Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2022

Thơ Nôm Hồ Xuân Hương: Đôi điều cảm và luận

 

Thơ Nôm Hồ Xuân Hương: Đôi điều cảm và luận

PHAN MẬU CẢNH

Vanvn- Hồ Xuân Hương sinh ra và lớn lên ở thời kì phong kiến tuy đã suy tàn nhưng tư tưởng và lễ nghĩa Nho giáo còn nghiêm ngặt nặng nề. Trong bối cảnh ấy lại sừng sững, ngạo nghễ xuất hiện một nữ nhi làm thơ; làm thơ Đường thi mà lại khác lạ với Đường thi thường thấy.

Tranh vẽ nữ sĩ Hồ Xuân Hương

1. Trong thi đàn Việt Nam văn học thời Trung đại, nữ sĩ Hồ Xuân Hương (HXH) là một hiện tượng còn nhiều ẩn số, thu hút sự quan tâm của người đời từ trước tới nay. Lai lịch nữ sĩ họ Hồ cho đến gần đây vẫn còn nhiều chi tiết chưa được minh định, chỉ biết rằng bà người gốc Nghệ An, sống ở Thăng Long, nhà ở bên Hồ Tây, gọi là Cổ nguyệt đường, còn nhiều điều khác vẫn còn là những tồn nghi, suy luận (về gia cảnh, gia thế, thời gian sáng tác thơ…). Thi phẩm của nữ sĩ bị thất tán, không rõ đâu là những bài thơ đích thực của HXH, đâu là những bài “gán” cho nữ sĩ, được dân gian hóa (như trường hợp thơ Bút Tre sau này), vì thế cho đến nay khi xác định thơ HXH, không ai dám chắc mà phải kèm thêm một diễn giải ước lệ mơ hồ: “Thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương”.

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2022

AO TRÈM – MỘT MẢNH HỒN THỤY PHƯƠNG

 AO TRÈM – MỘT MẢNH HỒN THỤY PHƯƠNG

(Tản văn – sưu tầm)

ĐƯỜNG VĂN

 duong_van

  1. TẢN VĂN

         

          Cũng như hầu hết các làng quê Việt khác, làng Trèm –  xã Thụy Phương thân yêu của tôi từ xưa xa đã có cơ man là ao. Nhưng sau hơn nửa thế kỷ, từ hòa bình lập lại đến nay, trong quá trình đô thị hóa ngày càng quyết liệt, dữ dội, số ao làng bị san lấp gần hết. Chỉ còn lại ½ ao Sen – cái ao lớn nhất làng, bát ngát như hồ, đầm thoang thoảng gió đồng rời rợi mỗi trưa hè tôi đi học về qua. Từ  trường Vẽ, ngược dốc Ô Tô (Bến Ngự), rẽ xuống hết dốc đường cái Dinh vào xóm Tắt Sen (thôn Hồng Ngự ngày nay), đã thấy trong người thơ thới, khoan khoái lạ. Thì ra gió mát từ mặt ao rờn rờn lên mang theo cả mùi hơi nước, mùi bùn ruộng, mùi hoa sen lụi thơm thơm, ngai ngái. Chuyện các cụ làng Trèm quê tôi lên lão (55 tuổi) được chia phần cá chép (hoặc trắm) ao Sen hằng năm là một vinh dự và quyền lợi đáng tự hào, tôi cũng chỉ được nghe ông tôi, bố tôi kể lại…đã lâu lắm rồi! Hiện Ao Sen đang được kè bờ bằng đá hộc. Ôtô ben đổ đất, đá trườn, vươn ra tận giữa cái ao cạn nước, trơ đáy. Hình ao còn lại như cái vỏ lạc mở ngửa, như con số 8 khổng lồ chênh vênh  giữa trời… Không biết bao giờ công trình cải tạo ao làng này mới hoàn thành? Và khi đó Ao Sen thời đổi mới sẽ ra sao?!  

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2022

CÓ MỘT DÒNG SÔNG TRONG CA DAO

 

CÓ MỘT DÒNG SÔNG TRONG CA DAO Sửa

Có một dòng sông trong ca dao...

                      HOÀNG DÂN

hoang_dan_1

NHÀ VĂN NHÀ GIÁO HOÀNG DÂN

Có lẽ  dòng sông trong ca dao là một trong những hình tượng ám ảnh nhất?

Nó gợi ra cảm giác mênh mông, rợn ngợp, xa vời những cách trở và âu lo. Tại sao vậy? Trước hết, cần phải nói đến một đặc điểm về địa lí đã góp phần quyết định trong việc tạo nên môi trường sống của cộng đồng người Việt. Theo các nhà địa chất và thổ nhưỡng thì phần lớn đồng bằng ở cả hai miền đều là kết quả của việc biển cả lùi dần và để lại những bãi phù sa mênh mông. Cư dân người Việt cứ tiến dần ra mép nước biển để lập làng và sinh sôi nảy nở. Trên những vùng đồng bằng ấy vốn dày đặc những dòng sông, kênh rạch, ao hồ, đầm lầy... Người Việt sống bằng nghề trồng lúa nước, do đó nước trở thành yếu tố quan trọng bậc nhất góp phần quyết định sự tồn tại của con người: nhất nước nhì phân.., lạy trời mưa xuống/lấy nước tôi uống/lấy ruộng tôi cày, phân tro không bằng no nước ... Trong quá trình cộng sinh với nước, con người dần phát hiện ra tính hai mặt của nước, nó không chỉ là tác nhân kì diệu tạo dựng sự sống mà còn là tác nhân đáng sợ hủy diệt sự sống. Một trong bốn mối đe dọa lớn của con người là: thủy, hỏa, đạo, tặc thì nước vẫn là hiểm họa hàng đầu. Có thể nói, nước đem đến cho con người bao nhiêu may mắn thì cũng đồng thời đặt con người trước bấy nhiêu nguy cơ. Nước trở thành một tâm thức sông nước của cộng đồng người Việt. Tâm thức ấy dần dần trở thành một thuộc tính tâm lí, đó là nỗi ám ảnh sông nước: ba chìm, bảy nổi, chín cái lênh đênh. Nói cách khác, môi trường sông nước đã ít nhiều tạo nên một tâm trạng bất an trong suốt chiều dài lịch sử phát sinh, phát triển và tồn tại của cộng đồng người Việt. Phải chăng đó là một trong những lí do khiến cho hình tượng dòng sông xuất hiện với mật độ khá dày trong ca dao?

