Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

50 NĂM KHOA NGỮ VĂN ĐHSP VIỆT BẮC Ghi chép của Vũ Nho





50 NĂM KHOA NGỮ VĂN ĐHSP VIỆT BẮC

                                 
                                  Ghi chép của  Vũ Nho

           
Thế là đã tròn nửa thế kỉ cho một trường, một khoa và một lứa đầu tiên học ở ngôi trường thân yêu đó. Trường Đại học Sư Phạm Việt Bắc  ruột thịt. Trường đã được phong Đơn vị anh hùng. Nhưng với chúng tôi, những người con của khoa Ngữ văn, của trường thì dẫu không có danh hiệu đó, chúng tôi vẫn tự hào,  yêu thương, gắn bó với trường, với khoa. Vì đó là tuổi trẻ của chúng tôi, là buồn vui của chúng tôi, là biết bao kỉ niệm của thầy trò, bạn bè mà khi càng cao tuổi, khi càng khá hơn về đời sống vật chất, người ta càng thấm thía và  yêu quý, nâng niu. Với riêng tôi, không chỉ khoác áo sinh viên, tôi còn là cán bộ giảng dạy từ năm 1970 đến khi sang Nga, lại về dạy khóa 17 và 18 cho đến tháng 10 năm 1986 mới rời khoa. Tính từ năm 1966 vào trường, tôi cũng có đến 20 năm gắn bó với khoa Văn Việt Bắc.

          Năm kỉ niệm  trang trọng này khoa Ngữ văn có một cố gắng rất lớn. Đó là đưa xe về Hà Nội đón các thầy đã cộng tác với khoa, đã từng giảng dạy ở khoa, đã trực tiếp là  cán bộ giảng dạy của khoa trong danh sách cán bộ cơ hữu. Tôi được thấy GS, nhà giáo nhân dân Nguyễn Đình Chú, GS Đoàn Thiện Thuật, GS Đinh Văn Đức, GS Phong Lê và nhiều thầy cô khác của Viện Văn học, Trường Đại học Tổng hợp, Trường ĐHSP Hà Nội trong buổi Lễ kỉ niệm.

          Xe của khoa đón ở hai địa điểm là Đại học KHXH và nhân văn, ĐHSP Hà Nội . Một chiếc xe rộng rãi, đủ chỗ. Xe càng rộng bởi vì một số thầy cô đi xe riêng. GS TS Nguyễn Minh Thuyết, vợ chồng GS TS Lộc Phương Thủy, cô Bùi Thị Huân,… Xe chúng tôi có GS TS Trần Văn Bính, TS Nguyễn Văn Chính, PGS TS Trần Thế Phiệt, cô  Phương Lan ( cổ văn), cô Thục Hiền (  tiếng Nga), thầy Nguyễn Hữu Lục ( tiếng Nga), thầy Nguyễn Đức Liễn, và Vũ Nho. TS Nguyễn Kiên Thọ, vốn là sinh viên khoa 20 đã rất chu đáo phụ trách xe đi đến nơi, về đúng chốn.

Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2016

50 NĂM ĐHSP VIỆT BẮC - Thơ Trần Trung cựu sinh viên Văn khóa 1






MỘT NGÀY VẮNG BẠN-THƠ TRẦN TRUNG

Rượu đâu?
Chửa thấy bạn hiền.
Tìm đâu say
               Để
                  Tới Miền-Lãng-Phiêu?
              ***
Một mình
           Rót
              Nghiêng ngả
                               Chiều.
Đơn cô
        Nước mắt
                  Buồn xiêu
                              Tự mình.
               ***
Chén này
          Rót tiếp
                 Đinh ninh,
Quên đi thế sự !
               Trời xanh trên đầu...
              ***
“Tửu nhập ngôn xuất”
                           Dài lâu.
Một ngày vắng bạn
                       Nghìn sầu
                                 Tương tư...

                   HÀ NỘI,2/10/2016.

