Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013

VIÊN NGỌC MÀU HUYẾT DỤ

Viên ngọc màu huyết dụ – NGUYỄN THỊ NGỌC HÀ

IMG_0532
Tỉnh hẳn, tôi mới thốt thầm. Ối trời !…chỉ là giấc mơ. Nhưng rồi dưới ánh đèn chùm lúc chập tối chưa kịp tắt, viên ngọc vẫn lóng lánh. Đã nửa đêm, gió rào rào lẫn tiếng mưa đổ trên mái cọ. Tự giải thích. Có lẽ vì mưa to nên người ấy lỗi hẹn, nhưng tôi vẫn trằn trọc không sao ngủ lại nổi.
1
Khu Resot Đào Nguyên gồm nhiều vila biệt lập. Diện tích mỗi vila khoảng sáu chục mét vuông, nội ngoại thất toàn bằng gỗ, mái lợp lá cọ. Các vila cách nhau một vườn hoa nhỏ. Nhân viên lễ tân đẩy hành lí của mẹ con tôi đến vila số sáu. Người đàn ông bên vila số bảy như không chú ý đến sự có mặt của hàng xóm mới. Anh ta mặc đồ tập võ màu đen, nằm duỗi chân trên chiếc phản gỗ ngoài hiên như đang thư giãn sau khi tập, loáng  thoáng chiếc đai đỏ buông thõng xuống dưới đất.
2
Đã thành quen, sáng nào tôi cũng dậy lúc 5 giờ để đi bộ. Nhẹ tay chốt cửa để không ảnh hưởng đến giấc ngủ của con.Tôi qua chếc cầu kết bằng ba cây luồng bắc ngang con suối cạn để đi tắt ra ngoài khu Resort. Không gian trong sạch tạnh vắng, tôi thấy trong người nhẹ bẫng, phút chốc quên hẳn đường phố ồn ào bụi bặm mỗi ngày, quên hẳn sự khúc mắc giữa chồng với mình bấy lâu nay. Từng giọt sương đêm như những hạt kim cương li ti lóng lánh trên thảm cỏ xanh mướt ven con đường đất. Tâm hồn tôi thoắt vô vi theo tiếng chuông chùa văng vẳng. Tiếng chuông cứ thủng thẳng, lúc thật gần lúc lại rất xa, lúc như  dưới lòng đất vọng lên, lúc lại như trên trời vọng xuống. Chợt tôi chững lại, bởi xuất hiện người đàn ông cưỡi con ngựa bạch đang bước chậm rãi phía trước. Tuy sương mờ, nhưng tôi vẫn nhận ra người ấy mặc bộ đồ tập võ màu đen có đai đỏ, giống trang phục của người đàn ông ở vila số bảy. Chỉ có con đường duy nhất, người ấy vượt qua lúc nào mà mình không thấy?  Vừa lãng vào suy nghĩ về hiện tượng ấy, thoắt đã không thấy người, ngựa đâu nữa.
Tiếng chuông như dẫn dụ tôi bước tiếp. Tôi đi mãi vẫn không gặp đình đền chùa nào, chỉ thấy sau cây gạo đã cỗi một nhà ngói ba gian hai chái, trước thềm có tấm liếp chắn nắng gió đan bằng cật tre nứa, giống kiểu nhà của nông dân đồng bằng Bắc Bộ. Nhà xây không to không cao, mái ngói đã thâm, chân tường xám mốc, vài mảng vôi vữa long lở để lộ những hàng gạch nhom nhem mưa nắng. Trước sân không cổng không hàng rào, chỉ  rặng tre rậm rì bao quanh, ngăn cách nhà với cây dại ven rừng. Nếu không có bà lão đang quét lá rụng trong sân, tôi đã nghĩ đây là ngôi nhà  hoang.  Bà lão mảnh mai tầm thước, da đã điểm đồi mồi, tóc trắng như tơ óng dưới vành khăn nâu đã bạc. Bên trong chiếc áo dài nối vai hai màu nâu đậm nâu nhạt, lấp ló vạt áo cánh màu gạch non. Lúng túng trước ánh mắt còn tinh anh của bà lão ngẩng lên nhìn mình đăm đắm, tôi cúi chào lễ phép.
-    Con chào bà.
Vừa vuốt cốt trầu quanh vòm miệng đã nhăn nheo, bà vừa đáp lại  bằng giọng ân tình.
-    Ta chào con.
Không vồn vã, bà lão vẫn lẳng lặng vun lá  khô về một góc sân rồi mới quay lại mời khách vào nhà. Tôi định khước từ lời mời, lại nghe giọng bà khẽ dục. Vào nhà đi con. Tôi bị hút theo tà áo nhún nhảy cùng nhịp chân của bà lão xa lạ.
3
Trong nhà khác hẳn vẻ hoang sơ bên ngoài, càng vào càng sâu. Cách bài trí nội thất giống nhà của nho sĩ hơn nhà nông dân. Những cột lim, xà dọc, xà ngang chắc bóng. Mấy tủ đặc sách dựng sát hai bên tường. Bà lão nghiêng đầu nhìn tôi.
-        Con là nhà giáo.

