Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2022

CHÙM ÂN TÌNH

CHÙM ÂN TÌNH

 

                   TRẦN TRUNG

nhagiatrantrung

 

1/NGƯỜI-HOA

Xưa gánh hoa,nay dắt xe vào phố

Em thêm khẩu trang-bụi bậm phố phường

Xưa sau hoa vẫn ngời sắc thắm

Chạnh thấy Người-Hoa

lận đận

mà thương!

 

2/ÂN TÌNH

Giữa cơn lốc sục sôi của thời này

Chợt khoảnh khắc lành-dịu con gió ngát

Ân tình thảo thơm

vơi đầy khôn cạn

Nghe tự lòng...

Hữu xạ ắt lên hương.

 

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2022

THÁC LŨ

 

THÁC  LŨ

       Đào Thanh Cườm

 anh_co_cuom

 NHÀ THƠ ĐÀO THANH CƯỜM

Bờ môi tìm gặp bờ môi

Hình như sụp cả đất trời quanh em

Bao nhiêu dồn nén khát thèm

Như dòng thác lũ trong em vỡ oà.

 tinhyeunamnu

 

 

 

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2022

CỤC ĐẤT CỤC VÀNG

Truyện ngắn Nguyễn Bàng

CỤC ĐẤT, CỤC VÀNG

nguyn_bng_2

*

Chị Hòa đang cho mấy con gà ăn thì thằng Sơn, con chị đi học về. Khác hẳn mọi ngày, hôm nay vừa cất túi sách xong, thằng bé nhao ngay về góc chuồng gà, hớn hở khoe với mẹ:

- Tối nay sinh nhật con cô giáo đấy, mẹ ạ!

- Ai bảo con thế? – Chị Hòa vừa nghe con vừa rũ gói cơm nguội cho sạch.

- Cô giáo con bảo thế mà! – Thằng Sơn vẫn hồn nhiên đáp, - Cô bảo từ đầu giờ học và khi sắp tan, cô còn nhắc lại :”Tối nay, sinh nhật em Vũ Cương con cô. Các em bảo bố mẹ cho đến nhà cô vui với em nhé !” Cô còn cho cả lớp ghi số nhà của cô vào vở nháp kia mà ! Mẹ cho con đi mẹ nhé !

Chị Hòa chưa biết tră lời con ra sao, chỉ ậm ừ bảo:

- Đi tắm nhanh lên rồi vào ăn cơm kẻo tối đấy!

Thằng Sơn tưởng mẹ đã bằng lòng. Nó nhảy phốc chân thỏ đi tìm quần áo tắm, mồm hát toáng lên ; “Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương...” Người mẹ thấy con tươi vui nhanh nhẹn , sung sướng như nở từng khúc ruột. Nhưng nhớ tới lời xin của con, chị bỗng băn khoăn tự hỏi: “Có cho con đi không nhỉ ?”

Chị Hòa là lao công quét rác đường phố. Chồng chị làm thợ xây  cho một chủ thầu tư nhân, mỗi khi có công trình , người ta mới gọi đi làm nên thu nhập thất thường. Hiện anh đang theo đội thợ về một huyện cách xa thành phố ba chục cây số nên ăn ở ngay tại lán. Gia đình chị tuy sống trong một căn hộ nhỏ bé ở một ngõ cụt ven sông nhưng lại thuộc địa bàn của phường  Một, cừa ngõ lớn nhất của thành phố hiện vẫn còn y  nguyên cả một khu phố Tây cũ với những con đường rợp bóng mát và những tòa nhà kiến trúc theo kiểu châu Âu rất đẹp từ đầu thế kỷ trước. Nhờ sự may mắn ngẫu nhiên đó, gần  mười năm nay, chị được quét rác ở mấy con đường vào loại sạch đẹp nhất thành phố, loáng thoáng một ít nhà dân còn toàn là cơ quan hành chính; trong khi các bạn của chị phải quét dọn ỏ những phố dân cư đầy ngõ ngách tối tăm chật hẹp hay những phố chợ tồi tàn, vừa buông chổi ra đã lại ngập tràn rác rưởi bẩn thỉu.

