Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

Cây tiêu huyền...

Thơ Raxun Gamzatov trong bản dịch Việt, Tày của Triệu Lam Châu



56. У нас перед домом чинара росла,
Но падают листья, ведь осень пришла.
Я тоже, как дерево, гордо стоял,
Слова, как осенние листья, ронял.

56. Cây tiêu huyền đứng trước nhà tôi
Mùa thu về, lá rơi lả tả
Tôi tự hào được đứng như cây đó
Thả ngôn từ như lá thu rơi.

56. Co kha pất dặng nả rườn hây
Miều tan mà, bâư lấn lồng loác loác
Hây mẩng pỏn d’ặng tồng te  t’ỉ  t’oỏc
Pjói gằm slăm bặng bâư miều tan.

57. Висят кинжал с пандуром на стене.
Идут года, казаться стало мне:
Возьму пандур – кинжал из ножен рвется,
Кинжал – пандур вдруг стоном отзовется.

57. Dao găm và đàn panđur được treo trên tường
Tháng năm dài trôi, tôi cảm thấy:
Dao tự bật khỏi bao ngay, khi tôi cầm đàn gẩy
Đàn và dao luôn đồng vọng bên nhau.

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

Đôi dòng về cuốn TRĂM NĂM LI HỢP



 Đôi dòng về cuốn TRĂM NĂM LI HỢP


                                         Nho

          TRĂM NĂM LI HỢP của nhà báo Lê Khắc Hoan do nhà xuất bản Lao Động ấn hành năm 2013. Cuốn sách vào chung khảo tiểu thuyết năm 2013. Đông đảo nhà văn, nhà báo, thành viên câu lạc bộ và bạn bè nhà văn đến dự buổi “Tọa đàm giới thiệu” do Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ văn chương của Hội Nhà Văn tổ chức ngày 20 tháng 2 năm 2014.
Các nhà văn  Vũ Quần Phương, Hoàng Minh Tường, Nguyễn Khắc Trường, Văn Chinh, Nguyễn Thị Minh Thái, Nguyên An, Đặng Văn Sinh,  một số nhân vật trong sách, những bạn đọc và người thân đã phát biểu. Nhà văn Ma Văn Kháng cũng gửi một bài viết đánh giá cao cuốn sách.
         Vũ Nho mới đọc một số chương trên bản vi tính do nhà văn Hoàng Minh Tường gửi nên không có ý kiến. Sau hội thảo, được tác giả  thân tặng một bản. Thế là mê mải đọc. Quả thật câu chuyện li hợp của dòng họ Lê Khắc vô cùng hấp dẫn.  Gần một ngàn nhân vật chính và phụ của một dòng tộc  hùng hậu trong cuộc chiến tranh chống Pháp rồi chống Mĩ đã tứ tán tung tóe. Mỗi  nhân vật được kể dù dài ngắn khác nhau nhưng đều mang số phận của người dân trong chiến tranh gắn với những hoàn cảnh lịch sử, cụ thể. Biết bao những chi tiết sống động, chân thực đã được tác giả “phục dựng” tài tình. Truyện kí ư? Gia phả chí ư? Có sao đâu. Kí viết giỏi, ghi chép biết chọn lọc, khái quát thì đọc vẫn thú vị và hay hơn hẳn tiểu thuyết mà viết dở. Gia phả ư? Thì cũng đã có bao nhiêu tiểu thuyết của ta từng viết về các dòng họ ở nông thôn trong thời hợp tác và chiến tranh đó sao?  Nếu có gì đó đặc biệt thì chính là chuyện dòng họ nhưng không phải ở một làng, xã, mà là ở khắp cả nước. Thêm nữa, trong cuộc li tán đó, người Bắc, kẻ Nam, người theo kháng chiến, người làm việc cho chính quyền Sài Gòn, rồi sau có người di tản sang Mĩ. Và điều quan trọng là người viết sách đã  viết những tác phẩm từng đoạt giải thưởng văn chương. Chính lòng yêu con người, yêu mến kính trọng những người họ hàng ruột thịt, cộng với văn tài của người viết đã làm nên một cuốn sách hấp dẫn về những con người dòng họ Lê Khắc trong chiến tranh và trong hòa bình với việc hòa giải, gắn kết huynh đệ cùng dòng tộc. Số phận của những con người cùng dòng họ ấy, cũng là số phận các dòng họ, các gia đình con dân nước Việt trong và sau chiến tranh. Những con người, những cuộc đời thực ấy đã từ cuộc đời bước vào trang viết mà chất thực như là một sức hấp dẫn lớn. Thành công của tác giả ở chỗ là đã lựa chọn, sắp xếp những số phận của dòng tộc xung quanh biến cố của lịch sử được thể hiện trong 21  chương sách mạch lạc và chặt chẽ.