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

50 năm ĐHSP Việt Bắc - Thu hoạch từ khóa học ngắn hạn ở CHLB Đức





                                                 Vũ Nho và GS TS Bend Mayơ

NHỮNG  THU HOẠCH ẤN TƯỢNG TỪ MỘT KHÓA HỌC NGẮN TẠI CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC

                                                                   PGS. TS. Vũ Nho



          Theo hợp đồng đào tạo của Dự án phát triển giáo dục Trung học phổ thông với trường Đại học Potsđam (Cộng hòa Liên bang Đức), Đoàn cán bộ quản lí giáo dục của Việt Nam đã đến bang Brađenbuôc học tập trong thời gian 15 ngày ( từ 15 tháng 1 đến 29 tháng 1 năm 2008). Trưởng đoàn đã có báo cáo chung về kết quả học tập của Đoàn gửi lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các thành viên trong Đoàn đều viết thu hoạch gửi Ban điều hành Dự án. Riêng tôi, thấy có một số điều tâm đắc cần được trao đổi, vì vậy đã đọc thêm các tài liệu, trao đổi với TS Nguyễn Văn Cường, cán bộ phụ trách lớp học của Đại học Pôtsđam và cụ thể hóa các thu hoạch của mình thành các vấn đề để sẻ chia với những người quan tâm.



1.TỪ MỘT NỀN GIÁO DỤC PHÂN QUYỀN ĐẾN VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC YẾU TỐ TẬP TRUNG

           Theo báo cáo của GS.TS Bend Mayơ (Bernd Meier) và các tài liệu phát cho học viên, Công hòa Liên bang Đức là nước có truyền thống giáo dục phân quyền. Bộ Giáo dục Liên bang chỉ đóng vai trò tư vấn và khuyến nghị. Bộ giáo dục các bang là cơ quan quyết định toàn bộ phương hướng, nội dung giáo dục và chương trình khung của bang. Cơ quan trung gian giữa Bộ và trường là phòng giáo dục của các quận chịu trách nhiêm cung cấp và quản lí về cơ sở vật chất và nhân sự. Mỗi trường tự chịu trách nhiệm về phương hướng giáo dục,  nội dung giáo dục và kế hoạch dạy học và phát triển  của mình. Người điều hành trường và chịu trách nhiệm trước Bộ giáo dục là hiệu trưởng. Không giống như ở Auxtralia, hiệu trưởng chỉ được làm một nhiệm kì 5 năm ở một trường, nếu được tín nhiệm thì nhiệm kì sau phải làm hiệu trưởng ở một  trường khác; ở Đức, vị hiệu trưởng có thể làm suốt đời ở một trường, nếu vẫn muốn làm và được cấp trên tín nhiệm. Giáo viên ở Đức là người toàn quyền thực hiện các nhiệm vụ dạy học và giáo dục. Nếu không được sự thỏa thuận và đồng ý của giáo viên, hiệu trưởng hay bất kì vị quan chức giáo dục nào cũng không được phép bước vào lớp học. Giáo viên quyết định và chịu trách nhiệm về việc cho học sinh lên lớp hay không lên lớp, cho học sinh chuyển cấp hay không chuyển cấp. Trước đây, giáo viên tự ra đề, tự chấm bài thi tốt  nghiệp Trung học phổ thông và chịu trách nhiệm về tỉ lệ tốt nghiệp. Có điều vì không bị áp lực về thành tích nên học sinh đều nhận được kết quả tương xứng với nỗ lực học tập của mình.

50 năm ĐHSP Việt Bắc - Người phụ nữ Tày chiếm lĩnh văn Tây





                                      GS TS Lộc Phương Thủy phát biểu tại lễ kỉ niệm 45 năm

Người phụ nữ Tày chiếm lĩnh văn Tây



                             Vũ Nho

Chẳng cứ gì ở Việt Nam, mà trên thế giới, ngay cả những nước tiến bộ nhất cũng vậy, các nhà khoa học nữ luôn luôn chiếm một con số khiêm tốn so với nam giới. Ở ta, phụ nữ làm công tác nghiên cứu đã hiếm. Phụ nữ người dân tộc thiểu số trong lĩnh vực này lại càng hiếm. Một trong những người đó là Phó giáo sư, Tiến sĩ Lộc Phương Thủy, Trưởng ban văn học nước ngoài của Viện Văn học thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia.