  • Con sông bên lở bên bồi

Một con cá lội, mấy người buông câu

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2022

Nhà phê bình Đặng Tiến: Hàn Mặc Tử là nạn nhân của chính mình

 

Nhà phê bình Đặng Tiến: Hàn Mặc Tử là nạn nhân của chính mình

(Kỷ niệm 110 năm ngày sinh nhà thơ Hàn Mặc Tử, 22.9.1912-2022)

Vanvn- Trong nền thơ Việt Nam hiện đại, Hàn Mặc Tử là một nhà thơ lớn. Sau khi ông qua đời tại trại phong Quy Hòa (Quy Nhơn) ngày 11.11.1940 thì dư luận đã xao xuyến vì một tài thơ sớm ra đi vào tuổi 28, sau 4 năm bị chứng bệnh ngặt nghèo, trong hoàn cảnh bi thảm. Về nghệ thuật thơ ông, lời khen cũng lắm, lời chê cũng nhiều.

Thi sĩ Hàn Mặc Tử (1912-1940)

 

>> Câu chuyện đi tìm bản in đầu tiên tập thơ “Gái quê”

>> Nhà thơ Hàn Mặc Tử – Ngôi sao xẹt qua bầu trời thi ca

>> Không gian nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử

>> Hàn Mặc Tử: Thiên thần bị đầy đọa

>> Hàn Mặc Tử – Tiểu luận của Huỳnh Phan Anh

>> Xuân trong thơ Hàn Mặc Tử

 

Nhà phê bình văn học Đặng Tiến, người có công tìm ra ấn bản trọn vẹn của thi phẩm Gái quê, được công ty Phương Nam và NXB Hội Nhà văn ấn hành nhân kỷ niệm 100 năm sinh Hàn Mặc Tử (22.9.1912 – 22.9.2022). Ngoài 34 bài (khác với bản phổ biến hiện hành, có 21 bài), ấn phẩm mới này còn có 170 trang biên khảo của Đặng Tiến về nhà thơ họ Hàn.

“Văn bản Gái quê chúng tôi tìm được chỉ là bản sao, đánh máy lại, từ gia đình bà Hoàng Thị Kim Cúc, một thời là người trong mộng của nhà thơ, là nhân vật nữ trong bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ. Tuy chỉ là bản đánh máy nhưng đã có bàn tay bà Kim Cúc điều chỉnh. Dĩ nhiên là chúng tôi đã đối chiếu văn bản với nhiều nguồn tư liệu, ví dụ luận văn cao học của ông Nguyễn Đình Niên, trình tại Sài Gòn năm 1973. Ông ấy đã sử dụng tập Gái quê bản gốc, nhưng đánh mất trong tao loạn”, mở đầu câu chuyện, nhà phê bình Đặng Tiến cho biết.

Nhân dịp Kỷ niệm 110 năm ngày sinh nhà thơ Hàn Mặc Tử, 22.9.1912-2022, Vanvn.vn xin trân trọng giới thiệu lại bài trả lời phỏng vấn của nhà phê bình Đặng Tiến xung quanh một hiện tượng văn học hiếm có…

Tập thơ “bị thiến”

* Xin được hỏi ngay, bản in 21 bài xuất hiện lần đầu năm bao nhiêu? Theo ông, tại sao chúng bị cắt đi 13 bài? Do ai cắt? Động cơ tại sao?

– Bản Gái quê 21 (tạm gọi như thế) đến từ Chế Lan Viên, bạn thân với Hàn Mặc Tử ngày xưa, tuyển chọn, biên tập và viết lời giới thiệu, xuất bản năm 1987. Theo Chế Lan Viên trong một tuyển tập “mình có quyền cắt, đề nghị cắt”. Có thể hiểu động cơ cắt chỉ là tùy thích. Câu nào, chữ nào mình không thích, mình cho là không hay, không thanh nhã, thì cắt. Ông ấy cắt 13 bài, bỏ cái tựa của Phạm Văn Ký, đục tên người được đề tặng, trừ một Quách Tấn; có bài 4 đoạn thì cắt ba chỉ giữ lại đoạn cuối, như bài Em đi lấy chồng, có câu: “Ngày mai tôi bỏ làm thi sĩ/Em có chồng rồi… ” mà nhiều người biết.

GIẤC MƠ LẠ CỦA THÁNG 8 NĂM NHÂM DẦN - 2022

 GIẤC MƠ LẠ CỦA THÁNG 8

NĂM NHÂM DẦN - 2022

*ĐẶNG XUÂN XUYẾN

ng_xun_xuyn

Nửa đêm, đúng ra là sáng sớm hôm nay (25/09/2022), quãng hơn 2 giờ, tỉnh giấc vì giấc mơ rất lạ.

Thằng bạn, đã không chơi với nó từ cuối năm 2003. tổ chức bữa tiệc giành riêng cho tôi ở nơi lạ lắm nhưng không khí thì thật ấm cúng. Tàn cuộc tôi hỏi: "Sao bỗng dưng ông lại tổ chức bữa tiệc này?". Nó nắm chặt tay tôi một lúc rồi ngập ngừng: "Tôi phải đến một nơi xa lắm. Ông nhớ giữ gìn sức khỏe đấy!".

Tôi chơi với nó từ cuối năm 1995 sau lần đến cửa hàng nó mua hàng. Nó quý chất quê đặc sệt của tôi nên làm thân rồi cứ rảnh là lại phóng xe đến nhà rủ đi cà phê nghe ca nhạc để "thẩm thêm chất thị thành cho bớt dáng khờ khạo của gã trai quê họ Đặng". Tôi thì trai quê chính hiệu, ra phố mới vài năm nên còn nhiều ngờ nghệch, vẫn chưa thích nghi với ngõ ngách thị thành, được thằng giỏi giang lịch lãm như nó quý mến thì thích lắm, dù bận đến mấy nhưng hễ nó đến rủ là đi liền. Tình bạn tưởng kéo dài đến hết đời không ngờ vào cuối năm 2003, từ một bữa rượu “xả xui” với nó mà 2 thằng cạch mặt nhau.