CHÙM THƠ MAI XUÂN THẮNG

 

CHÙM THƠ MAI XUÂN THẮNG Sửa

anh_m.x.thang

NHÀ THƠ MAI XUÂN THẮNG

SÔNG QUÊ

Nhớ buổi đồng quê gió xạc xào

Trăng mồi lộng xoã đỉnh vời cao

Hồn sông thổn thức tình dâu bể

Sóng rộn thuyền khua nước rạt rào

Mỗi mùa lênh láng lũ dâng tràn
Ăm ắp đôi bờ nước chứa chan
Hờn lẫy ai kìa sông giận dữ
Dòng trôi xối xả cuộn non ngàn

Có một ngày vui thật điệu đàng
Sông cười rộn rã chuyến đò ngang
Tiễn người thiếu nữ chiều mơ ấy
Cất buớc vu quy khỏi trễ tràng

Nhớ lắm mùa hoa cải trổ ngồng
Tươi ngời rực rỡ những triền sông
Bướm vàng thơ thẩn bay trong gió 
Khấp khởi lòng ai một tấm chồng

Dập dềnh kỉ niệm thuở xa xôi 
Một dải sông quê dẫu lở bồi
Lữ thứ miền sương hồn khắc khoải
Nỗi niềm khói sóng chẳng phai phôi*

* Dựa ý câu Yên ba giang thượng sử nhân sầu ? của Thôi Hiệu
Mai Xuân Thắng


ĐẮC NÔNG YÊU THƯƠNG !

*****

Đắc Nông ơi, Đắc Nông !

Hai tiếng yêu trào dâng

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2022

"CHIẾN SĨ VÔ DANH" CHẲNG LẼ LẠI LÀ CHIẾN SĨ… “VÔ DANH TIỂU TỐT”?

 

"CHIẾN SĨ VÔ DANH" CHẲNG LẼ LẠI LÀ CHIẾN SĨ… “VÔ DANH TIỂU TỐT”?

 

Sự vô hồn của mộ chí "Liệt sĩ chưa biết tên"
Ảnh: ST

       HOÀNG TUẤN CÔNG

Báo Tuổi Trẻ (05/07/2022) có bài Phải đổi tất cả các bia mộ liệt sĩ 'vô danh' thành 'liệt sĩ chưa xác định được tên'. Theo đây, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung chỉ đạo “cần thực hiện quyết liệt việc đổi tên bia mộ”, bởi theo ông, “Không liệt sĩ nào là vô danh, những liệt sĩ đều có tên tuổi, quê quán. Vì vậy việc ghi tên bia mộ cần nghiêm túc thực hiện, thống nhất tên trên những tấm bia này là “liệt sĩ chưa xác định được thông tin”, không để “vô danh” nữa”.

Thực ra, đây không phải là ý kiến mới hoặc mang tính cá nhân của ông Đào Ngọc Dung. Trao đổi với báo Pháp Luật TP.HCM, lãnh đạo Cục Người có công (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết việc đổi tên đã được nêu rất rõ ràng trong Nghị định 131/2021 của Chính phủ.

Cụ thể, khoản c, điều 152 về quản lý, chăm sóc công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ có quy định trên bia mộ liệt sĩ phải ghi thống nhất họ và tên, ngày sinh… “trường hợp không có thông tin thì trên bia mộ ghi “Mộ liệt sĩ chưa xác định được thông tin”. Và ông Hoàng Công Thái, nguyên Cục trưởng Cục Người có công, cho rằng “việc thay đổi tên bia mộ liệt sĩ vô danh được bàn từ lâu, vì có ý kiến cho rằng để vô danh là “hơi vô cảm’, vì liệt sĩ nào cũng có tên tuổi, địa chỉ, gia đình, quê quán...“Những liệt sĩ này chưa xác định được thông tin chứ không phải vô danh. Do vậy trên bia mộ ghi “Mộ liệt sĩ chưa xác định được thông tin” sẽ chính xác hơn.” (báo Pháp Luật TP.HCM).