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

Vẻ đẹp nụ cười người con gái






QUÊ HƯƠNG
          Giang Nam
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
“Ai bảo chăn trâu là khổ”
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
Những ngày trốn học
Đuổi bướm cầu ao
Mẹ bắt được…
Chưa đánh roi nào đã khóc
Có cô bé nhà bên
Nhìn tôi cười khúc khích
Cách mạng bùng lên
Rồi kháng chiến trường kì
Quê tôi đầy bóng giặc
Từ biệt mẹ tôi đi
Cô bé nhà bên ( có ai ngờ)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn ( thương thương quá đi thôi!)
Giữa cuộc hành quân không nói được một lời
Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại
Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi
Hòa bình tôi trở về đây
Vẫn mái trường xưa, bãi mía luống cày
Lại gặp em
Thẹn thùng nép sau cánh cửa
Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ
Chuyện chồng con ( khó nói lắm anh ơi!)
Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi
Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng.
Hôm nay nhận được tin em
Không tin được dù đó là sự thật
Giặc giết em rồi quăng mất xác
Chỉ vì em là du kích em ơi
Đau xé long anh chết nửa con người!
Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn roi
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi
                   1960
Lời bình của Vũ Nho
VẺ ĐẸP NỤ CƯỜI NGƯỜI CON GÁI
Có câu ca “ Người xinh cái bóng cũng xinh”. Nhưng có lẽ nét xinh đẹp dễ nhận biết nhất của người con gái  là nụ cười. Ca dao viết:
          …Miệng em cười
          Như hoa mới nở, như mặt trời mới lên
Tác giả “ Bên kia song Đuống” cũng đã viết những câu thơ rất đẹp về bao người con gái “khuôn mặt búp sen” :
          Những cô hàng xén răng đen
          Cười như mùa thu tỏa nắng
Giang Nam trong bài thơ “ Quê hương” mà các bạn đã quen thuộc cũng viết về nụ cười người con gái. Nhà thơ không tả vẻ đẹp của nụ cười mà lại chú ý đến tiếng cười. Nhưng từ chuyện “âm thanh” ta cũng biết được không chỉ vẻ đẹp của nụ cười mà còn cả vẻ đẹp tâm hồn của cô gái nữa. Trong bài thơ, nhân vật trữ tình cô gái có ba lần cười:
-         Cô bé nhà bên, nhìn tôi cười khúc khích
-         Cô bé nhà bên ( có ai ngờ) cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
-         Lại gặp em thẹn thùng nép sau cánh cửa
Vẫn khúc khích cười, khi tôi hỏi nhỏ
Chắc là cũng ít người để ý đến sự khác nhau của ba lần cười đó, chính xác hơn là lần cười thứ ba khác với hai lần đầu.

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

NỖI BUỒN NHÂN THẾ TRONG “VẾT THỜI GIAN”






NỖI BUỒN NHÂN THẾ TRONG “VẾT THỜI GIAN”
Đọc tập thơ Vết thời gian của Nguyễn Đức Hạnh *
                                     