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

TIẾU LÂM GABROVO 24 ( TIẾP)


TIẾU LÂM GABROVO 24 ( TIẾP)

TỪ DI CHÚC CỦA NHÀ BUÔN GABROVO
“ Gia sản tích cóp được bằng lao động nặng nhọc: Khó mà kiếm được, khó mà làm tăng lên, khó mà bảo quản nó…”

NGUYÊN NHÂN CHÍNH ĐÁNG
Một lần, có một học sinh nghỉ học. Hôm sau, thầy giáo hỏi có chuyện gì xảy ra.
-         Không có gì đâu ạ! – Học sinh trả lờimẹ em giặt chiếc quần của em
Qua mấy ngày, chú nhỏ lại vắng mặt.
-         Điều gì cản trở em đến lớp lần này? – Thầy giáo hỏi.
-         Thưa thầy, em đã đi đến trườngChú bé giải thíchNhưng khi em đi qua nhà thầy, em thấy chiếc quần dài của thầy phơi trên dây nên

KHẮC PHỤC TÌNH HUỐNG
Một anh Gabrovo cần dùng chiếc lọ. Anh ta tìm thấy lọ nhưng trong đó còn một giọt I ốt. Anh chàng tiếc không muốn đổ I ốt đi, bèn lấy kim đâm vào ngón tay rồi bôi I ốt vào, sau đó dùng chiếc lọ rỗng.

TỰ ĐÁNH LỪA
Đi làm về, người Gabrovo thấy đám trẻ đang làm ồn ào gần nhà mình. Chúng sẽ không cho chợp mắt, anh ta nghĩ và bảo:
-         Các cháu tụ tập ở đây làm gì? Ở đằng kia, một người lạ chở đến một xe táo đầy và bây giờ đang phân phát không lấy tiền- muốn lấy bao nhiêu cũng được…
Lũ trẻ bỏ chơi, ba chân bốn cẳng chạy đi lấy táo.
Anh Gabrovo đứng, nhìn lũ trẻ đua nhau chạy, rồi đột nhiên chạy theo chúng.
“Biết đâu, nhỡ có người phân phát táo không mất tiền thật” – Anh ta nghĩ.

BIẾT TIÊU TIỀN

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

Mùa xuân Kiev



Nguyễn Khôi
   Chùm thơ CẢM NGHĨ ĐẦU NĂM
        (Tặng : Nhà thơ Xuân Lộc)
                         -----
*1-       MÙA XUÂN KIEV
Lật đổ "Độc Tài" lại bầu lên Độc Tài
"Chống tham nhũng" lại cử ra Tham Nhũng ! ?
Ôi, dân đen đời đời ảo tưởng
Họa "nhân tai" chồng lấn Thiên Tai .
*2-       VILLA  (BIỆT THỰ)
"Tổng thanh Tra" có lắm cái Villa 
"Chống tham nhũng" lại chính là Tham Nhũng ?
"Ngồi mát ăn bát vàng"...thật khủng
"Phán" những điều hay tựa hát ca
Villa...
*3-               LỄ HỘI
Việt Nam có chín mươi ngàn Lễ Hội ?
Nghèo rớt mồng tơi nhưng lại khoái ăn chơi !
"Nhóm lợi ích" giỏi "Kinh doanh Thần Thánh"
"Khai ấn" bán / mua lừa bịp cả Trời.
*4-    CẦU LONG BIÊN
"Cầu Long Biên" người ta đang bàn "phá"
"B- 40" nhằm bắn vào quá khứ hào hùng
Có "Dự án" là có "tiền" chia chác
Những trái tim vô cảm...
Ôi, Thăng Long !
*5-        VIRUS (siêu vi trùng)
Đang  Virus Sởi, lại Virus cúm gia cầm
Rối rít tít mù "Muỗi dày", "chó dại"...
 Cứ "Tăng trưởng" không bình tâm nghĩ lại
Sợ nhất là "chủng Virus" diệt Lương Tâm.
   Góc thành nam Hà Nội 25 giêng Giáp Ngọ


Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

TỤC CHỬI TRONG ĐÁM TANG



                                                  


TỤC CHỬI TRONG ĐÁM TANG

                                                                                                             Lưu Kiến Siêu

                                                                                                         Vũ Công Hoan dịch

          Phố cũ có phong tục chửi trong đám tang. Những ai ở Phố cũ sống ngoài tám mươi tuổi sau khi chết đám tang của người đó được gọi là hỉ tang hay còn gọi là tang mừng hoặc tang vui. Nhân sinh thất thập cổ lai hy. Sống đến tám mươi tuổi đương nhiên là chuyện mừng. Khi tổ chức hỉ tang có một khâu gọi là chửi tang rất thú vị có ý nghĩa. Cái gọi là “chửi tang” có nghĩa là có thể há mồm chửi người trước nhà để quan tài của chủ nhà. Người nào cũng có thể đến chửi, chửi ai cũng được. Đương nhiên, chửi người cũng phải giữ ý. Người đến chửi tang đầu tiên phải khoác áo gai đeo băng tang làm con hiếu cho chủ nhà . Thường nghe nói, con hiếu trông thấy người phải  khom lưng, xem mình chỉ đáng bậc con cháu thấp ba đời, người chửi trong đám tang cũng chỉ là đứa trẻ lu loa, không được so bì. Hơn nữa người chửi trong đám tang cũng không được mắng trực tiếp, phải biết nói cạnh nói khóe, nói bóng nói gió, chỉ dâu mắng hòe, đuổi trâu cách núi, hóm hỉnh tế nhị mới được. Cho nên cũng không phải muốn chửi ai thì chửi.
          Muộn Tử là người chửi trong đám tang có tiếng tăm của phố cũ.Người phố cũ nhà nào tổ chức hỉ tang không thể thiếu Muộn Tử. Chửi  trong đám tang có thể cuốn hút đông đảo người hơn cả. Nhà ai có đông người đi xem hỉ tang, chứng tỏ gia đình ấy có nhân duyên tốt, phố cũ được người ta chờ gặp. Mỗi khi có hỉ tang, Muộn Tử tỏ ra tươi tỉnh háo hức lạ thường, cứ lăng quăng khắp đây đó trên hè phố, cũng là nhằm bắt đầu chào gọi khách. Tối đến, trước cửa nhà Muộn Tử người xe nườm nượp lũ lượt kéo đến. Những người đến tìm Muộn Tư nhờ chửi tang, nêu ra người và việc cần chửi. Muộn Tử tay bưng trà, mắt lim dim, lắc đầu, ừ một tiếng đồng ý. Liền có nhời. Người đến vội vàng móc gói quà đưa cho rồi đi. Cũng có người đến tìm Muộn Tử, xin anh lựa lời nể tình, cảm thấy mình làm chuyện không hay, sẽ bị người ta nêu ra chửi giữa đám tang, xin Muộn Tử tránh nặng chọn nhẹ, hoặc có thể mượn lời từ chối bỏ qua. Muộn Tử nhận lời, người đến cũng phải trao gói quà biếu.
         