          Điều đầu tiên có thể nói về chị, đó là một người con của núi rừng, trưởng thành hoàn toàn từ rừng núi. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp vừa bắt đầu, một chàng trai người Tày đi lính cụ Hồ đã nhờ đơn vị làm lễ cưới đời sống mới với một cô gái Hà Nội theo gia đình tản cư lên Yên Bái. Cô con gái đầu lòng Lộc Phương Thủy của họ được sinh ra tại Yên Bái, và lớn lên, học hết cấp 3 ở Sơn La, nơi ba mẹ cô công tác sau này. Năm 1966, Lộc Phương Thủy vào học khoa Văn, trường Đại học Sư phạm Việt Bắc, ngôi trường mới mở và chiêu sinh khóa đầu tiên. Bốn năm theo học cũng là bốn năm gắn bó với rừng, với núi Phú Lương và Đại Từ của Thái Nguyên, nơi trường sơ tán. Tốt nghiệp, chị được giữ lại khoa Văn để làm công tác nghiên cứu và giảng dạy. Vẫn là ở rừng cho đến khi trường trở về thành phố Thái Nguyên sau đại thắng mùa xuân 1975. Những năm tháng đó là những năm tháng cả nước có chiến tranh. Chồng chị, thiếu úy Nguyễn Ngọc Phú, sau lễ cưới đã biền biệt công tác tại chiến trường B và C. Chị vừa một mình nuôi con nhỏ, vừa nghiên cứu giảng dạy trong điều kiện sơ tán muôn vàn gian khó. Những việc dựng nhà, đào hầm, đi rừng hái măng, lấy củi tuy nặng nhọc, nhưng vốn quen với cô gái Tày khỏe mạnh. Song, việc nghiên cứu văn học cổ Hy Lạp- La Mã để dạy lại cho các bạn sinh viên suýt soát tuổi mình thì đây là công việc mới mẻ hoàn toàn. Muốn nghiên cứu văn học nước ngoài nhất thiết phải giỏi ngoại ngữ. Vốn tiếng Trung Quốc được học từ phổ thông và bốn năm đại học có thể dùng tạm. Nhưng tiếc thay, tài liệu Trung Quốc hầu như không có. Thế là Lộc Phương Thủy lại bắt đầu a, b, c tiếng Nga để có thể đánh vật với những tài liệu ít ỏi trong thư viện. Vừa nuôi con, vừa học tập, vừa giảng dạy, cô gái Tày giàu nghị lực đã âm thầm tích lũy kiến thức. Năm 1976, trong kì thi tuyển nghiên cứu sinh đi học nước ngoài, chị đã đỗ đầu khối Ngữ văn cả nước với ba môn thi đạt 25 điểm.

Thứ Tư, 26 tháng 10, 2016

50 năm ĐHSP Việt Bắc - Lên Thái Nguyên dự lễ kỉ niệm 45 năm



 LÊN THÁI NGUYÊN ĐỂ NHỚ 45 NĂM VỀ TRƯỚC



                            Vũ Nho



 Các cụ Văn khóa 1 quyết định năm nay không về dự Hội trường, hội khoa. Bởi vậy lên Thái Nguyên chỉ có hai vị đại diện từ Hà Nội là tôi và GS TS Lộc Phương Thủy. Vì tôi và Thủy  vừa là sinh viên, vừa là giáo viên, đều dạy ở khoa Văn sau khi đi Liên xô về mới chuyển công tác. Lộc Phương Thủy còn tiếp tục dạy cao học  cho khoa khi đã về Viện Văn học.

          Hai  giờ, tôi gọi ta xi đường dài đến đón Thủy, rồi qua Khu tập thể trường Nguyễn Ái Quốc đón GS TS Trần Văn Bính, thầy dạy chúng tôi ngày xưa và Bàn Tuấn Năng, con trai TS Bàn Tiến Tân, cùng lớp chúng tôi.

          Xe thẳng tiến Thái Nguyên. Trên xe, tôi là người “diễn thuyết” chính về đủ thứ chuyện trên đời. Từ chuyện ngày chúng tôi sơ tán lên Định Hóa năm 1973, thầy Bính nói chuyện với sinh viên khóa 4 về tác phẩm “Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ” của nhà văn Tô Hoài,  chuyện Mĩ bắn cháy kho thóc Quán Vuông, tôi cùng thầy Trần Quang Vinh và sinh viên khóa 4 đi cứu thóc, đến chuyện Bàn Tiến Tân  quyết định xây dựng gia đình ở Phú Lương, rồi nhắc chuyện “thời gian khổ” ở nơi sơ tán, em của Thủy lên đi lấy củi cho chị, chuyện tôi gặp lại nhà văn dịch giả Vũ Công Hoan ở Hà Nội… Lộc Phương Thủy cũng nhắc lại những kỉ niệm xưa. Thầy Bính thì thi thoảng góp đôi câu xác nhận. Cháu Năng cũng góp ít nhiều chuyện đời thường.