Vũ Nho

Hơi lạ một điều là thơ của Nguyễn Đức Hạnh, một nhà giáo, một nhà khoa học có học vị Tiến sĩ hẳn hoi, nhưng không hiểu sao, không hề có dấu vết nào của hai cái nhà ấy trong tập thơ “Vết thời gian”. Cứ ngỡ như một anh nào đấy làm nghề tự do, hay một anh chuyên bán hàng rong trên phố nhưng lòng dạ đang ngổn ngang bao nỗi lo phía nhà quê:
Tôi ôm đòn gánh tôi ngồi
Đôi quang gánh trĩu ngàn lời xót xa
Bão giông trắng cánh đồng nhà
Khoai gầy nuôi mẹ, sắn già nuôi con
                             Chợ đời
Đọc kĩ bài thơ mới thấy hóa ra những khoai gầy với sắn già kia chỉ là hình ảnh có tính  biểu tượng, và cả đôi quang gánh nữa- không phải là quang gánh thật mà chỉ tượng trưng cho nỗi vất vả gánh nỗi buồn nhân thế đem bán  chợ đời. Quả thật, thơ Nguyễn Đức Hạnh nói khá nhiều đến nỗi buồn. Tác giả thường nhạy cảm với những tất bật, toan lo, dầu dãi, cay đắng, ngậm ngùi và nhiều nhất là buồn. Một số nhan đề bài thơ của anh cũng đã gợi buồn : Chợ đời, Buồn chân quê, Chợ chiều, Lỗi hẹn, Đàn lạnh, Nỗi buồn mơNhưng càng đi sâu vào cảm xúc cụ thể lại càng thấy buồn nhiều hình, nhiều vẻ : Buồn tím tái chiều đông, buồn méo, buồn tròn, buồn trong, buồn đục, buồn tỉnh, buồn sayĐây là một nỗi buồn lớn khi anh tới chợ chiều “bày hàng khát vọng, bán lời ước ao” :
          Chợ chiều người đã vắng không
          Tôi ngồi phơi hết mấy nong nỗi buồn
          Em qua như một làn hương
          Đêm về nhẩm tính lãi buồn gấp đôi
                             Chợ chiều
Đi chợ bán hàng mà lãi thì đáng mừng vui rồi. Nhưng lãi buồn gấp đôi thì chẳng biết là có thể vui được không? Có thể nói là nỗi buồn nhân thế luôn thường trực trong người cho nên đi đâu, nhìn gì, thi sĩ cũng thấy nhuốm buồn. Nghe đàn trên sông Huế, anh cảm buồn : Mắt buồn như  đáy sông sâu/ Đàn mưa từng giọt nát nhàu vừng trăng ( Đàn lạnh). Vắng người thương mến thì dù có bao nhiêu là người, cái buồn vẫn vây  chật xung quanh : Đông người mà chẳng có em/ Núi thành sa mạc buồn chen nỗi buồn ( Đếm mưa). Nỗi buồn ấy nhuốm lên Tháp Bà Nha Trang, dù cảnh Nha Trang là cảnh vui : Nha Trang cười mê mải/ cầu Xóm Bóng phân vân/ Tháp Bà buồn rười rượi ( Ngẫu hứng Nha Trang). Đem con mắt buồn, tấm lòng buồn để nhìn hàng thông Đà Lạt, lập tức hàng thông ở đây thành hàng thông xanh màu buồn : Những hàng thông xưa cũ/Xanh nỗi buồn trăm năm (Tự tình cùng Đà Lạt). Nhìn con thuyền trên sông Cầu của Thái Nguyên, anh cũng có cảm giác nó đang chở buồn về đâu đó : Thuyền chở buồn tênh lệch cánh buồm( Buồn chân quê).

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

GẶP BẠN THÁI NGUYÊN Ở NHA TRANG

GẶP BẠN THÁI NGUYÊN Ở NHA TRANG


Chiều thứ TƯ, 27 tháng 3, ăn cơm chiều xong có tin đoàn nhà văn Thái Nguyên đi dự trai sáng tác Đà Lạt ghé qua. Một lát sau thì gặp Hồ Thủy Giang và mấy người. Các bạn viết trẻ mình chưa quen. Nhà văn Hồ Thủy Giang, trưởng trại cũng mang phu nhân đi theo. Ghé qua phòng 501 của vợ chồng trưởng trại Đà Lạt, rồi mời các bạn đến phòng 304. Hỏi thăm tình hình Đà Lạt mới biết anh Nguyễn Huy Quát cũng đi trại, nhưng về bằng máy bay. Hội tài trợ cho các trại viên toàn bộ tiền đi lại. Thế là oai hơn Hà Nội rồi. Ghi cho Hồ Thủy Giang địa chỉ email, địa chỉ Blog và địa chỉ FB. Hồ Thủy Giang bảo lần này về Thái Nguyên nhất định sẽ mở FB và Blog để đưa tác phẩm và giao lưu với bạn bè.
Ảnh chup vợ chồng nhà văn Hồ Thủy Giang, nhà thơ Nguyễn Hồng Phượng (áo đen) với Vũ Nho.
Một ảnh khác do Vũ Nho chụp vợ chồng nhà văn Hồ Thủy Giang, nhà thơ Hồng Phượng và vợ Vũ Nho.


Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

ỐC GIÓ - Trần Chiến

Ốc gió (1)- TRẦN CHIẾN

Bên mẹ tôi gốc lâu đời ở Hà Nội. Và bên ngoại toàn những người như tôi đã viết về cái anh thị dân sống đã dăm, bảy đời ở Hà Nội: Tài hoa, thông minh, lười biếng mà cũng hay sợ sệt, ngại đấu tranh lắm. Họ là những người luôn chọn những công việc chuyên môn mà làm…

nhà văn TRẦN CHIẾN
nhà văn TRẦN CHIẾN



1.
- Nhớ tận hưởng cuộc đời, an toàn và trả đúng phép. Đi nhá!
Anh Đích đập vào mấy bàn tay giơ cao, giống đám cầu thủ  thường làm trên ti vi sau khi ghi bàn. Anh sẽ về xứ bán sơn địa ôm vợ, đọc “thứ nhất rượu say ngà ngà, thứ nhì công tác đường xa mới về”. Trường dặm vào những cồn cát ven biển, với mẹ từ lúc sinh ra đến giờ chả nhìn thấy gì ngoài cát. Sang có ít ngày cùng ông bố hậm hụi trong xưởng sửa ô tô, ngồi đến khuya với bạn cũ chỉ một chai pép si, nếu có con gái thì thêm khô mực. Niềm vui đơn giản, cụ thể lắm, dù ba trăm sáu mươi đêm rồi chỉ ao ước phép tắc sẽ làm gì. Phấn thì càng tù mù. Tận hưởng cuộc đời thế nào đây khi mà ta vừa có tự do vừa có tiền, không vung vinh nhưng không đến nỗi phải tằn tiện quá?

Đảo Mang Mang rộng hơn trăm mét, công binh gầy lên ụ bê tông từ đá san hô, bên trong có hầm vũ khí, lương thực, máy thông tin. Chỗ sinh hoạt bên trên ngất ngưởng, đã thưng kính mà lúc nào cũng phừng phừng gió, ban ngày chói chang. Đóng một tiểu đội nhưng chỉ huy tận trung úy. Anh Đích “đảo trưởng” tốt nghiệp sĩ quan hải quân coi sóc ra lối nửa gia đình, sáng ra khua cả bọn dậy thể dục, thét “Thằng Trường thẳng người lên. Sáng ra đã “đi tìm chổi” thế à?”. Giờ cơm sáng nhắc Sang ăn chậm thôi, đừng áp dụng chiến thuật “đầy đầy mặn” hết suất thằng khác. Nhưng cũng chuyên nghiệp ra phết, nghĩa là lúc nào cũng lo cho quân có đủ việc, không cảnh giới thì lau vũ khí hay xới xáo mấy mảnh vườn bé bằng manh chiếu, tối đến nhất tề xem thời sự ti vi rồi hát. Lính, để rỗi rãi nó sinh lắm chuyện. May là lúc rút đi, công binh vứt lại những mảnh tôn, đem quây chắn gió cho cây rau mọc lên, không thì chỉ huy đến phải bắt chiến sĩ bê đảo đi lại cho đỡ rồi việc. Và có Ky, Quýt, Bống, ba con chó cái ôm đồm đủ các chức năng như chó nhà quê, kiêm thêm tha cá từ ngoài xa vào bờ. Để chơi thôi, chứ cá thiếu quái gì.
Ngoài biển và mặt trời rất thực, đảo tồn tại một tình trạng khác như là ảo mà rất khó chịu: chả ra thời chiến chả ra thời bình. Đang tranh chấp mà. Cách hơn cây số là nhà giàn đối phương ba tầng, có lẽ đóng cả đại đội. Pin mặt trời tha hồ nạp, ban đêm sáng trưng một vùng. Trang bị ác, chắc thế. Và tàu cứ lượn lờ, lắm lúc đang lượn thì xầm xầm đâm vào đảo ta, khiêu khích thôi nhưng thần kinh không lỳ không được. Bắn trước là “xong” với nó ngay. Mang Mang là tiền tiêu rồi, nên lính tráng phải toàn loại “chuẩn không cần chỉnh”. Nhưng chuẩn thế nào thì cũng vẫn con người, lỳ quá cũng có lúc rão ra lâu lâu mới hồi lại, như bị đùa dai đùa nhả.
Phấn năm thứ hai đại học thì đi nghĩa vụ, được anh Đích dành cho vài biệt lệ. Ngày ra đảo, người khác bộn bề đồ nghề bắt cá thì cậu lễ mễ hòm sách, nào truyện ngắn, tiểu thuyết, nào từ điển, giáo khoa, lại cuốn nhật ký. Sự riêng tư không nhiều, ghi chép hàng ngày khí dị biệt, có khi còn bị đem ra “soi” chung, nên sổ thành cuốn vở học ngoại ngữ là chính. Ngày đôi tiếng, Phấn được phép ngồi dưới gốc bàng vuông đã cưa ngọn để không chắn góc bắn, giở giấy vở ra. Đôi lúc Phấn thừ người nhìn theo khúc củi đang hụp lặn giữa sóng xanh, anh Đích đi qua lơ đi rồi quay lại dậm dộ Sang: “Mầy choành chọe thì đừng hỏi nó sao con cò có sức vượt mấy trăm cây số ra đảo nữa nha”. Giờ đi ngủ, anh bắt Phấn đọc sách dưới ngọn đèn sạc cho cả tiểu đội nghe. Khi sách hết thì đọc lại, đến nỗi Phấn thuộc làu tiểu thuyết “Ba người bạn” của ông nhà văn Đức. Khi nào chán nghe chán cả đọc, bèn chuyển qua từ điển, nó có tác dụng ru ngủ nhanh kinh khủng, mà vốn liếng tiếng Anh của Phấn càng dồi dào.
Nhưng cũng có những đêm dài ra phết. “Tao nhớ cái đít vợ quá, sao mà nó nhẵn còn hơn da em bé”, Đích bảo. Tiểu đội kêu rinh sao những Hoa Hạnh Hồng Đào báo Tiền Phong cho địa chỉ dạo này không viết thư cho chiến sĩ biển nữa hay đã lấy chồng cả rồi. Đảo trưởng hét “Ngủ đi, không lơ mơ lung tung nữa. Ngày mai thằng Tấc nấu cá cóc nhớ bỏ cái mật, nghe không?”, vẫn trằn trọc. Phấn không viết thư cho Hạnh Hoa Đào Hồng nào, cũng chán món canh cá cóc lắm rồi, nhưng vẫn phải nghĩ về phụ nữ. Dáng hình nào thì cũng giống mẹ với chị Nếp cả, sao cứ là mật ngọt cho đời, để ta phải tơ tưởng thế này thế nọ.