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

TRONG TÔI, TRƯỜNG VẼ…


TRONG TÔI, TRƯỜNG VẼ

(Tản văn – hồi ức)
ĐƯỜNG VĂN

          Ra xuân Giáp Ngọ (2014). Mấy ngày đầu năm lại rét đậm. Rỗi rãi, xuống thăm mấy anh bạn thân đồng môn ở làng Đông Ngạc láng giềng. Dong xe qua dưới bóng cây hoàng lan đại thụ, bỗng dưng bao nhiêu kỷ niệm chung quanh ngôi trường quê xưa yêu dấu lại tràn về trong ký ức… Trường Vẽ trong tôi…trường Vẽ của tôi, của riêng tôi!... Hồi quang quá khứ càng xa mờ càng lung linh, quyến rũ, lãng mạn và chân thành. Đó là điều cũng không có gì lạ! Bởi nó gắn liền với hoài niệm tuổi thơ của mỗi người, càng nhiều tuổi, về già càng trở nên hoang hoải, sâu đậm nỗi niềm hiu hiu và đôi khi day dứt vô cớ. Trường Vẽ - Đông Ngạc ngoài chín mươi xuân, trơ gan cùng tuế nguyệt, vẫn là nguồn hồi cố bất tận của lòng tôi mỗi khi mở đầu hoặc kết thúc một năm học, mỗi dịp Tết đến, xuân về…
          Thật ra, hồi những năm chúng tôi học cấp 1 – 2, trường mang tên Đức Thắng (trường cấp I – II (Tiểu học - THCS ngày nay). Nghĩa là có đức, nhờ có đức nên thắng lợi (?!); (Người ta lấy tên của xã làm tên trường thay cho tên chữ: Đông Ngạc và tên Nôm: Vẽ được lưu hành từ xưa). Đức Thắng, một cái tên đầy khí thế cách mạng, chiến đấu và chiến thắng hào hùng cũng như nhiều cái tên được đổi theo hướng ấy trong và sau thời CCRĐ. Ví dụ: Thắng Lợi, Tiến bộ, Quyết tâm, Trung dũng…. Phải tới cả chục năm sau nữa, cái tên cổ truyền của xã, của trường: Đông Ngạc (Cá sấu phương đông hoặc Đống Ngạc: đống xương cá sấu, theo truyền thuyết (?!) mới được phục hồi. Trước nữa, trường mang tên: Tiểu học Kiêm bị Đông Ngạc. Tiếc là cho đến nay, tôi vẫn chưa thật hiểu rõ ý nghĩa từ kiêm bị? Kiêm nhiệm cái gì, chuẩn bị cho cái gì? (Khi trường mang tên ấy thì tôi vẫn chưa được đi học, thậm chí nhiều năm sau mới ra đời!)

Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014

Câu lạc bộ Văn chương của Hội Nhà văn Việt Nam

Câu lạc bộ Văn chương của Hội Nhà văn Việt Nam: Giúp người đọc chọn sách và nghe hồi âm độc giả



Câu lạc bộ Văn chương của Hội Nhà văn Việt Nam:
Giúp người đọc chọn sách và nghe hồi âm độc giả


(Toquoc)- Trao đổi với Báo Điện tử Tổ Quốc về việc Hội Nhà văn Việt Nam thành lập Câu lạc bộ Văn chương, nhà thơ Vũ Quần Phương cho biết: “Mục đích của Câu lạc bộ Văn chương là nối dài tay với của Hội Nhà văn ra, không phải để nắm lấy tay các nhà văn,  nắm lấy tay bạn đọc”. 
 