KHÓI HƯƠNG THƠM ĐẾN LẠNH NGƯỜI

 


KHÓI HƯƠNG THƠM ĐẾN LẠNH NGƯỜI
(Nhận đọc tập thơ Mật ong vàng lũng núi của Bùi Quang Thanh )
 
Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý
Bùi Quang Thanh từng là người lính của thời chống Mỹ. Lính sư đoàn 10 Quân giải phóng Tây Nguyên. Nói theo cách nói dân dã là hạt gạo trên sàng được may mắn sống sót qua thời đạn bom khốc liệt và đói rét triền miên. Đồng đội anh đã biết bao người ngã xuống nơi chiến trường gần, chiến trường xa. Chiến tranh vẫn là nỗi ám ảnh đối với những cựu binh đã từng lăn lóc trận mạc như anh. Hơn thế, anh là nhà thơ thì những hồi ức trận mạc thấm đẫm máu và mồ hôi càng thẳm sâu nhức buốt.
Có mùa thu hòa bình đầy hụt hẫng trong anh, khi trước mắt hiện lên hình ảnh “Sừng sững tượng đài chiến thắng - đìu hiu dáng mẹ lưng cong”. Đấy cũng là nỗi buồn chiến tranh không thể khỏa lấp được. Cái cao lớn hùng vĩ của tượng đài chiến thắng “đối lập” với cái thấp bé hiu hắt cuả dáng mẹ lưng còng mang nhiều ý nghĩa xã hội sâu sắc. Và, câu thơ buồn như lời hương khói cất lên từ nước mắt của thời hậu chiến : “Cuối vườn thu vơi bay từng sợi nắng, rứt gì lòng mẹ thu ơi! Khói hương thơm đến lạnh người. Ngọn khói : tóc mây, chân hương: nguồn cội/ Kẽo kẹt từ vồng tre ấm bụi – tre già măng mọc – mà thương” ( Lời hương khói )

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2022

CHÙM THƠ MAI XUÂN THẮNG

 


CHÙM THƠ MAI XUÂN THẮNG Sửa

QUÊ HƯƠNG MẾN THƯƠNG


Giữa bốn bề yên ả

Bâng khuâng trong ráng chiều

Ngọn gió đồng mát dịu

Tà huy buông cô liêu

 

Sông điểm chút ánh vàng

Trải sợi tình miên man

Nhấp nhô ngàn sóng cuộn

Luyến lưu ngày sắp tàn

 

Núi níu làn mây biếc

Vẽ lên nền trời xinh

Dáng hình cụ voi phục

Dõi mắt về cố kinh

Gió gọi miền kí ức
Mắt ai ngời lung linh
Suối tóc mềm óng ả
Nhuộm hương đồng băng trinh

 

Tiếng chuông chùa chợt vọng

Rung lòng người sâu thẳm

Quê hương mình đẹp lắm

Đất mẹơi ! Mến thương !

Mai Xuân Thắng

 

BAO GIỜ TRỞ LẠI

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2022

MÙA XUÂN DÂNG MẸ

 


NGUYỄN THỊ HỒNG NGÁT

MÙA XUÂN DÂNG MẸ

 

Mẹ...

Đã ba mươi năm con không dược gọi từ này

Mỗi lần nhớ mẹ mắt cứ cay cay

Mẹ...

Mỗi mùa xuân về con nhớ

Đất quê mình phù sa tươi đỏ

Mẹ nằm kia bên vạt ngô xanh Mẹ...

Dáng gầy chênh vênh

Đôi mắt hiền từ nhìn con âu yếm

Ngày xưa mỗi lần đói kém

Mẹ giành mình ăn độn phần khoai

Mẹ ơi

Nay cuộc đời khác rồi

Chúng con lớn lên không còn mẹ nữa

Nâng bát cơm thơm lòng con gọi khẽ

Mẹ ở đâu nhớ về

Mỗi lần trở lại thăm quê

Mẹ mừng rung rinh cây lá

Mẹ chính là cội rễ

Cho con kết quả đơm bông

Mẹ ơi

Ba mươi năm nước mắt lặn vào trong

Xuân về con viết bài thơ này dâng mẹ.