VÂN LONG - Thanh thản giữa việc đời bề bộn

Mong thanh thản giữa việc đời bề bộn – VÂN LONG

phong độ NHA TRANG
phong độ NHA TRANG


80 năm tuổi đời, 60 năm tuổi thơ, nhà thơ Vân Long chưa một ngày ngừng viết.Từ ‘ngõ Tràng An’, hành trình 60 năm của nhà thơ Vân Long đi qua xứ cảng (Hải Phòng), xứ Đoài mây trắng (Hà Tây cũ) và rồi lại trở về với kinh kỳ. Nhà thơ Vân Long từng đánh giá về chính mình: “Thơ và đời lặng lẽ”Vân Long cứ lặng lẽ làm nên vóc dáng riêng mình…
Tại Nhà sáng tác NHA TRANG 3/2013 nhà thơ Vân Long ghi cho BKA 3 bài thơ ngắn – để BKA khỏi phải đánh máy dài – anh bảo vậy

.
CHÂN TRỜI
Viết chữ Nhân trên nền trời
Bầy chim trách người trườn mặt đất!
Chân trời!
Là điều có thật:
Chân trời trên cánh bay
HOA MƯỜI GIỜ
Từ khi có chậu hoa mười giờ
Tôi bận hay về muộn
Hoa đồng hồ mệt mỏi số 12
Hoa đã thắm không tôi
Tôi giữa nắng không hoa
Như hai nửa một mối tình lận đận
Cái màu hoa dọc đường tưởng tượng
Có thắm hơn hoa đợi hiên nhà?
Mong thanh thản giữa việc đời bề bộn
Tôi phóng về em tốc độ hoa
KHÔNG ĐỀ
Hoa nở một mình phóng vắng
Cửa khóa – người xa đâu rồi?
Giận ai tống giam cái Đẹp
Xót hoa khoảnh khắc – một đời

