Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

CHUỘT



                                                          

                                                                          Nhà văn Vũ Công Hoan
 CHUỘT

                                                                              Phùng Ký Tài
                                                                          Vũ Công Hoan dịch

          Tỉnh thông báo sẽ cử một phái đoàn đến thành phố bốn năm liền mang danh hiệu “Thành phố không có chuột” – Thành phố X  -  để kiểm tra tình hùnh chuột (xin miễn phỏng đoán thành phố X là thành phố nào).Nghe đâu chỉ đến có một hôm, về trong ngày, kiểm tra có tính chất đại diện, sáng đi tối về, sáng thứ hai sẽ đên.
          Đựơc tin này, lãnh đạo hữu quan của thành phố nháo nhào cả lên,chẳng khác gì báo động chữa cháy, họp khẩn cấp nghiên cứu đối sách. Mọi việc đã bố trí đâu vào đấy, chỉ còn một việc cứ gãi đầu gãi tai: Thành phố này chỉ có một quận Hướng Dương ít chuột nhất. Nhưng làm thế nào để gợi ý dẫn cho được phái đoàn  
đến khu Hướng Dương? Nếu họ là một bầy chuột thì dễ ợt, chỉ cần rắc một nắm gạo cho xong  là cái chắc. Nhưng nếu họ cứ nhất định chọn bằng được quận kiểm tra theo ý mình thì làm thế nào?.
         
          Cái khó ló cái khôn, biện pháp không phải nghĩ ra, mà đều do tình thế bắt buộc bị đẩy vào chân tường.
         
          Ông Hầu trưởng phòng tiếp đón đã hiến cho ông Tả chánh văn phòng phụ trách việc này một diệu kế. Kế hay này chợt nghe có vẻ hoang đường, nhưng nghĩ kỹ rất tuyệt, tuy hơi bị mạo hiểm, nhưng không còn cách nào khác, ừ, thì dùng cách này vậy.

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2015

CHÙM THƯƠNG





CHÙM THƯƠNG-THƠ TRẦN TRUNG

1/THƯƠNG
Nước trời cứ trút vô tâm,
Tan hoang nhà cửa lũ gầm cuốn trôi...
Thương Quảng Ninh
                            Nước tơi bời,
Thương Ai má phấn
                            Rụng rời
                                    Môi xinh!

2/HƯƠNG
Dịu dàng nắng sớm
                          Thu chưa?
Mà sao con gió thẫn thờ
                           Qua ngang
Nhìn đâu cũng chạm...
                           Sẽ sàng .
Đất trời thơm
                 Đến ngỡ ngàng
                            Hương đưa...

3/TỰ LÒNG
Cứ gì giăng sáng-Quỳnh thơm
Hương nhài giăng mắc cũng thưa với Tình.

Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2015

Trăng sáng sân nhà em của Trần Đăng Khoa với lời bình Vũ Nho





Trần Đăng Khoa

Ông trăng tròn sáng tỏ
Soi rõ sân nhà em
Trăng khuya sáng hơn đèn
Ơi ông trăng sáng tỏ
Soi rõ sân nhà em...
                *
Hàng cây cau lặng đứng
Hàng cây chuối đứng im
Con chim quên không kêu
Con sâu quên không kêu
Chỉ có trăng sáng tỏ
Soi rõ sân nhà em
Trăng khuya sáng hơn đèn
Ơi ông trăng sáng tỏ
Soi rõ sân nhà em...
                        1966

Lời bình của Vũ Nho
Với bất cứ em bé nhà quê nào, trăng bao giờ cũng vừa gần gũi, vừa xa xôi, vừa đơn giản vừa đầy bí ẩn, vì vậy mà gợi bao điều thân thiết, thích thú và mộng mơ. Trăng sáng sân chơi, trăng soi tết Trung thu rằm tháng Tám. Trăng có chú Cuội cây đa trong cổ tích. Điều lạ lùng nhất là trăng toả ánh sáng mát xanh soi tỏ con đường làng thơm hương bưởi, hương cau. Em đi đến đâu, trăng theo đến đó...
Ánh trăng đã dát vàng lên không ít những trang thơ của Trần Đăng Khoa. Biết bao nhiêu hình ảnh, bao nhiêu sắc độ trăng trong các bài thơ khác nhau: "Trông trăng", "Cái sân", "Trăng sáng sân nhà em", "Vườn em", "Con trâu đen lông mượt", "Nghe thầy đọc thơ", "Nửa đêm tỉnh giấc", "Chớm thu", "Thôn xóm vào mùa", "Cây dừa", "Trăng ơi từ đâu đến", "Đêm Côn Sơn", "Thả diều", "Em dâng cô một vòng hoa", "Hương nhãn", "Hà Nội", "Bà và cháu", "Tiếng nói", "Nhớ và nghĩ", "Hương đồng", "Đêm thu", "Tiếng đàn bầu và đêm trăng", "Nhớ bạn", "Đập cửa Diêm vương", "Trong sương sớm". Nghĩa là gần một phần tư số bài thơ của Trần Đăng Khoa có ánh trăng soi.