50 năm ĐHSP Việt Bắc - Gửi về khoa Ngữ văn yêu quý







ĐÔI ĐIỀU  TẢN MẠN VỀ KHOA NGỮ VĂN YÊU QUÝ

                                                Nhân kỉ niệm 40 năm ngày thành lập

                                                         

PGS.TS Vũ Nho




            Nhân ngày khoa Văn  Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc ( nay là Đại học Sư phạm, Đại học Thái nguyên) đầy tuổi bốn mươi, tôi muốn bày tỏ vài điều tản mạn về khoa yêu quý.

Cái kỉ niệm sâu sắc nhất là khi chúng tôi đi thi nghiên cứu sinh. Vị giáo sư khả kính ở Hà Nội hỏi : Đồng chí công tác ở đâu? - Dạ thưa, ở Đại học Sư phạm Việt Bắc. Câu trả lời ấy làm cho người đưa ra câu hỏi ái ngại, cảm thông. Nhưng  vẫn có một câu hỏi tiếp theo: Trước đồng chí học ở đâu? - Dạ thưa, cũng ở Sư phạm Việt Bắc. Vị giáo sư  không nén nổi tiếng thở dài. Dạy ở nơi như thế. Lại học ở nơi như thế mà dám cơm nắm về Hà Nội thi nghiên cứu sinh thì...

          Nhưng chúng tôi đã không làm cho vị giáo sư đó thất vọng. Chắc là ông còn phải ngạc nhiên lắm. Vì cô Lộc Phương Thuỷ đã đỗ đầu 25 điểm cho ba môn thi của khối xã hội năm ấy. Thầy Bàn Tiến Tân cũng đỗ luôn. Rồi Vũ Nho,  Nguyễn Huy Quát, Trần Thế Phiệt, Phạm Quang Trung, Mai Thanh Thuỷ... đều đỗ và sang nước ngoài tu nghiệp. Tôi nghĩ không cần bình luận thêm về chất lượng đào tạo những mũi nhọn của khoa Văn.

          Khi đã chuyển về Bộ Giáo dục công tác, tôi nhớ  vào cuối  năm 1987 hay 1988 gì đó, cơ quan Vụ cấp một , hai khi ấy ở 194 Trần Quang Khải, tôi sang Cục đào tạo bồi dưỡng có việc. Bỗng được nhìn thấy thống kê về Tiến sĩ và Giáo sư của các trường Sư phạm trong toàn quốc. Tò mò nhìn xem. Té ra trường ĐHSP Việt Bắc vào thời điểm ấy, chỉ thua kém có trường Đại học sư phạm Hà Nội I mà thôi. Hoá ra trường mình là một trường mạnh mà mình không biết. Tất nhiên, khoa Văn theo tôi được biết cũng luôn là khoa mạnh của trường.

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2016

50 năm ĐHSP Việt Bắc - Nhà văn Nguyễn Tuân với sinh viên khoa Văn khóa 1





Nhµ v¨n NguyÔn Tu©n víi

Líp sinh viªn ®Çu tiªn khoa Ng÷ V¨n

                        ®¹i häc sƯ­ ph¹m viÖt b¾c

                                               

vò nho



§ã lµ vµo mét sím mïa hÌ m¸t mÎ n¨m 1969. Líp sinh viªn ®Çu tiªn khoa Ng÷ V¨n tr­ưêng §¹i häc S­ư ph¹m ViÖt B¾c chóng t«i gåm h¬n mét tr¨m anh chÞ em ®· ®­ưîc nång nhiÖt ®ãn NguyÔn Tu©n. ¤ng b­ưíc vµo héi tr­ưêng trong tiÕng vç tay t­ưëng nh­ư kh«ng døt cña nh÷ng ng­ưêi mÕn mé. H«m ®ã nhµ v¨n ®· dµnh trän mét buæi ®Ó nãi chuyÖn v¨n ch­ư¬ng. ThÇy Vò Ch©u Qu¸n chñ tr­ư¬ng chóng t«i ph¶i "tèc kÝ" toµn bé nh÷ng buæi nãi chuyÖn cña c¸c nhµ v¨n, nhµ th¬ ®Ó lµm t­ư liÖu cho m×nh vµ cho c¸c kho¸ sau.