PV: Thưa nhà thơ Vũ Quần Phương, được biết vào cuối năm 2013 tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã có buổi lễ quyết định thành lập Câu lạc Văn chương của Hội Nhà văn Việt Nam và ông là một trong số bốn nhà văn nhà thơ trong Ban chủ nhiệm. Xin hỏi nhà thơ Vũ Quần Phương, tại sao một Hội trung ương, trong suy nghĩ những người yêu văn chương luôn coi đó là nơi kết tinh giá trị nghệ thuật cao nhất vậy mà vẫn phải sinh ra một mô hình Câu lạc bộ Văn chương để sinh hoạt?
Nhà thơ Vũ Quần Phương: Theo tôi thì Hội Nhà văn cũng có tính chất như một Câu lạc bộ, Hội văn bút quốc tế có tên là Pen Club.
Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, Hội Nhà văn xưa nay là nơi những nhà văn- những người sản xuất ra văn chương, trao đổi ý kiến với nhau. Còn câu lạc bộ Văn chương này sẽ là nơi trao đổi của người sản xuất và người tiêu thụ, tức là nhà văn với bạn đọc. Bấy lâu nay chúng ta chưa tính đầy đủ đến quyền lợi của bạn đọc, mới là quyền lợi của người khâu giày chứ người đi giày chưa có quyền . Các ông khâu giày cứ khen nhau, bác làm giày tam giác trông rất đẹp, bác làm giày hình tròn rất hay… Nhưng rồi người đi giày thì hình tròn chả đi được, hình tam giác cũng không đi được, họ phải đi giày theo chân của họ. Mục đích của Câu lạc bộ Văn chương là nối dài tay với của Hội Nhà văn ra, không phải để nắm lấy tay các nhà văn,  nắm lấy tay bạn đọc. Hay nói theo kiểu thương mại, thì Câu lạc bộ Văn chương này làm công tác hậu mãi. Bây giờ ngành nào cũng có công tác hậu mãi và văn chương không nằm ngoài.
Câu lạc bộ Văn chương tạo các mối giao lưu giữa người đọc và người viết. Nhà văn có tư cách người viết khi họ trình bày tác phẩm và nhiều lúc họ tham gia với tư cách người đọc. Một hoạt động như thế là cần phải có và Hội Nhà văn cũng đã có ý địnhtiến hành từ dăm bảy năm nay nhưng chưa làm được.
Trước đây người đọc chọn sách dựa trên các bài phê bình nhưng khâu phê bình của ta đang yếu. Hiện nay xuất bản sách dotác giả bỏ tiền ra in. Họ có nhu cầu được quảng cáo và họ nhờ các nhà phê bình, thậm chí trả tiền cho nhà phê bình viết bài. Vì thế các bài viết mất tính khách quan. Những người phê bình kỹ tính lâu nay thì rút lui không làm phê bình nữa, mà làm nghiên cứu, làm sách… chứ làm phê bình thì mất bạn, vì khen cả thì cũng có lúc áy náy với lương tâm. Nên bài phê bình bây giờ ít chính xác.
Việc chọn sách còn qua tên Nhà xuất bản. Chẳng hạn sách về văn học thì chọn của Nhà xuất bản Văn học, Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Nhưng giờ thì tên nhà xuất bản không còn nhiều ý nghĩa nữa vì nhà xuất bản nào cũng có thể xuất bản đủ loại sách. Họ cần thu quản lý phí, còn sách hay hay dở họ không quan tâm.
Dựa vào nhà phê bình không được, dựa vào tên nhà xuất bản không được. Người đọc sẽ dựa vào cái gì? Dựa vào hình thức cuốn sách, in đẹp, sang trọng, hẳn là sách quý? Cũng không hẳn. Vì giờ ai có tiền nhiều cũng sẵn sàng bỏ tiền ra in giấy đẹp, vẽ bìa đẹp.
Như vậy, để tìm một cuốn sách, không dựa vào phê bình, không dựa vào tên nhà xuất bản, không dựa vào hình thức sách được. Và mục đích của Câu lạc bộ này sẽ giúp cho người đọc chọn sách.
PV: Giữa một rừng sách xuất bản hiện nay, trong khi ban chủ nhiệm của Câu lạc bộ gồm 4 nhà văn nhà thơ: Vũ Quần Phương, Đỗ Hàn, Vũ Nho, Hoàng Minh Tường và vừa thêm một người nữa là Lưu Nghiệp Quỳnh thì cũng chỉ có năm người, ông có cảm thấy lo lắng cho việc chọn sách khách quan và hiệu quả không?

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

Cây thánh giá trên mỏm đá


                                                                                    Tạ Phương

CHÙM THƠ IU. LERMONTOV trong bản dịch của TẠ PHƯƠNG

K

Ты слишком для невинности мила,
И слишком ты любезна, чтоб любить!
Полмиру дать ты счастие 6 могла,
Но счастливой самой тебе не быть;
Блаженство нам не посылает рок
Вдвойне.- Видала ль быстрый ты поток?
Брега его цветут, тогда как дно
Всегда глубоко, хладно и темно!
 
1830

GỬI ...

Em quá xinh tươi và trong trắng
Quá dịu dàng, thánh thiện để yêu!
Em có thể ban cho nửa thế gian hạnh phúc,
Nhưng lại không có hạnh phúc sớm chiều.