 

11/1967 -11/1997

 

LỜI BÌNH CỦA NGUYỄN THỊ THIỆN

 

Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2022

GIỚI THIỆU TIỂU THUYẾT "NHỮNG NGƯỜI TÔI YÊU"

 

GIỚI THIỆU TIỂU THUYẾT "NHỮNG NGƯỜI TÔI YÊU" Sửa

TIỂU THUYẾT NHỮNG NGƯỜI TÔI YÊU CỦA THU LÂM

                                                  Vũ Nho

thu_lm

NHÀ VĂN THU LÂM

        Thu Lâm xuất hiện liên tục trên văn đàn những năm gần đây. Tác giả đã trình làng ba tập truyện ngắn Say nắng, Nước mắt đàn ông, Vũ điệu tình yêu, tiểu thuyết Dạ khúc,  gây được tiếng vang, và bây giờ là tiểu thuyết mới Những người tôi yêu.  Một bút lực sung mãn và mạnh mẽ.

          Thu Lâm là cây bút chuyên viết về cuộc sống hôn nhân và gia đình. Tất cả các nhân vật của tác giả đều là những trí thức trong nước hoặc được học tập ở nước ngoài. Họ yêu nhau, lấy nhau, có cuộc sống hạnh phúc hoặc  nửa đường đứt gánh, hoang mang, đau khổ kiếm tìm bến đỗ mới. Riêng tiểu thuyết Dạ khúc, cũng  có chuyện tình yêu, nhưng  nhà văn dành nói về  chữa bệnh trẻ tự kỉ, một chủ đề còn ít người  viết quan tâm.

HAIKU NỮ THẾ GIỚI

 

HAIKU NỮ THẾ GIỚI Sửa

0.0.5.a._nht_hnh
BÁC SĨ ĐINH NHẬT HẠNH
       
Haikư Nữ Thế giới  
   (Trích dịch WHA Review số 18-2022 )

Mỗi năm một số,WHA Review của Hiệp Hội Haikư Thế Giới ra đều đặn từ năm 2003.Mỗi số tập hợp thơ Haikư tự chọn của hàng trăm Hội viên từ các châu lục bằng tiếng bản địa chuyển ngữ tiếng Anh,tiếng Pháp.Đến nay sau 15 năm phát hành đã tập hợp được hơn 6.762 khúc Haiku ,hàng trăm bài tiểu luận ,kết quả các Cuộc thi sáng tác thơ Haiku cùng tranh minh họa phong phú...
Kỳ này Website haikuviet.com trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc thân mến một số tác phẩm của Nữ Haijin quốc tế.

 BBT
  ZLATKA TIMENOVA (1949-   ) -Bulgaria
1-  Premier Janvier / je cherche / mes lunettes neuves
-  Ngày mồng một Tết
   tôi tìm đeo
   đôi kính mới   

2-  Un arbre parfait / en poème  / jamais écrit
-  Một cây hoàn chỉnh    
    bằng thơ 
   không bao giờ viết nổi

3-  Champ de neige / à l'ombre un oiseau / dessine le silence  
-  Đồng tuyết trắng 
   trong bóng râm 
   một con chim đang vẽ niềm tịch lặng 

Thứ Hai, 11 tháng 7, 2022

CHÙM THƠ CẦN VŨ

CHÙM THƠ CẦN VŨ Sửa

anh_chan_dung_can_vu

GIỌT ĐÀN KHUYA

Giọt đàn khuya rớt neo đầu ngọn gió

Cây rầm rì thả nỗi nhớ vào đêm

Vắng bóng người, phố bỗng rộng dài thêm

Vầng trăng khuyết lúc như mờ, như tỏ.

 

Bước chân đưa lặng thầm qua lối nhỏ

Thoáng bóng hình, còn đâu đó thân quen

Nhớ giọng cười, làn hơi ấm kề bên

Gần gũi lắm, mà sao giờ xa quá.

 

Lẻ loi bước, con đường như rất lạ

Có lẽ nàonơi ta đã từng đi

Có lẽ nàotừ giây phút phân ly

Hồn trống rỗng, trái tim thành hoang mạc.

 

Người đã khác, đêm vô tình cũng khác

Nốt nhạc trầm xao động giấc mơ xưa.

Sương phủ dầy, hay trời rắc màn thưa

Nhạt nhoà bước, nhạt nhoàtrong hoài niệm.

 

Hà nội, đêm 21/4/2021.

 

 

CHIỀU NGHIÊNG

 

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2022

HÁT NGHẸO

 

 

HÁT NGHẸO Sửa

Hát Nghẹo!