D­ưíi ®©y lµ bµi nãi cña nhµ v¨n NguyÔn Tu©n. Chóng t«i muèn c«ng bè nh©n dÞp 35 n¨m thµnh lËp tr­ưêng ®Ó thÓ hiÖn lßng biÕt ¬n cña c¸c thÕ hÖ sinh viªn con em c¸c d©n téc miÒn nói víi nhµ v¨n- ng­ưêi cã nhiÒu duyªn nî víi S«ng §µ- T©y B¾c.



T«i thÝch gÆp c¸c ®ång chÝ, nh÷ng ng­êi truyÒn b¸ c¸i tèt ®Ñp cña v¨n hãa, c¸i trong s¸ng cña tiÕng nãi d©n téc. Ng­ưêi viÕt v¨n quý c¸c thÇy gi¸o nãi chung , nh­ưng ®Æc biÖt quý ng­ưêi gi¸o viªn d¹y v¨n. T«i tin sang n¨m t«i cßn søc ®i ®Õn c¸c tr­ưêng ®Þa phư¬ng. C¸i vui cña ng­ưêi viÕt kÝ lµ gÆp ®­ưîc nh÷ng con ng­ưêi ®Çu tiªn cña tr­ưêng Sư­ ph¹m ViÖt B¾c.

T«i muèn nãi mét vµi ®iÒu cô thÓ. T«i ngµy x­ưa lµ ng­ưêi viÕt v¨n xu«i. ViÖc viÕt v¨n kh¸c viÖc lµm th¬. T«i cã nhËn xÐt: ë v¨n häc d©n téc Ýt ngư­êi chóng ta kh«ng thiÕu t¸c phÈm, như­ng phÇn lín lµ th¬. Nã lµ c¸i thùc tÕ cho ta l­ưu ý. V¨n xu«i lµ ®iÒu ta cßn ph¶i bËn t©m. Mét nÒn v¨n häc ph¸t triÓn ph¶i cã th¬ ca, cã v¨n xu«i. §ã lµ quy luËt ph¸t triÓn cña v¨n häc thÕ giíi. Ta cã th¬, ta kh«ng coi th­ưêng th¬. Cuéc ®êi lín nªn ®ßi hái nh÷ng nhµ th¬ lín xøng ®¸ng víi nã. V¨n hay ®¸ng quý, th¬ hay cµng quý. Nã cã kh¸c nh­ưng lµ anh em cïng cha mÑ cña tiÕng nãi ViÖt Nam.

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2016

CÓ LÀ ĐIÊN?





Triệu Lam Châu

CÓ LÀ ĐIÊN?
(Nhân Lễ hội mùa hoa Tam giác mạch Hà Giang 2016)

Niềm tím đôi mình tràn khắp chốn mênh mang  (1)
Đồng hoa mới mang màu râm ran kỳ vĩ ấy
Niềm váy thon mềm giấu áng thơ giòn cựa quậy (2)
Thêm một Hồ Xuân Hương chắt chút… nảy nòi trời…

Niềm mắt lim dim như ẩn điệu không lời (3)
Để dòng điện cứ thốc hoài lòng người cảm nhận
Dùng hết sáu giác quan rồi, mà lấn bấn
Liệu có chăng giác quan thứ bảy nữa… phăm phăm…

Giải mã được niềm hoa, niềm tím với niềm ngần (4), (5)
Niềm mình cứ chói chang đồng ánh khát (6), (7)
Hẳn là lòng ta không thể nào đi lạc
Nỗi nhắm nghiền kia ý tứ vọng xôn xao… (8)

Tam giác mạch hoa đựng đầy nỗi rì rào (9)
Đựng tròn ai tươi…nụ mới run thế đó
Niềm ngỏ trải dài trùm kín toàn xứ sở (10)
Có là điên… mới không thấu nỗi mông lung! (11)
Tuy Hoà, lúc 6 giờ 43’ Sáng 17/10/2016
Triệu Lam Châu
(Ảnh minh hoạ được lấy từ Internet)



Từ Việt mới do Triệu Lam Châu đề xuất:

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2016

Câu chuyện ở Bảo tàng chuông Van Đai



 Câu chuyện ở Bảo tàng chuông Van Đai
      
                                 Vũ Nho



 Sáng, thăm Bảo tàng chuông Vanđai. Vũ Nho lãnh nhiệm vụ phiên dịch từ đây. ( Trước đó, Nguyễn Thị Kim Hiền dịch, Vũ Nho chỉ đi theo để "hồi lại" tiếng Nga, vì đã quá lâu, không nói).