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2022

CHÙM THƠ PHẠM TÂM DUNG

 

CHÙM THƠ PHẠM TÂM DUNG Sửa

tm_dung_1

NHÀ THƠ PHẠM TÂM DUNG

Lá rụng mùa đông

 

Có một người đi trong chiều mờ sương 
Để con đường một đời thương nhớ 
Gom dấu chân từ ngày xưa ấy 
Dệt khúc buồn lá rụng mùa đông
.


Và chiều nay ở chốn xa xăm
Mưa có rơi trong phố chiều lạnh giá!
Từng ngọn gió đến từ miền hoang lạ
Có làm chiếc lá khô run rẩy vai gầy...!

 

Lại một mùa đông, lại một chiều mưa bay 
Lại bóng một người trên con đường xưa cũ 
Bàn tay lạnh nắm tay kia cũng lạnh
Chơi vơi bước về phía lá rụng mùa đông?


Cuộc đời này sắc sắc, không không
Vẫn kẻ ra đi vẫn con đường thương nhớ 
Lá thì rụng trong đông tàn muôn thuở 
Để ai người thăm thẳm một chiều đi...!


Chiều đông lạnh16-12-2017

 

Đơn côi - đàn bà

Mẹ Âu Cơ tiễn cha Lạc Long Quân 
Đưa năm mươi người con trai xuống biển 
Cuộc chia ly xót xa bịn rịn
Nước mắt người đàn bà đơn côi làm mặn chát biển khơi!

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2022

CÓ MỘT KHOẢNH KHẮC CỦA MUÔN ĐỜI

 

CÓ MỘT KHOẢNH KHẮC CỦA MUÔN ĐỜI Sửa

Có một khoảnh khắc của muôn đời...

                HOÀNG DÂN

hoang_dan_1

NHÀ VĂN NHÀ GIÁO HOÀNG DÂN

Tình yêu là gì? Không ai trả lời được! Không thể lí giải được tình yêu là gì, nhưng nhân loại vẫn cứ dấn thân vào tình yêu với tất cả những thuộc tính khát vọng dường như vĩnh cửu. Xưa yêu thế nào thì nay vẫn thế. Phương Tây yêu thế nào thì phương Đông cũng thế... Cái cách bày tỏ tình yêu có thể khác nhau chút ít, nhưng các cung bậc của tình yêu thì bao giờ cũng có một mẫu số chung. Cái mẫu số chung ấy là những khát vọng tinh thần thánh thiện và cả những ham muốn trần tục đáng sợ. Không có khát vọng thì tình yêu chỉ là những cuộc giao hoan của thú vật, nhưng nếu không có ham muốn trần tục thì tình yêu cũng trở nên khuyết tật, dị dạng. Vấn đề chỉ là mức độ và cách thức thể hiện những ham muốn trần tục mà thôi! Tình yêu là men say của tình dục, tình dục là phần thưởng của tình yêu, không có tình dục thì tình yêu sẽ chết yểu, nhưng chỉ có duy nhất tình dục thì tình yêu sẽ trở nên bệnh hoạn, do vậy có thể nói tình yêu là tình dục được tỏa chiếu bởi ánh sáng của lí trí và tình cảm! Nghĩa là trong tình yêu, yếu tố văn hóa, tính đồng thuận, sự tự nguyện và khát vọng hòa nhập là đặc biệt quan trọng; nó quyết định sự tồn tại lâu bền của những mối tình lớn và nó mang vẻ đẹp của sự chinh phục đồng thời với dâng hiến. Tất cả đều tuyệt đối, tuyệt đối đến mức cực đoan!

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2022

CẢM THỨC THỜI GIAN ( TIẾP THEO VÀ HẾT)

 


CẢM THỨC THỜI GIAN ( TIẾP THEO VÀ HẾT) Sửa

CẢM THỨC THỜI GIAN...

ĐỖ NGỌC YÊN

II.3. Trong số 52 bài thơ mà tôi khảo sát có tới 437 lần Dương Kiều Minh sử dụng các từ/cụm từ chỉ về hoặc liên quan đến thời gian, trung bình mỗi bài có tới hơn 8,4 lần. Có lẽ đây là một kỷ lục độc nhất vô nhị, có thể ghi vào sách Guinness Việt Nam (!?).
Vấn đề ở đây là tại sao người thơ lại quan tâm nhiều đến thời gian như vậy. Và cảm thức thời gian đã chi phối quá trình sáng tạo các thi phẩm của ông, nhất là về khía cạnh thi pháp như thế nào?
Trong số 45 lần nhắc tới thời gian ở bài Nềm vọng niệm, có 37 từ/cụm từ biểu thị thời gian thực/ vật chất, còn lại 8 từ/ cụm từ biểu thị thời gian không có thực/ ảo mà tôi gọi là thời gian tâm lý sáng tạo. Các từ/ cụm từ chỉ thời gian ảo nằm ở các câu thơ:
“hơi lạnh đầy đầy vẻ thu chừng mãn;
rũ lớp bụi thời gian, trở lại;
có lẽ lòng mình đã thời gian bụi phủ;
Ô con thuyền không mui từ bao giờ lặng lẽ;
nhắc mình thời vận;
thời vận;
thời vận;
thời vận”
Trong số các bài thơ mà tôi quan sát, có 312 từ/cụm từ chỉ thời gian thực. Riêng bài Niềm vọng niệm có tới 37 từ/ cụm từ như vậy. Quan sát những câu thơ trên, mọi người dễ dàng có thể nhận ra điều ấy. Đấy là các từ/ cụm từ chỉ hoặc liên quan đến thời gian thực trong bài thơ: đầu hạ, mùng 8 tháng tư, hôm qua, mùa lũ, tuần đông chí, hôm sau, sáu năm, đời người, đồng quê cũ, nhớ tuổi thơ, chiều lạnh, vụ cấy trồng áp Tết, cuối năm, mùa xuân, cuối chiều, giữa mùa xuân, tóc bạc, người xưa, sáng dậy, đón xuân mới tới, đêm, cuối đông, bạn cũ, lối xưa, ban mai, cuối đông, chiều xuống, đêm,...