Số phận chẳng cho ai nhân đôi niềm hoan lạc,
Thấy chăng em, dòng nước biếc trôi mau,
Dẫu đôi bờ đầy hoa, thì đáy nước
Vẫn tối tăm, vẫn lạnh lẽo, u sầu?

1830

HAD WE NEVER LOVED SО КINDLY 1
 
Если б мы не дети были,
Если б слепо не любили,
Не встречались, не прощались,
Мы с страданьем бы не знались.

1830
 _______________________
1 Если б мы не любили так нежно (англ.).

HAD WE NEVER LOVED SO KINDLY 1

Giá chúng mình chưa từng là con nít,
Giá chúng mình không mù quáng yêu nhau,
Không gặp gỡ, không vội vàng chia biệt,
Thì bây giờ đâu biết nghĩa buồn đau.

1930
________________________
1 - Nếu chúng mình chưa từng yêu tha thiết
(Tiếng Anh trong nguyên tác) - ND

ПОСВЯЩЕНИЕ

Тебе я некогда вверял
Души взволнованной мечты;
Я беден был -- ты это знал --
И бедняка не кинул ты.
Ты примирил меня с судьбой,
С мятежной властию страстей;
Тобой, единственно тобой,
Я стал, чем был с давнишних дней.
И муза по моей мольбе
Сошла опять с святой горы.
Но верь, принадлежат тебе

Ее венок, ее дары!..


 1830

ĐỀ TẶNG

Ngày xưa tôi đã trao anh
Tâm hồn tôi với trong lành mộng mơ:
Tôi nghèo, nghèo đến xác xơ,
Nhưng anh không bỏ bơ vơ kẻ nghèo.

Phận mình tôi đã tuân theo
Những quyền uy của tình yêu tuyệt vời.
Nhờ anh, chỉ một anh thôi,
Tôi như được sống lại thời xa xưa.

Nghe tôi cầu khẩn, Nàng Thơ
Đã rời ngọn núi ngất ngư thánh thần,
Hãy tin, anh: vật hiến dâng
Và vòng hoa thắm Nàng phần riêng anh.

   1830

КРЕСТ НА СКАЛЕ


M-lle Souchkoff

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014

Tọa đàm cuốn sách TRĂM NĂM LI HỢP của tác giả Lê Khắc Hoan

Tọa đàm TRĂM NĂM LI HỢP

Hôm nay 20 tháng 2 năm 2014, theo Lịch sinh hoạt của Câu lạc bộ văn chương, Ban chủ nhiệm tổ chức tọa đàm và giới thiệu cuốn TRĂM NĂM LI HỢP của nhà báo Lê Khắc Hoan. Cuốn sách vào chung khảo tiểu thuyết năm 2013. Đông đảo nhà văn, nhà báo, thành viên câu lạc bộ và bạn bè nhà văn đến dự. Vũ Nho mới đọc một số chương trên bản vi tính do nhà văn Hoàng Minh Tường gửi. Cảm thấy không phải ngẫu nhiên mà Hội đồng văn xuôi bỏ phiếu 4/9 như nhà văn Hoàng Minh Tường và Nguyễn Khắc Trường cho biết. Văn của cuốn sách hay, linh hoạt. Nhưng vì tác giả muốn viết "gia phả" ( gia phả chí), vì vậy không tránh khỏi những rườm rà, tỉ mỉ và khô khan của lối chép gia phả. Với tư các bạn đọc, người đọc chỉ quan tâm đến số phận của những mảnh vỡ của dòng họ, cái phần ghi chép trung thực làm cho chất văn chương bị lấn át. Giá như khi tái bản, ông chép gia phả nhường chỗ cho ông nhà văn, cắt bớt phần "ghi chép", chỉ để lại những nhân vật chính, cuốn sách sẽ hấp dẫn hơn nhiều. Biết bao nhiêu là dòng họ có nhưng ghi chép tỉ mỉ về dòng họ của mình. Nhưng chỉ có ngòi bút tài năng mới có thể biến câu chuyện của dòng họ thành tác phẩm văn học hấp dẫn bạn đọc. Hơi bị tiếc cho tác giả vì muốn làm một lúc cả hai việc  ghi chép gia phả" nhất nhất người và việc đều ghi chép y nguyên sự thật", và sáng tạo văn chương.
Có lẽ nếu nhà văn Lê Khắc Hoan tự viết tục biên theo hướng giảm bớt những chi tiết bắt buộc của gia phả, tác phẩm sẽ lí thú và hấp dẫn hơn.
Các nhà văn Nguyễn Khắc Trường, Văn Chinh, Nguyễn Thị Minh Thái, Nguyên An, Đặng Văn Sinh,  một số nhân vật trong sách, những bạn đọc và người thân đã phát biểu. Nhà văn Ma Văn Kháng cũng gửi một bài viết đánh giá cao cuốn sách.
Dưới đây là mấy tấm ảnh
                                                          Nhà thơ Vũ Quần Phương, Chủ nhiệm Câu lạc bộ khai mạc tọa đàm