Bảo tàng chuông Van Đai đặt trong một nhà thờ cổ kính và tuyệt đẹp. Khi đoàn nhà văn  Việt Nam đến thăm, những người phụ trách bảo tàng đón tiếp rất nhiệt tình. Có lẽ ngoài sự mến khách thông thường, có thể có một lí do nho nhỏ khác. Theo lời nhắn của Oleg Bavykin, Đoàn đã chuẩn bị hai quả chuông be bé xinh xinh từ Việt Nam để tặng Bảo tàng. Người giới thiệu tỏ ra hết sức lành nghề. Qua câu chuyện của cô, chúng tôi biết được sự khác biệt giữa chuông phương Đông và chuông phương Tây. Chuông phương Đông thì dùng vật đánh từ bên ngoài vào. Còn chuông phương Tây thì kéo giây đánh từ trong ra. Cô kể rằng khi trong thời Ekatêrina Đệ nhị, Nữ hoàng đã ra lệnh đúc một quả chuông thật lớn. Rất nhiều những chuông nhỏ được đem về và đập vỡ để lấy nguyên liệu. Theo tín ngưỡng của người Nga, việc đập vỡ chuông là một hành động tội ác. Chính vì vậy mà có báo ứng. Người thợ cả chỉ huy việc đúc chuông đã chết bất đắc kì tử khi  quả chuông to chưa đúc xong. Nữ hoàng ra lệnh cho con trai ông ta lên thay và công việc vẫn được tiếp tục. Rồi thì cả Nữ hoàng cũng bị chết bất thường. Quả chuông lớn đúc dưới hầm do đó không được mang lên. Mười năm sau cái chết của Nữ Hoàng, người ta mới lấy quả chuông lên. Quả chuông, giống như người phụ nữ. Có đầu chuông, vai chuông, thân chuông và quan trọng nhất là váy chuông. Khi đưa quả chuông lên mặt đất thì phần váy chuông bị hỏng. Ai cũng cho rằng đó là điềm Trời không ưng Nữ Hoàng Ekatêrina Đệ Nhị, đó là một vị vua xấu.

( Hôm trước thăm Bảo tàng Krem li, không biết quả chuông vỡ phần váy chuông để ở bệ có phải là quả chuông được nhắc đến trong câu chuyện này không! Cứ như lời thuyết minh thì đúng là quả chuông  vỡ mà chúng tôi đã chụp ảnh với nó)



Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2016

Mấy hình ảnh nhà văn Lê Văn Thảo thăm Liên bang Nga năm 2010



Vĩnh biệt nhà văn Lê Văn Thảo!

          
                                     Vũ Nho


Tôi chỉ nghe tên nhà văn Lê Văn Thảo. Vì anh là Chủ tịch Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh, Phó chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam. Mãi đến năm 2010 tôi mới có dịp tiếp xúc với anh trong đợt thăm liên bang Nga của đoàn nhà văn Việt Nam mà anh làm Trưởng đoàn. Chuyến đi hơn chục ngày nhưng anh đã để lại trong tôi một ấn tượng sâu sắc. Vì tôi là người biết tiếng Nga duy nhất của Đoàn ( gồm anh, nhà văn Hoàng Minh Tường, nhà văn Y Ban và tôi), nên luôn luôn đi sát Trưởng đoàn. Và vì vậy, có nhiều buổi cùng chuyện trò, tâm sự. Nhìn thoáng bề ngoài, anh Thảo có vẻ nghiêm nghiêm, khó gần. Nhưng tiếp xúc, mới thấy anh là người rất cởi mở, hòa đồng. Không chỉ  nói chuyện văn, chuyện đời, anh Thảo còn biết và kể rất nhiều chuyện vui cười, những tiếu lâm hiện đại. Không những thế, khi cần, anh có thể hát rất điệu những bài ca Nam Bộ. Đến thăm cây thánh giá ở Novgorot, Trưởng đoàn đã làm cả đoàn và các bạn Nga ngạc nhiên vì bài phát biểu ứng khẩu rất mạch lạc, bài bản, hấp dẫn. Và  anh cũng rất hồn nhiên cùng tham gia trò chơi dân gian của bạn. Gặp gỡ các nhà văn thành phố Novgorot, thăm bảo tàng chuông ở Van Đai, thăm thư viện, thăm bảo tàng căn hộ của nhà văn F. Doxtoevxki ở Sanh Petetburg, làm việc với Chủ tịch Hội nhà văn Nga ở Matxcơva,… ở đâu anh Thảo cũng thể hiện sự lịch lãm, cởi mở, dễ mến. Chúng tôi tự hào là cùng đi trong đoàn có một nhà văn như anh là lãnh đạo.

