòi bút của ông như một ám gợi ở nhiều thể loại. Về truyện ngắn Văn Duy có truyện "Đất", "Về quê"; về tuỳ bút có "Bờ xôi ruộng mật", "Nông dân"; về bút ký có "Tiến dân" vải thiều ký", và nhiều bài báo về đề tài này trên các báo trung ương và địa phương...
            Qua những tác phẩm đó có thể thấy về nông nghiệp, nông thôn, nông dân Văn Duy đã viết với tất cả sự thấu hiểu cảm thông và niềm ưu tư của mình. Có những vấn đề chính day trở trong sáng tác của Văn Duy về đề tài này là nông thôn đổi mới gắn với những sự kiện mang tính thời sự như thu hồi đất đai (đây là tình trạng nguy nan nhất ở nông thôn hiện nay), quá trình đô thị hoá, những tệ nạn, sự tha hoá đạo đức ở nông thôn, chất bi trong người nông dân bị bần cùng hoá, rồi những khát vọng bức xúc của họ...
            1. Sức sống trường tồn và công lao của "Đất"
            Ở Việt Nam, một nước có nền văn minh nông nghiệp, đất đai vô cùng quan trọng. Đất là tài nguyên quý giá của quốc gia, là nguồn sống, là tài sản lớn của đại bộ phận người dân. Người nông dân Việt Nam bao đời nay gắn bó với "đất", bám trên mặt đất để trồng trọt cấy lúa mà ăn, để trường tồn từ thế hệ này sang thế hệ khác.