                                                                      Nhà văn Hoàng Minh Tường đề dẫn và chủ trì


                                                                               Những người dự


                                                             Tác giả Lê Khắc Hoan (ôm hoa) chụp ảnh lưu niệm với bạn bè

Thứ Tư, 19 tháng 2, 2014

TIẾU LÂM GABROVO 23 ( TIẾP)



TIẾU LÂM GABROVO 23 ( TIẾP)

ĐÃI THEO THỨ HẠNG
Ở Gabrovo xưa người ta đãi cà phê cho khách theo ba hạng. Cà phê nguyên chất loại K, Cà phê thay thế từ lúa mạch đen, loại R,   và bã Cà phê phơi khô nấu lại – loại G. Cứ theo thứ hạng của khách mà đãi.
          Một bữa nọ các vị khách đến chơi nhà một người Gabrovo. Có các bà đội mũ, các bà không đội mũ và các bà người thôn quê. Chủ nhà sai người giúp việc pha cà phê. Nhưng vì các vị khách gồm nhiều loại khác nhau nên người giúp việc lung túng, phải hỏi lại chủ nhà là pha cà phê loại nào? K, R hay G.
          - Loại C – Chủ nhà đáp và giải thích : loại hỗn hợp!

LUÔN LUÔN ĐỊNH HƯỚNG
Chủ một nhà máy ốm nặng. Vợ ông ta mời bác sĩ.
-         Thưa bà – Bác sĩ nói- Chồng bà bị sốt. Nhiệt độ của ông ấy dao động từ 39 đến 40 độ.
Lập tức, họ nghe thấy giọng của bệnh nhân trên giường.
          - Khi 40 độ thì có thể bán tống đi!

KHÔNG DỪNG Ở CHỖ ĐỆM
Một lái xe người Gabrovo là cộng tác viên tình nguyện của Cảnh sát giao thông. Một lần anh ta sang thành phố khác và bị phạt 2 leva vì vi phạm luật. Anh ta chỉ cười gằn và cẩn thận cất kĩ giấy biên nhận. Anh ta lập tức nghĩ ngay đến việc sẽ sử dụng nó để phạt một anh vi phạm nào đó ở Gabrovo. Và như vậy anh sẽ hoàn lại được cho mình 2 leva.

CON BIẾT ÔNG ẤY!
Một chủ hiệu tạp hóa giàu có người Gabrovo đã cao tuổi, ốm và nằm liệt. Sau khi cảm thấy không thể qua khỏi, ông ta sai con trai đi tìm linh mục. Người con trai cố gắng thuyết phục ông, nói rằng có thể qua khỏi và không cần xưng tội, nhưng ông lão cứ khăng khăng yêu cầu. Con trai đành đến chỗ linh mục.
-         Vì sao cậu không đến sớm? – Linh mục giận dữ - Nếu bỗng nhiên cha cậu chết thì sao?
-         Không phải lo, thưa cha! Con biết bố con. Ông ấy không thể chết trước khi cha đến. Con đã nói với ông ấy rằng cha sẽ đến và hoàn lại cho ông ấy 100 leva mà cha đã nhận hỗ trợ của ông ấy.