          Cũng phải kể thêm là anh chuẩn bị cho chuyến đi khá chu đáo. Quà cho các bạn Nga anh tiếp xúc thể hiện cách chọn và cách tặng tinh tế của anh. Những người bạn Nga đều lưu luyến khi chia tay anh. Và cũng phải kể thêm là tửu lượng của anh khá cao. Anh uống với các bạn Nga hết mình làm các bạn rất phấn khích!

          Khi về rời sân bay Nga, anh đưa toàn bộ số tiền rúp còn lại để mua quà. Cậu thanh niên phụ trách quầy lúng túng mãi để đếm món tiền lớn sao cho chính xác. Một số quà hơi bị nhiều  vì anh quan tâm đến nhiều bạn bè ở nhà.

          Sau chuyến đi, chúng tôi có một số lần gặp gỡ. Phần lớn là Trưởng đoàn chiêu đãi ( Cũng có lần chúng tôi chủ động chiêu đãi Trưởng đoàn). Anh có tặng tôi một số cuốn sách in sau này như  “Lên núi thả mây” ( 2011) và  “ Những năm tháng nhọc nhằn” ( 2012). Định khi nào có thời gian sẽ đọc và viết đôi dòng về anh, một nhà văn Nam Bộ dễ mến và đáng kính. Nhưng…

          Cầu chúc cho anh, một người  tử tế, một người hiền được siêu thoát mền Cực lạc!

                                                   Hà Nội, 21/10/2016

Một vài hình ảnh Trưởng đoàn Lê Văn Thảo trong chuyến thăm Nga năm 2010

                           Nhà văn Lê Văn Thảo  (bìa trái) cạnh quả chuông vỡ trong Bảo tàng Kremli

Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2016

Vĩnh biệt nhà văn Lê Văn Thảo!

 
 Đọc Blog Lê Thiếu Nhơn, hay tin nhà văn Lê Văn Thảo đã từ trần. Xin thành kính chia buồn cùng tang quyến! Cầu chúc cho linh hồn nhà văn siêu thoát miền Cực Lạc! Xin chép bài của Lê Thiếu Nhơn để mọi người biết thêm về một nhà văn Nam Bộ đáng kính!
vunhonb.blogspot.com

LÊ VĂN THẢO LẶNG LẼ VĂN CHƯƠNG VỚI PHẬN NGƯỜI

LÊ THIẾU NHƠN

Đọc tác phẩm Lê Văn Thảo, không thể trích ra một đoạn văn mẫu để tán tụng, để trầm trồ. Nếu nhìn trên lớp vỏ chữ nghĩa, rất dễ nao núng kết luận ông không có văn. Thế nhưng, bình tâm đánh giá lại, thì chất giọng thuần phác Nam Bộ của Lê Văn Thảo vẫn tạo ra một thứ văn chương có sức lôi cuốn. Vậy, văn của Lê Văn Thảo nằm ở đâu?
Văn của Lê Văn Thảo không nằm ở ngôn từ, không nằm ở lý lẽ, và cũng không nằm ở triết thuyết. Văn của Lê Văn Thảo lặn vào tình tiết, lặn vào nhân vật, lặn vào câu chuyện để rồi khi hữu duyên gặp sự tương tác từ phía độc giả thì lập tức hiển lộ những giá trị thẩm mỹ có sức lay động và ám ảnh. Cho nên, Lê Văn Thảo chinh phục nhiều thế hệ bạn đọc bằng lối kể tự nhiên và nhẹ nhàng. Hầu như không thấy sự gắng gượng hay dàn dựng nào trong tác phẩm của ông. Ông cứ viết tuần tự và mạch lạc như chìm nổi cuộc đời vốn thế, như buồn vui con người vốn thế.

GHI Ở THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ của Nguyễn Thị Việt Nga với lời bình




GHI Ở THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ

                                                     Nguyễn Thị Việt Nga

Những gương mặt sạm đen khói súng
Hiện lên trong nắng ảo mờ
Những ánh mắt bao năm còn khắc khoải
“Có câu này chúng tôi muốn hỏi nhà thơ”

Đất mênh mông, cỏ run mềm từng sợi
Những non tơ từ máu đỏ mà xanh
Mây Thành cổ từ thịt xương mà trắng
Nước Thạch Hãn từ cay đắng mà lành

Những ánh mắt bao năm còn khắc khoải
“Có câu này chúng tôi muốn hỏi nhà thơ”
 Vâng, câu hỏi. Tôi chờ nghe câu hỏi
“Con người đã tìm ra cách gì để sống với nhau chưa?”