CẢM THỨC THỜI GIAN (TIẾP)

 


CẢM THỨC THỜI GIAN (TIẾP) Sửa

ĐỖ NGỌC YÊN

II. Cảm thức thời gian thực/ vật chất
II.1. Dương Kiều Minh được ghi nhận như một trong những nhà thơ có nhiều đóng góp trong quá trình cách tân thơ Việt từ cuối những năm 80, đầu những năm 90 thế kỷ trước. Các tác phẩm thơ của ông gồm: “Củi lửa” (1), “Dâng mẹ” (2), “Những thời đại thanh xuân” (3), “Tựa cửa” (4), đã in trong “Thơ Dương Kiều Minh” (5), “Tôi ngắm mãi những ngày thu tận” (6), “Khúc chuyển mùa” (7) đã in trong “Thơ Dương Kiều Minh” (😎. Đây là cuốn sách tập hợp đầy đủ nhất các tác phẩm thơ của ông từ trước đến nay.
Có lẽ Dương Kiều Minh là một trong những người hiếm hoi thuộc thế hệ các
nhà thơ hậu đánh Mỹ đã dành trọn cả cuộc đời mình cho sáng tạo thi ca, đặc biệt là quá trình đổi mới thi pháp thơ. Còn những công việc khác đối với ông chẳng qua chỉ là áng mây sà buổi mai. Điều quan trọng là, dường như đã biết trước được ý Trời, nên ông đã lĩnh trọn trách nhiệm cao cả ấy với một tinh thần tự giác cao và thỏa nguyện, để rồi ứng xử với nó một cách hết sức tự nhiên, nghiêm túc và có văn hóa khi ông cầm bút viết nên những dòng thơ như thế này:
“Mẹ ạ!
Giấc mơ con đã đủ đầy cơn gió lành đồng nội
Mương nước ngập tràn, cánh đồng đổ ải
Những đám mây đã đợi con thênh thang trời rộng
Những đám mây đã chở con qua dâu bể cuộc đời
Con nhận thấy giấc mơ dịu dàng vừa đậu xuống
Ðồng loạt vươn bông tiểu li lan”... (9)

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2022

CẢM THỨC THỜI GIAN TRONG THƠ DƯƠNG KIỀU MINH

 


CẢM THỨC THỜI GIAN TRONG THƠ DƯƠNG KIỀU MINH

ĐỖ NGỌC YÊN
I. Dẫn nhập
I.1. Thời gian là một đại lượng khách quan dùng để xác định hiệu quả các hoạt động sống của con người. Chỉ từ khi loài người xuất hiện trên trái đất, khái niệm/ phạm trù thời gian mới ra đời.
Nhưng đối với quá trình sáng tạo văn chương - nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng, thời gian là một đại lượng mang đầy tính chất chủ quan và rất khó xác định. Nó vừa cụ thể, sáng tỏ, đến từng giây, từng phút, hoàn toàn có thể cân đo đong đếm được, lại vừa vô cùng, vô tận, vô thủy, vô chung, không có khởi đầu cũng không có kết thúc, rất mơ hồ, hỗn độn, thậm chí lộn tùng phèo, khiến nhiều khi người ta chỉ có thể nắm bắt được nó bằng cảm thức, nên đã gây không ít khó khăn làm ách tắc quá trình tiếp nhận văn bản thơ đối với người đọc. Tuy nhiên, ai cảm thức được thời gian chắc chắn sẽ có trong tay một thứ vũ khí lợi hại trong quá trình sáng tạo cũng như tiếp nhận văn bản thơ.
Cảm thức được thời gian thực/ vật chất trong các hoạt động sống hàng ngày đã là một việc khó, thậm chí là rất khó đối với không ít người. Cảm thức được thời gian không có thực/ ảo trong quá trình vận động của tâm lý sáng tạo còn muôn vàn lần khó, nhiều khi tưởng như không thể. Với hầu hết chúng ta, có lẽ ông Trời chỉ phú cho một số ít người nào đấy khả dĩ có thể cảm thức được một cách tương đối thời gian tâm lý sáng tạo, để họ đem đến cho đời một trong những báu vật mà chúng ta quen gọi là thơ.
Theo tôi, thời gian trong thi ca nói riêng và trong nghệ thuật nói chung thường tồn tại dưới hai dạng thức khác nhau.
Thứ nhất, đấy là thời gian thực, hay còn được gọi là thời gian vật chất được biểu hiện bằng các các thước đo thông qua các giác quan bình thường của con người. Chẳng hạn như giây, phút, giờ, sáng, trưa, chiều, tối, đêm, ngày, tháng năm, thập kỷ, thế kỷ, thiên kỷ, mùa vụ...
Thứ hai, đấy là thời gian không có thực/ ảo, còn được gọi là thời gian tâm lý sáng tạo rất khó xác định, nên không thể dùng giác quan bình thường của con người để đo đếm. Thời gian tâm lý sáng tạo chỉ có thể cảm thức được bằng sự đồng điệu của quá trình vận động tâm lý sáng tạo bên trong của chủ thể thẩm mỹ với các mối liên hệ chằng chịt, chồng chéo và hết sức mơ hồ của khách thể thẩm mỹ. Chẳng hạn như: ký ức, cõi đời, kiếp người, thiên thu,...
Phải chăng Dương Kiều Minh là một trong số ít những người được ông Trời ban cho bảo bối cảm thức thời gian để tạo nên những mặc khải thi ca linh diệu (!?)

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2022

VỀ 2 CHỮ TE TẺ...

 VỀ 2 CHỮ "TE TẺ"

TRONG BÀI THƠ "CHIỀU LẠ"

*ĐĂNG XUÂN XUYẾN

ng_xun_xuyn

Khi viết bài thơ CHIỀU LẠ, tâm trạng tôi lúc đấy lạ lắm: Có chút xốn xang, có chút bâng khuâng, có chút man mác buồn.... và cả nữa chút ngại ngùng mà vốn từ tôi biết ít ỏi quá, không tìm được từ nào diễn tả tâm trạng lạ lẫm như thế nên tôi đã dùng 2 chữ “te tẻ” để tạm diễn tả tâm trạng buổi chiều rất lạ đó, hoàn toàn không có ý sáng tạo ngôn từ gì cả.

CHIỀU LẠ

- tặng LL -

 

Sợ đêm về

quẩn gió

xáo xác khuya

Cố vét vớt nắng chiều rơi trên lá

Chênh chao thể nụ cười nhòe áo lạ

Te tẻ chiều

nhớn nhác

nhón chân qua

*.

Hà Nội, chiều 2 tháng 10-2016

ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Không ngờ chỉ vì 2 chữ “te tẻ” ngẫu hứng dùng mà có mấy cuộc “bút chiến” nho nhỏ đã sảy ra trên trang facebook cá nhân của mấy "bạn" văn chương.