Chép từ trang của BÙI KIM ANH

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

LANG THANG CÙNG NGUYỄN ĐỨC THIỆN





LANG THANG CÙNG NGUYỄN ĐỨC THIỆN
 Đọc tập thơ Lang thang của Nguyễn Đức Thiện
                                       
                                      Vũ Nho

          Nếu cứ theo từ điển duy danh định nghĩa, lang thang nghĩa là “đến chỗ này rồi lại bỏ đi chỗ khác, không dừng lại ở một chỗ nào nhất định” thì cuộc đời của Nguyễn Đức Thiện không thể gọi là  cuộc đời lang thang, gọi là lang bạt   cũng lại càng không ổn. Thực ra thì anh làm việc ở Thái Nguyên, có đi  bộ đội một thời gian (1972-1976) rồi quay lại Thái Nguyên. Từ 1986 anh vào tuốt Tây Ninh và định cư miết ở đó cho đến giờ. Như vậy, Nguyễn Đức Thiện sống rất ổn định ở hai địa điểm trên hai miền đất nước chứ đâu có lang thang,  lang bạt, trừ thời gian ngắn anh làm phóng viên cho Quân đoàn 2.
          Nhưng  lời đề từ của tập thơ, cũng như trên Blog cá nhân, Nguyễn Đức Thiện chọn mấy câu như là một tuyên ngôn sống, tuyên ngôn viết:
          Ta xé thân ta thành từng mảnh
          Ném vào đời
          Cho trọn cuộc lang thang
Như vậy “lang thang” và cuộc “xé thân” phải được hiểu theo nghĩa bóng. Mà nếu hiểu theo nghĩa ấy thì Nguyễn Đức Thiện quả là một cây lang thang, một nghệ sĩ lang thang thứ thiệt. Anh lang thang với những mảnh đời khác nhau của 7 tập truyện ngắn đã in. Anh lang thang với những số phận của một loạt các nhân vật khác của 7 tiểu thuyết đã in. Anh lang thang trong những thước phim truyền hình Tây Ninh, trong những truyện phiếm, trong tập thơ Lang thang và  trong cả những bài anh viết cho bè bạn…Anh đã lang thang những vùng đất, vùng trời,…nhưng lang thang nhiều nhất là “Lang thang vào cõi lòng người” ( Lang thang).
          Không theo dõi nhiều, nhưng được biết Nguyễn Đức Thiện đến với thơ muộn. Có thể nói là khá muộn so với văn xuôi. Không phải vì căn cứ trên  bài ghi năm tháng sớm nhất là 1994 ( Không đề trang 93) và  5 bài có năm tháng cụ thể cùng được viết tháng 2/2004, mà chủ yếu căn cứ vào giọng điệu và những chi tiết thơ, những trải nghiệm của người cầm bút. Ngay mấy dòng giản dị này cũng cho thấy định hướng của anh:
          “Tôi không có ý định xếp hàng trong dòng người làm thơ đông không kể xiết. Người làm thơ có nghề và không có nghề” ( Hy vọng). Cứ vào những gì đã viết, đã in của Nguyễn Đức Thiện, có thể thấy văn xuôi mới là điều mà anh đeo đuổi suốt đời. Từ thời tập viết trẻ trai cho đến khi  thành danh, rồi đến khi ngậm ngùi “ Thôi đành xa mái đầu xanh” ( Tóc bạc),  Nguyễn Đức Thiện vẫn cặm cụi, kiên trì, bền bỉ với văn xuôi. Không có ý định làm thơ, nhưng cuộc đời từng trải, nhiều va đập, đủ buồn vui, cười khóc  “ Đã bao lần cười khóc trong mưa/ Buồn tầm tã/ Sầm sập vui/ Có cả” ( Mưa) đã tự nó thành thơ. Đúng như nhận xét của  thi sĩ (đã quá cố) Trịnh Thanh Sơn :
          “Thơ Nguyễn Đức Thiện là thơ của một cuộc đời từng trải, ngụp lặn nhiều lần qua nhiều bến đục, bến trong, để  cuối cùng trở thành người đốn ngộ” (Nguyễn Đức Thiện kẻ lỗi hẹn sẽ về). Những trải nghiệm đời sống, những cuộc lang thang bất tận vào cõi lòng người đã khiến Nguyễn Đức Thiện phải tìm đến thơ. Mặc dù anh biết rằng đó là một công việc chẳng dễ dàng gì:
          Tôi vật chữ của tôi ra mà mổ xẻ
          Tìm cho mình một con chữ riêng riêng
                                      Hi vọng
Anh làm thơ vì thấy rằng viết truyện ngắn, viết tiểu thuyết, làm phim, viết truyện phiếm…vẫn  còn chưa đủ:

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

NGỌC BÁI MỘT THỜI ÁO LÍNH



                  