Lời bình của Nguyễn Thị Lan
Bài thơ “Ghi ở Thành cổ Quảng Trị” của tác giả Nguyễn Thị Việt Nga nằm trong tập thơ “Ra ngõ ngóng mây” (NXB Văn học, 2012). Có thể đây chưa phải là bài hay nhất của tập thơ, nhưng nó khá tiêu biểu cho giọng thơ của tác giả ở tập thơ này.
“Ghi ở Thành cổ Quảng Trị” như một biên bản ghi lại những điều mắt thấy, tai nghe (trong tâm tưởng) của người làm thơ ở Thành cổ Quảng Trị.
Bắt đầu là khổ một:
Bài thơ gây “sốc” cho độc giả - “cú sốc thẩm mỹ” ngay từ những câu thơ đầu tiên:
“Những gương mặt sạm đen khói súng
Hiện lên trong nắng ảo mờ”

Thứ Năm, 20 tháng 10, 2016

NHÂN NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10 MỪNG VỢ 70 XUÂN của Nguyễn Khôi


NHÂN NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10
      MỪNG VỢ 70 XUÂN
         (Tặng :Tiểu Hè)
                           Nguyễn Khôi
              
      Gặp nhau ở đầu bản
      Hẹn yêu ở giữa rừng ,
      Bẻ một cành Ban trắng
      đi suốt  50 xuân...
                  *
  Kỷ niệm 51 năm ngày cưới
Sơn La 15/10/1965 - Hà Nội 15/10/2016

                                                                        Tác giả Nguyễn Khôi

NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM (20/10), BỖNG NHIÊN LẠI NHỚ





NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM (20/10),
BỖNG NHIÊN LẠI NHỚ VỀ QUÊ NGOẠI CỦA MÌNH…

Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/2016) Triệu Lam Châu xin chân thành kính chúc các Quý bà, Quý cô cùng toàn thể chị em và bạn bè gần xa sức khoẻ dồi dào, hạnh phúc, an lành và mọi thắng lợi.
Bỗng nhiên năm nay dịp này tôi lại nhớ về quê ngoại, nơi in hình bóng tuổi thơ và thời thanh xuân của mẹ tôi, mà lòng ngậm ngùi cảm động. Ai cũng có người mẹ kinh yêu và vùng quê ngoại yêu dấu riêng của mình.
Triệu Lam Châu xin trân trọng kính tặng món quà tinh thần này cho toàn thể phụ nữ chúng ta! Đó là Video Về thăm quê ngoại:

https://youtu.be/b53vF75R1DE   ( Video Về thăm quê ngoại)


VỀ THĂM QUÊ NGOẠI  (3)
TÂM SỰ CỦA TRIỆU LAM CHÂU:
Quê ngoại của tôi là ở bản Nà Đán, Nam Tuấn, Hoà An, Cao Bằng – một miền quê thanh bình và tươi đẹp.

CHÚC MỪNG NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM!



NHÂN NGÀY 20 THÁNG 10 
CHÚC CÁC BÀ, CÁC MẸ, CÁC CHỊ, CÁC EM, CÁC CHÁU 
DỒI DÀO SỨC KHỎE, VUI VẺ, HẠNH PHÚC!

CHỦ TRANG VUNHONB.BLOGSPOT.COM

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2016

Vĩnh biệt cụ Trần Thị Sen!

Vĩnh biệt cụ Trần Thị Sen!
Cụ Trần Thị Sen dù được bác sĩ và gia đình tận tình chăm sóc, do tuổi cao, sức yếu, đã mất, thọ 94 tuổi. Sáng hôm nay, Vũ Nho đã lên nhà cụ ở 372 phố Chùa Thông, Sơn Tây để chia buồn cùng gia đình và viếng cụ. Cầu mong cho hương hồn cụ siêu thoát miền Cực Lạc!

                                                    Tang lễ cụ Trần Thị Sen

                                                             Tin buồn

                                                          Ban tang lễ

                                                  Một số đoàn đã viếng

                                                Chia buồn với tang chủ