Khi đọc những tranh luận của nhà thơ Phan Minh Châu (ngày 05 tháng 10 năm 2016) dưới bài viết của nhà phê bình văn học Châu Thạch về bài thơ "Chiều Lạ", ông cho rằng Đặng Xuân Xuyến "Chơi chữ kiểu này đọc chối lắm", "Chữ nghĩa gì lại mang tính đánh đố người đọc" "cố tình tạo ra cái mới mang tính phản cảm", "Vớ vẩn như vậy mà cũng gọi là thơ."... tôi thoáng buồn nhưng không hề giận vì đó là góc nhìn của nhà thơ Phan Minh Châu về bài thơ "Chiều lạ". Hơn nữa, bài thơ đã đăng công khai, khen chê là việc của bạn đọc, không nhà thơ Phan Minh Châu thì có thể sẽ có người khác chê điều a điều b về bài thơ, đúng thì tiếp thu rút kinh nghiệm, không đúng thì lấy đó làm răn... nên tôi không comment tranh luận.

CHÙM HAI CÂU- THU 2019

 

CHÙM THƠ 2 CÂU Sửa

CHÙM HAI CÂU- THU 2019
TRẦN TRUNG

nhagiatrantrung
1/Thoảng gợn buồn, phơ phất thu bay
Hương cốm tự xưa
Loang đầy ngõ cũ…


2/Tháng tám về, bưởi hồng trái ngọt
Hương vườn Quê, nấp nỏm gần xa


3/Nhuần thấm giọt thu vương lay rơi
Se sẻ ướt chân, vùi trong rơm đẫm


4/Mưa thu thì cũng qua rồi
Thương sao gót nhỏ
Lặng rời
Về đâu !?


5/Giờ nào còn trống thu không
Phố chiều ồn ã, xe lồng trăm nơi


6/Ai như cất tiếng gọi đò
Sông còn chẳng có
Nghẹn lời
Đò không !


7/Chiều nghiêng chạnh nhớ Quê-Nhà
Xót lòng thương nỗi
Mẹ-Cha
Đâu còn.
( Hà Nội, 11/9/2019-Một chiều buồn nhớ…)

unnamedmn


Thứ Ba, 20 tháng 9, 2022

THƠ ĐÀO THANH CƯỜM

 

THƠ ĐÀO THANH CƯỜM Sửa

anh_co_cuom
NHÀ THƠ ĐÀO THANH CƯỜM

Chùm thơ lục bát sáng 17/9/2022.

VẮNG ANH

Khát khô giữa biển mênh mông
Em cô đơn ở giữa đông đúc người
Chiều nay biển vắng anh tôi
Gió ngừng thổi, sóng cũng thôi vỗ bờ!

TÌM ANH

Tìm anh đi ngược cơn mưa
Gặp dòng sông, gặp bến xưa sóng cồn
Tôi trôi về cuối ngọn nguồn
Anh trôi vào cuối nỗi buồn đời tôi.

KHÁT

Sổ lồng con sáo sang sông
Về nơi chín nhớ mười mong một người
Xa nhau gần hết một đời
Đợi anh ở phía chân trời tự do ...

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2022

QUÊ HƯƠNG VỚI LỜI BÌNH

 

QUÊ HƯƠNG VỚI LỜI BÌNH Sửa

QUÊ HƯƠNG


Tế Hanh


Làng tôi vốn làm nghề chai lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày song
Khi trời trong,gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ bang mình như tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…
Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng
Dân chai lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.
1939


Lời bình của Trần Trung

nhagiatrantrung
NỒNG ĐƯỢM TÌNH SÔNG NƯỚC
Thuộc lớp nhà thơ cuối của phong trào Thơ Mới-Thơ lãng mạn Việt Nam 1932-
1945, Tế Hanh đã trình làng trước thiên hạ một bài thơ tự thuở “Hoa niên”, năm
1939, lúc thi nhân mới mười tám tuổi.

Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2022

Trả lời PV trong phim tài liệu GS Đặng Thai Mai

Buổi sáng ngày 14 tháng 9, tại  chân bức tượng GS. Đặng Thai Mai trong khuôn viên ĐHSP Hà Nội, VN trả lời phỏng vấn theo yêu cầu của Dương Thu Thảo và nhóm quay phim. Dương thanh Hương làm MC nêu câu hỏi.

Ghi lại đây như một kỉ niệm.



Trả lời PV  trong phim tài liệu GS Đặng Thai Mai

Câu 1: Xin PGS TS Vũ Nho cho biết về vai trò của GS Đặng Thai Mai trong đời sống văn chương nước ta!

VN: Tôi là bậc hậu sinh, chỉ nghe tên tuổi của GS Đặng Thai Mai. Và biết ông qua sách vở mà thôi.

Có thể nói GS ĐTM là một học giả uyên bác. Là một người được tín nhiệm giao các nhiệm vụ quan trọng như Bộ trưởng Giáo Dục, Giám đốc trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Viện trưởng Viện văn Học, Chủ tịch hội liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam.

GS ĐTM đã có những trước tác vô cùng quan trọng, ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống văn nghệ của nước ta. Đó là :

                Văn học khái luận (1944)

                Giảng văn Chinh phụ ngâm ( 1949)

                Văn thơc yêu nước và Cách mạng đầu thế kỉ XX ( 1959)
                Văn thơ Phan Bội Châu (1959)

                Trên đường học tập và nghiên cứu tập 1,2,3. (1959, 1969, 1973).

2. PGS.TS. Vũ Nho đánh giá về cuốn Văn học Khái luận  như thế nào?

Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2022

CHÙM THƠ CẦN VŨ

 

CHÙM THƠ CẦN VŨ Sửa

anh_chan_dung_can_vu

        NHÀ THƠ CẦN VŨ

TRÁI TIM KHÔNG KỊP NGỎ LỜI

 

Bạn ấy và tôi sinh cùng năm, cùng tháng

Cùng xóm, cùng làng, lớn luôn học cùng nhau

Cả bọn chúng mình cứ đứa trước, đứa sau

Trường học xa nhà, cùng đạp xe "căng hải"*.