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

36 TRIẾT TÌNH LỤC BÁT BỐN CÂU (Tiếp và hết))





36 TRIẾT TÌNH

LỤC BÁT BỐN CÂU

(Tiếp và hết))

NGUYỄN VIỆT ANH*

VI

30.    NGÃ BA

Con đường rẽ ngoặt bất ngờ,
Khiến chân lỡ nhịp, sững sờ ngã ba.
Mặc người về chốn xa hoa,
Còn ta sương khói, thừa ra buổi chiều!

31.    ĐẦU HÀNG

Mỗi chiếc lá, một lưỡi dao,
Vô tâm, cứa lẹm sâu vào không gian.
Đừng siết đau nữa, lá vàng!
Cũng đành quỳ gối đầu hàng mùa thu!

32.    NGÀ NGẬT (2)

Lứa đôi say với lứa đôi,
Riêng ta thui thủi một thời đã qua!

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

ĐỢI ANH VỀ K. Ximonov với lời bình Vũ Nho





                                                                               Vũ Nho - chủ trang


K. Ximonov

Bản dịch nghĩa:

Hãy đợi anh, anh sẽ trở về

Chỉ cần hãy gắng đợi.

Hãy đợi khi những cơn mưa màu vàng

Gợi nỗi buồn phiền

Hãy đợi, khi những trận tuyết trút

Hãy đợi khi nóng nực

Hãy đợi khi người ta

Quên ngày hôm qua, không chờ đợi những người khác nữa



Hãy đợi, khi từ những nơi xa xôi

Những bức thư không tới

Hãy đợi khi những người cùng đợi

Đã chán sự đợi chờ



Hãy đợi anh, anh sẽ trở về

Đừng cầu chúc điều tốt

Cho những người biết làu làu

Rằng đã đến lúc quên

Dù cho mẹ và con trai

Tin rằng anh không còn

Dù bạn bè đã mỏi mệt đợi chờ

Ngồi xung quanh đống lửa

Uống rượu vang đắng cay

Để tưởng nhớ hồn anh

Hãy đợi - và đừng cùng với họ

Vội vàng cạn chén



Hãy đợi anh, anh sẽ trở về

Trêu gan tất cả những chết chóc

Người không đợi anh

Cứ để họ nói rằng : Gặp may

Những người không đợi chờ, không hiểu được

Bằng sự chờ đợi của mình

Em đã cứu sống anh

Giữa lửa đạn



Chỉ có em và anh sẽ biết

Vì sao anh thoát chết

Đơn giản, không có người nào khác

Như em, biết đợi chờ

                           ( Vũ Nho dịch từ tiếng Nga)

Bản dịch thơ:

Em ơi đợi anh về

Đợi anh hoài em nhé

Mưa có rơi dầm dề

Ngày có dài lê thê

Em ơi em cứ đợi.

Dù tuyết rơi gió thổi

Dù nắng cháy em ơi

Bạn cũ có quên rồi

Đợi anh về em nhé!

Tin anh dù vắng vẻ

Lòng ai dù tái tê

Chẳng mong chi ngày về

Thì em ơi cứ đợi!

Em ơi em cứ đợi

Dù ai thương nhớ ai

Chẳng mong có ngày mai

Dù mẹ già con dại

Hết mong anh trở lại

Dù bạn viếng hồn anh

Yên nghỉ nấm mồ xanh

Nâng chén tình dốc cạn

Thì em ơi mặc bạn

Đợi anh hoài em nghe

Tin rằng anh sắp về!

Đợi anh anh lại về.

Trông chết cười ngạo nghễ.

Ai ngày xưa rơi lệ

Hẳn cho sự tình cờ

Nào có biết bao giờ

Bởi vì em ước vọng

Bời vì em trông ngóng

Tan giặc bước đường quê

Anh của em lại về.

Vì sao anh chẳng chết?

Nào bao giờ ai biết

Có gì đâu em ơi

Chỉ vì không ai người.