CHAI LỌ
Một lần, người ta gọi đức cha giàu nức tiếng ở Gabrovo – Minhiu là kẻ rán sành ra mỡ. Ông già nghe mà không hề phật ý.
          - Mỗi cái chai cần phải có người rán nó – Cha nói – nếu nó muốn bảo quản thứ mà người ta rót vào hoặc để vào trong nó!

ĐÃ KHÔN NGOAN
Một bác nông dân đến mua sắm ở chỗ nhà buôn Gabrovo. Họ trò chuyện với nhau. Và người nông dân hỏi:
          -Vì sao người Gabrovo luôn tranh cãi mà không thỏa thuận- nhưng luôn luôn thành công?
          - Có lẽ vì rằng chúng tôi ăn cá đặc biệt – Người Gabrovo đáp – Vấn đề là ở chỗ đó!
Người nông dân đề nghị anh Gabrovo bán cho mình loại cá đó. Hóa ra con cá rất đắt, nhưng người nông dân trả tiền, không mặc cả và đi về.
          Qua ít lâu, họ lại gặp nhau.
          - Tôi đã ăn con cá, nhưng...không thành người Gabrovo – Người nông dân than phiền.
          - Nghĩa là cần phải mua thêm nữa!
          - Nhưng tôi cũng không chắc lắm, mà bác thì đòi đắt quá...Giá như mà bác bán re rẻ hơn...
Nhà buôn mỉm cười và sau khi thân ái vỗ vai người nông dân, nói:
          - Không, anh bạn ạ - Anh đã khôn ngoan hơn – Anh đã hiểu rằng trước khi mua cái gì đó cần phải mặc cả...

TRONG XE HỎA
Người soát vé hỏi chú bé:
          - Cháu học lớp mấy?
          - Lớp 3
          - Cháu bao nhiêu tuổi?
          - 5 tuổi – Chú bé Gabrovo đáp để đúng tuổi không phải mua vé.

CƠ HỘI BỊ BỎ QUA
          - Vì sao cháu khóc? – Người qua đường hỏi chú bé.
          - Mẹ cho cháu 1 leva, nhưng cháu đánh mất!
          - Này, cho cháu 1 leva. Đừng khóc nữa.
Đứa nhỏ cầm tiền, nhưng lại khóc thảm thiết hơn.
          - Nào, sao cháu lại khóc nữa?
          - Còn sao nữa? Nếu cháu không đánh mất tiền, bây giờ cháu đã có 2 leva!

Vũ Nho dịch
Còn tiếp



Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014

Tôi chứng kiến...



THƠ RAXUN GAMZATOV trong bản dịch Việt, Tày của Triệu Lam Châu

51. Я видел, как осень, ветрами продута,
Гудела, цветы и растенья губя.
И дал себе слово я в эту минуту,
Не сравнивать больше с цветами тебя.

51. Tôi chứng kiến: Mùa thu gió ào ào
Tàn phá biết bao loài hoa cỏ
Và tôi tự nhủ mình khi đó
Không ví mình như những cánh hoa kia.

51. Hây tha hăn: Miều tan lồm fồ fồ
Tức uái kỷ lai thình bjoóc nhả
Hây táng gạ đang rà slì t
Nắm vỉ rà t’ồng bại bjoóc va nơ.

52. У нас с тобой разными радости стали,
У нас с тобой разными стали печали…
Но все б эти радости – будь моя воля! –
Сменил без возврата на общую боль я!

52. Tôi với anh khác nhau niềm vui
Tôi với anh khác nhau nỗi buồn
Nhưng tất cả niềm vui, ý nguyện của tôi
Tôi muốn cải biến thành nỗi đau chung mãi mãi.

 52. Hây oạ chài táng căn ăn dung
Hây oạ chài táng căn ăn p’uồn bứa
T’ọ thuổn thảy ăn dung, slẩy nắt cúa rà
Hây ái dảo p’ần ăn chếp slương ruổm nỏ.


53. Я знаю наизусть всего Махмуда,
Но вот не понимаю одного:
Откуда о любви моей, откуда
Узнал он до рожденья моего?

53. Tôi thuộc làu làu bài thơ Makhơmút
Nhưng tôi cứ phân vân thật tình:
Thời ấy tôi chưa sinh
Sao ông biết tình yêu tôi như thế?