 

Trời nắng cháy hay bão giông, không quản ngại

Những sớm mưa dầm, gió bấc rít bên tai

"Dép lốp"** cũ mòn, đất sét mút bật quai

Tay xách dép, ngón chân trần thêm tê cóng.

 

Bạn hay trêu: "Ngốc suốt ngày mơ với mộng"

Tôi chỉ cười, đâu có hiểu cái chi chi

Sắc phượng rực trời, ve giục giã mùa thi

Tổ Quốc gọi, bạn lên đường vào quân ngũ.

 

Một thời gian sau, bạn bè nghe tin dữ

Chẳng thể nào ngờ, bạn ấy đã hy sinh

"Ngốc" của năm xưa, nay mới biết sự tình

Lời giấu trong tim, bạn ấy chưa kịp ngỏ.

 

Dù "Ấy"*** đã rất mến tôi, từ thuở đó

Nhưng đã bước vào đời chinh chiến xa xôi

Có mệnh hệ gì thì để khổ cho tôi

Nên kìm nén, "Ấy" đành lặng thầm thích "Ngốc"...

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2022

VỀ ĐÔI CÂU ĐỐI NỔI TIẾNG Ở ĐỀN KIẾP BẠC

 

VỀ ĐÔI CÂU ĐỐI NỔI TIẾNG Ở ĐỀN KIẾP BẠC

Ảnh: Nguyễn Xuân Diện - Năm Nhân Dần (24.4.2022)

VỀ ĐÔI CÂU ĐỐI NỔI TIẾNG Ở ĐỀN KIẾP BẠC

Lời dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện: Đây là đôi câu đối rất nổi tiếng, trước hết vì nó rất hay mà lại rất ngắn. Tác giả của đôi câu đối là Tam nguyên Thám hoa Vũ Phạm Hàm là một người hay chữ bậc nhất hồi đầu thế kỷ XX. Nổi tiếng nữa là vì có một dị bản khác là "thung thanh" gây ra cuộc tranh cãi liên miên trên khắp các mặt báo trong hơn nửa thế kỷ qua. Vậy "thu thanh"(Tiếng mùa thu, cũng là tiếng binh đao) hay là "thung thanh"(Tiếng đóng cọc).

萬 劫 有 山皆 劍 氣
六 頭 無 水不 秋 聲 

Vạn Kiếp hữu sơn giai kiếm khí,
Lục Đầu vô thủy bất thu thanh

Dịch nghĩa:

Vạn Kiếp có ngọn núi nào thì đều vương hơi kiếm
Lục Đầu không con nước nào không vang tiếng đao binh.

*************
Xin giới thiệu 
bài Tổng thuật rất hay, rất đầy đủ và khách quan của Nguyễn Hồng Lam:

MỘT CHỮ, NỬA THẾ KỶ TRANH CÃI
Thứ Năm, 24/05/2012, 08:00

Trong tâm thức người Việt, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đã trở thành bậc hiển thánh, được lập đền thờ nhiều nơi. Sớm nhất phải kế đến đền Kiếp Bạc ở xã Vạn Kiếp, nay là xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, Hải Dương, nơi gắn liền với chiến thắng Bạch Đằng giang lừng lẫy. Đền được xây dựng từ năm 1300, ngay sau khi Trần Hưng Đạo tạ thế.

Đến những năm đầu thế kỷ XX, hai bên cổng đền có khắc thêm đôi câu đối:

萬 劫 有 山皆 劍 氣
六 頭 無 水不 秋聲 

Vạn Kiếp hữu sơn giai kiếm khí,
Lục Đầu vô thủy bất thu thanh

Dịch nghĩa:

Vạn Kiếp có ngọn núi nào thì đều vương hơi gươm kiếm
Lục Đầu không con nước nào không vang tiếng đao binh

VIẾT NHƯ VỢT GIẤC MƠ MÌNH

 


VIẾT NHƯ

VỢT GIẤC MƠ MÌNH

Phan Đình Minh
Khi mới quen nhau, Nguyễn Đức Hạnh (NĐH) đã hay kể cho tôi nghe về những “nguồn cảm xúc” - Luôn cảm giác chuyện này thường trực trong tâm trí nhà văn. Là căn cớ để anh có thơ và truyện ngắn hay, ra đời ngay sau đấy. Nhớ lần, NĐH tự sự với tôi về một cốt truyện hay. Nói là cốt truyện nhưng đã hội đủ các chi tiết một truyện ngắn hoàn chỉnh. Sau đấy không lâu, “Hoa huê tình còn thơm” được in trên báo Văn nghệ số 44 (ngày 30/10/2021) - Cuối năm, truyện được tuyển vào top ten truyện hay của Báo Văn nghệ 2021. Đã nghe NĐH kể rồi mà khi báo giấy ra, tôi vẫn bị truyện ma mỵ, cuốn hút. Hoa huê tình còn thơm được viết hoàn toàn bằng cảm xúc. Tôi nghĩ, chữ sẽ cứ chảy ra khấp khởi vội vàng mà không hiểu sao chi tiết truyện vẫn tròn đầy, ấn tượng, chinh phục người đọc dầu phần nhiều là siêu thực. “Mình khâm phục nhà văn nào biên tập truyện này. Hầu như để nguyên vẹn các chi tiết, không đụng gì vào bản gốc”. Tôi nói với NĐH khi vừa đọc xong báo giấy. Đồ rằng, nếu cắt xén, sửa chữa có thể sẽ làm mất đi cái không khí bảng lảng, khấp khởi, bước đi hụt hẫng của chữ nghĩa, mà coi… Nhà văn đã không hề dụng công nhiều trong thủ pháp xây dựng nên một truyện ngắn hay.

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2022

CHÚT TẢN MẠN NGÀY CUỐI TUẦN

 

CHÚT TẢN MẠN... Sửa

CHÚT TẢN MẠN NGÀY CUỐI TUẦN

*

ng_xun_xuyn

ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Chiều qua, vừa đọc xong statu của nhà thơ, nhà báo Nguyễn Hưng Hải và comment với bạn bè của ông, tôi nguệch ngoạc vài câu chia sẻ với nhà thơ Lê Đức Nghinh:

Rất cảm động trước sự đáng yêu của nhà báo, nhà thơ Nguyễn Hưng Hải! Đọc statu ngày 7 tháng 9 năm 2022 của cây viết tài hoa Nguyễn Hưng Hải mà em cứ rơm rớm nước mắt:

Tôi đã đọc không biết bao nhiêu lần tuyển tập thơ của Thi sỹ tài danh Trần Mạnh Hảo. Và tôi phải thú thực là tôi chưa dám đặt bút viết về tuyển tập của ông. Bởi tuyển tập này với tôi là một tuyển tập thơ hay nhất nuớc Việt Nam, ít nhất là từ năm 1930 đến nay.