(Góp vui - vốn cổ)

                 VINH BIẾU

 

Đến thời trẻ con chúng tôi, hát Nghẹo hay hát Ghẹo gì đó, tôi không rõ. Nhưng chỉ biết ở quê Phú Thọ tôi xưa có tục hay nói chệch. Hát Đối hay là hát Đúm? Hát Ghẹo hay là hát Nghẹo? Tôi không phải là nhà nghiên cứu để gọi cho chính xác. Chỉ biết, còn được nghe hát vớt vát qua một vài lễ hội Đền Hùng và qua lời kể mà thôi.

Ông bác Quản Sảng của tôi, hay còn gọi tên tục là ông Quản Sẻng có kể lại. Thời trước, rất say sưa đi hát đối đáp, chòng ghẹo nhau lắm. Thấy mấy anh thợ gặt đi ngoài đường, cánh con gái trong sân hát trêu ra. Thế là hai bên “khẩu chiến” đến trưa liềm hái ra về, lỡ cả buổi gặt, quên cả ăn trưa.


Trong một bữa tiệc, cánh con gái sắp cỗ trêu khăm, bắt cánh con trai phải lên tiếng mới chịu.

Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2022

CON CHIM LẠ

Truyện ngắn Nguyễn Bàng

CON CHIM LẠ

nguyn_bng_2

*

Mới chớm hè mà cây cối hai bên ngõ nhà Sơn đã xanh mướt mắt. Ngoài đàn sẻ và lũ chim sâu quen thuộc ngày nào cũng lích chích kiếm mồi quanh các lùm cây, mấy hôm nay đến thêm một con chim lạ. Trông nó chỉ nhỉnh hơn cái trứng vịt nhưng bộ lông rực rỡ ba bốn màu tuyệt đẹp. Sơn thấy không phải nó đi tìm mồi mà như một nghệ sĩ lãng du, ngày hai buổi sáng sớm và xế chiều, nó bay đến, nhảy nhót hết từ lùm cây này sang lùm cây khác rồi đậu trên một cành cao say sưa hót mấy khúc vang trời. Sơn đa nghe nhiều con chim cảnh hót, có con giá tiền triệu, nhưng chưa có giọng hót nào trong trẻo ròn tươi như con chim trời này. Ôi! Ước gì Sơn có nó để nuôi chơi!

CHÙM THƠ PHẠM TÂM DUNG

 

CHÙM THƠ PHẠM TÂM DUNG

tm_dung_1

NHÀ THƠ PHẠM TÂM DUNG

Đơn côi

 

Có một chiều như thế 
Thả mắt nơi chân trời 
Ngắm mây trôi vô định 
Phía sau là
đơn côi.

Có một chiều như thể 
Mắt hờ dõi tìm nhau 
Lời gầ
n, người xa lắc 
Chiều buông phủ trắng đầu
.

Chiều từng chiều như thế 
Người ơi người ở đâu 
Dấu chân hờ lỗi hẹn 
Vẫn mịt mờ bóng câu
.

Chiều từng chiều như thế 
Thương hoàng hôn vật vờ 
Sương giăng mờ lối đến 
Chết lặng một hồn thơ
.


Vẫn chỉ mình em 

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2022

5 BÀI THƠ CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN

 

5 BÀI THƠ ĐỘC VẬN 7 CHỮ

Chùm thơ: Đặng Xuân Xuyến

*

ng_xun_xuyn

NGƯỢC DÒNG

 

Hôm nọ có người ghé bến sông

Nói chuyện nhà bên đã gả chồng

Từ độ ngược dòng đi xây mộng

Chả thấy một lần ghé bến sông.

 

Tôi biết người ta chẳng ngóng trông

Chỉ mình tôi với mộng hư không

Chiều qua lạc bước về Kim Động

Tôi lại trắng đêm hứng gió đồng.

 

Tôi biết người ta đã gả chồng

Giờ là mệnh phụ giữa phố đông

Tôi buồn tôi giận tôi dại mộng

Say mãi đò ngang khách má hồng.

 

Đã mấy đông rồi, đã mấy đông

Bếp lửa nàng nhen có đượm hồng

Mỗi bận nàng ra cài then cổng

Có lạnh so người trước gió đông?