NGỌC BÁI MỘT THỜI ÁO LÍNH

          Các nhà thơ một thời áo lính thường tự hào có một thứ của chìm. Ấy là tình đồng đội, đồng chí những năm bom đạn chiến tranh. Tuy vậy không ai đem khoe của. Thơ của họ chỉ nói về người lính, về chiến tranh, về tiền tuyến, hậu phương một cách tự nhiên và đa dạng. Như là mỗi người một binh chủng, mỗi người một miền quê, mỗi người một tính nết.
          Ngọc Bái làm thơ khi làm lính. Làng lính, Lời riêng của lính, Đồng đội tôi trên chốt, Đôi điều về người lính, Một thời áo lính...Cho đến khi quân phục cởi bỏ rồi thì người lính vẫn ở lại trong anh, cùng anh nghĩ suy, trăn trở :
          Tôi cứ nghĩ có thể làm gì khác
          Có thể làm gì
                   Có những lúc
          Anh lính- nhà thơ Ngọc Bái đã từng trải mọi gian nan của cuộc chiến tranh.
Chúng tôi ngủ không đêm nào đẫy giấc
                          Đồng đội tôi trên chốt
Đã có lúc tưởng tàn hơi giữa trập trùng chiến địa
Đã có lúc bước chân như hẫng hụt
Đã có lúc phải nhẫn nhục kiếm một chỗ ngồi
                          Đôi điều về người lính

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

NHỮNG HỌ NỰC CƯỜI






THƠ X.MIKANKOV  TRONG BN DCH VIT, TÀY CA TRIU LAM CHÂU

Con cú và đom đóm
                   (Theo Mikhailốp)

Như một chiếc đèn chong
Đêm sâu thẳm ngoài đồng
Đom đóm lập loè phát sáng
(Một phận hèn đơn lẻ u buồn).

Một con cú đuổi theo
Tóm được con đom đóm
“Tôi đã làm gì anh?”
“Cậu đã quấy rầy tớ
Bằng ánh sáng của mình”.
Một bản án rõ ràng
 Phải xử ngay tức khắc.

Đom đóm tắt ánh sáng
Đành phải lên thiên đường…
Thực ra đom đóm ấy
Bị nuốt vào họng cú săn đêm.
                                       1957              

 
   Tua gạu oạ xính hỏi
                  (Rièo Mikhailốp)

T’ò  t’ồng  ăn  t’ẻn  tẻm
Gừn lẩc lịu noỏc nà
Tua xính hỏi d’ẻt d’è phjắp phính
(Slổ mỉnh eng p’uồn d’ó đan thân).

Tua gạu đeo  t’iẻp  rièo
Noa đảy thư  xính hỏi
“Khỏi hất lăng hẩư nỉ?”
“Ăn rủng roàng cúa mầư
Chẩu choả thuổn đang câu”.
Chăn xình lẻ ăn xá
Mẻn ta xét făn fi.

Xính hỏi đắp đi rủng
Lèo mẻn khửn mường sliên…
T’ọ gà rình xính hỏi
Mẻn gạu gừn kin đíp d’á nò.
                                       1957


  Những họ nực cười

Không có các họ sau:
Bạc nhược, Giẻ, Ăn bám
Điểm năm, Điểm hai, Canh
Hoảng sợ và Cái rốn.

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013

NGÃ TƯ





NGÃ TƯ
                                                                            Mã Tân Đình
                                                                         Vũ Công Hoan dịch

          Sau khi tốt nghiệp trung cấp, Diệp đến đơn vị làm việc chưa được mấy tháng, thì bị tuyên bố thôi việc.
         
          Sau khi thất nghiệp, Diệp đau khổ vô cùng.Bố mẹ ngậm đắng nuốt cay, thắt lưng buộc bụng nuôi con ăn học, mười năm dùi mài đèn sách, ai ngờ ngày tốt nghiệp lại là ngày thất nghiệp. Oán trời trách người chẳng giải quyết vấn đề gì, chuyện bức bách trước mắt là phải lập tức tìm được việc làm. Nhưng tìm thế nào đây? Bố mẹ là dân nhà quê thật thà chất phác, cả một thành phố to tổ bố như thế này bản thân không hề quen biết một ai, trong tình thế bị dồn vào bước đường cùng, Diệp chợt nghĩ đến nhiều tờ thông báo tuyển người dán trên các cây cột điện đường phố.
         
          Diệp cưỡi cái xe đạp cóc gặm lọc cọc lượn khắp đó đây già nửa ngày trời, tìm khá nhiều cột điện, xem rất nhiều thông báo tuyển người, cô cảm thấy tin tưởng hẳn lên không kìm nén nổi nụ cười hớn hở trên môi.Đâu đâu cũng cần người, hơn nữa điều kiện tuyển dụng hầu như như nhau: nữ, tuổi từ mười tám đến hai mươi mốt, chưa lập gia đình, thân cao một mét sáu mươi, khoẻ mạnh, ngũ quan đoan chính, ưu tiên tuyển dụng người nào có tướng mạo xinh đẹp. Những chỉ tiêu khác Diệp không dám nói, nếu xét tướng mạo, Diệp khỏi lăn tăn, mình cao một mét bảy mươi, mắt tinh răng trắng, đường nét thân thể nổi trội, không nói nghiêng nước nghiêng thành, song tuyệt đối khiến người thổn thức không quên. Điều đáng tiếc duy nhất là không có tiền để ăn diện.
         