Ai có thù hận tôi thì tôi cũng phải nói thật lòng mình, không phải chỉ với tuyển tập này mà chỉ với một trường ca, Đất Nước hình tia chớp, Nhà thơ Trần Mạnh Hảo cũng đã quá xứng đáng để được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh

Các bạn không đồng quan điểm thì cứ lên tiếng phỉ báng và ném đá

Tôi sẵn sàng đối chất, dù tôi chưa ngồi với Nhà thơ tài danh Trần Mạnh Hảo một lần nào, ở bất cứ đâu, kể cả là ở đại hội Hội Nhà văn Việt Nam năm 2005.”

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2022

CHÙM THƠ PHAN HOÀNG

 

CHÙM THƠ PHAN HOÀNG Sửa

phan-hoang-cq-manh-thang2

             NHÀ THƠ PHAN HOÀNG

Cánh chim độc hành truyền tín dược

 

1.

Một cây thuốc quí mở đại ngàn thuốc quí

một cây thuốc quí sáng cuộc đời bình dị

 

Bay theo đường bay Tuệ Tĩnh

bay theo đường bay Lãn Ông

bay theo đường bay thần y lạc danh mất tích

thoát khỏi ổ rơm quan trường nô lệ

nhập vào thế giới người hiền

cánh chim lạ độc hành Đỗ Tất Lợi

âm thầm bay truyền tín dược

 

Không cần biết rừng núi hay đồng bằng

không cần biết bản làng hay thành phố

không cần biết vượn hú hay cọp gầm

không cần biết trăn lành hay rắn độc

cánh chim lạ độc hành Đỗ Tất Lợi

vẫn lặng lẽ rẽ mây đi tìm

vẫn kiên trì đội gió chứng minh

vẫn âm thầm bay truyền tín dược

NGUỒN CỘI LÀM NÊN GIỌNG ĐIỆU THƠ TRẦN QUANG QUÝ

 


NGUỒN CỘI LÀM NÊN GIỌNG ĐIỆU THƠ TRẦN QUANG QUÝ


ĐỖ NGỌC YÊN
Nhà thơ Trần Quang Quý sinh ngày 02 tháng 01 năm 1955, tại xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Ông từng tham gia quân đội từ năm 1971 đến 1977 và từng là lính chiến trường miền Tây Nam Bộ trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ. Sau đấy ông về học Trường viết văn Nguyễn Du. Tốt nghiệp, Trần Quang Quý đã trải qua nhiều công việc trong nghề báo, từng làm Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội. Ông là Uỷ viên Hội đồng Thơ - Hội Nhà văn Việt Nam khoá VIII (2005 - 2010), Phó Giám đốc, Phó Tổng biên tập Nhà xuất bản Hội Nhà văn cho đến lúc nghỉ hưu.
Ông từng nhận được một số giải thưởng quan trọng như: Giải nhì thơ tạp chí Văn Nghệ Quân đội, 1984; Giải thơ tuần báo Văn Nghệ các năm 1990, 1995; Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam cho tập thơ “Giấc mơ hình chiếc thớt”, 2004; Giải thưởng Hội Nhà văn cho tập thơ “Màu tự do của đất”, 2012 và Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật, đợt IV, 2016.
*
1.
Đến thời điểm hiện tại, Trần Quang Quý hiện có trong tay một lưng vốn chủ yếu là thơ, tuy còn khá khiêm tốn về số lượng, nhưng lại khá nặng ký về chất lượng gồm: “Viết tặng em trong ngôi nhà chật”, 1990; “Mắt thẳm”, 1993; “Giấc mơ hình chiếc thớt”, 2003; “Siêu thị mặt”, 2006; “Màu tự do của đất”, 2012; “Namkau”, “Ga sang”, 2016; tập thơ song ngữ Việt - Anh “The Human Field” (Cánh đồng người - Nxb. World Palace Press, Mỹ), 2017. Ngoài ra ông còn có một tập truyện ngắn “Bờ sông trăng sang”, 2010; kịch bản phim truyện “Lời sám hối muộn mằn”, “Chị Châu” (đã phát trên VTV3); tập tiểu luận “Đốt đèn tìm lửa thơ”, 2014; tập bút ký “Bay lên, những giấc mơ”, 2017; nhiều bút kí, tản văn...

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2022

Nhà phê bình Vũ Nho: Tuổi bảy mươi vẫn ham đi tìm cái mới lạ

 Bài của PGS.TS. Hữu Đạt trên Lao Động cuối tuần online. Vanvn.vn đăng lại

Nhà phê bình Vũ Nho: Tuổi bảy mươi vẫn ham đi tìm cái mới lạ

Vanvn- Nhà văn Vũ Nho năm nay đã ở tuổi bảy lăm, nhưng tôi vẫn muốn có cái tít bài làm anh trẻ trung đi một chút. Bởi ở cái tuổi ấy, giọng văn anh vẫn trẻ trung, tươi tắn đến nỗi, đọc anh mà chẳng thấy anh già đi chút nào.

Tôi và anh Vũ Nho là bạn văn đúng theo câu “Văn kỳ thanh bất kiến kỳ hình”. Thực ra, cũng có “kiến hình”, nhưng chỉ qua các phương tiện truyền thông hiện đại, mà chưa bắt tay nhau hay uống với nhau một chén trà nào cả. Ấy vậy mà cũng tặng sách cho nhau mấy lần rồi. Đó là cái duyên. Khi anh đọc cuốn “Thơ tình và thơ hình họa” của tôi, cùng với cuốn “Văn khoa chân dung ký”, anh đã viết hai bài phê bình rất ấn tượng được nhiều bạn bè ưa thích khi đăng lên báo.

Bước sang tuổi 75, nhà văn Vũ Nho vẫn miệt mài với nghiệp viết.