Biết như em chờ đợi.



 Tố Hữu dịch

Lời bình của Vũ Nho

Bài thơ là lời tâm tình nhắn gửi, là ước vọng của người ra trận đối với người ở hậu phương, của người chồng đối với người vợ, trong đó chỉ láy đi láy lại một điều duy nhất “ Hãy đợi anh. Anh sẽ trở về!”.

Nội dung chính của bài thơ như tên gọi của nó là ĐỢI (Mười một lần “Hãy đợi” và  bảy lần “Đợi” thành ra 18 từ đợi trên tổng số 135 từ của toàn bài).

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

MỜI MUA sách BÌNH THƠ của Vũ Nho!



MỜI MUA sách BÌNH THƠ của Vũ Nho!

Thưa bạn đọc!
Vũ Nho đã in cuốn Bình thơ, dày 512 trang khổ 14,5 x 20,5 ở nhà xuất bản Hội nhà văn.
Cuốn sách bình 126 bài thơ dân gian, trung đại, hiện đại của Việt Nam và nước ngoài, trong số đó có nhiều bài trong sách giáo khoa Ngữ văn THCS, THPT.
Với mong muốn sách đến tay người đọc, giá chỉ có 88.000đ một cuốn.
Các bạn ở xa, muốn có sách, xin gửi 100.000 đ theo địa chỉ :
Vũ Nho, nhà số 3 ngách 31/12 Phan Đình Giót, phường Phương Liệt, quân Thanh Xuân, Hà Nội. Nhận được tiền, tôi sẽ gửi chuyển phát nhanh cuốn sách cho người đặt mua.
Các cá nhân hay tập thể mua từ 3 cuốn trở lên, sẽ được giảm giá 25%.
Trân trọng kính báo!
Dưới đây là  bìa và mục lục cuốn sách:




MỤc lỤc

8.      CON CÒ -- Ca dao. 35
 Đỗ Phủ
Nguyễn Trãi
Nguyễn Du

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015

VŨ NHO BÌNH THƠ


Chính thức in xong cuốn Bình thơ gồm 126 bài bình

Dưới đây đây là Lời mở sách




Thưa  bạn đọc yêu quý!
Còn nhớ bài bình thơ đầu tiên của tôi là lời bình cho câu ca dao:
Con dao vàng rọc lá trầu vàng,
Mắt anh anh liếc, mắt nàng nàng đưa
để nói khi các bạn sinh viên khoa Văn, Đại học Sư phạm Việt Bắc tổ chức dạ hội văn học. Rồi tôi rời Thái Nguyên về Hà Nội năm 1986, bài nói đó được viết thành “Con mắt với tình yêu” đăng báo Người Hà Nội. Khi ấy biên tập mục bình thơ là nhà thơ Tô Hà. Tôi gửi các bài bình thơ tự chọn. Hết bài này đến bài khác, bài nào cũng được đăng. Rồi nhà thơ Nguyễn Huy Dung hồi ấy làm ở Đài tiếng nói Việt Nam chọn những bài bình thơ của tôi để đọc trong buổi phát thanh “ Dành cho đồng bào ở xa Tổ quốc”. Như được khích lệ, động viên, tôi lao vào việc bình thơ. Đến nỗi khi viết về tập “Đi giữa miền thơ” của tôi, TS. Chu Văn Sơn thân ái viết: “anh rất rành môn phái BÌNH CHỌN” ( Đi giữa miền thơ với Vũ Nho).

Năm tháng qua đi,  những bài bình in trong phần “Hương sắc” của 3 tập “Đi giữa miền thơ”, những bài bình in trong tập “Trần Đăng Khoa thần đồng thơ ca” và những tập sách khác giờ đây tập hợp lại đã là con số hơn một trăm hai mươi. Có bình thơ nước ngoài, bình ca dao, bình thơ các tác giả cổ điển, và thơ của các tác giả trẻ.
Tôi nghĩ những bài viết về vẻ đẹp của những bài thơ cụ thể đã được bạn đọc chia sẻ, chắc vẫn còn có ích trong tương lai.
Vì thế mà có tập sách này dành tặng các nhà thơ, các nhà giáo, các em học sinh và công chúng yêu thơ.
Đặc biệt, tôi muốn dành tặng khoa Ngữ văn - Đại học Sư phạm Việt Bắc, nay là Đại học Sư phạm Thái Nguyên, nơi tôi trưởng thành, nhân dịp năm 2016 khoa tròn tuổi năm mươi.

Hà Nội, 2015
     Tác giẢ