          Nơi Diệp đến thi tuyển đầu tiên là một khách sạn. Ông chủ  là một lão đầu hói. Sau khi trông thấy Diệp, hai mắt trố lên, người mềm oặt, chưa nói hết hai câu, hai tay khẳng khiu như cẳng gà nổi gân xanh cứ run run mó máy trên cặp giò trắng nõn của Diệp. Diệp bỗng cảm thấy lợm giọng, tát một cái đánh đét vào mặt thằng già rồi sập cửa đi thẳng.

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

Gương mặt thơ Buồn





BÙI KIM ANH GƯƠNG MẶT THƠ BUỒN
                              
                                    Vũ Nho
                                                           
            Có thể coi tập thơ "Bán không cho gió", nhà xuất bản Hội nhà văn năm 2005 của Bùi Kim Anh như là một tuyển tập sớm tự làm. Một số bài trong ba tập Cỏ dại khờ, Lối mưa, Viết cho mình được tuyển vào đây hầu như nguyên văn để có 98 bài thơ với bốn câu đề từ rút từ baì "Không còn tự nhiên":
            Ước một ngày giữa tự nhiên
            Cởi cho gió rũ ưu phiền cuốn đi
            Cởi cho mưa xối nước kì
Nghe có vẻ  ngang tàng, dữ dội pha chút sex. Chẳng có một li một lai dấu vết nào của sự mô phạm vốn là một yêu cầu đối với cô giáo dạy Văn phổ thông trung học.
            Bùi Kim Anh là nhà thơ nữ mà cuộc đời riêng  không ít éo le, trắc trở. Từ chuyện của người cha "nhói nỗi đau năm tháng" đến chuyện của riêng chị  "Đứt thôi lại nối những những ba bảy lần". Chị tự bạch :
            Câu thơ em viết cho anh
            Còn ba chữ nữa mới thành lời yêu
            Phai sương nhợt nắng đã nhiều
            Câu thơ em viết cho em
            Cởi ra xa xót vò thêm nát nhàu
                                    Cho anh và cho em
Có lẽ chính cái nỗi niềm riêng còn thiếu chữ mới thành lời yêu, thành tình yêu; rồi khi có tình rồi lại đứt nối, lại chắp vá những ba bảy lần ấy đã thành một nỗi đau đớn, khổ tâm, dày vò đối với một phụ nữ vốn nhạy cảm, nhiều mơ mộng, hay vẩn vơ, lại cả nghĩ như Bùi Kim Anh.
            Người phụ nữ này yêu, dâng hiến, tôn thờ bằng tình yêu mùa thu. Thật  vất vả và đáng cảm thông biết bao khi chị  thốt ra: “Em suốt một đời đi tìm”
( Đi tìm). Mà đâu có phải là người khó tính, chi li, xét nét. Chị có thể bỏ qua đầy vị tha :
            Bao người đàn bà qua cuộc đời anh
            Em nào có biết
            Em yêu anh bằng tình yêu của người đàn bà
                                    Tình yêu mùa thu
Nhưng cũng chính vì yêu bằng tình yêu của đàn bà như vậy cho nên khi có thể vị tha, có thể âm thầm lặng lẽ, nhưng cũng không ít khi  ồn ào, xao xác hờn ghen. Trong sâu thẳm tâm thức, nhà thơ cũng tự nhận thấy điều này nên mới tự kiểm :
            - Em là người vợ chẳng ra gì
            Cứ giận dỗi và suốt đời nghi ngại
            - Cái người vợ guộc gày hay rắc rối
            Đòi hỏi suốt đời tình yêu
                                    Làm lại
            Yêu và hoài nghi, chịu đựng và phản ứng, tha thứ và lên án, chấp nhận và phản kháng, thỏa mãn và khao khát… luôn luôn thường trực trong đời sống tình cảm. Nó được thành thơ để giãi bày, để giải tỏa và cũng là để tự giải thoát. Vì thế mà thơ Bùi Kim Anh hiếm những câu vui, hiếm những khoảnh khắc bình yên, thanh thản. Cái cách làm thơ cũng không giống mọi người : Chú Cuội ngồi nhặt lá đa. Còn tôi nhặt ánh trăng tà làm thơ (Nhặt trăng). Tình yêu và tình thơ có một sự tương đồng :
            Nửa câu thơ để bên thềm
            Nửa đời yêu để tình duyên nhạt nhèo
                                    Lục bát cho người