Tôi muốn nói đến chất tươi tắn trong văn của Vũ Nho vì ở tuổi phân giữa của bảy mươi và tám mươi, nhiều người chỉ còn lo đi chữa bệnh hoặc dưỡng già, còn Vũ Nho lại cứ ngồi ghì bên bàn để viết… với tất cả niềm mê say, yêu nghề nghiệp. Đó là phong cách của một nhà giáo, một nhà nghiên cứu kiêm nhà phê bình rất có trách nghiệm.

Cuốn “Hồ Xuân Hương Đời và Thơ” của Vũ Nho được viết dưới dạng một công trình khảo cứu. Nó gồm hai phần cơ bản: Phần một là khảo sát tư liệu. Phần hai là phần đưa ra các ý kiến bình luận và nhận định cá nhân. Cả hai phần này đều rất quan trọng, bởi nếu phần một không làm cho thật kỹ thì phần hai có thể dẫn đến những hồ đồ và trùng lặp. Nếu phần một làm rất công phu, nhưng phần hai làm chỉ sơ sài thì công trình ít có cái mới.

Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2022

CHÙM THƠ CẦN VŨ

 CHÙM THƠ CẦN VŨ


anh_chan_dung_can_vu

                     NHÀ THƠ CẦN VŨ

MIỀN KHÔNG EM

 

Em đi qua mùa thu

Để lại miền nhung nhớ

Gió như làn hơi thở

Thoảng đưa mùi Hoàng lan.

 

Hương sữa vẫn nồng nàn

Như tình em còn đó

Lá giăng vàng lối nhỏ

Nhớ gót hài em qua.

 

Chuông chùa vọng ngân nga

Tím chiều hoàng hôn đổ

Bên nhau cùng dạo phố

Se lạnh bờ vai thon.

 

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2022

LẠI CHUYỆN VỀ "THÓI ĐỜI"

 LẠI CHUYỆN VỀ "THÓI ĐỜI"

ng_xun_xuyn

 (Lược soạn lại vài trao đổi qua messenger với bạn bè sau khi post bài thơ "Thói Đời" lên trang facebook cá nhân.)

 

Bạn nhắn tin hỏi: - Bài thơ "Thói Đời" anh viết về nhà thơ Trần Mạnh Hảo hay triết gia Nguyễn Hoàng Đức?

Trả lời: - Nhân chuỗi "trả lễ" của nhà thơ Trần Mạnh Hảo với bài viết "Trần Mạnh Hảo - Đôi cánh đại bàng thơ dính nhúm lông gà" của tác giả Paul Nguyễn Hoàng Đức nên viết vài câu "á đù...." về thói đời chứ không ám chỉ riêng ai.

(THÓI ĐỜI

.

Quen thói ỷ tài mặt vênh vang

Chửi Bắc chửi Nam chửi khắp làng

Mới nghe được nửa câu nói thẳng

Đã vội lu loa giọng điếm đàng.

*.

Hà Nội, tối 31 tháng 08-2022

ĐẶNG XUÂN XUYẾN)

 

Bạn hỏi tiếp: - Anh nghĩ sao về chuỗi phản ứng của nhà thơ Trần Mạnh Hảo?

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2022

Góp phần làm sáng tỏ tiểu sử và thành tựu thơ Hồ Xuân Hương

 Góp phần làm sáng tỏ tiểu sử và thành tựu thơ Hồ Xuân Hương

Khánh Thư (thực hiện)

vũ nho
PGS. TS Vũ Nho là chủ nhân của 116 đầu sách gồm cả sách dịch, viết chung và riêng về văn chương và giáo dục. Ở tuổi 75, cây bút dồi dào năng lượng này vẫn không ngừng làm việc để có thêm những tác phẩm trình công chúng... Cuốn sách mới nhất của ông “Hồ Xuân Hương đời và thơ” vừa ra mắt như một minh chứng cho niềm say mê của “lão nông tri điền” trên cánh đồng chữ. Cùng Người Hà Nội lắng nghe những chia sẻ của ông để hiểu sâu hơn về tập sách này.
PV: Ông từng nói sau cuốn sách“Trên sóng và trong lòng bè bạn” sẽ “gác bút” để nghỉ ngơi. Thế nhưng chỉ chưa đầy một năm sau ông lại miệt mài với những trang
bản thảo của tập sách mới. Hẳn rằng ông phải có nhiều duyên cớ?
PGS.TS Vũ Nho: Vâng, duyên cớ thì có nhiều. Nhưng có thể tóm tắt: Thứ nhất,
UNESCO vinh danh hai nhà thơ lớn của Việt Nam là Nguyễn Đình Chiểu và Hồ Xuân Hương. Thứ hai, về tiểu sử, thơ văn của bà chúa thơ Nôm có nhiều điểm mờ,
khuyết thiếu. Ấy là chưa kể lại mâu thuẫn. Thứ ba, tôi kính nể bà Hồ Xuân Hương, một tài năng, một kì nữ của Việt Nam và thế gới. Thứ tư, cuốn sách “Giải mã bí ần nữ sĩ Hồ Xuân Hương” của nhà thơ, nhà nghiên cứu Nghiêm Thị Hằng cung cấp nhiều tư liệu mới. Và cuối cùng, may sao, tôi sẵn có các cuốn sách của các tác giả Hoa Bằng, Đào Thái Tôn, Lê Trí Viễn, Xuân Diệu, nhóm Trí thức trẻ... Tôi viết
cuốn sách này góp một phần vào việc làm sáng tỏ tiểu sử, thành tựu thơ Nôm và thơ chữ Hán to lớn của bà Hồ Xuân Hương.
PV: Hồ Xuân Hương là nữ sĩ tài năng,độc đáo trong lịch sử văn học Việt Nam và đã có nhiều những nghiên cứu, trang viết về bà. Vậy, khi chọn “bà chúa thơ Nôm” để ra sách, ông có lo ngại sẽ bước vào những “lối mòn” của người viết trước?

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2022

BÁC VŨ ĐỒNG HƯƠNG

CHÙM 2 BÀI CỦA  ĐINH Y VĂN



 BÁC VŨ ĐỒNG HƯƠNG

Kính tặng bác Vũ Nho


Tự hào có bác Vũ đồng hương

Bảy mươi lăm tuổi vẫn tinh tường

Nhiệt tâm, nho nhã đưa bút sắc

Sáng danh Nhà giáo thắm Văn chương.


VÌ TÔI PHẢI LÒNG


Biết nơi “khách đến tha hồ”

Mỗi khi sôi bụng lại vô “lục nồi”*