 

Nàng có còn quen nép cạnh chồng

Hững hờ dạo gót giữa phố đông

Lá vàng lả tả khi chiều xuống

Có thấm cô đơn bởi gió cuồng?

 

Tôi biết người ta chẳng đoái trông

Chỉ mình tôi với mộng hư không

Tôi buồn tôi giận tôi dại mộng

Lỡ cả chuyến đò khách sang sông.

*.

Hà Nội, Ngày 29 tháng 11-2014

ĐẶNG XUÂN XUYẾN

-

-

-

TÌNH CHUNG

 

Mới hẹn mới thề nhất nhất tôi

Kiếp này, kiếp nữa chỉ yêu tôi

Thế mà tấp tểnh theo họ vội

Vất tuột hẹn thề bỏ sông trôi

 

Thì chữ chung tình rớt đầu môi

Biết rồi nên chỉ tự trách tôi

3 xu kiếm được duyên vài tối

Hà tất thở than đứng với ngồi.

Thứ Hai, 4 tháng 7, 2022

THĂ MLÚA - MỘT KHÚC NGÂM

 

Thăm lúa- một khúc ngâm

 

VŨ NHO

 



 

Có thể coi "Thăm lúa" như là một khúc "Chinh phụ ngâm" mới, gắn liền với cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Chàng trẻ tuổi chỉ là một trai làng ra đi giản dị, nhẹ nhàng, không ồn ào như chinh phu "Giã nhà đeo bức chiến bào. Thét roi cầu Vị ào ào gió thu". Còn nàng chinh phụ là một nữ nông dân đảm đang, khoẻ khoắn. Nhân vật mới, tình cảm mới, cho nên mở đề của khúc ngâm cũng mới. Không phải là cảnh đêm tối, khói lửa:

Trống Tràng thành lung lay bóng nguyệt

Khói Cam tuyền mờ mịt thức mây

        Mà là một khung cảnh đồng quê tươi tắn, sống động, chan hoà màu sắc âm thanh.

                       Mặt trời càng lên tỏ

                       Bông lúa chín thêm vàng

                       Sương treo đầu ngọn cỏ

                       Sương lại càng long lanh

                       Bay vút tận trời xanh

                       Chiền chiện cao tiếng hót

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2022

NHÂN VẬT NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG "CÕI NHÂN GIAN"

 

NHÂN VẬT NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG "CÕI NHÂN GIAN" Sửa

NHÂN VẬT NGƯỜI KỂ CHUYỆN  TRONG “CÕI NHÂN GIAN” CỦA NGUYỄN PHÚC LỘC THÀNH

                                                                      Vũ Nho

v_nho_tc_bch_kim

                        NHÀ VĂN            VŨ NHO

         Thường thi trong một bộ trường thiên tiểu thuyết, các nhà văn lớn  chọn góc nhìn của một nhân vật ngôi thứ ba “biết tuốt” để kể chuyện, miêu tả, phân tích và bình luận. Đó là một lựa chọn phổ biến và nó đã đem lại kết quả khá mĩ mãn cho các tác giả văn học  từ cổ điển  đến văn học hiện đại. Tác giả Nguyễn Phúc Lộc Thành lại không làm như thế. Việc viết bộ trường thiên tiểu thuyết bốn cuốn, 8 tập gần 2000 trang in khổ lớn trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, người đọc không ưa viết dài , đọc dài là một việc vô cùng mạo hiểm. Lại nữa toàn bộ các nhân vật trong 8 tập sách đều được kể lại bởi một góc nhìn, một giọng điệu, một người kể chuyện xưng tôi đó là nhân vật Thiện Hương, một Phó tiến sĩ, một đảng viên từ  dòng đầu đến dòng cuối lại cũng là một thử thách hết sức ngặt nghèo. Nếu không trường vốn sống, không cao tay nghề, không tự tin, nhất là tin vào cái duyên kể chuyện  hấp dẫn, biến hóa thì sự thất bại là “nhãn tiền”. Thật may là Nguyễn Phúc Lộc Thành đã vượt qua được thách thức một cách ngoạn mục. Bộ tiểu thuyết đã giành được nhiều lời khen  ngợi của các nhà văn, các nhà phê bình và cả bạn đọc nữa  thể hiện trên báo mạng, báo giấy, báo nói, và cả những bình luận trên các trang Facebook.